• Không có kết quả nào được tìm thấy

Người mẹ cầm súng Đáp án: B GIẢI THÍCH: Tác phẩm chính

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Người mẹ cầm súng Đáp án: B GIẢI THÍCH: Tác phẩm chính"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Những đứa con trong gia đình A. Vài nét về Nguyễn Thi

Câu 1: Năm 1968, Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Tây Nguyên. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai Đáp án: B

Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của tác giả Nguyễn Thi?

A. Hương đồng nội B. Nhà nghèo C. Truyện và kí

D. Người mẹ cầm súng Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Tác phẩm chính:

- Hương đồng nội (1950) - Người mẹ cầm súng (1965) - Truyện và kí Nguyễn Thi

Câu 3: Phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Thi là:

A. Năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo

B. Văn phong vừa đằm thắm chất trữ tình vừa giàu chất hiện thực

C. Có khả năng tạo nên những nhân vật có tính cách mạnh mẽ, mang đậm tính cách Nam Bộ

D. Tất cả các đáp án trên Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Phong cách nghệ thuật: năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, văn phong vừa đằm thắm chất trữ tình vừa giàu chất hiện thực; Có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ, mang đậm tính cách Nam Bộ.

Câu 4: Nguyễn Thi được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai Đáp án: A GIẢI THÍCH:

Ông là nhà văn miền Bắc nhưng được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ.

(2)

Câu 5: Đáp án nào dưới đây đúng về tiểu sử tác giả Nguyễn Thi?

A. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ khác nên ông vất vả, tủi cực từ nhỏ B. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa nên ông vất vả, tủi cực từ nhỏ C. Cha mẹ mất sớm, Nguyễn Thi ở với bà ngoại

D. Cha mẹ mất sớm, Nguyễn Thi ở với bà nội Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi nhục từ nhỏ.

Câu 6: Nguyễn Thi tham gia cách mạng năm bao nhiêu?

A. 1945 B. 1946 C. 1947 D. 1948 Đáp án: A GIẢI THÍCH:

Năm 1945, Nguyễn Thi tham gia cách mạng và gia nhập lực lượng vũ trang.

Câu 7: Nội dung sau về tác giả Nguyễn Thi đúng hay sai?“Năm 1954, Nguyễn Thi vào miền Nam và công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân đội”

A. Đúng B. Sai Đáp án: B GIẢI THÍCH:

Năm 1954: Ông tập kết ra Bắc và công tác ở tạp chí Văn Nghệ Quân đội Câu 8: Nguyễn Thi trở lại chiến trường miền Nam năm bao nhiêu?

A. 1960 B. 1961 C. 1962 D. 1963 Đáp án: C GIẢI THÍCH:

Năm 1962: Nguyễn Thi trở lại chiến trường miền Nam.

Câu 9: Tác giả Nguyễn Thi tên thật là:

A. Nguyễn Hoàng Ca B. Nguyễn Hoàng Cảnh

(3)

C. Nguyễn Hoàng Cầm D. Nguyễn Hoàng Chúc Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Kim Lân (1928 - 1968) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca

Câu 10: Địa danh nào dưới đây là quê hương của Nguyễn Thi?

A. Nam Định B. Bắc Ninh C. Quảng Nam D. Nghệ An Đáp án: A

Câu 11: Nguyễn Thi xuất thân trong một gia đình như thế nào?

A. Gia đình công chức

B. Gia đình nhà Nho đã suy tàn C. Gia đình gốc quan lại

D. Gia đình nghèo Đáp án: D

B. Tìm hiểu về văn bản Những đứa con trong gia đình

Câu 1: Giá trị nội dung của truyền ngắn Những đứa con trong gia đình là :

A. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

B. Tái hiện được vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ của núi rừng và con người trong kháng chiến chống Mĩ.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Giá trị nội dung:

- Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với Cách mạng.

- Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 2: Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình mang đậm chất sử thi. Đúng hay sai?

(4)

A. Đúng B. Sai Đáp án: A GIẢI THÍCH:

Mang đậm chất sử thi thể hiện qua đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, các chi tiết, cuốn sổ, lòng căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, …

Câu 3: Đáp àn nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình ?

A. Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên, giàu hình ảnh và đậm chất Nam Bộ B. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật sinh động, khách quan.

C. Nghệ thuật kể truyện theo mạch hồi tưởng của nhân vật Việt tạo sự tự nhiên, không bị phụ thuộc vào yếu tố thời gian.

D. Ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ.

Đáp án: D GIẢI THÍCH:

Giá trị nghệ thuật:

- Mang đậm chất sử thi : (đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, các chi tiết) cuốn sổ, lòng căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, …

- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên, giầu hình ảnh và đậm chất Nam Bộ - Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật sinh động, khách quan.

- Nghệ thuật kể truyện theo mạch hồi tưởng của nhân vật Việt tạo sự tự nhiên, không bị phụ thuộc vào yếu tố thời gian.

Câu 4:

Truyện Những đứa con trong gia đình kể về những đứa con trong một gia đình Tây Nguyên. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai Đáp án: B GIẢI THÍCH:

Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với Cách mạng.

Câu 5: Những đứa con trong gia đình được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1966 B. 1967 C. 1968 D. 1969 Đáp án: A

(5)

Câu 6: Những đứa con trong gia đình được in trong tập:

A. Trăng sáng B. Đôi bạn C. Truyện và kí

D. Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc Đáp án: C

Câu 7: Tập Truyện và kí được xuất bản năm bao nhiêu?

A. 1975 B. 1976 C. 1977 D. 1978 Đáp án: D GIẢI THÍCH:

Sau khi hi sinh, tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn thi được sưu tầm và in trong tập Truyện và kí, xuất bản năm 1978.

Câu 8: Tác phẩm Những đứa con trong gia đình được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống:

A. Pháp B. Mĩ Đáp án: B GIẢI THÍCH:

Lời giải: Những đứa con trong gia đình được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

C. Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Câu 1: Chi tiết xuất hiện ở cuối tác phẩm Những đứa con trong gia đình (SGK Ngữ văn 12 tập 2 trang 63) là chi tiết:

A. Hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm B. Chiến bàn với Việt thu xếp công việc gia đình trước ngày tòng quân C. Việt bị thương nằm lại chiến trường

D. Chú Năm giao cho hai chị em cuốn sổ gia đình Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Chi tiết cuối tác phẩm: Hai chị em khiêng má sang gửi nhà chú Năm. “Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác”.

(6)

Câu 2: Việt và Chiến đại diện cho:

A. Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước B. Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước C. Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới

D. Tất cả các đáp án trên Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Việt và Chiến là những người anh hùng đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 3: Đáp án nào không đúng khi nói về tính cách nhân vậy Chiến?

A. Gan góc, dũng cảm, đảm đang, tháo vát

B. Luôn yêu thương và nhường nhịn em, trừ việc đi tòng quân C. Kế thừa, mang nhiều vẻ đẹp phẩm chất giống má

D. Yêu thương chồng con hết mực Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Vẻ đẹp yêu thương chồng con hết mực là vẻ đẹp của má Chiến.

Câu 4: Chi tiết nào thể hiện nét tính cách trẻ con của nhân vật Việt?

A. Xông vào đá thằng giặc giết cha mình B. Giành đi bộ đội với chị

C. Đêm trước ngày đi bộ đội, Việt vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

D. Dù bị thương nơi chiến trường nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu.

Đáp án: C GIẢI THÍCH:

- Chi tiết thể hiện nét tính cách trẻ con của nhân vật Việt

+ Đêm trước ngày tòng quân, chị Chiến lo toan, thu xếp việc nhà chu đáo còn Việt vẫn vô tư, giao hết cho chị, không lo nghĩ nhiều dù ngày mai lên đường đánh giặc, đối diện với bao hiểm nguy.

+ Hành động: “lăn kềnh ra ván cười khì”, “chụp một con đom đóm trong lòng bàn tay, rồi ngủ lúc nào không biết.

Câu 5: Chi tiết thể hiện vẻ đẹp của một người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường ở nhân vật Việt:

A. Đi tòng quân vẫn mang theo chiếc ná thun

B. Giấu chị như giấu của riêng trước những lời trêu đùa của các anh trong đội C. Bị thương nằm lại chiến trường, sợ con ma đầu cụt, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ

(7)

D. Bị thương nằm lại chiến trường nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu.

Đáp án: D GIẢI THÍCH:

Chi tiết thể hiện nét tính cách của người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường ở nhân vật Việt: Việt bị thương nằm lại chiến trường, nhưng anh vẫn luôn trong tư thế chiến đấu: “Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn với tao thì mày chỉ là thằng chạy.

Câu 6: Nhân vật Chiến mang nhiều vẻ đẹp, phẩm chất giống:

A. Ba B. Ông nội C. Chị hai D. Má Đáp án: D GIẢI THÍCH:

Thông qua được những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng đẹp nhất, phẩm chất kiên trung của người mẹ. Ở Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ, giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ. Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào".

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất:

Chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp đảm đang, tháo vát, chu toàn của nhân vật Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình ?

A. Lo toan, thu xếp việc nhà trước ngày đi tòng quân.

B. Giành đi bộ đội với Việt

C. Khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A GIẢI THÍCH:

Vẻ đẹp đảm đang, tháo vát, chu toàn của nhân vật Chiến thể hiện qua chi tiết Chiến lo toan, thu xếp việc nhà trước ngày tòng quân. Việc gì Chiến cũng suy tính rõ và chu đáo, nhân vật Việt còn tưởng rằng má đã dặn chị như vậy.

Câu 8: Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

A. Khẳng định con gái luôn giống mẹ

B. Ý thức tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ C. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông

D. Tô đậm nét kết thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.

(8)

Đáp án: D GIẢI THÍCH:

Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả Nguyễn Thi nhằm tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.

Câu 9: Ý nghĩa tiếng hò của chú Năm:

A. Một hiệu lệnh: hiệu lệnh tòng quân, hiệu lệnh lên đường B. Một lời nhắn nhủ tha thiết

C. Một lời thề dữ dội D. Tất cả các đáp án trên Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

- Tiếng hò của chú Năm: “Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dội lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày”.

- Ý nghĩa:

+ Một hiệu lệnh: hiệu lệnh tòng quân, hiệu lệnh lên đường.

+ Lời nhắn nhủ thiết tha: lời nhắn nhủ truyền thống gia đình tới hai chị em Chiến Việt.

+ Lời thế dữ dội: lời thề thủy chung son sắt với cách mạng, với dân tộc.

Câu 10: Cuốn sổ gia đình chú Năm lưu giữ ghi chép lại những điều gì?

A. Ghi lại những đau thương mất mát B. Ghi lại những chiến công

C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

Chú Năm – người lưu giữ, ghi chép cuốn sổ gia đình: ghi lại những đau thương, mất mát và ghi lại những chiến công.

Câu 11: Đáp án nào không đúng khi nói về nét tính cách chung của hai chị em Chiến và Việt?

A. Sinh ra trong một gia đình nhiều mất mát, đau thương B. Có chung mối thù với giặc

C. Là những người chiến sĩ gan góc, dũng cảm D. Đảm đang, tháo vát, chu đáo

Đáp án: D

(9)

Câu 12: Câu nói “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” là của nhân vật Nào?

A. Má

B. Chị Chiến C. Việt D. Chú Năm Đáp án: B GIẢI THÍCH:

Đây là câu nói của nhân vật Chiến nói với Việt trước ngày đi tòng quân: Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!

Câu 13 : Nhân vật nào là hình ảnh đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống gia đình?

A. Chú Năm B. Má Việt C. Việt D. Chiến Đáp án: A GIẢI THÍCH:

Chú Năm là nhân vật đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống gia đình cho thế hệ sau.

Câu 14: Chú Năm gắn liền với hình ảnh nào?

A. Tiếng hát B. Tiếng hò C. Tiếng đàn D. Tiếng sáo Đáp án: B GIẢI THÍCH:

Chú Năm gắn liền với hình ảnh tiếng hò, không phải giọng hò trong trẻo mà là

“giọng đã đục và tức như tiếng gà gáy”. Chú Năm đã lớn tuổi, giọng hò không hay nhưng chú rất hay hò. Việc hò này như một nét đẹp văn hóa của người dân Nam Bộ muốn gửi gắm tâm sự.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 15: Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa đòi quyền sống, hạnh phúc cá nhân và đấu tranh giải phóng con người, xuất hiện trong văn học Việt Nam giai đoạn nào.. Từ thế kỉ

Giải thích: Vì thân xilanh và nắp máy bao quanh buồng cháy nên nhiệt độ rất cao, cần làm mát để bảo vệ chi tiết.. Dưới cacte xa buồng cháy nên không cần làm mát, hơn