• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | Giải bài tập Giác Dục Công Dân lớp 6 Cánh Diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | Giải bài tập Giác Dục Công Dân lớp 6 Cánh Diều"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 8. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi (trang 38 SGK GDCD 6):

Nam đang trên đường đi học về thì trời đổ cơn dông. Mây đen kéo đến và sấm sét bắt đâu nổi lên. Em hãy giúp Nam chọn một vị trí trú ẩn an toàn và giải thích vì sao không nên trú ẩn ở những vị trí còn lại.

A. Dưới gốcc cây to.

B. Trong lều.

C. Dưới mái hiên của căn nhà.

Trả lời

Em chọn đáp án C vì ở đây là nơi khô ráo và an toàn nhất, dưới gốc cây và trong lều có thể mưa vẫn bị giột, và nguy hiểm nếu có sấm sét.

KHÁM PHÁ

1. Nhận biết tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên Câu hỏi (trang 38, 39 SGK GDCD 6):

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

a. Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào từ các hình ảnh trên?

b. Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người như thế nào?

c. Theo em, thế nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên ?

(2)

Trả lời

a. Những hiện tượng nguy hiểm là:

- Hình 1: giông, sấm sét.

- Hình 2: sạt nở.

- Hình 3: Lũ lụt.

- Hình 4: Hạn hán.

b. Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần và tài sản.

c. Theo em, tình huống nguy hiểm là tình huống nguy hiểm bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.

2. Hậu quả do tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên Câu hỏi (trang 39, 40 SGK GDCD 6):

Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

CƠN BÃO SỐ 5

Sáng ngày 18/9/2020, cơn bão số 5 mang tên Noul, mạnh cấp 10, giật cấp 12 đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung nước ta, gây ra những thiệt hại nặng nề cho các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Do ảnh hưởng của bão, rất nhiều căn nhà bị sập, hàng trăm điểm trường học bị ngập, bị tốc mái phòng học, sập hàng rào, hư hỏng thiết bị dạy học; hàng chục nghìn héc-ta lúa bị ngập nặng, nhiều cột điện bị gãy đổ, nhiều tuyến đường, khu dân cư bị ngập nặng trong nước.

a. Thông tin và các bức ảnh trên cho thấy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại gì đối với các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp ?

(3)

b. Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây nên những hậu quả như thế nào đối với con người và xã hội?

Trả lời

a. Thông tin và các bức ảnh trên cho thấy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại là:

- Nhiều căn nhà, hàng trăm trường học bị ngập.

- Bị tốc mái phòng học, sập hàng rào.

- Hư hỏng thiết bị dạy học.

- Hàng chục hecta đất bị ngập nặng.

- Nhiều cột điện bị gãy đổ,..

b. Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây nên những hậu quả về tài sản, tính mạng, của con người và xã hội.

3. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên Câu hỏi (trang 40 SGK GDCD 6):

Em sẽ làm gì nếu em là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

Tình huống 1:

Hạnh đang xem chương trình ti vi yêu thích thì trời bỗng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp đùng đùng, trời mưa tầm tã.

Tình huống 2:

Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thi thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua.

Tình huống 3:

Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở do sau trận mưa bão lớn, kéo đài.

Trả lời

- Tình huống 1: Em sẽ tắt ti vi và ngắt cầu dao nguồn điện, đóng cửa sổ nhà để tránh trường hợp sấm sét làm hỏng điện.

- Tình huống 2: Báo với phường, và những người dân gần đó về tình trạng nước dâng cao có thể nguy hiểm tới các bạn học sinh đi qua sông.

- Tình huống 3: Em sẽ dừng lại và không kiếm củi nữa, đồng thời báo với cấp chính quyền có biện pháp xử lí dốc bị sạt lở. Thông báo với mọi người về con dốc bị sạt lở đó để mọi người tránh khi qua con dốc đó.

(4)

LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 41 SGK GDCD 6):

Kể lại những nguy hiểm từ thiên nhiên đã xảy ra tại nơi em sinh sống. Những nguy hiểm đó đã gây ra hậu quả gì đối với con người và tài sản?

Trả lời

- Những nguy hiểm từ thiên nhiên ở nơi em sống là sạt lở vào những ngày mưa.

- Nhưng nguy hiểm đó có thể ảnh hướng tới người dân quanh khu vực sạt lở.

Câu 2 (trang 41 SGK GDCD 6):

Một cơn lốc xoáy mạnh di chuyển đến gần nhóm bạn đang chơi ở công viên. Thay vì chạy tìm chỗ trú như các bạn, Thành vội lấy điện thoại trong túi áo mang ra chụp ảnh “cơn lốc”. Thành tin rằng đây sẽ là bức ảnh độc đáo nhất chưa ai từng cỏ. Em có đồng tình với việc làm của Thành không? VÌ sao?

Trả lời

Em không đồng ý với việc làm của Thành, vì trong hình huống nguy hiểm như thế bạn nên tìm chỗ trú, sự chủ quan đó có thể khiến bạn gánh hậu về tính mạng, sức khỏe.

Câu 3 (trang 41 SGK GDCD 6):

Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào đưới đây? Tại sao?

A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa.

B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng ti vi và các thiết bị điện.

C. Được cảnh báo về cơn dông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà.

D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất.

Trả lời

- Em đồng tình với việc làm C, bởi vì Hồng và các bạn nếu về trong cơn dông sắp đến có thể sẽ gặp nguy hiểm, vì thế các bạn rất biết cách bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Em không đồng tình với việc làm A, B, D, bởi vì như vậy có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ từ những mối nguy hiểm từ thiên nhiên.

VẬN DỤNG

(5)

Câu 1 (trang 41 SGK GDCD 6):

Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Chia sẻ với các bạn trong lớp, trong nhóm về kế hoạch của mình.

Trả lời

Mối nguy hiểm Cách ứng phó

Trời mưa to có sấm, sét Tìm kiếm chỗ nào có mái che hoặc nơi khô ráo

Lũ lụt Tránh nơi có dòng nước đi qua, ở nhà là giải pháp an toàn nhất

Sạt lở đất Chạy nhanh khỏi nơi sạt lở, đồng thời báo với mọi người để cảnh giác

Câu 2 (trang 41 SGK GDCD 6):

Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về cách học sinh ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Các nhóm giới thiệu thông điệp trước cả lớp.

Trả lời

Cách vượt qua mối nguy hiểm từ sét và bão sấm sét.

Sét là nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương và tử vong trong các mối nguy hiểm liên quan đến thời tiết. Mặc dù hầu hết các nạn nhân ảnh hưởng từ sét đều sống sót, song những người bị sét đánh thường biểu hiện các triệu chứng suy nhược về lâu dài. Bão sấm sét là những cơn bão nguy hiểm bao gồm những tia sét, chớp và có thể:

- Bao gồm các cơn gió mạnh trên 50 MPH;

- Tạo ra mưa đá, và Gây ra lũ quét và lốc xoáy.

Nếu các bạn biết được cảnh báo về sấm sét, hãy tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn ngay lập tức và thực hiện một số giải pháp sau:

- Khi tiếng sấm sét gầm lên, hãy chạy ngay vào trong nhà!

- Di chuyển từ ngoài vào trong nhà hoặc xe hơi.

- Hãy chú ý đến các cảnh báo.

- Rút phích cắm ra khỏi thiết bị.

- Không sử dụng điện thoại cố định.

Làm thế nào để giữ an toàn khi có giông bão?

Chuẩn bị NGAY BÂY GIỜ

(6)

Nắm được các rủi ro ở khu vực của các bạn khi có giông bão. Ở hầu hết các nơi, giông bão có thể xảy ra bất cứ khi nào.

Khi tiếng sấm sét gầm lên, hãy chạy ngay vào trong nhà! Một tòa nhà kiên cố là nơi an toàn nhất khi có giông bão.

Chú ý đến các bản tin thời tiết và những cảnh báo về giông bão. Nếu cần thiết, hãy sẵn sàng thay đổi các kế hoạch để có thể ở gần nơi trú ẩn.

- Khi bạn nhận được cảnh báo giông bão hoặc nghe thấy tiếng sấm, hãy di chuyển ngay vào bên trong ngay.

- Nếu các bạn ở trong nhà, hãy tránh sử dụng vòi nước chảy hay sử dụng điện thoại cố định. Điện có thể truyền qua hệ thống ống nước và điện thoại cố định.

- Bảo vệ tài sản của các bạn. Rút phích cắm ra khỏi các đồ dùng và thiết bị điện khác. Gia cố các đồ đạc bên ngoài.

- Nếu đang chèo thuyền hay bơi lội, hãy di chuyển vào bờ và tìm ngay một nơi trú ẩn vững chắc có căn cứ hoặc các phương tiện.

- Không chạm vào bất cứ thứ gì bằng kim loại.

- Tránh đi vào đường ngập nước hãy quay lại. Nếu không sẽ chết đuối!

Câu 3 (trang 41 SGK GDCD 6):

Em cùng bạn lập dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, dành cho thiếu niên ở địa phương em đang sống theo hướng dẫn:

- Tên dự án.

- Đối tượng dự án hướng tới.

- Các tai nạn do nguy hiểm từ thiên nhiên cần phải phòng ngừa ở địa phương.

- Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm.

Trả lời

- Tên dự án: Nâng cao hiểu nhận thức cho người dân về biện pháp phòng tránh lũ quét, lở đá.

- Đối tượng dự án hướng tới: toàn thể người dân sinh sống quanh vùng núi.

Nội dung

Lũ quét, lở đá là một loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ trên các sông suối miền núi, duy trì trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh), dòng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn.

+ Hai nguyên nhân chính gây ra lũ quét là: Mưa lớn với cường độ cao và Lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt và lớp phủ thực vật thưa bị phá huỷ bừa bãi.

(7)

+ Nơi sinh lũ quét thường ở thượng nguồn các sông nhánh, lưu vực nhỏ, có độ dốc lớn, mặt đệm bị huỷ hoại năng. Lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (3-6h), vào ban đêm, trong các tháng đầu mùa lũ (tháng VI, VII ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, tháng IX, X ở Trung Bộ).

+ Đặc điểm chính của lũ quét

Lũ quét thường có tỷ lệ vật chất rắn rất lớn, thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% và trở thành dạng lũ bùn đá, rất hay xảy ra ở nước ta.

Lũ quét có sức tàn phá rất lớn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, động lực của nó rất lớn, sức tàn phá lớn.

* Các biện pháp công trình

- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Để đề phòng lũ lụt nói chung và lũ quét nói riêng cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.

- Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét. Ở các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước nhiều tác dụng như: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện, kết hợp với việc điều hoà lũ, phòng chống lũ quét.

- Khai thông các đường thoát lũ. Tổ chức khai thông các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu, các khu vực cần bảo vệ nhằm mục đích không để sinh ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ quét nghẽn dòng.

- Xây dựng đê, tường chắn lũ quét. Ở các khu vực có điều kiện xây dựng công trình ngăn lũ quét có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.

- Phân dòng lũ. Dựa vào địa hình có thể nghiên cứu phân dòng lũ nhằm làm giảm tác động của lũ quét vào khu vực cần bảo vệ.

- Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước. Để đề phòng sự cố ở các hồ chứa nước gây ra lũ quét nhân tạo, cần phải gấp rút xây dựng bổ sung các tràn sự cố và xây dựng các phương án phòng chống lụt bão để có thể khắc phục được ngay những sự cố do lũ, bão gây ra.

- Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống của đường giao thông. Do đặc điểm các sông của miền Trung ngắnvà dốc, để tránh tình trạng làm cản dòng lũ gây ra ngập lụt, lũ quét và ách tắc giao thông cần phải tính toán quy hoạch tiêu lũ của các hệ thống cầu cống trên các hệ thống đường sắt và đường bộ.

* Các biện pháp phi công trình

(8)

Các biện pháp phi công trình được kết hợp một cách hài hoà với biện pháp công trình, hỗ trợ biện pháp công trình phát huy hiệu quả cao trong việc đối phó với lũ quét. Các biện pháp phi công trình bao gồm:

- Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét: Từ kết quả nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế hình thành, vận động của lũ quét và khảo sát thực tế, cho phép lập được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét (nguy cơ cao; nguy cơ trung bình và vùng ít có khả năng xảy ra lũ quét). Bản đồ này là một trong những căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp phòng tránh lũ quét.

- Quản lý sử dụng đất : Quy hoạch sử dụng đất hạn chế phát triển trong vùng nguy cơ lũ quét cao. Đối với các khu dân cư đã phát triển thiếu quy hoạch trước đây, cần có quy hoạch lại và tái định cư đưa đân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao.

- Điều chỉnh điều kiện mặt đệm lưu vực và các khu trữ lũ: Thực hiện biện pháp "nông, lâm kết hợp" để chống xói mòn, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả sử dụng đất.

- Sơ tán khỏi vùng lũ quét: Để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra, đối với các vùng có nguy cơ lũ quét cao, cần có các phương án cụ thể để phòng tránh, cụ thể cần:

+ Xây bản đồ nguy cơ ngập lụt khu chịu lũ, các phương án sơ tán, các tuyến đường sơ tán và vị trí tập kết.

+ Chọn các khu vực, vị trí cao không bị ảnh hưởng của lũ quét, xây dựng một số nhà kiên cố để tập kết các tài sản, lương thực và con người khi có lũ quét.

+ Có phương án sơ tán người lên các vùng cao và những địa điểm an toàn, nhất là đối với người già, trẻ em.

+ Mỗi người dân cần nắm chắc và sử dụng thành thạo bản đồ nguy cơ ngập lụt, làm chủ các phương án sơ tán và chủ động trong phòng tránh.

+ Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người và bảo vệ tài sản của dân trong thời gian có lũ quét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bức tranh 1: Hành vi đua xe trái phép vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và người khác. - Bức tranh 2: Hành

Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ quốc như: Tham gia bảo vệ trật tự trước cổng trường hoặc cộng đồng dân cư, vân động người thân thực hiện

- Là sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên?. - Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có

- Cách học của Lâm không tốt vì bạn chưa tự giác làm bài tập, gặp bài tập khó, thì không suy nghĩ mà chép lời giải ở phần hướng dẫn.

Tuấn cho rằng: “Công an là cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ người dân nên công an cũng là cơ quan duy nhất có trách nhiệm

Nhóm trẻ lang thang trong tình huống trên không được hưởng quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia của trẻ em vì họ là trẻ lang

Thảo luận về các lí do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hàng ngày sử dụng quỹ thời gian: hiệu qua học tập: làm việc:...).?. Nếu lãng phí thời gian mãi

Ở đó thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu rừng, gắn chặt với rừng, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ bản làng, gia đình, anh em, vợ chồng trước mọi hiểm nguy.1 Giá trị tiêu biểu nhất trong