• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4

Ngày soạn: 28/9/2018

Ngày giảng:

Thứ 2 ngày 1 tháng 10 năm 2018 Học vần

BÀI 13: ÂM M - N

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS đọc được: n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.

2. Kĩ năng: HS viết được: n, m, nơ, me.

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba má.

3. Thái độ: HS biết kính yêu cha mẹ.

* GDG&QTE: Quyền được yêu thương chăm sóc, có cha mẹ chăm sóc dạy dỗ.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh hoạ.

- Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS đọc bài: i, a - 3 HS đọc SGK.

- GV đọc: i, a, cá, bi.

- Nhận xét – đánh giá

- Lớp viết bảng con.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Dạy âm mới ( 18’)

- Cho học sinh xem tranh 28/SGK, tranh vẽ gì?

- Trong tiếng nơ có âm nào đã học rồi?

- Chị đang cài nơ - Âm ơ đã học - Ghi âm: n và nêu tên âm. - HS theo dõi.

- Hãy tìm và ghép âm n?

- Nêu cấu tạo của âm n?

- HS tìm - cài bảng cài.

- Gồm 2 nét: sổ thẳng, nét móc - Phát âm mẫu: nờ. Khi phát âm đầu lưỡi chạm,

hơi thoát ra miệng và mũi .

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Muốn có tiếng “nơ” ta làm thế nào?

- Hãy tìm và ghép tiếng “nơ”?

- thêm âm ơ đằng sau âm n.

- HS ghép bảng cài.

- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng. - Đọc cá nhân, tập thể.

- Đọc từ mới nờ-ơ-nơ/ nơ - HS đọc cá nhân, tập thể.

- Tổng hợp vần, tiếng, từ. - Đọc cá nhân, tập thê.

* Âm “m”dạy tương tự.

* So sánh sự giống và khác nhau giữa âm n và âm m?

- GV nhận xét - bổ sung

* Giống: đều có nét móc trên và nét sổ thẳng.

Khác: âm m có 2 nét móc, âm n chỉ có 1 nét móc.

c. Đọc từ ứng dụng (8’)

- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Giải thích từ: ca nô, bó mạ.

- Giáo viên treo tranh và giải thích.

- HS tập giải thích - HS đọc trơn cá nhân

(2)

 Ca nô: là phương tiện đi trên sông. - H đánh vần và đọc d. Viết bảng (8’)

- Đưa chữ mẫu,

- Gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- Chữ n gồm mấy nét. Cao mấy đơn vị - Giáo viên viết mẫu chữ n và nêu cách viết + Đặt bút viết nét móc xuôi rê bút viết nét móc 2 đầu, điểm kết thúc trên đường kẻ 2.

- Viết nơ: đặt bút viết n, lia bút viết ơ sau chữ n.

- HS đọc chữ mẫu

- HS quan sát nhận xét - gồm 2 nét, cao 2 ô

- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.

- Nhận xét - sửa cho HS

* Tương tự hướng dẫn viết chữ m, me

- HS quan sát - tập viết bảng.

Tiết 2 1. Luyện tập

a. Luyện đọc (18’)

- Cho HS đọc bảng lớp. - Đọc cá nhân, tập thể.

- Treo tranh, Giới thiệu tranh 29/SGK - Tranh vẽ gì?

- Vì sao gọi con bê, con bò?

- Người ta nuôi bò để làm gì?

- bò và bê đang ăn cỏ.

- HS tập giải thích - HS trả lời

- Hãy tìm tiếng có chứa âm mới? - HS tìm - luyện đọc các từ: no, nê.

- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - HS đọc cá nhân, tập thể.

- Cho HS luyện đọc SGK. - HS đọc cá nhân, tập thể.

- GV nghe - uốn nắn sửa phát âm cho HS * HS: Đọc trơn cả bài b. Luyện nói (8’)

- Treo tranh, vẽ gì? - bố mẹ đang bế em bé.

- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì? (ghi bảng) - bố mẹ, ba má.

- Tranh vẽ ba mẹ đang làm gì? (ba mẹ thương yêu lo lắng cho con cái)

- Em làm gì để đáp đền công ơn cha mẹ, vui lòng cha mẹ?

- Ngoài từ ba mẹ em nào còn có cách gọi nào khác G:Tất cả những từ đó đều có nghĩa nói về những người sinh ra ta.

* GDG&QTE: Quyền được yêu thương chăm sóc, có cha mẹ chăm sóc dạy dỗ. TE có bổn phận phải biết yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ…

- Bế em bé

- Học thật giỏi, vâng lời - Thầy bu, tía mế…,

2. Viết vở (10’)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

- HS nghe hướng dẫn - Luyện viết vào vở.

(3)

- GV quan sát – kèm giúp đỡ HS 3. Củng cố - dặn dò (4’)

- Ghép tiếng từ thành câu có nghĩa

 Câu 1: bố mẹ/ bế bé/ mi đi/ ca nô

 Câu 2: dì na/ cho mẹ/ bé mi/ cá mè

- Mối đội 4 bạn, GV phát cho mỗi bạn cầm 1 tấm bìa có ghi sắn các từ. Khi nghe hiệu lệnh của Gv thì nhanh chóng đứng gần vào nhau ghép các từ đó thành câu. Đội nào ghép nhanh sẽ thắng

- Nhận xét – tuyên dương

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài:

__________________________________________

Toán

BẰNG NHAU. DẤU =

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính nó (3 = 3, 4 = 4).

2. Kĩ năng: Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = để so sánh các số.

3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Các nhóm đồ vạt như SGK.

- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Ghi bảng: Điền dấu: 3 > …; 4 < …; HS làm bảng con 5 > …; 4 >…

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Nhận biết quan hệ bằng nhau (12’) - hoạt động cá nhân.

- Giáo viên treo tranh

- Trong tranh có mấy con hươu.

- Có mấy khóm cây.

- Vậy cứ mỗi 1 con hươu thì có mấy khóm cây?

Số con hươu như thế nào với số khóm cỏ

 Vậy ta nói số hươu bằng số khóm cây : Ta có 3 bằng 3.

- Ta có 3 chấm tròn xanh, có 3 chấm tròn trắng, vậy cứ 1 chấm tròn xanh lại có mấy chấm tròn trắng.

 Vậy số chấm tròn xanh bằng số chấm tròn trắng và ngược lại : Ta có 3 bằng 3

- Ba bằng ba viết như sau : 3 = 3 - Dấu “ = ” đọc là bằng

- Chỉ vào : 3 = 3

 Tương tự 4 = 4 ; 2 = 2

- Học sinh quan sát - có 3 con hươu - Có 3 khóm cỏ.

-Có 1 khóm

- Số con hươu bằng số khóm cỏ.

- Học sinh nhắc lại

- Có 1

- Học sinh nhắc lại 3 bằng 3 - Học sinh đọc 3 bằng 3

(4)

 Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại nên

chúng bằng nhau. - HS nghe - nhắc lại

- Tiến hành tương tự để rút ra 4 = 4.

2 = 2; 5 = 5.

- đọc lại kết quả so sánh.

c. Làm bài tập (20’)

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - viết dấu =.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát nhắc nhở HS viết ở dòng kẻ thứ 2 và 3.

- viết dấu = vào vở.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu.

- Hình vuông thứ nhất có mấy chấm tròn?

- Hình vuông thứ 2 có mấy chấm tròn?

- 4 chấm tròn so với 3 chấm tròn như thế nào?

- Vây ta điền dấu gì?

- có 4 chấm tròn.

- Có 3 chấm tròn.

- 4 chấm tròn nhiều hơn 3 chấm tròn.

- Dấu lớn.

- Tương tự yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS.

- HS đếm số đồ vật so sánh rồi viết kết quả so sánh vào vở.

- HS đọc kết quả bài làm - GV nhận xét - chữa bài. - HS nghe nhận xét bài bạn.

Chốt: Mọi số đều bằng chính số đó.

Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - điền dấu thích hợp vào ô trống.

- Y.cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ H. - làm bài.

- Gọi HS chữa bài, đọc trước lớp. - theo dõi, nhận xét bài bạn.

Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - dựa vào các hình vẽ để so sánh các số, - Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ H. - làm bài.

- Gọi HS chữa bài. - theo dõi, nhận xét bài bạn.

3. Củng cố- dặn dò (3’)

- Thi so sánh số nhanh. GV đọc cặp số bất kì – HS viết nhanh ra bảng và so sánh - Nhận xét – đánh giá

- Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.

___________________________________________

Đạo đức

BÀI 2: GỌN GÀNG SẠCH SẼ (Tiết 2).

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng sach sẽ, - Biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sach sẽ.

2. Kĩ năng: HS biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ. Biết phân biệt giữa gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn quần áo, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ.

* GDBVMT: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống văn minh, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.

(5)

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 3.

- Học sinh: Bài tập đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm ra cách ăn mặc, đầu tóc, dầy dép của HS.

- Nhận xét tuyên dương Hs sạch sẽ, gọn gàng. Nhắc nhở Hs chưa gọn gàng, sạch sẽ.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Làm bài tập 3 (15’)

Mục tiêu: giúp HS thấy được những việc cần làm để gọn gàng sạch sẽ.

Cách tiến hành:

- Yêu cầu các cặp trao đổi theo các câu hỏi sau:

Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Bạn có gọn gàng sạch sẽ không? Em có muốn làm như thế không?

- Gọi một vài nhóm lên trao đổi trước lớp.

- Hs trao đổi theo nhóm bàn - bạn đang chải đầu, tắm, cắt móng tay…như thế là gọn gàng sạch sẽ, em muốn làm như bạn…

- Báo cáo trước lớp

: GDBVMT ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống văn minh, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.

Chúng ta nên học tập các bạn…

*TGĐĐHCM: Học và làm theo Bác. Ăn mặc giản dị…

- theo dõi.

c. Giúp bạn sửa sang quần áo (8’) - hoạt động theo cặp.

Mục tiêu:Thựhành sửa sang quần áo cho gọn gàng.

Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS giúp bạn sửa sang quần áo đầu tốc, dầy dép cho gọn.

- Nhận xét tuyên dương đôi làm tốt.

- 2 bạn cùng giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc

d. Hát bài “ Rửa mặt như mèo” (4’) - Bài hát nói về con gì ?

- Mèo đang làm gì ?

- Mèo rửa mặt sạch hay bẩn ?

- Các em có nên bắt trước mèo không ?

 Giáo viên : các em phải rửa mặt sạch sẽ

- Học sinh hát tập thể - Con mèo

- Mèo đang rửa mặt - Mèo rửa mặt bẩn.

- Không 3. Củng cố- dặn dò (5’)

- Nêu lại phần ghi nhớ.

- Nhận xét chung giờ học

- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.

___________________________________

Thể dục

(6)

Bài 4:

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.

- Ôn trò chơi "Diệt các con vật có hại".

2. Kỹ năng: - HS thực hiện tập hợp hàng dọc đúng chỗ, đứng nghiêm, đứng nghỉ động tác cơ bản đúng, nhanh,và trật tự hơn giờ trước.

- Đứng nghiêm, đứng nghỉ thực hiện động tác theo khẩu lệnh ở mức cơ bản đúng.

- Trò chơi yêu cầu HS tham gia ở mức tương đối chủ động.

3. Thái độ: - Qua bài học HS biết xếp hàng nhanh hơn khi mỗi lần tập chung, thể dục. trò chơi nhằm rèn luyện phản xạ và cơ quan hô hấp, phát triển trí thông minh, sự nhanh nhẹn và khả năng tập trung chú ý lắng nghe để phân biệt tên các con vật.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV chuẩn bị 1 còi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Định

lượng Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu:

- GV tập hợp HS thành 2- 4 hàng dọc, sau đó cho quay thành hàng ngang. GV nhắc lại nội quy và cho HS sửa lại trang phục.

- Đứng vỗ tay, hát.

2. Phần cơ bản:

a. . Tập hợp hàng dọc, dóng hàng - GV hướng dẫn cán sự lớp hô khẩu lệnh. GV quan sát sửa sai

GV nhận xét

b. Tư thế nghiêm, nghỉ.

- GV hướng dẫn cán sự lớp hô khẩu lệnh. GV quan sát sửa sai

GV nhận xét

c. Trò chơi: Diệt các con vật có hại . - GV nêu tên trò chơi, sau đó nhắc lại cách chơi và tổ chức cho các em tham gia trò chơi.

- Nhận xét

9-10’

1 lần

1 lần

23-26’

7-8’

9-10’

7-8’

4-5 lần

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số và

Thực hiện theo yêu cầu của GV

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động 3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS vỗ tay và hát .

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

3 – 4’

1 lần –Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang và hát.

(7)

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

- GV kết thúc giờ học HS lắng nghe và ghi nhớ.

HS hô “ khỏe”

________________________________________________________________________

Ngày soạn: 30/9/2018

Ngày giảng:

Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, <, > để so sánh các số trong phạm vi 5.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vị 5.

3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Ghi bảng: Điền dấu: 3 … 5; 4 … 1; 5 … 5 3 HS lên bảng lảm Dưới lớp làm bảng con - Nhận xét – đánh giá

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Làm bài tập (30’)

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - điền dấu thích hợp vào chỗ trống.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS.

- làm bài.

- Gọi HS chữa bài. - theo dõi, nhận xét bài bạn.

Chốt: 2 < 3; 3< 4 thì 2 < 4.

- Muốn điền được dấu đúng con phải làm gì? - So sánh số sau đó mới điền dấu.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. Hướng dẫn cách làm + Quan sát và đếm số bông hoa và số con bướm.

+ So sánh số con bướm với số bông hoa rồi điền dấu. Và so sánh ngược lại.

- xem tranh, so sánh số đồ vật rồi điền dấu cho thích hợp.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS . - HS làm bài vào vở - Báo cáo kết quả.

- Nhận xét - chữa bài. - theo dõi, nhận xét bài bạn.

Bài 3 : Giảm tải - bỏ 3. Củng cố- dặn dò (4’)

- Thi điền dấu nhanh. GV đọc cặp số bất kì. HS so sánh nhanh.

(8)

- Nhận xét chung giờ học.

- VN ôn lại bài. Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập chung.

__________________________________________

Học âm BÀI 14 ÂM: D – Đ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức HS đọc được: d, đ, dê, đò; từ và câu ứng dụng.

2. Kĩ năng: HS viết được: d, đ, dê, đò.

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: dê, cá cờ, bi ve, lá đa 3. Thái độ: Yêu thích môn học, quý mến các con vật.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS đọc bài: n, m. - 3 HS đọc cá nhân trong SGK.

- GV đọc: n, m, nơ, me.

- Nhận xét – đánh giá

- Lớp viết bảng con.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Dạy âm mới (18’)

- Giáo viên treo tranh dê hỏi:

- Tranh vẽ gì?

- Trong tiếng dê có âm nào mà ta đã học?

- HS quan sát tranh

- Tranh vẽ con dê - Có âm ê đã học

- Ghi âm: d và nêu tên âm. - theo dõi.

- Tìm âm mới học?

- Chữ d gồm có nét gì?

- HS tìm - cài bảng cài.

- Gồm 2 nét: nét cong hở phải, nét móc ngược.

- Phát âm mẫu, nêu cách đọc âm d, khi phát âm đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra xát, có tiếng thanh .

- HS nghe, đọc cá nhân, tập thể.

- Muốn có tiếng “dê” ta làm thế nào?

- Hãy tìm và ghép tiếng “dê” ? - Nêu cấu tạo tiếng dê?

- thêm âm ê đằng sau âm d.

- HS ghép bảng cài.

- HS nêu - Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng.

dờ- ê-dê/dê

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Đọc từ mới. - HS đọc cá nhân, tập thể.

- Tổng hợp vần, tiếng, từ. - HS đọc cá nhân, tập thê.

- Âm “đ”dạy tương tự.

* So sánh âm d và đ? * Giống nhau: đều có d

*Khác nhau: d không có nét ngang, đ có thêm nét ngang.

c. Đọc từ ứng dụng (8’)

- Giáo viên ghi bảng: da, do, de, đa, đo, đe, da - HS đọc cá nhân, tập thể.

(9)

dê, đi bộ.

- Tìm tiếng có âm mới?

- Nhận xét - sửa phát âm cho HS

- HS tìm - đọc cá nhân - Giải thích từ: da dê, đi bộ. - HS tập giải nghĩa từ d.Viết bảng (8’)

- Đưa chữ mẫu

- Chữ d gồm có nét gì?

- Chữ d cao mấy đơn vị

- HS đọc chữ mẫu

- quan sát - trả lời Gồm nét cong hở phải, nét móc ngược.

- Cao 2 /đơn vị - Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.

- Nhận xét - sửa sai cho Hs

- HS quan sát - tập viết bảng.

Tiết 2 1. Luyện tập

a. Luyện đọc (18’)

- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.

- cá nhân, tập thể.

- Treo tranh, vẽ gì?

- Ghi câu ứng dụng: Dì na đi đò, bé và mẹ … - Gọi HS đọc câu.

- 2 mẹ con đi bộ, và trên sông có người đi đò.

* HS đọc trơn cá nhân

- Tìm tiếng có chứa âm mới? - HS tìm - luyện đọc các từ: dì, đò.

- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - HS đọc cá nhân, tập thể.

- Cho HS luyện đọc SGK.

- Quan sát – giúp đỡ H đọc bài - Nhận xét – uốn nắn - sửa phát âm

- Đọc cá nhân, tập thể.

b. Luyện nói (8’)

- Treo tranh, vẽ gì? - cá, bi, lá đa, con dế mèn.

- Chủ đề luyện nói là gì? (ghi bảng) - dế, cá cờ, bi ve, lá đa.

- Bi ve dùng để làm gì?

- Em có hay chơi bi ve không? Cách chơi như thế nào?

G: Chủ đề luyện nói hôm nay nói về những đồ chơi, trò chơi rất lý thú, gần gũi với trẻ em…Các em có quyền được vui chơi nhưng không chơi các trò chơi, đồ chơi nguy hiểm như dao, kéo, lửa… rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng…

- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.

HS nghe, nhớ

2. Viết vở (10’)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

- Hãy nhắc lại tư thế ngồi viết?

- GV quan sát giúp đỡ những HS viết chưa đẹp - Nhận xét chữ viết của HS

- HS nêu cá nhân - HS luyện tập viết vở.

(10)

3. Củng cố - dặn dò (4’) - Nhắc lại nội dung bài

- Tìm tiếng ngoài bài có âm mới học?

- Nhận xét chung giờ học.

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: t, th.

___________________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc viết chắc chắn các âm n, m và các tiếng có chứa âm.

2. Kĩ năng:Nối chữ đúng chữ để được câu, từ.

3. Thái độ:Viết đúng chữ ghi tiếng, từ sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.- Vở BT tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Sáng học TViệt bài gì?

- Hãy nêu các âm đã học từ bài 13 -> 14 - Nhận xét – đánh giá

2. Bài mới

a. Luyện đọc (15’)

- Yêu cầu HS đọc lại buổi sáng đã học.

- GV nghe - uốn nắn - sửa phát âm

b. HD học sinh làm bài trong vở TH toán- Tviệt (15’)

Bài 1:

Bài 2. Nối chữ với hình:

- Gv HD: nhìn tranh vẽ , đọc các từ.

- Hướng dẫn HS đọc kĩ từ - quan sát tranh để nối cho đúng

- Quan sát giúp đỡ Hs - Gv nhận xét- chữa bài.

Bài 2: Điền n hay m?

- Yêu cầu H quan sát tranh và cho biết bức tranh vẽ gì?

Tranh 1?

Tranh 2?

Tranh ?

- Gọi H nhận xét bạn - G nhận xét và chốt bài.

Bài 3: Viết: ca nô, bó mạ - Bài yêu cầu viết gì?

- Gv viết mẫu 1 lần, viết đúng mẫu, khoảng cách.

- Gv quan sát giúp đỡ Hs viết chưa đẹp

- Bài 14 âm d, đ - 4 h/s nêu: n, m, d, đ.

- 3 Hs đọc

- Hs đọc cá nhân( HSđánh vần - đọc; HS đọc trơn)

- Nghe - nhận xét bạn đọc

- Hs nêu yêu cầu bài tập - HS đọc thầm cá nhân - 3 Hs nêu yêu cầu của bài.

- Nhiều hS đọc nối tiếp, lớp đồng thanh.

- HS qs hình, đọc lại từ - nối - Báo cáo kết quả

- H quan sát và trả lời yêu cầu Tranh 1: nơ

Tranh 2: nỏ Tranh 3: mỏ

- 3 Hs nêu viết từ: ca nô, bó mạ - Hs viết bài

(11)

- Gv nhận xét

3. Củng cố, dặn dò (5’) - Ôn âm gì?

- Gv nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài âm t, th

- Ôn các âm n, m.

- 6 HS đọc

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 1/10/2018

Ngày giảng:

Thứ 4 ngày 3 tháng 10 năm 2018 Học vần

BÀI 15: ÂM T - TH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS đọc được: t, th, tổ, thỏ; từ và câu ứng dụng.

2. Kĩ năng: HS viết được: t, th, tổ thỏ.

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: ổ, tổ.

3. Thái độ: Biết bảo vệ các con vật có ích.

* GDG&QTE: TE có quyền được học tập, bổn phận biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS đọc bài: d, đ. - HS đọc cá nhân trong SGK.

- GV đọc: d, đ, dê, đò.

- Nhận xét – đánh giá

- HS viết bảng con.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.

- Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa - Tranh vẽ gì?

- Trong tiếng tổ có âm gì mình đã học rồi - Tranh vẽ tổ chim - Có âm ô đã học rồi b. Dạy âm mới (18’)

- Ghi âm: “t”và nêu tên âm. - theo dõi.

- Tìm và ghép âm t?

- Nêu cấu tạo của âm t?

- Giáo viên phát âm mẫu:

G: Khi phát âm đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra, không có tiếng thanh

- HS tìm và ghép bảng cài.

- Âm t gồm có 1 nét sổ thẳng, 1 nét ngang

- Học sinh đọc cá nhân - tập thể - Muốn có tiếng “tổ” ta làm thế nào?

- Hãy tìm và ghép tiếng “tổ”?

- thêm âm ô đằng sau, thanh trên đầu âm ô.

- HS ghép bảng cài.

- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng. - HS đọc cá nhân, tập thể.

- Đọc từ mới: tờ- ô – tô – hỏi – tổ/ tổ - Đọc cá nhân, tập thể.

(12)

- Tổng hợp vần, tiếng, từ. - Đọc cá nhân, tập thể.

- Âm “th”dạy tương tự.

* Khi phát âm miệng mở rộng trung bình, môi không tròn, đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra, không có tiếng thanh

* Hãy so sánh sự giống, khác nhau của âm t và th

- HS nghe - đọc cá nhân - tập thể

* Giống: đều có t

Khác: âm th có thêm h ở sau c. Đọc từ ứng dụng (8’)

- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.

- cá nhân, tập thể.

- Gv giải nghĩa từ thợ mỏ: là những người làm việc ở các mỏ VD như mỏ than…

- HS nghe, nhớ d. Viết bảng (8’)

- Đưa chữ mẫu

- Gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…

- Con chữ t gồm nét gì ? - Chữ t cao mấy đơn vị?

G: Khi viết con chữ t, đặt bút trên đường kẻ 3 viết nét xiên phải, lia bút nối với nét móc ngược, nhấc bút viết nét ngang

- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.

- Nhận xét – đánh giá

- Chữ t gồm có nét xiên phải, nét móc ngược, nét ngang

- Cao 3 đơn vị ô

- HS quan sát - tập viết bảng.

Tiết 2 1. Luyện tập

a. Luyện đọc (18’)

- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.

- cá nhân, tập thể.

- Treo tranh, tranh vẽ ai, làm gì?

- Giáo viên ghi câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ. gọi H đọc trơn câu

- Giáo viên sửa sai cho học sinh.

- bố và bé đang thả cá.

- Học sinh luyện đọc cá nhân ( Nhiều HS)

- Hãy tìm tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ?. - HS tìm - luyện đọc các từ: thả.

- Hướng dẫn HS đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - HS đọc cá nhân, tập thể.

- Cho HS luyện đọc SGK.

- GV nghe, uốn nắn - sửa sai

- Đọc cá nhân, tập thể.

b. Luyện nói (8’)

- Treo tranh, vẽ gì? - ổ gà, tổ chim

- Con gì có ổ ? - Con gì có tổ ?

- Con vật có ổ, tổ, con người ở đâu?

- Em có nên phá tổ chim, ổ gà không tại sao?

- con gà có ổ - con chim có tổ - Con người ở nhà - Học sinh nêu

(13)

*GDHS: - Quyền được học tập.

- Bổn phận giữ gìn môi trường sống.

2. Viết vở (10’)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

GV viết mẫu và nêu quy trình viết.

- t: đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết nét xiên phải, lia bút viết nét móc ngược, nhấc bút viết nét ngang.

* Tương tự các chữ còn lại - Quan sát kèm học sinh viết bài - GV nhận xét chữ viết

- HS quan sát chữ mẫu - Nhắc lại cách viết - HS tập viết vở cá nhân.

3. Củng cố - dặn dò (4’)

- Tìm tiếng ngoài bài có âm mới học?

- Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét chung giờ học

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: ôn tập.

____________________________________

Tự nhiên và xã hội BẢO VỆ MẮT VÀ TAI

I. MỤC TIÊU Giúp hs biết:

1. Kiến thức: HS nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.

2. Kĩ năng: H tự chăm sóc tốt cho mắt và tai.

3. Thái độ: Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.

* GDQ&BPTE: HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể, biết VSTT đảm bảo thực hiện tốt quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc mắt và tai.

- Kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai.

III. ĐỒ DÙNG

- Máy chiếu các hình trong SGK - phiếu bài tập

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Để nhận biết các vật xung quanh ta phải sử dụng những giác quan nào?

- Nêu tác dụng của từng giác quan.

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Khởi động (2’)

- Cho hs hát bài: Rửa mặt như mèo.

- Gv giới thiệu và ghi đầu bài.

- 1 hs nêu.

- 2 hs nêu.

- Hs hát tập thể.

- 3 hs nhắc lại đầu bài.

(14)

b. Hoạt động 1 (10’) Làm việc với sgk:

- Hướng dẫn hs quan sát từng hình ở trang 10 sgk, tập đặt và trả lời câu hỏi cho từng hình.

+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm của bạn đúng hay sai? Tại sao?

+ Bạn có nên học tập theo bạn ấy không?

- Tổ chức cho hs thảo luận theo cặp.

- Cho hs gắn tranh lên bảng và thực hành hỏi đáp theo nội dung đã thảo luận.

- Gọi hs nhận xét, bổ sung.

- Kết luận (GDG&QTE)

+ Các việc nên làm để bảo vệ mắt là: Rửa mặt, đọc sách nơi có đủ ánh sáng, đến bác sĩ kiểm tra mắt định kì.

+ Các việc không nên làm để bảo vệ mắt là: nhìn trực tiếp vào mặt trời, xem ti vi quá gần.

c. Hoạt động 2 (10’) Làm việc với sgk:

(Thực hiện tương tự như hoạt động 1) - Gv cho hs thảo luận theo nhóm 4.

- Gọi hs đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- Gọi hs nhận xét, bổ sung.

Kết luận: + Các việc nên làm để bảo vệ tai là: cho nước ở tai ra sau khi tắm, khám bác sĩ khi bị đau tai.

+ Các việc không nên làm để bảo vệ tai là: Tự ngoáy tai cho nhau, mở ti vi quá to.

d. Hoạt động 3 (10’) Đóng vai.

- GV nêu 2 tình huống và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Yêu cầu hs thảo luận và phân vai.(Nhóm 8) - Gọi hs đại diện nhóm lên đóng vai trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Gv phỏng vấn hs đóng vai:

+ Em cảm thấy thế nào khi bị bạn hét vào tai?

+ Có nên đùa với bạn như vậy không?

+ Qua bài học hôm nay em có bao giờ chơi đấu kiếm nữa không?

- Nhận xét, nhắc nhở hs

- Hs quan sát tranh.

(Máy chiếu)

- Hs thảo luận theo cặp.

- 5 cặp thực hiện gắn tranh và trả lời câu hỏi.

- Hs nêu.

- Hs đại diện nhóm lên trình bày.

- Hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Hs thảo luận theo yêu cầu.

- 2 nhóm đóng vai.

- Hs nhóm khác nhận xét.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Phải làm gì để bảo vệ mắt và tai?

- Gv nhận xét giờ học.

- Nhắc hs ngồi đúng tư thế khi học bài, chú ý luôn có ý thức bảo vệ mắt và tai. Chuẩn bị bài sau.

____________________________________________________________________

(15)

Ngày soạn: 1/10/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 4 tháng 10 năm 2018 Học vần

BÀI 16: ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS đọc được: i, a, n, m, d, đ, t, th và các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.

- HS viết được: i, a, n, m, d, đ, t, th và các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.

- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: “ cò đi lò dò”.

2. Kĩ năng: H đọc trơn, viết được các từ, câu ứng dụng.

3. Thái độ: Biết yêu thương, giúp đỡ các con vật có ích.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện: cò đi lò dò.

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS đọc bài: t, th. - 5 HS đọc trong SGK.

- GV đoc: t, th, tổ, thỏ.

- Nhận xét – đánh giá

- Lớp viết bảng con.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Ôn tập (18’)

- Trong tuần các con đã học những âm nào? - HS nêu: ô, ơ, i, a, n, m, d, đ, t, th.

- GV ghi bảng.

- GV mở bảng ôn đã viết sẵn.

ô ơ i a

n nô nơ ni na

m … … … …

d … … … …

đ … … … …

t … … … …

th … … … …

mơ mờ mớ mở mỡ mợ

ta … … … … …

- GV hướng dẫn HS đọc bài lần lượt bằng cách ghép nguyên âm ở hàng ngang với phụ âm ở hàng dọc và dấu thanh để tạo thành tiếng có nghĩa.

- GV cùng HS hoàn chỉnh bảng ôn.

- GV quan sát, chỉnh sửa phát âm.

- GV gọi HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS ghép nguyên âm với phụ âm và các dấu thanh để thành tiếng có nghĩa.

- Nhiều HS ghép, kết hợp đọc từng dòng.

- HS quan sát, nhận xét.

- Nhiều HS trả lời.

c. Đọc từ ứng dụng (8’)

(16)

- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm đang ôn, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Giải thích từ: thợ nề.

d.Viết bảng (8’) - Đưa chữ mẫu,

- Gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…

- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.

- Quan sát –giúp HS viết chưa đẹp

- tập viết bảng.

Tiết 2 1. Luyện tập

a. Luyện đọc (18’)

- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.

- cá nhân, tập thể.

- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.

- cò đang kiếm mồi.

- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm đang ôn, đọc tiếng, từ khó.

- tiếng: cò, bố, mò, cá…

- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - cá nhân, tập thể.

- Cho HS luyện đọc SGK. - cá nhân, tập thể.

b. Kể chuyện (10’

- GV kể chuyện hai lần, lần hai kết hợp chỉ tranh. - theo dõi.

- Gọi HS nêu lại nội dung từng tranh. - tập kể chuyện theo tranh.

- Gọi HS kể lại nội dung truyện theo tranh minh họa.

- Nghe nhận xét – bổ sung

- theo dõi, nhận xét bổ sung cho bạn.

2. Viết vở (8’)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

- GV quan sát, giúp đỡ HS viết chậm

- tập viết vở.

3. Củng cố – dặn dò (4’) - Nêu lại các âm vừa ôn.

- Tìm tiếng ngoài bài có âm vừa ôn?

- Nhận xét chung giờ học.

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: u, ư.

_________________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, <, > để so sánh các số trong phạm vi 5.

(17)

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng so sánh số tự nhiên đã học.

3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.

II. ĐỒ DÙNG

Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 1; 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Điền dấu: 3 … 4 ; 2… 1 ; 5… 5 - 3 em lên bảng làm - Dưới lớp làm bảng con.

- GV nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Làm bài tập (30’)

Bài 1: GV treo tranh và nêu yêu cầu của bài.

- theo dõi.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - phần a) thì vẽ thêm hoa, phần b) thì gạch bớt, phần c) vẽ thêm hoặc gạch bớt.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS.

- làm bài.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - nối ô trống với số thích hợp.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ H.

- làm bài, với 1 ô trống thì nối bằng bút có cùng màu.

- H đọc kết qủa nối

+, Một bé hơn hai +, Hai bé hơn ba +, Ba bé hơn bốn.

- Gv nhận xét - chữa bài - theo dõi, nhận xét bài bạn.

Bài 3: Nối  với số thích hợp Tiến hành như bài tập số 2.

3. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Trò chơi thi đua : gắn số và dấu nhanh, đúng nhất - Giáo viên đọc 3 … 5 ; 4 …2 ; 5 ….5 ; 5 …4

- Cả lớp nghe và chọn số dấu gắn nhanh đúng trên bộ đồ dùng của mình - Nhận xét – tuyên dương. Nhận xét chung giờ học

- Vn ôn lại bài. Chuẩn bị giờ sau: Số 6.

__________________________________

Thủ công

XÉ DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết xé dán hình vuông. Xé dán được hình vuông đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo khi xé và dán sản phẩm bằng giấy.

3. Thái độ: HS luôn cẩn thận, khéo léo khi sử dụng đồ dùng học môn thủ công.

(18)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: 2 tờ giấy khác màu, bìa, kéo… Hình mẫu.

- HS: Giấy màu, bìa, kéo…Vở thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. KTBC (4’)

- GV kiểm tra bài xé, dán hình chữ nhật của HS đã hoàn chỉnh ở nhà.

- GV kết hợp kiểm tra đồ dùng học tập của HS . - GV nhận xét chung.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1’)

b. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu (4 phút)

- GV cho HS quan sát hình mẫu và giảng giải:

- Phát hiện xung quanh có đồ vật nào có dạng là hình vuông?

- GV chốt lại những đồ vật có dạng là hình vuông, hướng dẫn HS ghi nhớ đặc điểm của hình vuông để tập xé, dán hình cho đúng.

c. GV hướng dẫn HS thao tác mẫu (7’)

* vẽ và xé hình vuông.

- GV lấy giấy thủ công màu sẫm, lật mặt sau, đánh dấu đếm ô và vẽ một hình vuông có cạnh 8 ô.

- GV làm thao tác xé từng cạnh như xé hình chữ nhật.

- Sau khi xé xong, lật mặt màu cho HS quan sát.

- GV nhắc HS lấy giấy nháp, tập đánh dấu, vẽ và xé hình vuông như vừa được hướng dẫn.

* GV hướng dẫn HS dán hình:

- GV hướng dẫn HS xếp hình cân đối trước khi dán.

- Phải dán hình bằng một lớp hồ mỏng.

d. Thực hành (20’)

- GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu ra trước mặt, đếm ô, đánh dấu và vẽ các cạnh của hình vuông.

- GV hướng dẫn HS dán hình vào vở thủ công.

- GV quan sát, giúp đỡ.

- GV thu một số bài đã hoàn chỉnh để chấm nhận xét.

- GV đánh giá sản phẩm của HS theo các tiêu chí sau:

+ Các đường xé tương đối phẳng, ít răng cưa.

+ Hình xé gần giống mẫu, dán đều, không nhàu.

3. Củng cố dặn dò (4’) - Vừa xé, dán được hình gì?

- GV tóm tắt nội dung toàn bài, nhận xét giờ học.

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau

- để vở thủ công lên bàn.

- HS để dụng cụ học môn thủ công lên mặt bàn.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát.

- Hình viên gạch hoa nát nền nhà lớp học…

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS quan sát.

- HS quan sát.

- HS tập xé nháp.

- HS quan sát - HS lắng nghe.

- HS để giấy màu học môn thủ công lên bàn, thực hành xé, dán hình vuông theo các bước đã học.

- HS dán hình vào vở.

- Khoảng 6 đến 7 HS nộp bài cho GV đánh giá.

- HS lắng nghe lời nhận xét.

- 3 HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

(19)

Ngày soạn: 2/10/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 5 tháng 9 năm 2018 Tập viết

LỄ, CỌ, BỜ, HỔ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS viết đúng các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ đúng mẫu, đúng tốc độ.

- Rèn HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

3. Thái độ: Say mê luyện viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Chữ: lễ, cọ, bờ, hổ và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.

- Học sinh: Vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Bài cũ (4’)

- GV đọc: ô, ơ, cô, cờ - So sánh chữ : ô, ơ

GV lưu ý cách viết dấu mũ, dấu râu.

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn viết bảng con (8’) - GV đưa chữ mẫu

- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết .

+ Lễ: viết chữ l lia bút nối với ê, nhấc bút viết dấu ngã trên dấu mũ.

+ Cọ: đặt bút viết c, rê bút viết o, nhấc bút viết dấu nặng dưới o.

* Tương tự với: bờ, hổ - Quan sát – giúp đỡ Hs viết - Nhận xét - sửa cho HS

c. Hướng dẫn H viết vở (24’) - Nêu tư thế ngồi viết?

- GV quan sát giúp đỡ HS 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Giáo viên thu bài nhận xét - Nhận xét chung

- Về nhà viết lại những chữ viết chưa đẹp.

- Hát tập thể

- Học sinh viết bảng con - Học sinh nêu lại cách viết

- HS đọc chữ mẫu

- HS quan sát

- Nhắc lại quy trình viết

- Học sinh viết bảng con

- Học sinh nêu

- Học sinh viết ở vở tập viết - Học sinh nộp vở

_______________________________________

(20)

Tập viết

MƠ, DO, TA, THƠ

I .MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS viết đúng các chữ: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ đúng mẫu, đúng tốc độ, khoảng cách đặt dấu thanh đúng vị trí .

3. Thái độ: HS có ý thức luyện viết. Rèn chữ để rèn nết người

II. ĐỒ DÙNG

- Chữ mẫu, bảng kẻ ô li . Vở viết, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Bài cũ (4’)

- GV đọc: lễ , cọ , bờ , hổ - Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn viết bảng con (8’) - Gv đưa chữ mẫu – Gọi HS đọc

- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết

+ Chữ “mơ”: ta đặt bút trên đường kẻ 2 viết m lia bút nối với ơ

+ Chữ “do”: đặt bút viết nét cong hở phải, lia bút viết nét móc ngược, lia bút viết o

* Tương tự với các chữ khác trong bài - Quan sát – giúp đỡ Hs viết

- Nhận xét - sửa cho HS c. HD HS viết vở (24’)

- Gv quan sát giúp đỡ HS viết chậm - Gv thu, nhận xét 1 số bài.

- Nhận xét bài viết của HS trước lớp 3. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV đọc : bé mơ - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét chung giờ học

-Hát

- Học sinh viết bảng con

- HS nghe

- 3 HS đọc bài viết

- HS quan sát giáo viên viết mẫu

- HS nhắc lại cách viết - Học sinh viết bảng con

- Học sinh luyện viết ở vở tập viết

- Học sinh thi viết nhanh trên bảng

_____________________________________

Toán SỐ 6

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết được 5 thêm 1 được 6, viết được số 6.

2. Kĩ năng: Đọc, đếm được từ 1 đến 6, so sánh các số trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.

(21)

3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Các nhóm đồ vật có số lượng bằng 6.

- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Điền dấu: 3 …4 5….4 2…2 - HS làm bảng con - Đưa 5 bông hoa và yêu cầu H đếm thầm - Viết số 5 (bảng con)

Nhận xét – đánh giá - Đọc : 1 - 5; 5 - 1 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Lập số 6 (6’) - hoạt động cá nhân.

- Treo tranh yêu cầu HS đếm có mấy bạn đang chơi? Mấy bạn đến thêm ? Tất cả là mấy bạn?

- Yêu cầu HS lấy 5 hình tròn, thêm 1 hình tròn, tất cả là mấy hình tròn?

- Tiến hành tương tự với 6 que tính, 6 chấm tròn.

- 5 bạn đang chơi, 1 bạn đến thêm, - Tất cả là 6 bạn.

-hs lấy hình: TL - là 6 hình tròn…

- tự lấy các nhóm có 6 đồ vật.

Chốt: 6 bạn, 6 hình vuông, 6 chấm tròn…tất cả đều có số lượng là 6 ta biểu thị bảng số 6

- 6 bạn, 6 hình vuông, 6 chấm tròn…

c. Giới thiệu chữ số 6 (4’) - hoạt động theo - Số sáu được biểu diễn bằng chữ số 6.

- Giới thiệu chữ số 6 in và viết, cho HS đọc số 6.

- theo dõi và đọc số 6.

- HS tập viết bảng con số 6 d. Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1,

2, 3, 4, 5, 6 (4’)

- Cho HS đếm từ 1 đến 6 và ngược lại.

- Số 6 là số liền sau của số nào?

- đếm xuôi và ngược.

- số 5.

đ. Luyện tập (17’)

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài viết số 6..

- Giúp HS nắm yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS.

- làm bài.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài.

- Có mấy chùm nho xanh? Mấy chùm nho trắng? Tất cả có mấy chùm nho?

- Vậy 6 gồm mấy và mấy?

- Tiến hành tương tự với các hình còn lại.

- có 4 chùm nho xanh, 2 chùm nho trắng, tất cả có 6 chùm nho.

- 6 gồm 4 và 2.

- 6 gồm 3 và 3, 5 và 1.

- GV chữa bài - nhận xét. - theo dõi, nhận xét bài bạn.

Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - đếm số ô trống rồi điền số ở dưới.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS.

- làm bài.

- Gv nhận xét - chữa bài. - theo dõi, nhận xét bài bạn.

Chốt: Gọi HS đọc lại các số xuôi và ngược. - đọc cá nhân.

(22)

Số lớn nhất trong các số em đã học là số nào? - số 6.

Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - điền số thích hớp vào ô trống.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS.

- làm bài.

- Gv chữa bài - nhận xét. - theo dõi, nhận xét bài bạn.

3. Củng cố- dặn dò (4’)

- Thi đếm đồ vật có số lượng bằng 6..

- Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét chung giờ học

- Dặn H ôn lại bài. Chuẩn bị giờ sau: Số 7.

________________________________________

Hoạt động ngoài giờ

Hoạt động tập thể: VUI TẾT TRUNG THU ______________________________________

Kĩ năng sống

Chủ đề 1: KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ(Tiết 2)

I.MỤC TIÊU:

Qua bài học:

-HS có kỹ năng tự phục vụ cho mình trong cuộc sống.

- HS tự làm được những việc đơn giản khi đến trường.

- HS tự làm được những việc như: Đi giày, mặc áo, mặc quần, cởi áo, đánh răng…

II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC.

- Tranh BTTH kỹ năng sống .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1. Giới thiệu bài.

2. HD làm bài tập

Bài tập 8. Hoạt động cá nhân.

Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Đánh số thứ tự các bước mặc áo?

GV nhận xét và kết luận.

Bài tập 9: GV nêu yêu cầu.

Hãy đánh số thứ tự các tranh theo trình tự các bước cởi áo.

GV nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng.

Bài tập 10. GV nêu yêu cầu

- Em hãy đánh dấu x vào ô trống dưới hình vẽ bạn mặc quần áo chưa đúng.

- GV nhận xét bài của hs.

Bài tập 11. Hoạt động cá nhân.

- GV nêu yêu cầu. Kể các cách mặc quần.

- GV nhận xét và kết luận.

Bài tập 12. Làm việc cá nhân.

- Bạn đã làm làm gì khi quần áo bị bẩn?

HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS trả lời .

HS quan sát các bức tranh. Và trả lời.

HS đánh số thứ tự khi mặc áo.

HS làm bài vào vở bt.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- HS kể trước lớp.

- H thực hiện theo yêu cầu

(23)

- GV nhận xét theo câu trả lời của hS Bài 13. HS làm bài vào VBT

- GV nhận xét và chữa bài.

Bài 14. HS làm bài vào VBT - GV nhận xét và chữa bài.

3- Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét tiết học.

Hs làm bài

- H thực hiện theo yêu cầu

______________________________________

SINH HOẠT TUẦN 4

I. MỤC TIÊU

- Giúp cho hs thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần, từ đó có hướng khắc phục.

- Đề ra phương hướng cho tuần tới

- Giáo dục hs có tinh thần tự giác, tích cực trong học tập.

II. LÊN LỚP

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ

2. GVCN đánh giá các hoạt động trong tuần:

* Lớp trưởng nhận xét tình hình lớp

* Ý kiến của hs trong lớp

* GV đánh giá chung:

a. ưu điểm:

………

………

………

b. Khuyết điểm:

………

………

3. Kế hoạch tuần tới:

- Tiếp tục duy trì nề nếp đã có

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp.

- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tăng cường luyện đọc, luyện viết.

- Phát động đăng kí các đôi bạn cùng tiến, bàn học tốt giúp nhau trong học tập.

- Chú ý vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh

-Thực hiện ATGT như đã kí cam kết trên đường đi học.

________________________________________________________________

(24)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch- đẹp2. Kĩ

(giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tiết kiệm nước…) - Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ

(giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tiết kiệm nước…) - Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ

* GDBVMT: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống văn minh, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp,

* GDBVMT: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống văn minh, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp,

Thái độ: Học sinh có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp2. *Giáo dục bảo vệ môi trường: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

- Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch-