• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Ngày soạn: Ngày 27 tháng 2 năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2021 Toán

Tiết 116: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết cách tìm thừa số trong các bài tập.

2. Kỹ năng

- Biết tìm một thừa số chưa biết.

- Biết giải bài toán có phép chia trong bảng chia 3.

3. Thái độ

- HS phát triển tư duy

* HSKT: HS biết tìm một thừa số trong bài tập 1 II. Chuẩn bị

- Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - Gọi HS đọc bảng chia 3 - Yêu cầu HS làm: Y x 2 = 14 - GV nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới Bài 1: Số? (6p)

- Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét

* Bài tập củng cố lại bảng nhân 3, 2

Bài 2: Tìm x (9p)

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, số hạng chưa biết - GV nhận xét

* Bài tập đã củng cố lại cách tìm số hạng và thừa số chưa biết.

Bài 3: Giải toán (7p) + Bài toán cho biết gì?

- 5 HS nối tiếp đọc - 1 HS nhắc lại.

- Cả lớp làm bài vào bảng con.

- 1 em lên bảng chữa bài.

- 1 HS đọc đề.

- HS tự làm bài, đứng tại chỗ nêu kết quả.

- 1 HS đọc đề.

- 2 HS nhắc lại - Cả lớp tự làm bài.

- 3 HS lên bảng, cả lớp làm VBT

- 1 HS đọc đề.

- HS phân tích đề.

- Lắng nghe

- Theo dõi và làm được 2 phép tính - Theo dõi

- Theo dõi

(2)

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nhận xét, đánh giá.

* Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

Bài 4: Giải toán (7p) + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Y/c hs làm bài vào vở, 1 hs làm bài bảng phụ

- Treo bảng phụ y/c hs nhận xét

* Bài tập củng cố cách giải toán có lời văn và có một phép chia trong bảng chia 3.

C. Củng cố, dặn dò (5p)

- Gọi HS đọc bảng nhân, bảng chia 3

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.

- Cả lớp giải vào vở, 1HS lên bảng

- Chữa bài - nhận xét.

Bài giải

Một đoạn dài là:

6 : 3 = 3 (dm) Đáp số: 3 dm - HS đọc đề

- HS làm bài vào vở. 1 hs làm bảng phụ

- Nhận xét, chữa bài.

- 3, 5 HS đọc - HS lắng nghe

- Theo dõi

--- Tập đọc

Tiết 70, 71: QUẢ TIM KHỈ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

2. Kỹ năng

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học

* QTE: Quyền được kết bạn, bạn bè có bổn phận phải chân thật với nhau (HĐ2)

* QP và AN: Kể chuyện nói về lòng dũng cảm và mưu trí để thoát khỏi nguy hiểm.

* HSKT: Luyện đọc nối tiếp câu tốc độ chậm II. Các kĩ năng sống cơ bản (HĐ củng cố) - Ra quyết định

- Ứng phó với căng thẳng

(3)

- Tư duy sáng tạo III. Chuẩn bị - Tranh SGK

IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS đọc bài Nội quy Đảo Khỉ và trả lời câu hỏi SGK.

- GV nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (33p)

- GV đọc mẫu toàn bài

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - Hướng dẫn đọc từ khó

- Hướng dẫn đọc câu

+ Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí / với hai hàng nước mắt chảy dài //

- Đọc đoạn

- Đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc

- Đọc đồng thanh Tiết 2

2. HĐ2: Tìm hiểu bài (16p) + Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?

+ Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?

* QTE: GD học sinh bạn bè với nhau phải giúp đỡ và quan tâm đến

- HS thực hiện yêu cầu GV - Nhận xét, chữa bài

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

- HS tự tìm từ khó đọc và luyện đọc

+ Ví dụ: leo trèo, quẫy mạnh, lưỡi cưa,...

- HS luyện đọc câu dài.

- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Thi đọc từng đoạn - cả bài.

- HS đọc các từ chú giải cuối bài đọc.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ Khỉ thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn, liền kết bạn và hái quả cho Cá Sấu ăn.

+ Vờ mời Khỉ đến chơi nhà,khi đã xa bờ nó mới nói cần quả tim Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn.

- Lắng nghe

- Lắng nghe và đọc nối tiếp câu

- Lắng nghe

(4)

nhau, không được lừa lọc nhau.

+ Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?

+ Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò lủi mất?

+ Tìm những từ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu?

* GV giảng thêm:

+ Khỉ tốt bụng, thật thà, thông minh.

+ Cá Sấu: lừa đảo, gian giảo, xảo quyệt...

3. HĐ3: Luyện đọc lại (17p) - Cho học sinh phân vai, đọc từng nhóm

C. Củng cố, dặn dò (5p)

* KNS: Nếu em gặp tình huống nguy hiểm như Khỉ thì em sẽ xử lý như thế nào?

* QP và AN: Kể chuyện nói về lòng dũng cảm và mưu trí của Lượm đã kiên cường dũng cảm vượt qua mặt trận bom đạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.

+ Bảo Cá Sấu đưa lại nhà để lấy quả tim để ở nhà.

+ Vì lộ bộ mặt bội bạc giả dối.

+ HS trao đổi để tìm các từ nói lên tính nết của từng con.

- Đại diện các nhóm trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- 3 nhóm HS luyện đọc phân vai.

- Nhận xét.

- HS nêu

- HS lắng nghe

- Lắng nghe

--- Đạo đức

LỊCH SỰ KHI NHẬN ĐIỆN THOẠI (T2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.

- Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.

- Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sống cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: BGĐT

(5)

2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1 Bài cũ: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.

- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện điều gì?

- Giáo viên nhận xét,đánh giá.

2. Bài mới:

Giới thiệu: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.

* Hoạt động 1: Đóng vai

+ Mục tiêu: Hs thực hành kĩ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống

Thảo luận và đóng vai theo nhóm đôi + Cách tiến hành:

Giáo viên đưa ra tình huống.

- TH1: Bạn nam gọi điện cho bà ngoại để hỏi thăm sức khỏe.

- TH2: Một người gọi nhầm số máy nhà Nam.

- TH3: Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác.

- Giáo viên mời một số nhóm lên đóng vai.

- Giáo viên có thể gợi ý: Cách trò chuyện như vậy đã lịch sự chưa? Vì sao?

- Giáo viên kết luận: Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự.

* Hoạt động 2: Xử lí tình huống

+ Mục tiêu: Hs biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại.

+ PP: Đàm thoại, thảo luận nhóm + Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm (4, 5 em) thảo luận xử lí 1 trong 3 tình huống. Em

- Hs trả lời .

- Hs lắng nghe

- Hs thảo luận nhóm, đóng vai theo các tình huống do GV nêu

- Các nhóm lên trước lớp đóng vai - Nhóm khác tham gia ý kiến - Hs trả lời...

- Hs lắng nghe và nhắc lại phần kết luận của GV

- Hs thảo luận theo nhóm (nhóm 1,2 t/ huống a. nhóm 3,4 t/ huống b. nhóm 5,6 t/ huống c )

- Đại diện từng nhóm trình bày

- Nghe bạn tl

- Thảo luận cùng nhóm

- Quan sát

(6)

sẽ làm gì trong tình huống sau? Vì sao?

- T.huống a: Có điện thoại gọi mẹ khi mẹ vắng nhà.

- T.huống b: Có điện thoại gọi cho bố, nhưng bố đang bận.

- T.huống c: Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.

- GV mời đại diện nhóm lên trình bày - GV nêu các câu hỏi để hs liên hệ thực tế:

+ Trong lớp chúng ta, em nào đã gặp những tình huống tương tự /

+ Em đã làm gì trong tình huống đó ? - GV nhận xét và KL: Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.

3. Củng cố – dặn dò:

- Về nhà xem lại bài.

- Chuẩn bị bài sau : Lịch sự khi đến nhà người khác.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

cách giải quyết trong mỗi tình huống., nhóm khác theo dõi, bổ sung.

- Hs trả lời....

- HS theo dõi và nhắc lại kết luận của GV

- Hs theo dõi

………

Hoạt động ngoài giờ lên lớp VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 7: KHI THẤY NGƯỜI KHÁC NGHỊCH PHÁ BIỂN BÁO HIỆU GT I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu biển báo giao thông là của công, chúng ta cần phải giữ gìn; việc nghịch phá BBGT là hành vi xấu, không được làm.

2. Kĩ năng:

- HS có ý thức, thói quen giữ gìn, bảo vệ các BBGT.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè giữ gìn, bảo vệ các BBGT.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

(7)

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. Hoạt động dạy học:

1. Trải nghiệm: (5p)

- Khi tham gia giao thông trên đường, em đã từng gặp những BBGT nào?

- Các em có nên nghịch phá các BBGT không? Vì sao?

- Nếu thấy có bạn đang nghịch phá BBGT, em sẽ làm gì?

2. Hoạt động cơ bản: (10p)

- GV kể hoặc yêu cầu một HS đọc câu chuyện “Đừng nghịch phá nữa bạn ơi!”, kết hợp chiếu các tranh minh họa.

- GV nêu câu hỏi: Thấy hai bạn nghịch phá BBGT, Thủy đã làm gì?

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi:

Theo em, hành động của Thủy có đúng không? Vì sao?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4:

Nếu em ngăn cản nhưng người nghịch phá BBGT vẫn không dừng lại thì em sẽ làm gì?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng: Nếu em ngăn cản nhưng người nghịch phá BBGT vẫn không dừng lại thì em có thể báo cho bất kỳ người lớn nào ở gần đó biết để họ can ngăn, hoặc gọi điện thoại báo cho các chú công an, v.v…

3. Hoạt động thực hành: (10p)

- GV cho HS quan sát các tranh trong sách, yêu cầu HS lần lượt xác định hành vi đúng, sai của các bạn trong tranh bằng hình thức giơ thẻ Đúng/

- HS tự do phát biểu ý kiến.

- HS tự do phát biểu ý kiến.

- HS tự do phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- Thấy hai bạn nghịch phá BBGT, Thủy đã can ngăn các bạn một cách cương quyết.

- Theo em, hành động của Thủy rất đúng, vì BBGT là của chung. Nó giúp mọi người lưu thông an toàn trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.

- HS tự do phát biểu ý kiến.

- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Hình 1: Sai. Vì bạn nhỏ trèo lên BBGT sẽ làm gãy đổ BBGT và gây nguy hiểm cho chính bạn đó.

- Hình 2: Sai. Vì BBGT là của chung.

Nó giúp mọi người lưu thông an toàn

(8)

Sai. GV yêu cầu một vài em giải thích về sự lựa chọn của mình.

- GV hỏi: Em sẽ làm gì khi nhìn thấy hành động của những người trong các hình đó? Vì sao?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

+ Kết luận: Biển báo GT là của công, ta cần gìn giữ, không được nghịch phá.

4. Hoạt động ứng dụng: (10p)

- GV cho HS nêu tình huống theo nội dung bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mỗi cá nhân tự làm vào vở nháp bài tập sau:

- GV mời một số em lần lượt trình bày đoạn tiếp của câu chuyện, các em khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, tuyên dương HS có cách xử lý hay.

- GV cho HS đóng vai xử lí tình huống:

+ GV cho HS thảo luận nhóm 3 để phân công, chuẩn bị đóng vai, sau đó mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm diễn hay nhất.

- GV chốt ý:

+ Nghịch phá biển báo giao thông Đó là điều xấu em không được làm.

5. Củng cố, dặn dò: (5p)

- GV liên hệ giáo dục: Khi thấy người khác nghịch phá BBGT, các em phải làm gì?

- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà

trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.

- Hình 3: Sai. Vì hai bạn nhỏ tự ý sơn lên BBGT sẽ khiến cho người đi đường không nhìn thấy được nội dung BBGT và dễ gây tai nạn…

- Vài HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mỗi cá nhân tự làm vào vở nháp.

- Một số em lần lượt trình bày đoạn tiếp của câu chuyện, các em khác bổ sung ý kiến.

- Nhận xét, tuyên dương bạn có cách xử lý hay.

- HS đóng vai xử lí tình huống:

+ HS thảo luận nhóm 3 để phân công, chuẩn bị đóng vai, sau đó mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ Nhận xét, tuyên dương nhóm diễn hay nhất.

- Vài HS nhắc lại.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

****************************************

(9)

Ngày soạn: Ngày 27 tháng 2 năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021 Toán

Tiết 117: BẢNG CHIA 4 I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Lập được bảng chia 4.

2. Kỹ năng

- Nhớ được bảng chia 3

- Biết giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 3.

3. Thái độ

- HS học tập đúng đắn

* HSKT: Thuộc được 2 phép tính trong bảng chia 4 II. Chuẩn bị

- Thẻ chấm tròn, bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - Gọi HS đọc bảng nhân 4 - GV nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Hướng dẫn lập bảng chia 4 (10p)

a. Giới thiệu phép chia cho 4 - GV gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn.

+ 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

- GV ghi: 4 x 3 = 12

+ Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn. Mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?

- Từ phép nhân: 4 x 3 = 12 - Ta có phép chia: 12 : 4 = 3 b. Lập bảng chia cho 4

- GV cho HS dựa vào bảng nhân lập bảng chia.

- 3 HS đọc

- Nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe

- 12 chấm tròn (4 x 3 = 12)

- Có 3 tấm bìa (12 : 4 = 3)

- HS thực hiện lập bảng chia.

- HS học thuộc lòng bảng chia.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Học thuộc từ 2

(10)

2. HĐ2: Thực hành (19p) Bài 1: Tính nhẩm

- Yêu cầu HS dựa vào bảng chia 4 vừa học để làm bài

- GV nhận xét, yêu cầu HS đổi vở kiểm tra

* Củng cố lại bảng chia 4.

Bài 2: Giải toán

- GV gợi ý hướng dẫn - GV chữa bài

* Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

Bài 3: Giải toán

- Chú ý HS phân biệt sự khác nhau chia thành phần bằng nhau và chia theo nhóm.

* Củng cố cách làm toán có lời văn.

Bài 4: Tính nhẩm

- GV tổ chức thành trò chơi tiếp sức

- Nhận xét, chốt bài C. Củng cố, dặn dò (5p)

- Gọi HS đọc thuộc bảng chia 4 - Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu

- Cả lớp nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính.

- 1 HS đọc đề và phân tích đề toán.

- Cả lớp tự giải vào vở.

- 1 HS chữa bài - nhận xét.

Bài giải

Mỗi bàn được xếp số cái cốc là:

24 : 4 = 6 (cái) Đáp số: 6 cái cốc.

- HS nêu yêu cầu - Cả lớp tự giải vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Xếp được số hộp bóng là:

20 : 4 = 5 (hộp) Đáp số: 5 hộp bóng

- HS nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa bài 2 và bài 3.

- HS tham gia trò chơi

- 3, 5 HS đọc - HS lắng nghe

phép chia - Theo dõi và làm được từ 2 phép tính - Theo dõi

- Theo dõi

- Theo dõi

--- Kể chuyện

(11)

Tiết 24: QUẢ TIM KHỈ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhớ lại nội dung câu chuyện 2. Kỹ năng

- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện 3. Thái độ

- HS yêu thích môn học

* HSKT: Biết lắng nghe bạn kể chuyện II. Chuẩn bị

- Tranh SGK.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - Gọi HS kể lại câu chuyện tuần 23

- Nêu ý nghĩa câu chuyện?

- Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Dựa vào tranh kể lại câu chuyện (15p)

+ Hãy nêu nội dung từng tranh?

+ Bức tranh 1 vẽ cảnh gì ? + Tranh 2 vẽ cảnh gì?

+ Tranh 3 minh hoạ điều gì?

+ Tranh 4 vẽ cảnh gì?

- Yêu cầu HS chia thành nhóm. Mỗi nhóm 4 em yêu cầu các em thực hành kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình.

- Yêu cầu HS kể lại từng đoạn trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

- 2 HS kể trước lớp - Nhận xét

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh kể lại từng đoạn chuyện.

+ Tranh 1: Khỉ kết bạn với Cá Sấu + Tranh 2: Cá Sấu mời Khỉ về nhà chơi

+ Tranh 3: Khỉ thoát nạn.

+ Tranh 4: Bị Khỉ mắng, Cá Sấu tẽn tò lủi mất.

- HS nối tiếp kể từng đoạn theo tranh.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

- Quan sát tranh

- Lắng nghe

(12)

2. HĐ2: Phân vai dựng lại câu chuyện (14p)

- GV chia mỗi nhóm 4 HS yêu cầu cùng nhau dựng lại nội dung câu truyện trong nhóm theo hình thức phân vai

- GV nhận xét tuyên dương những nhóm kể tốt.

- Gọi nhóm dựng lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét tuyên dương nhóm kể hay

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS tập phân vai dựng lại câu chuyện.

- 3 nhóm tự phân vai thi dựng lại câu chuyện trước lớp.

- Nhận xét, bình chọn nhóm kể hay

- HS lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

--- Chính tả (Nghe viết)

Tiết 47: QUẢ TIM KHỈ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Làm được BT2,3 (a/b) 2. Kỹ năng

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.

3. Thái độ

- HS rèn luyện chữ viết

* HSKT: Nhìn chép lại được đoạn văn II. Chuẩn bị

- Bảng phụ, bảng con III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Nhận xét bài viết trước của HS và kiểm tra bài tập của HS đã làm.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Hướng dẫn nghe viết (19p)

- HS thực hiện yêu cầu GV

- HS lắng nghe

(13)

- GV đọc bài chính tả

+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?

+ Tìm lời của Khỉ và Cá Sấu, những lời đó đặt sau dấu gì?

- Hướng dẫn viết từ khó:

- GV đọc cho HS viết - Soát lỗi

- Thu 7 - 8 bài nhận xét chung 2. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập (10p)

- GV treo bảng phụ

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2a.

- GV nhận xét, chốt kiến thức Bài 3: GV cho cả lớp làm miệng C. Củng cố, dặn dò (5p)

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc lại.

+ HS nêu: Khỉ, Cá Sấu, Tôi vì là tên nhân vật và các chữ đầu câu.

+ Lời của Khỉ đặt sau dấu hai chấm, gạch ngang đầu dòng.

- HS tự tìm từ khó viết:

+ Ví dụ: chả ai chơi, Cá Sấu,...

- HS viết từ khó vào bảng con.

- HS viết vở.

- Soát bài.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc

- Cả lớp tự làm bài tập.

- 1 em lên bảng chữa bài.

- Nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp làm vở bài tập.

- Chữa bài - nhận xét.

- HS lắng nghe

- Lắng nghe

- Nhìn sách chép lại đoạn văn

- Theo dõi

***********************************

Ngày soạn: Ngày 27 tháng 2 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2021 Tập đọc Tiết 72: VOI NHÀ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người.

2. Kỹ năng

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học

* QTE: Quyền và bổn phận sống thân thiện với thiên nhiên, với những con vật có ích (HĐ2)

(14)

* HSKT: Luyện đọc nối tiếp câu II. Các kĩ năng sống cơ bản (HĐ2) - Ra quyết định

- Ứng phó với căng thẳng III. Chuẩn bị

- Tranh sgk

IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - Gọi HS đọc bài giờ trước - Nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Luyện đọc (16p) a. GV đọc mẫu toàn bài

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - Luyện đọc từ khó.

b. Đọc đoạn

c. Hướng dẫn đọc câu khó + Những kìa, / con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh xe qua vũng lầy.//

+ Lôi xong,// nó huơ vòi về phía lùm cây / rồi lững thững đi theo phía bản Tun.//

e. Thi đọc

g. Đọc đồng thanh

2. HĐ2: Tìm hiểu bài (8p) + Vì sao những người trong xe phải ngủ đêm trong rừng?

+ Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?

+ Con voi đã giúp họ thế nào?

- GV treo tranh và giảng tranh

- 2 HS đọc

- HS lắng nghe

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.

- HS đọc từ khó

+ Ví dụ: lừng lững, quặp vòi, huơ vòi.

- HS luyện đọc các từ khó.

- HS luyện đọc đoạn - HS thực hiện

- HS luyện đọc câu dài.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- HS đọc các từ chú giải cuối bài đọc.

- Thi đọc trước lớp - Đọc đồng thanh.

+ Xe bị sa xuống vũng lầy không đi được.

+ Mọi người sợ con voi đập tan xe.

Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn, Cần ngăn lại.

+ Quặp chặt vòi vào đầu xe, co vòi

- Lắng nghe

- Lắng nghe và đọc nối tiếp câu

- Lắng nghe

(15)

+ Tại sao mọi người nghĩ rằng đã gặp voi nhà?

* KNS, QTE: Em đã bao giờ gặp tình huống như các chú bộ trong bài chưa? Nếu là em em sẽ xử lý như thế nào?

3. HĐ3: Luyện đọc lại (5p) - GV nhận xét, tuyên dương C. Củng cố, dặn dò (5p) - Gọi HS đọc lại bài và nhắc lại nội dung bài

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

lôi mạnh cho xe qua vũng lầy.

+ Vì nó không dữ tợn phá phách như voi rừng...

- HS trả lời

- Học sinh thi đọc lại bài.

- HS thực hiện - HS lắng nghe.

………..

Toán

Tiết 118: MỘT PHẦN TƯ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết bằng hình ảnh trực quan “Một phần tư”, biết đọc, viết một phần tư.

- Không làm bài tập 2, 3.

2. Kỹ năng

- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành bốn phần bằng nhau.

3. Thái độ

- HS phát triển tư duy

* HSKT: Biết đọc và viết một phần tư II. Chuẩn bị

- Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỒNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - Gọi HS đọc bảng chia 4 - GV nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Giới thiệu một phần tư (10p)

- GV đưa một hình vuông chia thành 4 phần bằng nhau giới

- 3 HS đọc.

- Nhận xét

- HS quan sát

- Lắng nghe

- Quan sát

(16)

thiệu.

- Hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau, tô màu 1 phần, như thế là đã tô màu một phần tư hình vuông.

- Hướng dẫn viết: 1 4 - Đọc: một phần tư

2. HĐ2: Thực hành (19p) Bài 1: Đã tô màu 1/4 hình nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn sau đó làm vở.

- Nhận xét

* Củng cố cách nhận biết 1/4 C. Củng cố, dặn dò (5p) - GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe

- HS viết và đọc thành thạo 1 4 - 1 HS đọc.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận cặp đôi sau đó làm vào vở, 1 cặp làm bảng phụ.

- Nhận xét

- HS lắng nghe

- Lắng nghe

- Theo dõi, đọc và viết được một phần tư

********************************

Ngày soạn: Ngày 27 tháng 2 năm 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 Tập làm văn

Tiết 24: ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH, NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biêt Lắng nghe và trả lời câu hỏi - Không làm BT1, 2.

2. Kỹ năng

- Nghe kể trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui.

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ học tập đúng đắn.

* HSKT: Biết lắng nghe

II. Các kĩ năng sống cơ bản (BT2) - Giao tiếp: ứng xử văn hoá

- Lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị

- Tranh BT3

(17)

IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- GV đưa ra một số trường hợp gọi HS đứng tại chỗ nêu lời đáp của mình.

- Nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới (29p) Bài 1, 2 (Giảm tải)

Bài 3: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi

- GV cho HS đọc thầm nội dung câu hỏi, quan sát tranh hình dung mẩu chuyện.

- Đây là một câu chuyện vui.

- GV kể câu chuyện.

- GV cho học sinh đáp miệng sau đó yêu cầu học sinh ghi câu trả lời vài VBT.

* KNS: Giáo dục HS có cách ứng xử văn minh

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- Thảo luận 4 câu hỏi và trả lời.

- 1, 2 HS dựa vào câu hỏi kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện.

- HS làm vở bài tập - Đọc bài làm trước lớp - Nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

--- Toán

Tiết 119: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Thuộc bảng chia 4 2. Kỹ năng

- Biết giải toán có một phép tính chia trong bảng chia 4.

- Biết thực hiện phép tính chia có kèm theo đơn vị.

3. Thái độ

- HS phát triển tư duy

* HSKT: Làm được 2 phép tính BT1 II. Chuẩn bị

(18)

- Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - Tính: 5 x 4 : 4 =

7 x 4 : 4 =

- Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p) 2. Dạy bài mới

Bài 1: Tính nhẩm (4p)

- GV tổ chức cho HS tính, kiểm tra bảng chia 4.

* Bài tập củng cố lại bảng chia 4 Bài 2: Số? (4p)

- Kiểm tra việc quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

* BT củng cố kiến thức gì?

Bài 3: Giải toán (9p)

- Cho HS đọc đề và phân tích đề.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

* Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

Bài 4: Giải toán (9p)

- Y/c hs làm bài vào vở, 1 hs làm bảng phụ

* Củng cố cách giải toán có lời văn.

Bài 5: Tính nhẩm (3p) - HS tự làm bài

- Nhận xét

- 2 HS lên bảng - Lớp làm nháp - Nhận xét, chữa bài

- HS nêu yêu cầu

- HS nối tiếp nhau đọc phép tính và nêu kết quả.

- HS nêu yêu cầu

- HS thực hiện phép tính.

- HS nêu được: từ 1 phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia.

- 1 HS đọc đề và phân tích đề.

- HS giải bài vào vở.

Bài giải

Một tổ được chia số quyển vở là:

24 : 4 = 6 (quyển)

Đáp số: 6 quyển vở.

- HS nêu yêu cầu

- HS tự làm bài vào vở.

Bài giải

Căn phòng đó có số cửa sổ là:

24 : 4 = 6 (cửa)

Đáp số: 6 cửa sổ.

- Chữa bài, nhận xét.

- HS đọc yêu cầu - HS tự làm vào vở - Nhận xét

- Theo dõi

- Làm được 2 phép tính BT1 - Theo dõi

- Theo dõi

- Theo dõi

- Theo dõi

(19)

* BT củng cố kiến thức gì?

C. Củng cố, dặn dò (5p)

- Gọi HS đọc lại bảng nhân, chia 4

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và làm bài

- HS thực hiện - HS lắng nghe

--- Tập viết

CHỮ HOA: U, Ư (Tiết 24) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Ươm cây gây rừng.

2. Kỹ năng

- Viết đúng chữ hoa U, Ư; chữ và câu ứng dụng: Ươm, Ươm cây gây rừng.

3. Thái độ

- HS có ý thức bảo vệ cây trồng.

* HSKT: Viết được chữ hoa U,Ư đúng độ cao II. Chuẩn bị

- Mẫu chữ hoa, bảng con III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Giờ trước học bài gì. Yêu cầu HS lên bảng viết lại chữ hoa U, Ư đã học giờ trước

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: HD viết chữ hoa (5p) - Hướng dẫn HS quan sát chữ U hoa.

- GV viết mẫu và nêu lại cách viết.

- Hướng dẫn viết chữ Ư hoa.

+ Hướng dẫn nhận xét so sánh chữ U và chữ Ư: giống nhau 2 nét cơ bản, khác nhau chữ Ư có dấu phụ.

- GV viết mẫu cho HS quan sát.

- HS thực hiện

- HS quan sát, nhận xét:

+ Chữ U cao 5 li, gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét móc ngược phải.

- HS lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con chữ U - HS nhận xét, so sánh.

- Viết vào bảng con.

- Nhận xét.

- Quan sát - Lắng nghe - Viết bảng con

(20)

2. HĐ2: Viết cụm từ ứng dụng (5p)

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng (treo bảng phụ)

- GV viết mẫu cụm từ ứng dụng 3. HĐ3: Viết vào vở (19p) - GV thu 7 - 8 bài nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5p) - BVMT: Nhắc nhở HS trồng cây gây rừng để bảo vệ môi trường...

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau.

- HS quan sát, nhận xét độ cao các chữ cái:

+ Chữ U, Ư, g, y cao 2,5 li.

- Chữ r cao 1,25 li, các chữ còn lại cao 1 li.

- HS viết chữ Ươm vào bảng con.

- Nhận xét.

- HS viết vào vở lần lượt từng dòng.

- HS lắng nghe

- Quan sát

- Viết được 1 dòng chữ hoa U, Ư cỡ nhỡ

--- BUỔI CHIỀU

Bồi dưỡng Toán ÔN TẬP BẢNG CHIA 4 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Ghi nhớ bảng chia 4 đã học bằng thực hành tính và giải bài toán.

2. Kĩ năng

- Củng cố kiến thức về 1/4.

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận cho HS.

* HSKT: Làm được 2 phép tính trong bài tập 1 II. Đồ dùng : Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs đọc thuộc lòng bảng chia 4 - HS đọc bài - Lắng

(21)

- Hs nhận xét. Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.

b. Nội dung Bài 1: Tính nhẩm - Gọi hs nêu yêu cầu.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:

Truyền điện.

- GV nhận xét, củng cố bảng chia 4 Bài 2: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm

- Gọi HS đọc bài làm của mình

- GV củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

Bài 3: Đánh dấu x vào ô hình tô màu

1 4

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm - Chữa bài:

- Yêu cầu HS giải thích.

- Gv nhận xét.

Bài 4: Khoanh vào 1

4 số bông hoa.

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự khoanh - Chữa bài:

- Vì sao em khoanh được như vậy?

Bài 5:

- Gọi hs đọc bài toán.

- Bài cho biết gì ? - Bài hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt.

- Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS nối tiếp nhau đọc kết quả (mỗi em đọc một cột)

- HS chơi trò chơi.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lần lượt làm bảng phụ.

- Nhận xét và chữa bài 3 x 4 = 12 2 x 3 =6 12 : 3 = 4 6 : 2 = 3 12 : 4 = 3 6 : 3 = 2

- HS nêu yêu cầu -1 HS nêu, giải thích.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS quan sát.

- Chữa bài, giải thích

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 3HS nêu.

- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- 1 HS lên bảng giải bảng phụ,

nghe

- Lắng nghe và làm được 2 phép tính - Theo dõi

- Theo dõi

- Theo dõi

- Theo dõi

(22)

- Chữa bài:

- Nêu cách đặt lời giải khác?

- GV nhận xét

- GV: Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn..

3. Củng cố, dặn dò:

- GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét giờ học

lớp làm vào vở.

Bài giải

16 người đã ngồi vào số bàn là:

16 : 4 = 4( bàn) Đáp số: 4 bàn

- HS lắng nghe

--- BỒI DƯỠNG TOÁN

LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Ôn lại cho HS bảng chia 4, các bài tập dạng nhân chia liên tiếp.

2. Kỹ năng

- Biết thực hiện và giải các bài tập.

3. Thái độ

- HS có ý thức tự học tập.

II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Vở ô li

III. Hoạt động dạy học A. Ổn định tổ chức (1p)

- Giờ toán trước các con học bài gì?

- Nhận xét

B. Nội dung (32p) 1. Giới thiệu bài 2. Thực hành

- GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau:

Bài tập 1 (BT2-VNCT 37) - GV gợi ý hướng dẫn cách làm - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi một số HS lên bảng làm

- GV nhận xét chữa bài, chốt kiến thức

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm vào vở

- 5 HS lên bảng làm - Kết quả:

1/4 của 12 cm là 12 cm : 4 = 3 cm 1/4 của 20 dm là 20 dm : 4 = 5 dm … - Nhận xét, chữa bài

(23)

Bài tập 2 (BT3-VNCT 38)

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài vào vở

- Đại diện một số cặp làm bảng phụ - GV nhận xét chữa bài, chốt kiến thức Bài tập 3 (BT1-Violympic T136) - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài vào vở

- Đại diện một số cặp làm bảng phụ - GV nhận xét chữa bài, chốt kiến thức Bài tập 4 (BT3-Violympic T136) HSG - GV gợi ý hướng dẫn cách làm

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi HS lên bảng làm

- GV nhận xét chữa bài, chốt kiến thức C. Củng cố dặn dò (5p)

- Tiết học hôm nay ôn lại kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học. Dặn dò về nhà.

- HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm vào vở

- 3 cặp làm bảng phụ

- Nhận xét, chữa bài - HS đọc yêu cầu của bài tập

- HS làm vào vở - 1 cặp làm bảng phụ

- Nhận xét, chữa bài - Kết quả : Có 27 viên bi

- HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm vào vở

- 1 HS lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài

- HS trả lời - HS lắng nghe

………

Bồi dưỡng Tiếng việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU 1.Mục tiêu chung a.Kiến thức:

- Làm được BT(1) a / b,hoặc BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

- HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt có âm đầu dễ lẫn: s /x; út / uc.

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến muông thú.

b.Kĩ năng:

- Hiểu các câu thành ngữ trong bài. H/ả so sánh.

c.Thái độ :

- HS viết đúng chính tả, trình bày đẹp, cẩn thận - Bồi dưỡng cho các em yêu thích học tiếng Việt.

2. Mục tiêu riêng

- Kể tên được một số loài thú II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ có viết sẵn hai bài tập chính tả. SGKTH TV & Toán - HS: Vở ghi, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Lâm

(24)

1. Ổn định tổ chức. (1p) - Cho HS hát tập thể.

2. Kiểm tra (5p)

- Gọi 3 HS lên bảng viết các chữ mà tiết trước HS viết sai.

2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả

HĐ 3. Làm bài tập chính tả.

Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS N/x và chữa bài

(Lời giải:... suối … sức… .Suối…

xin…sững sờ…. tiếp tục,…

xuống ...vục…hút… hút... xa.) HĐ 4: HD làm BT LT & câu:

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- HD câu mẫu trong SGK THTV - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS N/x và chưã bài – đánh giá.

(Lời giải: .a) Cua bò như thế nào?

b) Báo leo trèo như thế nào?

c) Đại bang ăn như thế nào?

d) Hổ nói năng như thế nào?

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

(Lời giải: a) -> 3); b) -> 1) ; c) ->

4) ; d) -> 5) ; e) -> 2).

4. Củng cố - dặn dò (3p)

GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt, nhắc nhở những em còn chưa chú ý học.

- HS hát tập thể.

- Lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng con hai tiếng bắt đầu bằng x; 2 tiếng bắt đầu bằng s.

- HS dưới lớp viết bảng con.

- Lắng nghe và nhắc lại y/c bài.

- HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

- Nêu yêu cầu bài tập và mở SGK THTV& T.

- 2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.

- 1 HS lªn ch÷a.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Nêu yêu cầu bài tập và mở SGK THTV& T.

- 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.

- HS làm bài - Đọc bài:

+ - Nhận xét, đnáh giá cùng GV.

- Lắng nghe và thực hiện.

-Theo dõi

-Viết được tên một số loài thú

...

Bồi dưỡng Tiếng việt

(25)

LUYỆN VIẾT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt s/x; uc/ut.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em đọc 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo: Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim của bạn. Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo: Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.

b. Hoạt động 2: Bài tập (12 phút):

Bài 1. Điền s hoặc x vào chỗ trống cho phù hợp:

a) …...âu bọ …...âu kim b) giọt …...ương ...ương cá c) mê …...ay …...ay bột

d) ...âm lược củ …...âm

Đáp án:

a) sâu bọ xâu kim

b) giọt sương xương cá

c) mê say xay bột

d) xâm lược củ sâm Bài 2. Điền uc hoặc ut vào chỗ trống:

chim cánh c... cao v...

Đáp án:

chim cánh cụt cao vút

(26)

n... chai m... nước nút chai múc nước Bài 3. Chọn từ trong ngoặc để điền vào

chỗ trống :

a) ... nhát cây …...

b) lá ... rè ... hậu c) chim …... lũ ...

d) ... bóng ... mừng (rụt, trút, phúc, chúc, lụt, nhút, cút, sút)

Đáp án:

a) nhút nhát cây trút b) lá rụt rè phúc hậu c) chim cút lũ lụt

d) sút bóng chúc mừng

c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

*************************************

Ngày soạn: Ngày 27 tháng 2 năm 2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2021

Chính tả (Nghe viết) Tiết 48: VOI NHÀ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhớ được nội dung đoạn cần viết.

2. Kỹ năng

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời nhân vật. Làm được BT2,3 (a/b)

3. Thái độ

- HS rèn luyện chữ viết

* HSKT: Nhìn sách chép lại được đoạn văn II. Chuẩn bị

- Bảng con.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - GV đọc: say sưa, xông lên, chăm chút, lụt lội.

- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con

- Viết bảng con

(27)

- GV nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Hướng dẫn nghe viết (23p)

- GV đọc bài chính tả 1 lần.

+ Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than?

- Hướng dẫn viết từ khó.

- Nêu tư thế ngồi viết đúng - GV đọc cho HS viết vở - GV thu 7 - 8 bài nhận xét

2. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập (6p)

Bài 2a:

- GV treo bảng phụ.

- HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm vở - Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét

- 1 học sinh đọc lại.

+ Câu "Nó đập tan xe mất" có dấu gạch ngang.

+ Câu: " Phải bắn thôi" có dấu chấm than.

- HS tự tìm từ khó viết:

+ Ví dụ: huơ, quặp,...

- HS luyện viết từ khó vào bảng con.

- Nhận xét.

- HS nêu trước lớp - HS viết vào vở.

- Soát bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Chữa bài.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe

- Lắng nghe

- Nhìn sách chép lại

- Theo dõi

--- Tập làm văn

Tiết 24: ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH, NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biêt Lắng nghe và trả lời câu hỏi - Không làm BT1, 2.

2. Kỹ năng

- Nghe kể trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui.

3. Thái độ

(28)

- Học sinh có thái độ học tập đúng đắn.

* HSKT: Biết lắng nghe

II. Các kĩ năng sống cơ bản (BT2) - Giao tiếp: ứng xử văn hoá

- Lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị

- Tranh BT3

IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- GV đưa ra một số trường hợp gọi HS đứng tại chỗ nêu lời đáp của mình.

- Nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới (29p) Bài 1, 2 (Giảm tải)

Bài 3: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi

- GV cho HS đọc thầm nội dung câu hỏi, quan sát tranh hình dung mẩu chuyện.

- Đây là một câu chuyện vui.

- GV kể câu chuyện.

- GV cho học sinh đáp miệng sau đó yêu cầu học sinh ghi câu trả lời vài VBT.

* KNS: Giáo dục HS có cách ứng xử văn minh

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- Thảo luận 4 câu hỏi và trả lời.

- 1, 2 HS dựa vào câu hỏi kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện.

- HS làm vở bài tập - Đọc bài làm trước lớp - Nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

--- Toán

Tiết 120: BẢNG CHIA 5 I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Lập được bảng chia 5

(29)

2. Kỹ năng

- Nhớ được bảng chia 5

- Biết giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 5.

3. Thái độ

- Ý thức học tập đúng đắn

* HSKT: Thuộc được 2 phép tính trong bảng chia 5 II. Chuẩn bị

- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - Gọi HS đọc bảng chia - Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Giới thiệu phép chia cho 5 (9p)

- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn?

- Giới thiệu phép chia cho 5 + Có 20 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?

- Từ phép nhân 5 x 4 = 20 - Ta có phép chia: 20 : 5 = 4 2. HĐ2: Thực hành (20p) Bài 1: Tính nhẩm

- Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, đánh giá

* Rèn kỹ năng tính nhẩm.

Bài 2: Tính nhẩm

- Gọi HS lên bảng làm bài - GV nhận xét, yêu cầu HS đổi vở kiểm tra cho nhau.

* BT củng cố kiến thức gì?

Bài 3: Giải toán

- Gọi HS đọc đề và phân tích đề

- 3 HS đọc - Nhận xét

- Có 20 chấm tròn: 5 x 4 = 20

- Có 4 tấm bìa: 20 : 5 = 4

- HS vận dụng lập bảng chia cho 5 từ bảng nhân 5.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm miệng: nối tiếp nhau nêu kết quả.

- HS đọc yêu cầu

- 3 HS lên bảng, dưới lớp làm VBT

- Nhận xét

- Phân tích đề.

- Lắng nghe

- Theo dõi

- Theo dõi và làm được 2 phép tính BT1 - Theo dõi

(30)

toán. Y/c hs làm vở 1 hs làm bảng phụ

- Treo bảng phụ chữa bài

* Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

Bài 4: Giải toán

- GV cho HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm - Nhận xét

* Củng cố cách giải toán có lời văn.

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Gọi HS đọc bảng chia 5 - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và làm bài

- Tóm tắt rồi giải vào vở.

Bài giải

Mỗi tổ nhận được số tờ báo là:

20 : 5 = 4 (tờ) Đáp số: 4 tờ báo

- HS đọc đề, phân tích đề tự tìm phép tính rồi giải.

Bài giải

Số tổ được chia báo là:

20 : 5 = 4 (tổ) Đáp số: 4 tổ - HS nêu được sự giống nhau và khác nhau của hai bài 3 và 4.

- HS thực hiện theo yêu cầu GV - HS lắng nghe

- Theo dõi

- Theo dõi

--- Luyện từ và câu

Tiết 24: TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật.

2. Kỹ năng

- Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

3. Thái độ

- HS có ý thức bảo vệ các loài thú

* HSKT: Đọc tên được một số loài thú II. Chuẩn bị

- ƯDCNTT

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Kiểm tra bài tập giờ trước của - HS thực hiện yêu cầu của GV

(31)

HS

- Nhận xét chung, đánh giá.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới Bài 1 (10p)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- GV cho HS làm việc theo cặp.

Bài 2: HS làm miệng (12p)

- GV chia lớp thành các nhóm: hổ, voi, thỏ, sóc...

- Khi GV nói "hổ" - HS nhóm hổ nói "dữ như hổ"

- Khuyến khích HS tìm thêm các từ tương tự (VD: nhát như cáy) Bài 3: Cả lớp làm vào vở (7p) (ƯDCNTT)

- GV chiếu đoạn văn lên phông chiếu y/c hs điền dấu

- GV chốt lời giải đúng.

- Y/c hs đọc lại sau khi đã điền đúng

C. Củng cố, dặn dò (5p)

- GV đưa tên một số con vật và đặc điểm của các con vật.

- Gọi HS nêu nhanh một số thành ngữ nói về đặc điểm của các con vật.

- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc - lớp đọc thầm.

- Học sinh thảo luận tìm từ thích hợp chỉ tính nết của mỗi con vật.

- Nêu từ thích hợp và nhận xét - HS nêu yêu cầu

- HS lần lượt nêu các thành ngữ theo yêu cầu của GV.

- Nhận xét - HS tự tìm

- HS tự điền dấu chấm, dấu phẩy vào bài.

- Nhiều HS đọc bài làm.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe

- Lắng nghe - Theo dõi, đọc tên được một số loài thú - Theo dõi

- Theo dõi

--- Tự nhiên và Xã hội

Tiết 24: CÂY SỐNG Ở ĐÂU?

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Biết được cây cối có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước 2. Kỹ năng

- Nêu được tên một số loài cây sống trên cạn và dưới nước

(32)

3. Thái độ

* BVMT (HĐ2) - Biết bảo vệ cây cối.

- Biết cây cối, các con vật có thể sống ở môi trường khác nhau: đất, nước, không khí.

- Nhận ra sự phong phú của cây cối.

* BĐ: Biết cây cối có thể sống ở môi trường khác nhau: đất, nước, không khí.

- Nhận ra sự phong phú của cây cối.

* HSKT: Nêu tên được một số loài cây sống trên cạn II. Chuẩn bị

- PHTM

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Kiểm tra bài cũ

- Giờ trước ôn tập GV không kiểm tra

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (5p)

- GV giới thiệu chủ điểm Tự nhiên sau đó giới thiệu vào bài

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Cây sống ở đâu? (15p) ( PHTM)

- GV gửi vào máy tính học sinh 4 bức tranh trong SGK

- HS nhận biết được cây sống ở khắp nơi.

- GV cho HS làm việc theo cặp:

kể tên các loài cây mà em biết theo nội dung: tên cây, nơi sống.

- Hướng dẫn HS làm việc với SGK

+ KL: Cây có thể sống trên cạn, dưới nước, trên không.

2. HĐ2: Thi nói về các loài cây (15p)

- HS hiểu thêm về một số loài cây, nơi sống, đặc điểm.

- GV chia lớp thành 2 đội chơi.

+ Đội 1: nói tên cây

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, nêu tên cây và nơi sống của chúng.

- HS thảo luận cặp

- Đại diện cặp trình bày trước lớp

- HS nhắc lại

- HS chơi trò chơi nêu tên cây và nơi sống.

- Nhận xét.

- Đổi lại vai.

- Quan sát tranh

- Theo dõi và nêu được

(33)

+ Đội 2: nói nơi sống, đặc điểm.

- GV cho HS nhắc lại xem cây sống ở đâu.

- Cây có ích lợi gì?

* BVMT: Cần chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

* BĐ: Biết cây cối có thể sống ở môi trường khác nhau: đất, nước, không khí.

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.

- Đội nào nói đúng nhiều hơn sẽ thắng cuộc.

- HS nhắc lại.

- Điều hoà không khí, ngăn bụi, giảm tiếng ồn, cho hoa trái.

một số loài cây sống trên cạn

--- SINH HOẠT TUẦN 24

1. Các tổ trưởng, lớp trưởng nhận xét 2. GV đánh giá các hoạt động tuần 24

* Ưu điểm:

...

...

...

...

...

...

* Nhược điểm:

...

...

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần 25

* Học tập

- Dup trì tốt học và làm bài trước khi đến lớp

- Duy trì các hoạt động của lớp và của trường đã đề ra.

* Nề nếp

(34)

- Duy trì nền nếp đi học đúng giờ

- Thực hiện tốt nề nếp xếp hàng ra vào lớp và thể dục giữa giờ

* Các hoạt động khác

- Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh xuân hè

==============================================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

§ãng tiÓu phÈm theo néi dung tranh:... Ch¸u

Hiểu được rằng hoạt động Content Marketing càng hiệu quả thì các doanh nghiệp càng đạt được nhiều lợi ích khác nhau, như: nhận diện thương hiệu, thúc đẩy khách

- Phương pháp lô-gích (phản ánh bản chất, rút ra ý nghĩa): Hiện vật chứng tỏ sự tài hoa, óc thẩm mỹ tinh tế của người thợ thủ công thời Lý, phản ánh phần nào đời sống văn

Việc khai thác thông tin về tên, địa điểm, thời gian xây dựng, sự kiện xảy ra của cầu Long Biên cung cấp tư liệu để các nhà nghiên cứu lịch sử tìm hiểu về những sự kiện

Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Lịch Sử 10 - CTST: Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống nhau và khác nhau như

- “Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan” - có nghĩa là: việc ghi chép lịch sử cần phải trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra trong

Kiến thức: Biết một số câu yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.. Kỹ năng: Biết sử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày khi nhận và gọi điện

Bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi III. Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế