• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Buổi sáng TUẦN 1

Ngày soạn: 7/9/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2018 TẬP ĐOC

TIẾT 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài; và nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:

+ Biết đọc đúng các từ ngữ,câu trong bài

+ Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác Hồ với thiếu nhi VN

+ Thuộc lòng một đoạn thư.

3. Thái độ: Kính trọng và nhớ ơn Bác. Biết thực hiện theo lời bác dặn.

*GDQTE: Thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng biết quan tâm đến mọi người…

*GDĐHCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên- Tranh minh hoạ SGK

- Bảng phụ viết nội dung thư cần học thuộc lòng 2. Học sinh: SGK

III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U.Ạ Ọ Ủ Ế

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ(3')

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của hs.

2. Bài mới.

a ) Giới thiệu bài . (2')

- GV giới thiệu về chủ điểm : Việt Nam - Tổ quốc em

- Gtb: Thư gửi các học sinh b) Hướng dẫn luyện đọc (10’)

- 1 HS đọc cả bài- Bài chia làm 2 đoạn.

- HS nối tiếp lần 1 theo đoạn GV kết hợp sửa lỗi phát âm

- Hs nối tiếp đọc lần 2 Gv kết hợp giải nghĩa từ

- Hs đọc theo cặp - HS đọc nối tiếp lần 3

- Học sinh quan sát tranh sgk và trả lời câu hỏi .

- Hs đọc bài

+ Đoạn 1:Từ đầu... Vậy các em nghĩ sao ?

+ Đoạn 2: Phần còn lại

- Tựu trường, mấy tháng giời, sung sướng, siêng năng, nô lệ….

- Hs luyện theo cặp.

- 2 Hs đọc, lớp theo dõi

(2)

- Gv đọc toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng ).

c)Tìm hiểu bài(12')

- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Bác Hồ viết thư cho học sinh nhân dịp nào?

+ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

+ Tâm trạng của HS trong ngày khai trường như thế nào?

+ Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi:“Vậy các em nghĩ sao? “

+ Nêu ý 1 của bài?

- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

+ Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?

+ Hs có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

+ Ý 2 của bài là gì?

+ Nêu nội dung của bài học ?

d)Hướng dẫn đọc diễn cảm (10') + Nêu giọng đọc cả bài?

+ Cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2- Nêu các TN cần nhấn giọng?

+ Hs luyện đọc theo cặp + Hs thi đọc trước lớp.

- Gv theo dõi sửa chữa, nhận xét.

- GV hướng dẫn hs học thuộc lòng( từ Sau 80 năm...của các em).

3) Củng cố dặn dò (3')

*GDĐHCM:

+ Qua thư của Bác, em thấy Bác Hồ có tình cảm gì với các em học sinh? Bác gửi gắm hi vọng gì vào các em học

- Theo dõi nhận xét từng học sinh.

- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi

+ Nhân dịp ngày khai trường tháng 9 năm 1945.

+ Là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH...

+ Vui vẻ, phấn khởi vì được gặp thầy, gặp bạn…

+ Bác nhắc nhở HS cần phải nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bàođể các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.

*Ý1: Nét khác biệt của ngày khai trường tháng 9/1945 với các ngày khai trường khác.

- Hs đọc và trả lời:

+ Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại , làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu

+ Cố gắng học tập ngoan ngoãn, nghe thầy...

*Ý2. Nhiệm vụ của toàn dân tộc và HS trong công cuộc XD đất nước.

*Ý chính: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh sánh vai với các nuớc giàu mạnh.

+ Đọc trôi chảy, thể hiện niềm hi vọng…

+ Xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn…

+ 2- 3 HS thi đọc đoạn 2- Lớp nhận xét, bình chọn.

+ Bác có tình cảm yêu quí, quan tâm và hi vọng các em sau này sẽ làm chủ đất nước và xây dựng đất nước ta ngày một

(3)

sinh?

+ Em hãy liên hệ xem mình đã thực hiện được những nhiệm vụ gì mà Bác Hồ mong đợi.

*GDQTE: Thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng biết quan tâm đến mọi người…

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Yêu cầu hs về nhà tiếp tục HTL, đọc trước bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa .

giàu đẹp hơn.

- Vài HS phát biểu ý kiến.

...

Đạo đ ức

TIẾT 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( TIẾT 1) I.Muc tiêu:

1. Kiến thức: - Biết HS líp 5 lµ HS cña líp lín nhÊt trêng cÇn ph¶i g¬ng mÉu cho c¸c em líp díi häc tËp

2. Kĩ năng: Cã khả năng häc tËp vµ rÌn luyÖn.Vui vµ tù hµo lµ häc sinh líp 5

* GD kĩ năng sống:

- Kĩ năng tự nhận thức ; kĩ năng xác định giá trị ; kĩ năng ra quyết định.

3. Thái độ- Tình cảm: Yêu quý và tự hào về trường, lớp mình.

*GDTNMTB&HĐ: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: - Tranh vẽ các tình huống SGK phóng to.

2. Học sinh: - Phiếu học tập.

III. Các hoạt động d y h c:ạ ọ Hoạt động của GV

1.Kiểm tra bài cũ:( 2') Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

2.Dạy bài mới:

a.Giới thiệu bài:(2') Trực tiếp b.Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Vị thế của học sinh lớp 5(15')

- GV treo tranh minh hoạ SGK

1. Bức tranh thứ nhất chụp cảnh gì?

2. Em thấy nét mặt các bạn như thế nào?

3. Bức tranh thứ hai vẽ gì?

Hoạt động của HS

- HS chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận.

+ HS trả lời câu hỏi:

1. Bức tranh thứ nhất chụp cảnh các bạn học sinh lớp 5 trường tiểu học Hoàng Diệu đón các em là HS lớp 1.

2. Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, háo hức.

3. Bức tranh thứ hai vẽ cô giáo và các bạn HS lớp 5 trong lớp học.

(4)

4. Cô giáo đã nói gì với các bạn?

5. Em thấy các bạn có thái độ như thế nào?

6. Bức tranh thứ ba vẽ gì?

7. Bố các bạn HS đã nói gì với bạn?

8. Theo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen?

9. Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên?

+ GV yêu cầu thảo luận các câu hỏi : Phiếu học tập

1. HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp dưới trong trường?

2. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?

3. Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5?

- GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5 … sẽ gương mẫu ...noi theo.

*Kết luận : Các em đã tự nhận thức được mình là hs lớp 5 cần phải cố gắng thật nhiều để các em hs lớp dưới noi theo.

*GDTNMTB&HĐ: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức.

*Hoạt đ ộng 2 : Em tự hào là học sinh lớp 5 (7')

+ Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình?

+ Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5?

+ Với các hoạt động của ngoại khóa em thể hiện mình là học sinh lớp 5 như thế nào?

4. Cô giáo nói: Cô chúc mừng các em đã lên lớp 5.

5. Em thấy các bạn ai cũng rất vui vẻ, hạnh phúc, tự hào.

6. Bức tranh thứ ba vẽ bạn HS lớp 5 và bố của bạn.

7. Bố bạn nói: Con trai bố ngoan quá.

Đúng là HS lớp 5 có khác.

8. Bạn HS đó đã tự giác học bài, làm bài tập, tự giác làm việc nhà….

9. HS trả lời theo ý của mình.

+ HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

Đá p án:

1. HS lớp 5 là HS lớn nhất trường nên phải gương mẫu để cho các em HS lớp dưới noi theo.

2. Chúng ta cần phải chăm học, tự giác trong công việc hằng ngày và trong học tập, phải rèn luyện thật tốt…

3. Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Em thấy vui và rất tự hào vì đã là HS lớp 5.

- HS thực hiện và báo cáo trước lớp.

- HS nêu ý kiến theo suy nghĩ của cá nhân.

-Hs trả lời cá nhân - Hs tự trả lời.

- Tích cực tham gia các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức nhất là các hoạt động về môi trường, cả các hoạt động về môi trường biển.

(5)

- kết luận: Mỗi chúng ta đều có những điểm yếu và điểm mạnh … xứng đáng là HS lớp 5

*Hoạt đ ộng 3: Trò chơi “ MC và HS lớp 5” (7')

* GD kĩ năng sống:

- Kĩ năng tự nhận thức ; kĩ năng xác định giá trị ; kĩ năng ra quyết định.

+ GV nêu bối cảnh: Trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới. Có một chương trình dành cho các bạn mới vào lớp 1 có tên gọi : “ Gặp gỡ và giao lưu”.

* GV chốt : Là một HS lớp 5, các em cần cố gắng học thật giỏi … Lớp đàn anh trong trường.

3.Củng cố, dặn dò:( 3') - GV củng cố bài học

? Là hs lớp 5 em cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5 để các em lớp dưới noi theo.

Về nhà sưu tầm câuchuyện về các tấm gương về HS lớp 5 gương mẫu.

- HS tiến hành chia nhóm.

+ HS nghe và năm được cách chơi.

+ HS chơi trò chơi.

- HS đọc ghi nhớ trong SGK.

-…cố gắng học tập, rèn luyện, kính thầy, yêu bạn.

...

TOÁN

TIẾT 1: ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc viết phân số.

+ Ôn tập cách viết thương , viết số tự nhiên dưới dạng phân số 2. Kĩ năng:

+ Đọc, viết các phân số một các thành thạo.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức viết đúng các phân số.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo án: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình trong SGK 2. Học sinh: SGK, vở bài tập

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ .(3')

- Kiểm tra sự chuẩn bị cho môn học của học sinh.

2. Bài mới.(30’)

a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

- Hoạt động cả lớp.

(6)

b. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số(8’)

- Gv y/c Hs quan sát tấm bìa như SGK rồi viết ps và đọc:

( GV chia tấm bìa thành 3 phần bằng nhau, tô màu hai phần Tức tô màu 2/3 băng giấy; đọc là hai phần ba)

- Gọi một HS nhắc lại.

- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.

c. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.(5’)

- GV hướng dẫn, HS lần lượt viết 1:3;

4 : 10;... dưới dạng phân số.

+ 1: 3 = 1/3 HS nêu t.phần của phân số

- Thực hiện tương tự với các phép tính còn lại (HS nêu chú ý 1); 2); 3);

4) trong SGK c. Thực hành (17) Bài 1. Đọc các phân số a. HS nối tiếp đọc các phân số b. HS nối tiếp nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.

- Nhận xét

Bài 2. Viết thương các số sau dưới dạng phân số

- Gọi 3 HS lên làm 3 phép tính dưới dạng phân số

- Lớp làm vở.

- Nhận xét

Bài 3. Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1.

- GV hướng dẫn

- HS làm vở bài tập, hai HS lên bảng - Nhận xét chốt bài giải

Bài 4. Viết số thích hợp vào ô trống.

- GV hướng dẫn BT

- HS làm vở, hai HS lên bảng - Nhận xét chốt bài giải 3. Củng cố dặn dò.(3.)

- Phân số có cấu tạo như thế nào?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt

- BT về nhà 1; 2; 3 Vở BT

- HS làm việc cá nhân.

- Một vài HS nhắc lại.

- HS viết vào bảng con

- HS nối tiếp nêu thành phần của phân số

Bài 1

- Bốn HS đọc nối tiếp

Bài 2

- HS thực hiên theo yêu của GV HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài

3 ; 75 ; 9 5 100 17 Bài 3

- HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài

32 ; 105 ; 1000 1 1 1 Bài 4.

- HS đọc yêu cầu của BT và làm bài a) 1 = 6 ; 0 = 0

6 5

- Theo dõi

(7)

- Chuẩn bị bài: Tính chất cơ bản của phân số.

...

Ngày soạn: 7/ 9 /2018

Ngày giảng:Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2018 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức : Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa , từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.

2. Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết đã có ,làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa , đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.

3. Thái độ: - Yêu thích từ ngừ Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập1

2. Học sinh: - Vở bài tập, Một số giấy khổ to hs làm bt 2 ,3 III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y -H C.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ .( 3') Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

2. Bài mới.(30')

a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích Y/c bài học

b. Phần nhận xét(10’) Bài 1

- Hs đọc y/cầu bài tập, đọc từ in đậm - GV hướng dẫn hs so sánh các từ in đậm ở mục a)

- Gv chốt lại: Đó là từ đồng nghĩa Bài 2

- Hs đọc y/c và làm việc cá nhân - Hs phát biểu ý kiến

- Nhận xét, bổ xung, chốt lại ý đúng

*. Phần ghi nhớ

- 3, 4 hs đọc ghi nhớ, lấy vd minh hoạ c. Luyện tập (20')

Bài tập 1

- Gọi Hs đọc y/c bài tập, 1 hs đọc từ in đậm

- Cho Hs làm bài, phát biểu ý kiến - Nhận xét , bổ xung, chốt ý đúng

Bài 1

- Hs đọc yêu cầu

a) xây dựng - kiến thiết

b) vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm Bài 2

- HS đọc yêu cầu, làm bài + Có thể thay thế đc a) + Không thể thay thế đc b) - Lớp theo dõi

- HS đọc y/c bài tập, làm bài - HS làm bài

- HS TB bài - NX chữa Bài tập 1

+nước nhà - non sông +hoàn cầu - năm châu

(8)

Bài tập 2

- Một Hs đọc y/c, mẫu

- Hs làm VBT, 2 Hs lên bảng làm giấy khổ to

- Nhận xét , bổ xung. Gv chốt ý đúng

Bài tập 3: Đặt câu với 1 cặp từ đồng nghĩa ở BT 2

- Hs đọc yêu cầu bài tập làm vbt - Hs nối tiếp đọc bài làm

- Nhận xét, bổ xung. Gv chốt ý đúng 3. Củng cố dặn dò (3.)

- Bài hôm nay học về loại từ nào? Nêu đặc điểm của nó?

- Gv nhận xét tiết học

- Nhắc hs về học thuộc ghi nhớ.

- Cbị bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Bài tập 2

- HS đọc yêu cầu bt, làm bài + Đẹp : đèm đẹp, xinh xinh, xinh đẹp, xinh tươi ...

+ To lớn: to, lớn, to đùng,vĩ đại, khổng lồ...

+ Học tập: học, học hành, học hỏi...

Bài tập 3

+ Em bắt được con dế to đùng.

+ Hà bắt được con dế khổng lồ.

- Theo dõi

...

TOÁN

TIẾT 2: ÔN TẬP TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.

2. Kĩ năng: + Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.

3. Thái độ: + Yêu thích môn học II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: - Bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở BT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- Hai HS lên bảng làm bài tập 2 & 3, lớp làm nháp vở nháp.

- Nhận xét.

2. Bài mới .(30')

a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

b .Ôn tập tính chất cơ bản của phân số(8’)

5 = 5 x ? = ...

6 6 x ? ...

- 2 HS lên bảng.

- HS suy nghĩ làm bài

(9)

- Yêu cầu HS điền dữ liệu

5 = 5 x 3 = 15 ; 5 = 5 x 4 = 20 6 6 x 3 18 6 6 x 4 24 - HS nêu NX thành một câu khái quát như SGK

- Tương tự như VD 2

- HS nêu tính chất cơ bản của phân số (như SGK)

c. Ứng dụng t/c của phân số(5’)

* Rút gọn phân số

- GV ghi bảng 90 Hdẫn HS nhớ lại cách rút gọn 120

- NX- chữa

* Quy đồng mẫu số các phấn số - GV nêu VD 1 Như SGK, hướng dẫn HS cách quy đồng

- Một HS nêu lại cách quy đồng - NX- chữa

d. Thực hành (20')

Bài 1 . Rút gọn các phân số

- 3 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vở - NX- chữa

Bài 2. Quy đồng mẫu số các phân số - 3 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vở - NX- chữa

Bài 3. Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây.

- HS đọc yêu cầu- GV hướng dẫn - HS làm vào vở

- 2 HS nêu bài làm, nhận xét bổ xung + Vì sao lại nói những phân số đó bằng nhau?

3. Củng cố dặn dò .(3.)

- Nêu tính chất cơ bản của phân số?

Tính chất đó được áp dụng để làm gì?

- GV n xét tiết học, tuyên dương HS - BT về nhà 1; 2; 3 Vở BT

- HS nêu bài làm

- 3 HS nêu kết luận như SGK

- 1 HS lên bảng, lớp thực hiện ra nháp

- 1 HS lên bảng, lớp thực hiện ra nháp

Bài 1

- HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài:

a) 15 = 15 : 5 = 3

25 25 : 5 5 Bài 2

- HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài

a) 2 = 2 x 8 = 16 3 3 x 8 24 5 = 5 x 3 = 15

8 8 x 3 24

Vậy QĐ 2 và 5 được 16 và 15 3 8 24 24 Bài 3

- HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài

4 = 12 = 20 7 21 35

- Theo dõi

(10)

- Chuẩn bị bài: So sánh hai phân số.

...

Ngày soạn: 5/9/2017

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2018 TẬP ĐỌC

TIẾT 2: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1. Kiến thức: HS hiểu được bài văn.

+ Hiểu các từ ngữ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc trong bài.

+ Hiểu nội dung chính: bài văn miêu tả quang cảnh làng mạcgiữa ngày mùa, làm hiện lên 1 bức tranh làng qua thật đẹp ,sinh động trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.

+ Đọc đúng các từ ngữ khó,câu trong bài, biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùavới giọng tả chậm rãi , dàn trải,dịu dàng: nhấn giọng các từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.

3. Thái độ : HS thể hiện tình yêu quê hương và tình yêu cảnh đẹp thiên nhiên.

* GDBVMT: Giúp HS hiểu thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam.

* Giảm tải: Không hỏi câu 2 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : 1 số băng giấy ghi kết quả của câu1.

2. Học sinh: SGK

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y -H C.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- Y/c HS đọc thuộc lòng đoạn trong bài ( Thư gửi các học sinh).

- GV nx.

2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài . (2')

- GV nêu vẻ đẹp của làng quê vào ngày mùa.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc (10').

-Y/c 1 HS đọc toàn bài 1 lượt.

GV chia bài thành 4 phần để tiện luyện đọc.

Phần 1: Câu mở đầu.

Phần 2: Tiếp theo đến như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

Phần 3: tiếp theo đến qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

- 3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

- Nhận xét

- 1 HS giỏi đọc ,lớp theo dõi.

(11)

Phần 4: những câu còn lại.

- GV và HS cùng quan sát nhận xét.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS.

- GV có thể giải thích thêm các từ: hợp tác xã, cây lụi,

- GV đọc mẫu toàn bài và lưu ý cách đọc cho từng phần.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài (10').

- Đọc thầm đoạn 1, đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

+ Tác giả tả cảnh gì? Vào lúc nào? Vì sao em biết?

+ Tìm những sự vật trong bài có màu vàng và những từ chỉ màu vàng đó?

+ Tất cả những TN chỉ màu vàng trong bài là loại từ nào?

+ Qua cách miêu tả của tác giả con thấy làng quê giữa ngày mùa như thế nào?

- Đọc thầm đoạn 3, đoạn 4 và trả lời câu hỏi:

+ Thời tiết ngày mùa được miêu tả như thế nào?

+ Tác giả sử dụng những giác quan nào để miêu tả thời tiết?

+ Hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh ra sao?

+ Đoạn văn nói lên tình cảm gì của tác giả?

+ Nêu ý chính của bài văn?

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm .(10') - Nêu giọng đọc cả bài?

- 4 HS đọc 4 đoạn – Lớp nhận xét.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm phần 2- Nêu các TN cần nhấn giọng?

- 1 HS đọc đoạn 2- Đọc theo nhóm đôi.

- Thi đọc diễn cảm.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá bình chọn bạn đọc hay nhất.

4 HS đọc ,mỗi em đọc 1 phần

- Lần hai 4 HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

- Lần ba : HS đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng)

- HS làm việc cá nhân. Đại diện trả lời , lớp nhận xét.

+ Tả cảnh làng quê vào mùa đông giữa ngày mùa. Em biết được qua câu giới thiệu và bức tranh minh hoạ.

- Nắng- vàng hoe - Xoan- vàng lịm - Lá mít- vàng ối ….

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

*Ý1: Làng mạc giữa ngày mùa thật đẹp sinh động và trù phú.

+ Rất đẹp, không có cảm giác héo tàn, hanh hao…

+ Khứu giác, thị giác, cảm giác.

+ Không ai tưởng ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt.. Con người rất cần cù, chăm chỉ.

*Ý2. Tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

*Ý chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa thật đẹp, sinh động Qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

+ Giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng và nhấn mạnh các từ tả màu vàng rất khác nhau

+ Nhấn giọng các TN chỉ màu vàng.

HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc trước tổ.

- Thi đọc diễn cảm trước lớp.

(12)

3 . Củng cố dặn dò (3').

* GDBVMT:- Con thấy cảnh làng quê Việt Nam có gì đẹp? Chúng ta phải làm gì để làng quê đẹp hơn?

- Theo em, từ ngữ tạo nên nét đặc sắc của bài văn là gì?

- Liên hệ HS học tập cách miêu tả cảnh của tác giả.

- Dặn HS chuẩn bị bài: Nghìn năm văn hiến

+ Làng quê Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp… chúng ta phải giữ vệ sinh, bảo vệ, xây dựng

...

TOÁN

TIẾT 3: ÔN TẬP SO SÁNH HAI PHÂN SỐ I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

+ Giúp HS nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu, khác mẫu + Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.

2. Kĩ năng:

+ Thành thạo trong so sánh phân số.

3. Thái độ: + Yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1.GV : Phiếu học tập cho bài 2 2. Học sinh: Vở BT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ .(5’)

- Gv kiểm tra VBT Hs làm ở nhà 2. Bài mới.(10')

a. GV giới thiệu bài.

b . Ôn tập về cách so sánh hai phân số - GV gọi Hs nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu sốvà lấy ví dụ .

2 5 MSC :7, so sánh tử 2 và 5 ta thấy 7 7 2< 7

Vậy: 2 < 5

7 7

- Làm tương tự với các trường hợp so sánh hai PS khác mẫu

3. Thực hành.(20')

Bài 1 : So sánh hai phân số GV yêu cầu HS so sánh - 2 Hs lên bảng, lớp làm vở - Nhận xét – chữa

Bài 2. Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn

- Tổ trưởng báo cáo

- 2, 3 HS trình bày

- 2 HS làm bảng,lớp làm nháp.

HS làm việc cá nhân trên nháp và nêu lại cách thực hiện.

- 2 HS nêu lại.

Bài 1

- HS tự làm bài vào vở.

-2 em nhắc lại.

Bài 2

-HS tự làm vở .

(13)

- Hs đọc yêu cầu

- 2 Hs lên bảng , lớp làm vở - Nhận xét .

3. Củng cố dặn dò (3')

-Nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương - BTVN 1, 2, 3 vở - Chuẩn bị bài: So sánh hai phân số

-2 em chữa bài.

a) 5, 8 , 17 b) 1 , 5 , 3 7 7 18 2 8 4

- HS nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?

...

KỂ CHUYỆN

TIẾT 1: LÍ TỰ TRỌNG I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: + HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lí Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng nói và nghe:

+ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1-2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.

+ Tập trung nghe thầy cô kể, nhớ chuyện.

+ Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ:

+ Khâm phục anh Lí tự Trọng.

* GD ANQP: Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

* GT: Kể từng đoạn và kể nối tiếp II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh họa truyện SGK.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài.(2')

GV gới thiêu tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm.

2. Bài mới.(30')

HĐ1 Giới thiệu bài. giới thiệu qua về anh Lí TựTrọng.

HĐ2. Giáo viên kể chuyện.( 2-3 lần)

- Chú ý giọng kể sao cho phù hợp với từng đoạn - GV kể lần 1.GV vừa kể vừa giải nghĩa 1 số từ khó.

- GV kể lần 2, vừa kể vừa dùng tranh minh họa.

HĐ 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

Bài tập 1 .

- GV gợi ý hướng dẫn HS dựa vào tranh minh họa

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe kết hợp nhìn tranh theo GV kể.

Bài tập 1 .

- 1 HS đọc yêu cầu.

(14)

và trí nhớ hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh.

- GV và lớp cùng nhận xét.GV treo bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh.

Bài 2-3. Y/c HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Kể từng đoạn và kể nối tiếp.

- GV nhắc nhở HS kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng câu.

- Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .

- Yêu cầu HS kể theo nhóm 3( hoặc nhóm 6 ) - Yêu cầu HS thi kể trước lớp.

- GV cùng nhận xét tuyên dương.

- Tổ chức cho HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

* GDQPAN: Hãy nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

- Y/c HS tự nêu câu hỏi trao đổi với nhau để tìm ra ý nghĩa hoặc trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- GV chốt lại và ghi bảng.

3.Củngcố, dặn dò.(3')

- Chuyện giúp em hiểu gì về con người VN?

Ngoài anh Lí Tự Trọng, nước ta còn có những ai dám hi sinh vì nước như anh Trọng?

- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe..

- Chuẩn bị trước bài của tuần 2: Tìm hiểu những câu chuyện về anh hùng, danh nhân nước ta.

- HS làm việc cá nhân.

- HS đại diện nêu lời thuyết minh cho 6 tranh.

Bài 2-3

- 2 HS đọc yêu cầu . - HS làm việc cá nhân và nhóm đôi.

- Mỗi em kể 1-2 tranh.Sau đó kể cả câu chuyện cho nhau nghe.

- Mỗi tổ cử đại diện 1 bạn tham gia. Lớp bình chọn bạn kể hay.

- VD: Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu….

- HS nêu

...

Buổi chiều LỊCH SỬ

TIẾT 1: "BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì .

- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

2. Kĩ năng:

- Thu thập thông tin về nhân vật lịch sử.

3. Thái độ:

+ HS thêm yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

1. GV:+ Bản đồ Hành chính Việt Nam,

(15)

+ Phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ:(3')Kiểm tra sách vở,ĐDHT.

2. - Bài mới :(30')

a).Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Giới thiệu ND bài học.

- GVnêu nhiệm vụ học tập cho HS.

B, HĐ1: Tình hình đất nước ta sau khi td Pháp mở cuộc xl (12')

Làm việc theo cặp.

- Tiến hành:

- GV nêu nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc thầm đoạn:"Năm1862...đến Trương Định chưa biết làm thế nào cho phải"

trong SGK.Thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi:

+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi TDP xâm lược nước ta?

+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ ntn trước cuộc xâm lược của TDP?

- GV kết luận.

HĐ2: Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xl (10')

Làm việc theo nhóm( 3 nhóm )

+ GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

. N1:Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?

. N2+ N3: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?

- GV kết luận:

HĐ3. Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với "Bình Tây đại nguyên soái"

+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định?

+ Kể vài mẩu chuyện mà em biết về Trương Định.

+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn tự hào về ông?

- Cả lớp hát.

- Quan sát, lắng nghe.

HS đọc thầm SGK, làm việc theo cặp.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.- HS khác nhận xét ,bs.

+ D. cảm đứng lên chống TDP nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra …

+Nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- HS làm việc theo nhóm 3 đọc SGK thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.HS khác nhận xét, bs.

- HS lắng nghe.

+ Ý1: Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương Định làm " Bình Tây Đại nguyên soái"

+ Ý2: Cảm kích trước tấm lòng của quân, dân Trương Định đã ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.

+ Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước. Em vô cùng khâm phục ông.

+ HS tự kể các mẩu chuyện mà mình biết.

+ Lập đền thờ ông, ghi lại những chiến công của ông, lấy tên ông đặt

(16)

- GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm đựơc, sau đó ghi KL SGK lên bảng.

3- Củng cố, dặn dò:(2')

+ Vì sao nhận được lệnh vua mà Trương Định không làm theo?

- GV liên hệ giáo dục HS . BT 2,3 VBT - GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.

cho đường phố, trường học..

...

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT ÔN TẬP

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: + Củng cố cách tìm từ dựa vào cấu tạo và từ loại; xác định các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ. Luyện cảm thụ văn học và văn tả người thân

2. Kĩ năng: + Biết vận dụng thành thạo vào để làm bài tập liên quan.

3. Thái độ: + Yêu thích môn học II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: Vở thực hành Toán và Tiếng việt III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Kiểm tra bài: Không 2. Bài ôn ( 30p)

a.Giới thiệu bài b.Nội dung ôn:

- GV gọi HS đọc và đọc yêu cầu đề - Cho HS làm vào vở

- Gọi Hs trình bày - Cho HS NX chữa.

Bài 1: Cho các từ sau: núi đồi: rực rỡ; chen chúc; dịu dàng; ngọt; thành phố; ăn; đánh đập, chạy

+ Hãy xếp những từ trên thành các nhóm ( danh từ, động từ, tính từ)

*GV nhận xét, kết luận

Bài 2: Xác định các bộ phận chủ ngữ , vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a- Sáng sớm, bà con nườm nượp đổ ra đồng.

b- Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.

- HS đọc và nêu yêu cầu đề - HS làm vào vở

- HS Trình bày.

- NX chữa Bài 1:

Danh từ: núi đồi, vườn, Thành phố,

Tính từ: Rực rỡ, chen chúc, dịu dàng, ngọt

Động từ: Ăn, đánh đâp, chạy.

Bài 2:

a- Sáng sớm, bà con / nườm cn

nượp đổ ra đồng.

vn

b- Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người/ ngồi ăn cơm với thịt

(17)

*GV chấm, chữa bài

Bài 3: Tạo 1 từ ghép và một từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau:

- xanh, đỏ, trắng, vàng, đen *Gv chấm, chữa bài

Bài 4: Trong bài Dừa ơi, nhà thơ Lê Anh Xuân “ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có viết:

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương”

Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ?

3- Củng cố và dặn dò ( 3p) - Nêu tóm tắt nội dung tiết.

- NX tiết học

- Hướng dẫn học ở nhà..

cn vn gà rừng.

Bài 3:

Từ ghép: Xanh ngắt, đỏ au, trắng xóa, vàng khè, đen thui.

Từ láy: xanh xao, đo đỏ, trăng trắng, vàng vọt, đen đủi.

Bài 4:

Ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang,tự hào trong chiến đấu.

Phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng.

...

HĐNGLL- Sách Bác Hồ

BÀI 1: BÁC CHỈ MUỐN CÁC CHÁU ĐƯỢC HỌC HÀNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận thức được tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện tình yêu thương em nhỏ bằng hành động thiết thực.

3. Thái độ: Hình thành, bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, khoan dung với các em nhỏ, với mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ kẻ mẫu ( TL tr/8)

2. Học sinh: Sách Bác Hồ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động (5’)

- Tổ chức cho lớp hát bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.

- GV kể lại câu chuyện “Bác chỉ muốn các cháu được học hành”

2.Hoạt động 2: Đọc hiểu (15’) - Tổ chức cho HS đọc mục tiêu - Gọi HS nhắc lại mục tiêu trước lớp

* HĐ cá nhân:

- HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân - HS trả lời cá nhân

(18)

- Gọi HS đọc câu chuyện SGK

- Nêu những chi tiết trong chuyện thể hiện tình cảm Bác Hồ dành cho các em nhỏ?

- Em Chiến trong câu chuyện có hoàn cảnh như thế nào?

- Câu nói, cử chỉ nào của em Chiến khiến Bác xúc động? Vì sao?

- Hãy chỉ ra câu nói của Bác thể hiện mong muốn dành cho các em nhỏ.

* Hoạt động 2 nhóm:

- GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận : + Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?

3.Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng (15’)

* HĐ cá nhân:

- Hãy chỉ ra những hành động em nên làm và những hành động không nên làm đối với các em bé nhỏ tuổi

- Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe (chứng kiến) hoặc bản thân đã làm thể hiện sự thương yêu, nhường nhịn đối với các em nhỏ

* HĐ nhóm:

- Chia sẻ với các bạn trong nhóm về các câu hỏi trong phần hoạt động cá nhân

- Treo bảng phụ có kẻ mẫu: Hãy cùng xây dựng một bản kế hoạch giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong trường, trong xóm của em (theo mẫu) 4. Tổng kết đánh giá: 5’

- Câu chuyện này có ý nghĩa gì?

- Nhận xét tiết học

- Hoạt động nhóm

- HS thảo luận theo nhóm, ghi vào bảng nhóm\

- Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác bổ sung

- HS suy ngh l m b iĩ à à

v o v v nêu mi ng à ở à ệ

Em nên làm Không nên làm

- HS kể chuyện trước lớp.

- Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác bổ sung

- HS trả lời cá nhân

- HS chia làm 4 nhóm làm theo mẫu kẻ sẵn trên bảng phụ

- Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác bổ sung - HS trả lời

...

PHÒNG HỌC ĐA NĂNG

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG HỌC ĐA NĂNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được một số thiết bị về phòng học đa năng - Nắm được nội quy khi học phòng học đa năng

2. Kĩ năng: - Thực hiện đúng nội quy về phòng học đa năng - Có các kĩ năng thực hành và rèn kĩ năng tư duy.

(19)

3. Thái độ- Tình cảm: - HS có ý thức học tập và ham tìm tòi về kĩ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phòng học đa năng

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ Hoạt động dạy

1. Nội quy của phòng học đa năng( 10') - GV ổn định tổ chức lớp học, sắp xếp chỗ ngồi ổn định

- GV phổ biến nội quy khi học ở phòng học đa năng: Ngồi học trật tự, không được nghịch các thiết bị trong phòng học, không được lấy các dụng cụ, đồ dùng trong phòng học, ...

2. Giới thiệu về các thiết bị trong phòng học đa năng.( 20')

- Yêu cầu HS quan sát phòng học đa năng.

+ Trong phòng học con nhìn thấy gì?

- GV chỉ từng thiết bị rồi giới thiệu cho HS: + Màn hình

+ Máy in 3D + Các khối robot + Các thiết bị khác

- Phòng học đa năng giúp các con bước đầu làm quen với khoa học, kĩ thuật để phát triển khả năng tư duy, sáng tạo.

3. Tổng kết( 2') - Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

Hoạt động học

HS lắng nghe và thực hiện 4-5 HS nêu lại các nội quy

+ HS trả lời.

HS: + Màn hình + Máy in 3D + Các khối robot

***************************************************

Buổi sáng Ngày soạn: 10/9/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 13 tháng 9 năm 2018 TẬP LÀM VĂN.

TIẾT 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết phân tích cấu tạo của bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng: Giúp HS nắm được cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết luận ) của một bài văn tả cảnh.

3. Thái độ: Chăm chỉ ghi chép tạo thói quen học văn tốt.

* GDQTE: Quyền tự hào về cảnh đẹp quê hương. Phải giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ các cảnh đẹp của quê hương, tự hào về cảnh đẹp của quê hương mình.

(20)

* GD BVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ.

2. Học sinh: SGK

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

1.Bài cũ. (2')

- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS

- GV nêu mục đích y/cầu của giờ học 2.Bài mới (30')

a. Tìm hiểu VD(10’) Bài tập 1.

- HS đọc n/dung yêu cầu của bài tập 1.

- GV giới thiệu thêm về Sông Hương.

- GV và HS cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- GV ghi tóm tắt 3 phần lên bảng.

*Bài văn có 3 phần:

+ Mở bài: (Đoạn ) Lúc hoàng hôn Huế đặcu biệt yên tĩnh.

+ Thân bài: (Đoạn 2; 3) Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

+ Kết bài: (Đoạn 4) Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.

- Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn?

+ GDBVMT-QTE: Quyền tự hào về cảnh đẹp quê hương. Phải giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ các cảnh đẹp của quê hương, tự hào về cảnh đẹp của quê hương mình.

Bài tập 2:

- Yêu cầu HS đọc Yêu cầu của bài.

- GV nhắc HS nêu được sự khác biệt về thứ tự miêu tả của 2 bài văn.

- GV và HS cùng chữa bài và chốt lại lời giải đúng.

b.

Ghi nhớ.

- Qua bài tập số 1 và số 2 em hãy cho biết cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh.

- GV chốt lại và treo bảng phụ.

c.

Luyện tập .(20’)

Bài tập 1.

- 2 HS đọc.Lớp theo dõi và giải nghĩa 1 số từ khó : màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác, hoàng hôn.

- HS làm việc cá nhân: Tự xác định mở bài, thân bài, kết bài.

- HS phát biểu ý kiến.

- 2 HS đọc, xác định trọng tâm của đề.

- HS thảo luận nhóm đôi, rồi đại diện trình bày.

+ Phần thân bài có 2 đoạn:

- Đoạn 1: Tả sự thay đổi của màu sắc…

- Đoạn 2: Tả hoạt động của con người….

Bài tập 2.

- 2 HS trả lời.Lớp theo dõi và BS + Giống nhau: Cùng nêu nhận xét, giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhận xét ấy.

+ Khác nhau:……

+ Bài văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- 2 – 3 hs đọc ghi nhớ

(21)

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài Nắng trưa.

- Y/C HS làm việc cá nhân.

- GV và HS cùng chữa bài, chốt lại kết quả đúng.

* GDQTE: Bổn phận yêu thương giúp đỡ cha mẹ.

3. Củng cố dặn dò(3').

+ Để quang cảnh quê hương em thêm đẹp em phải làm gì?

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Y/c HS về nhà đọc lại 1 số bài văn để nắm vững kiến thức cơ bản về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Dặn HS chẩn bị bài sau: Quan sát cảnh vật nơi em ở, ghi lại kết quả quan sát

- 2 HS đọc bài.

HS tự làm bài.

- HS báo cáo kết quả.

+Bài: Nắng trưa bồm 3 phần.

- Mở bài: Nêu nhận xét về nắng trưa.

- Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.

- Kết bài: Cảm nghĩ về người mẹ.

- 2 HS nhắc lại.

- HS nêu

...

TOÁN

TIẾT 4: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (TIẾP THEO) I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS ôn tập củng cố về: So sánh phân số với đơn vị. So sánh hai phân số cùng tử số

2. Kĩ năng: + Biết vận dụng so sánh phân số 1 cách thành thạo, giải thành thạo các bài toán có liên quan đến phân số.

3. Thái độ : + Yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: phiếu học tập ghi nội dung bài 2 2. Học sinh: VBT

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y -H C.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ .(5') -Yêu cầu HS so sánh

4 3

5

4 ; 1 và

3 1

- Nhận xét.

2. Bài mới.(30') Bài 1. So sánh

- 2 Hs lên bảng, lớp làm vở - Nhận xét.

+ Khi so sánh một PS với 1 ta làm ntn?

Bài 2. Hs đọc yêu cầu bài tập a)So sánh các phân số

- 3 Hs lên bảng, lớp làm vở

- 2 em lên bảng làm bài.

Bài 1

-Vài HS trả lời , HS khác NX 3 < 1 , 2 = 1 , 9 > 1, 1 < 7 5 2 4 1

b)Nếu tử > mẫu PS >1 Bài 2

+) 2 > 2 ;...

5 7

(22)

- Nhận xét

b)Nêu cách so sánh hai phân só có cùng tsố?

Bài 3: Phân số nào lớn hơn?

- Hs đọc yêu cầu - Gv hướng dẫn

- Hs nêu cách làm, làm vào vở - Hs đọc bài làm, nhận xét Bài 4: Bài toán

- Hs đọc yêu cầu bài toán - Y/C Hs tóm tắt

- 1Hs lên giải, lớp làm vở - Nhận xét.

3. Củng cố dặn dò.(3')

- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng tử số.

- Nhận xét chung tiết học.Dặn chuẩn bị bài sau: Phân số thập phân.

Bài 3

- 1Hs nêu.2 Hs nhắc lại

Bài 4

Bài giải

.Mẹ cho chị 1/3 số quả quýt tức chị được 5/15 số quả quýt .Mẹ cho em 2/5 số quả quýt tức em được 6/15 số quả quýt mà 6/15 > 5/15 nên 2/5 >1/3 .Vậy em được nhiều quýt mẹ cho hơn.

...

KHOA HỌC.

TIẾT 1: SỰ SINH SẢN I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Sau bài học HS có thể nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

2. Kĩ năng: Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

* GD kĩ năng sống:

- Kĩ năng phân tích và đối chiếu các các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và các con có đặc điểm giống nhau.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Ảnh 1 số em bé và ảnh của bố mẹ em bé để chơi trò chơi "Bé là con ai."

- Hình trang 4,5 SGK.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu chủ điểm :(2') Con người và sức khỏe.

2. Bài mới.(30')

HĐ1:(15') Trò chơi " Bé là con ai

"(16’)

* Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.

* Cách tiến hành.

Bước 1. GV phổ biến cách chơi.

(23)

- GV phát cho 1 số em ảnh con hoặc ảnh bố mẹ .Ai có ảnh con thì tìm bố mẹ , ai có ảnh bố mẹ thì tìm ảnh con.

- Ai tìm nhanh và đúng thì thắng cuộc.

Bước 2. GV tổ chức cho HS chơi.

Bước 3. Kết thúc trò chơi, GV và HS cùng nhận xét tuyên dương đội thắng.

-Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho em bé?

- Qua trò chơi các em rút ra được điều gì?

- GV kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.

*GDQTE: Quyền được sống với cha mẹ, quyền bình đẳng giới, hiếu thảo với cha mẹ.

HĐ2. Làm việc với SGK.(14’)

* Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

* Cách tiến hành:

Bước 1. GV hướng dẫn.

-HS quan sát hình1,2,3SGK và đọc lời thoại trong hình.

- Tiếp theo, liên hệ với gia đình.

Bước 2: Làm việc theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Y/c 1 số em trình bày.

- GV và HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản qua câu hỏi sau:

+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình dòng họ.

+ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?

KL : Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.

3. Củng cố .(3’)

- Trẻ em do ai sinh ra? Chúng có những đặc điểm giống ai?

- HS liên hệ xem em giống ai trong gia đình.

- Chuẩn bị bài: Nam hay Nữ.

- HS chơi theo nhóm 6.

cùng thảo luận và tìm lời giải đáp.

- HS trả lời miệng.

+Vì bố mẹ sinh ra em bé và em bé có những đặc điểm giống bố mẹ.

- HS nêu

- HS làm việc cá nhân.

- Đại diện vài nhóm trình bày.

+ Duy trì nòi giống.

+ Không duy trì được nòi giống, dòng họ của mình.

- 3 - 4 em trả lời và rút ra kết luận.

- Hs nêu

...

(24)

Buổi chiều LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.

2. Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa để tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho

3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng từ đồng nghĩa sao cho phù hợp với ngữ cảnh.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Từ điển HS, 3 Bảng phụ ghi bài tập số 1 và 3 2. Học sinh: VBT, SGK

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5') Kiểm tra 2 HS .

- Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Cho VD.

- Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?

Cho VD.

2.Bài mới.(30') a. Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học b.

H ướng dẫn HS làm bài tập . Bài 1.

- HS đọc yêu cầu của bài tập 1.

- Tổ chức cho HS Làm theo cặp ra phiếu học tập

- GVvà HS cùng chữa bài.

- Yêu cầu HS dùng từ điển để mở rộng thêm vốn từ.

- Các từ đồng nghĩa đó thuộc loại nào? Vì sao?

Bài 2 .

- Y/c HS đọc đề bài.

- GV mời từng dãy thi nối tiếp nhau đọc câu văn mình đặt.

- 2 HS trả lời.Lớp theo dõi và nhận xét.

Bài 1.

- HS thảo luận theo cặp làm vào phiếu và đại diện 3 nhóm làm bảng phụ treo để chữa bài.

a.Chỉ màu xanh: xanh lơ, xanh biếc, xanh da trời…

b.Chỉ màu đỏ: đỏ chói, đỏ son, đỏ tía,…

c.Chỉ màu trắng: trắng xoá, trắng hồng, trắng tinh,…

d.Chỉ màu đen: đen sì, đen kịt, đen đen,…

+Là các từ đồng nghĩa không hoàn toàn vì mỗi từ đều chỉ màu sắc ở các mức độ khác nhau.

Bài 2

- HS đọc và suy nghĩ tự đặt 1 câu sau đó nói với bạn ngồi bên để cùng nhau sửa chữa.

(25)

- GV và HS cùng nhận xét kết luận dãy thắng cuộc.

+Khi đặt câu với từ đồng nghĩa cần chú ý gì?

Bài 3.

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài.

- GV phát phiếu và yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Y/C HS có thể giải thích tại sao lại phải lựa chọn các từ đồng nghĩa .

- GV kết luận và giúp HS thấy được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn từ đó nhắc nhở HS cần lựa chọn cho phù hợp với văn cảnh.

*GDQ-BP của trẻ em: Quyền tự hào về cảnh dẹp quê hương. Quyền tự hào về truyền thống yêu nước.

3. Củng cố, dặn dò.(3')

- Bài hôm nay luyện tập về loại từ nào?

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Chúng ta cần có tình cảm gì đối với cảnh đẹp quê hương?

- Y/c HS về nhà đọc lại đọan văn Cá hồi vượt thác để nắm vững cách lựa chọn từ đồng nghĩa.

- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc.

VD:- Da trời một màu xanh biếc.

- Quả ớt chín đỏ chót.

- Tường vôi trắng xoá.

- Đàn bướm đen kịt.

+ Cần chú ý lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.

Bài 3

- HS nêu miệng - 2 HS đọc đề.

- HS tự làm bài và đọc bài chữa bài. Lớp sửa theo bài đúng.

+Lần lượt chọn các từ sau để điền vào chỗ trống: điên

cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả.

+Tình cảm yêu quý tự hào về cảnh đẹp của quê hương

- HS nêu

...

THỰC HÀNH TOÁN ÔN TẬP

I/MỤC TIÊU : 1. Kiến thức:

+ Củng cố chuyển hỗn số thành phân số thực hiện các phép tính với phân số dạng tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Đổi các đơn vị đo đại lượng.

+ Ôn bài toán có liên quan đến phân số.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng giải các bài tập liên quan đến phân số và đổi thành thạo các đơn vị đo đại lượng.

3. Thái độ : Có thái độ yêu thích môn học.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Hệ thống bài tập

III/CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

(26)

1.Kt bài : 3p

- Cho HS nêu đặc điểm của phân số, lấy ví dụ.

2. Bài mới: (30')

a.Giới thiệu – Ghi đầu bài.

b.Thực hành - Cho HS đọc đề

- Cho HS làm các bài tập

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV chấm một số bài

- Chữa bài

Bài 1 : (HS cả lớp)

Chuyển hỗn số thành phân số rồi tính:

a) 312251 b) 813521 c) 6711436 d) 732:241 Bài 2: (HS cả lớp)

a) 5m 4cm = ...cm 270 cm = ...dm

720 cm = ...m ....cm b) 5tấn 4yến = ...kg 2tạ 7kg = ...kg 5m2 54cm2 = ...cm2 7m2 4cm2 = ...cm2 Bài 3* ( HS năng khiếu)

Một xe chở ba loại bao tải: xanh, vàng, trắng gồm 1200 cái. Số bao xanh chiếm

100

30

tổng số bao, số bao trắng chiếm

100 40

tổng số bao; Hỏi có bao nhiêu cái bao màu vàng?

Bài 4: Tìm x (HS cả lớp) a) 72 + x =

7 5; b)

13

7 : x = 39 14 c) x

5 3 =

15

14 ; d) x - 8 5 =

4 3 4.Củng cố dặn dò.

- HS nêu - Nhận xét

- HS đọc đề

- HS làm từng bài - Trình bày bài - Nhận xét chữa Bài 1 : Đáp án

a) 1057 c) 7 b) 6

17 d)

27 35

Bài 2: Đáp án

a) 504cm b) 5040kg 27dm 207kg 7m 20cm 554cm2 704cm2

Bài 3*

Lời giải :

10 3 100

30

10 4 100

40

Phân số chỉ số bao xanh và trắng có là:

10 7 10

4 10

3 (số bao)

Phân số chỉ số bao vàng có là:

10 3 10

1 7 (số bao)

Số bao vàng có là: 1200103 360 (bao)

Đáp số : 360bao.

Bài 4:

Đáp án : a)

7

3 b)

2 3

c) 149 d) 118 - HS lắng nghe và thực hiện.

(27)

- Nêu tóm tắt nd tiết - Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia phân số

*************************************

Buổi sáng Ngày soạn: 10/9/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2018 TOÁN

TIẾT 5: PHÂN SỐ THẬP PHÂN I/ MỤC TIÊU .

Giúp HS : 1. Kiến thức:

+ Nhận biết các phân số thập phân

+ Biết có một phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân.

2. Kĩ năng:

+ Chuyển phân số thành phân số thập phân.

3. Thái độ:

+ HS thêm yêu thích môn học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Gv phiếu học tập ghi nội dung bài 2 III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y -H C.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5') - Yêu cầu HS so sánh

4 3

5

4 ; 1 và

3 1

- Nhận xét 2. Bài mới.(30')

a.Giới thiệu phân số thập phân( 12’)

- Giáo viên viết các phân số lên bảng- gọi học sinh đọc.

+Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên?

+ Giáo viên giới thiệu: Các phân số có MS là 10; 100; 1000;… được gọi là phân số thập phân.

+Giáo viên viết phân số Ba phần năm lên bảng Yêu cầu HS viết thành PSTP

b. Luyện tập: ( 18’)

- 2 em lên bảng làm bài- Lớp nhận xét.

-Ba phần mười

- Năm phần một trăm

- Mười bảy phần một nghìn.

+ Có MS là 10; 100; 1000 hoặc các MS đều chia hết cho 10.

- Ba phần năm = Sáu phần mười

-Tám phần hai trăm = Bốn phần một trăm

(28)

Bài 1( 8- SGK)

- Gọi HS đọc y/c bài tập

– HS nối tiếp nhau đọc các PSTP

Bài 2 (8- SGK) Giáo viên đọc- cả lớp cùng viết các PSTP

Bài 3 (8- SGK) Giáo viên ghi các PS lên bảng- Học sinhđọc các phhân số là phân số thập phân và giải thích tại sao.

Bài 4 (8- SGK) Học sinh chọn số thích hợp để điền vào chỗ trống.

- Để viết được các số thích hợp vào chỗ trống cần áp dụng tính chất nào của phân số?

3. Củng cố dặn dò: (5’)

- Thế nào là phân số thập phân?

- Về nhà làm BT 1; 2; 3 Vở bài tập.- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

Bài 1

+ Chín phần mười

+ Hai mươi mốt phần trăm + Sáu trăm hai mươi lăm phần nghìn Bài 2

Bảy phần mười

+ Hai mươi phần trăm + Bốn trăm bảy mươi lăm phần nghìn.

Bài 3

+ Các phân số có MS là: 100;

1000; … là phân số thập phân Bài 4

7 7 5 35 ,2 2 5 10 a x

x 3 3 25 75 ,4 4 25 100 b x

x

...

CHÍNH TẢ (Nghe - viết) TIẾT 1: VIỆT NAM THÂN YÊU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe - Viết đúng trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu - Làm bài tập để củng cố quy tắc chính tả với ng / ngh, g/gh ,c/k

2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả các tiếng có chứa âm đầu: ng / ngh, g/gh ,c/k 3. Thái độ: Yêu thích môn học, bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt.

*GDQTE: Quyền có giáo dục về các giá trị (truyền thống lao động cần cù, đấu tranh anh dũng của dân tộc).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- HS: Vở bài tập Tiếng việt 5

- GV: Bút dạ và 3,4 tờ phiếu to viết từ ngữ , câu ở BT3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(3') Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

2. Bài mới.(30’) a) .Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học b) Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả (20') - Gv đọc bài chính tả trong SGK.

- Hs nghe, theo dõi .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp ?.. Khuê Văn Các- gác vẻ đẹp của sao Khuê-là biểu tượng của Hà Nội..... Khuê Văn Các- gác vẻ

- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn)..

- Hiểu nội dung: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình

- Hiểu nội dung: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình

Hiểu ND bài: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động, trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết

- Hiểu nội dung: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình

[r]

She’s listening