• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
53
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

NS : 4 / 10/ 2021

NG: 11 / 10 / 2021 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021

TOÁN

Tiết 28. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nêu được tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học.

- Thực hiện chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.

+ Giải được các bài toán có liên quan đến diện tích.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ.

- HS : SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đua làm bài:

20ha = … m2 ; 5km2 = … ha 15km2 = …ha ; 3ha = …m2

- Nêu mối quan hệ giữa ha với km2 và m2?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động Luyện tập (15 phút) Bài 1. Viết các số đo... m2?

- Yêu cầu HS đọc lệnh đề - Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm và chữa bài.

- Nêu rõ cách làm của mình:

400dm2 = …m2; 90m2 5dm2 = ….m2 - Nhận xét, chốt cách làm đúng.

Bài 2. <; >; = ? - Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Giải thích rõ cách làm?

- Nhận xét, chốt cách làm đúng.

- HS chia thành 2 đội thi đua làm bài, đội nào đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng.

+ 1-2 HS

- Lớp nhận xét, chữa bài.

+ 1 HS; lớp đọc thầm.

- Viết số đo có đơn vị là mét vuông - HS làm bài vào vở; 3 HS làm bảng nhóm.

- Lớp nhận xét, chữa bài:

a) 5ha = 50000m2 2km2 = 2.000.000m2 b) 400dm2 = 4m2; 1500dm2 = 15m2 ; + 1 HS

- HS tự làm bài cá nhân.

- Vài HS trình bày bài làm.

- Lớp nhận xét, chữa bài:

2m2 9dm2 > 29dm2 ; 8dm2 5cm2 < 810cm2;

(2)

3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (18phút)

Bài 3. Giải toán về diện tích

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn tìm số tiền mua gỗ để lát sàn cả căn phòng ta cần tìm gì trước?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét, chốt

Bài 4:

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn tìm diện tích khu đất đó ta cần biết gì?

- Yêu cầu HS làm và chữa bài.

- Nhận xét, chốt cách làm đúng.

- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề nhau.

- Nêu ví dụ trong thực tế có sử dụng các đơn vị đo diện tích.

* Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học,về nhà học bài; xem lại các bài tập trên lớp;

chuẩn bị bài sau.

790ha < 79km2; 4cm2 5mm2 = 4 5

100cm2 - Đọc đề bài và nêu.

- Cần tính diện tích sàn nhà.

- HS tự làm bài. 2 HS làm bảng nhóm.

- Lớp nhận xét, chữa bài:

Bài gi ải Diện tích căn phòng là:

6 4 = 24 (m2)

Số tiền mua gỗ để lát sàn cả căn phòng là:

280.000 24 = 6.720.000 (đồng) Đáp số: 6.720.000 đồng - HS đọc thầm đề, nêu ý kiến

- Cần biết chiều rộng - HS tự làm bài.

- Vài HS đọc bài giải.

- Lớp nhận xét, chữa bài:

Bài giải Chiều rộng khu đất là:

200 43 = 150 (m) Diện tích khu đất là:

200 150 = 30.000 (m2) 30.000 m2 = 3ha

Đáp số: 30.000 m2; 3ha - HS nêu

+ 2-3HS

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 12: ÔN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nhớ được khái niệm về từ đồng âm. Tìm được các từ đồng âm với từ đã cho (BT1).

(3)

- Phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm trong câu (BT2).

+ Viết được đoạn văn có sử dụng các từ đồng âm. (BT 3) - Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm

+Biết cách sử dụng từ đồng âm phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Một số tranh, ảnh về các sự vật hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.

- HS: Từ điển H/S.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi:

Truyền điện trong thời gian 1 phút.

- Nội dung câu hỏi liên quan đến từ đồng âm.

- GV nhận xét, khen ngợi HS có đáp án đúng và nhanh nhất.

- GV chốt và chuyển ý: Qua trò chơi, các em đã được ôn tập về từ đồng âm . Trong tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập về từ đồng âm. (GV ghi tên bài lên bảng).

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15phút)

Bài 1

- GV nêu yêu cầu BT:

Phân biệt nghĩa của các cặp từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a) Cái bàn gỗ- bàn công việc b) Đầu người - đầu quân c) Cổ cò - đồ cổ

- Cho HS trao đổi, tìm các từ đồng âm trong mỗi cụm từ.

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét chốt lời giải đúng:

Bàn (cái bàn): Đồ dùng làm bàng gỗ dùng để ngồi học hoặc làm việc.

Bàn (bàn công việc): Trao đổi, thảo luận để thống nhất một việc gì đó.

Đầu (đầu người): Chỉ bộ phận trên cùng của cơ thể- nơi chứa bộ não của con người.

Đầu (đầu quân): Chỉ việc gia nhập một tổ chức hoặc lực lượng nào đó.

Cổ (cổ cò): Chỉ phần nối giữa đầu và

- HS tham gia chơi.

- HS đọc đề bài.

- HS trao đổi cặp để phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong từng cụm từ.

- Nhiều HS lần lượt trình bày kết quả bài làm của mình.

- Lớp theo dõi.

(4)

thân con cò.

Cổ (đồ cổ): Chỉ sự cũ kĩ.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (15phút)

Bài 2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc

- Yêu cầu HS đọc đề, phân tích mẫu M:- Mặt trời chiếu sáng.

- Bà tôi trải chiếu ra sân.

- Yêu cầu HS làm vở - Chấm chữa bài.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

Bài 3

- Cho HS đọc yêu cầu: Viết đoạn văn (Từ 3 đến 5 câu) trong đó có sử dụng 1 cặp từ đồng âm.

- GV nhấn mạnh yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài và trình bày.

- GV nhận xét, khen những HS đặt câu đúng.

- Nhận xét.

* Liên hệ:

+ Khi sử dụng từ đồng âm trong cuộc sống hàng ngày ta cần lưu ý điều gì?

*Củng cố- dặn dò

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt

- Y/c Hs về nhà ghi nhớ những kiến thức đã học trong bài.

- Chuẩn bị giờ sau.

- Đọc đề, phân tích mẫu

- Làm bài vào vở.

- HS đọc kết quả

- Lớp nhận xét, chữa bài.

VD: Gió thổi làm chiếc kén bướm đung đưa trên cành cây.

Em bé kén chọn bộ quần áo để đi chơi.

- Lớp theo dõi.

- HS làm cá nhân.

- Vài em trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs trả lời: Hiểu được nghĩa của từ...

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

TẬP LÀM VĂN

Tiết 12. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích.

- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Tích cực, tự giác hoàn thành bài tập. Năng lực cảm thụ văn học vẻ đẹp của thiên nhiên.

(5)

+ yêu thích vẻ đẹp MT thiên nhiên, từ đó biết bvệ MT thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng nhóm, bút dạ. Dàn bài mẫu.

- Học sinh: SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Cho HS thi đọc bài: Đơn xin gia nhập đội tình nguyện...

- GV nhận xét

- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS và ghi chép những điều mình quan sát được.

- Nhận xét việc chuẩn bị của HS - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (10 phút)

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu BT

+ Bài tập 1 yêu cầu em đọc 2 đoạn văn và thực hiện nhiệm vụ gì ?

- Gọi HS đọc đoạn văn a

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn đã miêu tả đặc điểm gì của biển?

+ Chi tiết nào cho biết điều đó?

+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?

+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị gì?

- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng

+ Em có nhận xét gì về sự liên tưởng của tác giả?

- Gọi HS đọc đoạn văn b

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi:

+ Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

+ Ở từng thời điểm đó, tác giả phát hiện và miêu tả đạc điểm gì của con kênh ?

+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

- 2 HS đọc bài làm của mình.

- 2 HS trả lời.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.

- HS nêu - 1 HS đọc

- HS thảo luận cặp đôi (3p) - Đại diện cặp báo cáo kết quả

+ Sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc mây trời.

+ Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

+ Vào các thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt…

+ Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi…

- Nhận xét

+ Liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người.

- 1HS đọc to, lớp đọc thầm - Các cặp thảo luận (3p)

- Đại diện các cặp báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Suốt ngày; buổi sáng, lúc giữa trưa, lúc trời chiều.

+ Đặc điểm nắng nóng dữ dội, ánh nắng rừng rực đổ xuống mặt đất; màu sắc con kênh biến đổi trong ngày.

+ Thị giác, xúc giác…

(6)

+ Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?

+ Qua 2 đoạn văn, em hãy cho biết khi quan sát và miêu tả cảnh sông nước cần lưu ý những gì ?

- GV nhận xét, kết luận.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (20 phút)

Bài 2

+ Bài tập yêu cầu gì?

+ Nhắc lại trình tự miêu tả trong bài văn tả cảnh?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS trình bày bài làm của mình - GV nhận xét

* GV kết luận về trình tự miêu tả trong bài văn tả cảnh: Tả từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể...

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?

+ Khi quan sát và miêu tả cảnh sông nước cần lưu ý những gì?

*Củng cố- dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS.

+ Cảm nhận về con kênh thật cụ thể và sinh động

+ Cần quan sát và phát hiện đặc điểm nổi bật, phát hiện sự thay đổi của cảnh ở các thời điểm, cần quan sát bằng nhiều giác quan

- Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.

- HS nêu - HS nêu

- HS làm bài vào vở.

- Nhiều HS trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS nối tiếp nêu.

+ 2-3 HS

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 5 : CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh biết được cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

- Học sinh biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình; lập được “Kế hoạch vượt khó” của bản thân.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC

+ NL hợp tác, sáng tạo để đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến bài học.

+ Có ý thức khắc phục khó khăn của bản thân mình trong học tập và trong cuộc sống.

*GD KNS

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chớ trong học tập và trong cuộc sống).

(7)

- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.

- Trình bày suy nghĩ ý tưởng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Phiếu học tập, Máy tính bảng (UDPHTM) - HS: sgk, vbt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5’

- GV tổ chức tò chơi: Hộp quà bí mật.

- GV nêu cách chơi: Cho HS hát bài hát Lớp chúng mình đoàn kết đồng thời thực hiện chuyền hộp quà bí mật. Giai điệu bài hát dừng ở HS nào, HS đó được quyền bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu. HS thực hiện đúng yêu cầu sẽ nhận được một phần quà, thực hiện sai sẽ nhường lại quyền thực hiện yêu cầu đó cho bạn khác.

* Nội dung yêu cầu:

+ Nêu những biểu hiện của người có trách nhiệm về việc làm của mình?

GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu bài - Ghi bảng tên bài.

2. Hoạt động luyện tập:

Hoạt động 1: Bài tập 3 – SGK 19’

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.

- GV chia lớp thành 5 nhóm,mỗi nhóm có 6 em. kể 1 số tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học tập ở xung quanh hoặc HS biết qua báo chí, đài truyền hình .

+ Trình bày các tấm gương mà nhóm em sưu tầm được?

- GV theo dõi, hướng dẫn.

? khi gặp khó khăn trong học tập, các bạn đó làm gì?

? Thế nào là vượt khó trong học tập?

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV ghi tóm tắt theo bảng

-GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình , trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó .

- GV KL: Qua câu chuyện, cô mong rằng đó là những tấm gương sáng để các em noi theo Hoạt động 2: Bài tập 4 – SGK 11’

(Máy tính bảng)

- GV yc HS tự liên hệ bản thân theo mẫu sau:

Gv gửi mẫu vào máy tính bảng cho các nhóm

- HS nghe.

- HS nghe và tham gia trò chơi.

- HS trả lời.

- HS nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ học tập.

- HS đọc thông tin trong SGK.

- HS về nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.

- HS trình bày theo nhóm của mình, lựa chọn và kể trong nhóm nghe.

- Đại diện kể trước lớp.

Hoàn cảnh Những tấm gương K. khăn của

bản thân Khó khăn về gia đình Khó khăn khác

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu của bài.

(8)

STT Khó khăn Biện ph 1p

2

- GV yêu cầu HS trao đổi những khó khăn của mình trong nhóm.

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài.

* Kết luận:

- Lớp ta có một vài bạn có nhiều khó khăn.

Bản thân các bạn đó cần nỗ lực để tự vượt qua khó khăn. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ, động viên giúp đỡ của tập thể, của bạn bè là rất cần thiết.

- Trong c/sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần có ý chí để vượt qua.

3.Hoạt động vận dụng: 5’

- Gọi HS nhắc lại kết luận

+Trước những khó khăn chúng ta nên làm gì?

+ Con trai và con gái có quyền bình đẳng như nhau không?

*Củng cố- dặn dò:- GV nhận xét giờ học.VN chuẩn bị bài sau:

+ Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; các câu ca dao, tục ngữ

…nói về lòng biết ơn Tổ tiên.

- HS tự liên hệ rồi trình bày trong nhóm của mình.

- 5, 6 HS trình bày kết quả - Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại ghi nhớ.

- HS trả lời

- HS lắng nghe

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

TOÁN

Tiết 29. LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Tính được diện tích của hình đã học.

- Giải được các bài toán có liên quan đến diện tích. Cả lớp: bài 1, bài 2.

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ.

- HS : SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Tổ chức trò chơi "Bắn tên" với các phép - Cán sự lớp điều hành

(9)

tính sau:

40000m2 = ... ha ; 2600ha = ...km2 700000m2 = .... ha 19000ha = ...km2 - Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề nhau?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (17phút)

Bài 1

- Đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền căn phòng ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét, chốt

Bài 2

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm và chữa bài.

- Em vận dụng dạng toán nào đã học để giải từng ý?

- Nhận xét, chốt cách làm đúng.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (18 phút)

+ 2 HS

+ 1 HS đọc đề bài - Lớp đọc thầm trả lời.

- HS nêu.

- HS làm vở; 1 HS làm bảng nhóm.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải Diện tích căn phòng là:

6 9 = 54 (m2) 54m2 = 540000cm2 Diện tích 1 viên gạch men là:

30 30 = 900 (cm2)

Số viên gạch cần lát kín căn phòng là:

540000 : 900 = 600 (viên) Đáp số: 600 viên + 1 HS đọc đề bài; lớp đọc thầm trả lời.

- HS tự làm bài.

- Vài HS đọc bài trước lớp.

a) Tìm phân số của 1 số để tìm chiều rộng;

b) Tìm tỉ số

- Lớp nhận xét, chữa bài:

Bài giải Chiều rộng thửa ruộng là:

80 21 = 40 (m2) Diện tích thửa ruộng là:

80 40 = 3200 (m2)

Trên cả thửa ruộng đó thu hoạch được số tạ thóc là:

3200 : 100 50 = 1600 (kg) 1600kg = 16 tạ

Đáp số: a) 3200 m2 b) 16 tạ

(10)

Bài 3

- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- Em hiểu tỉ lệ bản đồ là 1 : 3000 nghĩa là thế nào?

- Để tính được diện tích của mảnh vườn trong thực tế, trước hết ta cần tính gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Nhận xét, chốt cách làm đúng.

Bài 4

- Yêu cầu HS tự đọc đề và làm: Khoanh vào chữ...?

- Nêu kết quả, giải thích cách làm?

- Nhận xét, chốt.

- Nêu ví dụ trong thực tế có sử dụng tỉ lệ bản đồ? Tính diện tích?

* Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học,về nhà học bài; xem lại các bài tập trên lớp;

chuẩn bị bài sau

+ 1 HS đọc đề bài; lớp đọc thầm.

- HS nêu.

- Cần tính được chiều dài và chiều rộng thực tế.

- HS làm và đọc kết quả - Lớp nhận xét, chữa bài:

Bài giải Chiều dài mảnh đất là:

5 1000 = 5000 (cm) Chiều rộng mảnh đất là:

3 1000 = 3000 (cm) Diện tích mảnh đất là:

5000 3000 = 15.000.000 (cm2) 15.000.000 cm2 = 1500m2

Đáp số: 1500m2 - HS tự đọc lệnh đề, suy nghĩ làm bài nhanh.

+ 2-3 HS nêu ý kiến - Lớp nhận xét, chữa bài:

Đáp án: 224 cm2 - HS nêu

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

KHOA HỌC

Tiết 10: DÙNG THUỐC AN TOÀN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn.

- Xác định khi nào nên dùng thuốc. Nêu những điểm cần lưu ý khi phải dùng và mua thuốc.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- KN tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng.

- KN xử lí thông tin, phân tích đối chiếu để dùng thuốc đúng cách đúng liều an toàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Những vỉ thuốc thường gặp.

- Bảng con, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

(11)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Gv tổ chức cho HS trò chơi: “ Thi trả lời nhanh”

- GV YCHS cử đại diện mỗi tổ 1 bạn trả lời nhanh câu hỏi GV đưa. tổ nào trả lời nhanh, đúng tổ đó dành phần thắng.

+ Nêu tác hại của thuốc lá + Nêu tác hại của rượu bia + Nêu tác hại của ma túy

- GV cùng cả lớp tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc.

GV: Mỗi chúng ta, ai cũng có những lúc ốm đau, bệnh tật. Những lúc như vậy, thường thì chúng ta sẽ mua thuốc để uống. Vậy để giúp chúng ta có thể an toàn khi dùng thuốc, cô và cả lớp cùng tìm hiểu bài học hôm nay:

Dùng thuốc an toàn.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc.

Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức của mình để nhận biết một số loại thuốc thường dùng Cách tiến hành

- GV kiểm tra viêc HS sưu tầm 1 số vỏ thuốc.

- GV: Hàng ngày, chúng ta có thể đã sử dụng 1 số loại thuốc trong 1 số trường hợp.

Hãy giới thiệu cho cả lớp biết về loại thuốc em mang đến lớp. Thuốc đó được sử dụng trong trường hợp nào?

+ Em đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?

Kết luận: Khi bị bệnh chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (15 phút)

- HS lắng nghe

- HS cử bạn nào nhanh, thuộc bài để chơi.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS mang vỏ thuốc đặt lên mặt bàn.

- HS giới thiệu:

+ Đây là vỉ Panadol, thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc được sử dụng khi dau đầu, sốt, đau chân, tay.

+ Đây là thuốc kháng sinh ampixilin.

Thuốc có tác dụng chống nhiễm trùng, chống viêm. Thuốc được sử dụng khi mọc mụn nhọt, sưng, viêm, nhiễm trùng.

+ Em dung thuốc khi bị cảm, sốt, đau họng

+ Em dung thuốc ho bổ phế khi bị ho + Em dung thuốc Becberin khi bị đau bụng, có dấu hiệu đi ngoài

………….

- HS lắng nghe.

(12)

*. Sử dụng thuốc an toàn

Mục tiêu: Học sinh nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi đi mua thuốc. Nêu được tác hại của việc dùng thuốc không đúng, không đúng cách, đúng liều.

Cách tiến hành:

- Yêu cầu học sinh đọc và TLCH trang 24 sgk.

- Yêu cầu học sinh nêu kết quả.

- YCHS nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Theo em, thế nào là sử dụng thuốc an toàn?

Kết luận: Chúng ta chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi mua thuốc cần đọc kĩ hướng dẫn.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Gv tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

Mục tiêu: Học sinh biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.

Cách tiến hành:

Bước1: Hướng dẫn chơi

- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đặt một bảng con trước mặt để ghi đáp án.

Bước 2: Tổ chức chơi

- GV nêu các câu hỏi như SGK, mỗi câu có thời gian 5 giây để HS viết đáp án vào bảng con. Bạn nào nhanh và đúng là bạn thắng cuộc.

- Nhận xét, tổng kết đội thắng,

+ Theo em thế nào là sử dụng thuốc an toàn?

+ Qua bài học chúng ta đã được học những kĩ năng gì?

- Nhận xét giờ học + dặn dò

- Học sinh làm bài cá nhân

- HS nêu đáp án: 1- d, 2- c, 3- a, 4- b.

- HS lắng nghe.

+ Sử dụng thuốc an toàn là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cán bộ y tế.

+ Sử dụng thuốc an toàn là phải biết xuất xứ của thuốc, hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc.

Lắng nghe.

- Học sinh về nhóm, thực hiện yêu cầu.

- Các nhóm TL ghi nhanh đáp án ra bảng nhóm nào nhanh sẽ thắng.

+ Là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- HS trả lời

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

(13)

NS : 4 / 10/ 2021

NG: 12 / 10 / 2021 Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021

TOÁN

Tiết 30. KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nhận biết ban đầu về khái niệm số thập phân (ở dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân.

- Đọc, viết số thập phân ở dạng đơn giản. Làm bài 1; 2 - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ.

- HS : SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "bắn tên"

với nội dung chuyển các số đo độ dài sau thành đơn vị đo là mét:

1dm 5dm 1mm 1cm 7cm 9mm - GV nhận xét

- Giới thiệu bài: Trong toán học và trong thực tế có những lúc nếu dùng số tự nhiên hay phân số để ghi giá trị của một đại lượng nào đó sẽ gặp khó khăn. Chính vì thế người ta đã nghĩ ra số thập phân. Số thập phân là gì?

Giờ học hôm nay chúng ta cùng dựa vào các số đo chiều dài để xây dựng những số thập phân đơn giản.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Ví dụ a

- Treo bảng phụ có viết sẵn bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc.

- Dòng thứ nhất: Đọc và cho cô biết có mấy mét, mấy đề-xi-mét ?

- GV: có 0m 1dm tức là có 1dm.

- 1dm bằng mấy phần mấy của mét?

- GV viết lên bảng 1dm =

10 1 m.

- Giới thiệu: 1dm hay

10

1 m ta viết thành 0,1m.

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm.

- Có 0 mét và 1 đề-xi-mét

- 1dm bằng một phần mười mét.

- HS theo dõi thao tác của GV.

(14)

- GV viết 0,1m lên bảng thẳng hàng với

10 1

m để có 1dm =

10

1 m = 0,1.

- Chỉ dòng thứ hai và hỏi: Có mấy mét, mấy đề-xi-mét, mấy xăng-ti-mét?

- Có 0m 0dm 1cm tức là có 1cm, 1cm bằng mấy phần trăm của mét?

- Viết lên bảng: 1cm =

100 1 m.

- Giới thiệu: 1cm hay

100

1 m ta viết thành 0,01m.

- GV viết 0,01 mét lên bảng thẳng hàng với

100

1 để có: 1cm =

100

1 m = 0,01m.

- GV tiến hành tương tự với dòng thứ ba để có: 1mm =

1000

1 m = 0,01m.

+ 10

1 m được viết thành bao nhiêu mét?

+ Vậy phân số thập phân

10

1 được viết thành bao nhiêu?

+ 100

1 m được viết thành bao nhiêu mét?

+ Vậy phân số thập phân

100

1 được viết thành gì?

+ 1000

1 m được viết thành bao nhiêu mét + Vậy phân số

1000

1 được viết thành gì?

- GV nêu: Các phân số thập phân

10 1 ,

100 1 ,

1000

1 được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.

- Viết số 0,1 lên bảng và nói: Số 0,1 đọc là không phẩy một.

+ Biết

10

1 m = 0,1m, em hãy cho biết 0,1 bằng phân số thập phân nào?

- Viết lên bảng 0,1 =

10

1 và yêu cầu HS đọc.

- Hướng dẫn tương tự với các phân số 0,01;

0,001.

- Có 0m 0dm 1cm.

- 1cm bằng một phần trăm của mét.

- HS theo dõi thao tác của GV.

+ 10

1 m được viết thành 0,1m.

+ 10

1 được viết thành 0,1.

+ 100

1 m được viết thành 0.01m.

- Phân số thập phân được viết thành 0,01.

+ 1000

1 m được viết thành 0,001m.

+ 1000

1 được viết thành 0,001.

- HS đọc số 0,1: không phẩy một.

+ 0,1 =

10 1

- HS đọc: không phẩy một bằng một phần mười.

- HS đọc và nêu :

- 0,01: đọc là không phẩy không một.

0,01 =

100 1 .

(15)

- Kết luận: Các số 0,1; 0,01; 0,001 được gọi là các số thập phân.

* Ví dụ b

- Hướng dẫn HS phân tích các ví dụ b hoàn toàn như cách phân tích ví dụ a

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (13p) Bài 1. Đọc các số thập phân

- Vẽ tia số lên bảng

- Yêu cầu HS chỉ vào từng vạch trên tia số, đọc các phân số thập phân và số thập phân ở vạch đó.

- Số thập phân 0,3 bằng với phân số nào?

- Nêu nhận xét về các số thập phân trên vạch tia số.

- Tiến hành tương tự phần b - Nhận xét, khen ngợi.

Bài 2

- Yêu cầu HS đọc lệnh đề bài tập.

- Viết lên bảng: 7 dm = … m = … m + 7dm bằng mấy phần của m?

+ 10

7 có thể viết thành số thập phân thế nào?

- Hướng dẫn tương tự:

9cm =

100

9 m = 0,09m - Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại.

- Giải thích cách làm?

- Nhận xét, chốt cách làm đúng

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7 phút)

- Đưa bảng kẻ sẵn ra, hướng dẫn HS mẫu:

- Lắng nghe

- HS làm việc theo hướng dẫn của GV để rút ra:

0,5 =

10

5 ; 0,07 =

100 7 ;

- Các số 0,5 ; 0,07 gọi là các số thập phân.

- Lớp quan sát.

- Vài HS đọc.

- HS làm bài theo cặp.

- Vài cặp trình bày trớc lớp.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- càng xa vạch số 0, các số thập phân càng lớn./…

+ 1 HS; lớp đọc thầm.

- Theo dõi và trả lời:

+ 7dm =

10

7 m = 0,7m

- HS tự làm bài; 2 HS làm bảng nhóm.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

b) 5dm =

10

5 m = 0,5m;

3cm =

100

3 = 0,03m 2mm =

1000

2 m = 0,002m;

8mm =

1000

8 m = 0,008m 4g =

1000

4 kg = 0,004kg;

- Lớp tự đọc lệnh đề bài tập.

- HS quan sát, nêu ý kiến

(16)

+ Dòng 1: gồm mấy m, mấy dm?

+ Viết được phân số thập phân nào?

+ 105 m có thể viết thành số thập phân nào?

- Hướng dẫn tương tự dòng 2.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS đọc các số đo độ dài viết dưới dạng số thập phân.

- Nêu cách đọc?

- Nhận xét, chốt.

- Số thập phân khác số tự nhiên ở điểm nào?

- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.

+ 105 m = 0,5m

- HS tự làm bài; 2 HS làm bảng nhóm.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS chữa bài đúng vào vở.

- HS nêu; HS khác bổ sung.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

TẬP ĐỌC

Tiết 13. NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài:A - ri - ô, Xi- xin.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm được bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.

- CV 3799: HS nghe ghi nội dung chính của bài;: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.

+ Lồng ghép kiến thức câu chuyện có thật, câu chuyện tưởng tượng, nhân vật trong truyện.

+ Biết yêu quý loài vật.

* BĐ: Giúp HS biết thêm về loài cá heo, qua đó giáo dục HS ý thức bảo vệ tài nguyên biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Sách giáo khoa, máy chiếu.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài:

Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

- GV nhận xét.

- Chủ điểm này gợi cho em suy nghĩ gì?

- Bài học hôm nay chúng ta sẽ học bài liên quan những người bạn.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới (20p)

a. HD luyện đọc - Gọi 1 HS đọc bài.

- Chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

- Sửa phát âm lần 1: A-ri-ôn, Xi-xin, Hi

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.

- HS quan sát tranh minh hoạ; 2-3 em nêu.

- 1 HS đọc toàn bài.

- 4 HS đọc nối tiếp kết hợp luyện

(17)

Lạp, La Mã.

- Đọc lần 2 và giải nghĩa: Boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt.

- Luyện đọc trong nhóm cặp đôi + Tổ chức thi đọc

+ Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt - GV nêu cách đọc, đọc mẫu.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1

+ A- ri -ôn là người nước nào?

+ Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri-ôn?

+ Vì sao nghệ sĩ lại phải nhảy xuống biển?

+ Nêu nội dung đoạn 1?

- GV cho HS thảo luận theo cặp

- HS đọc đoạn 2 quan sát tranh và trả lời câu hỏi

+ Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát?

+ Qua câu hỏi các con vừa thảo luận em hãy nêu nội dung đoạn 2?

- GV gọi HS đọc đoạn

+ Khi trở về đất liền, chuyện gì xảy ra với bon cướp?

- GV chốt nội dung đoan.

+ Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở chỗ nào?

*BĐ:Cá heo chính là một trong những tài nguyên biển. Bảo vệ cá heo chính là bảo vệ tài nguyên biển.

+ Bạn có suy nghĩ gì về đám thuỷ thủ, về đàn cá heo?

+ Đồng tiền khắc hình cá heo trên lưng có ý nghĩa gì?

+ GV chốt nội dung đoạn.

+ Nội dung chính của bài?

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p) - GV nêu giọng đọc toàn bài

phát âm

- 4 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó

- Luyện đọc theo cặp.

+ 2, 3 nhóm thi đọc + HS nhận xét - Lắng nghe.

- 1HSNK đọc bài.

- Là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi- lạp cổ.

- Ông đạt giải … nhiều tặng phẩm quý giá … nhảy xuống biển

- Vì thuỷ thủ đòi giết ông, vì ông không muốn chết trong tay bọn chúng.

1. A - ri -ôn nhảy xuống biển vì thủy thủ trên tàu cướp tặng vật và đòi giết ông.

- 1HS đọc bài.

- HS thảo luận theo cặp.

- HS trình bày.

- … đàn cá heo đã bơi đến … cứu … nhanh hơn tàu

2. A - ri -ôn được cá heo cứu và đưa về đất liền.

- 1 HS đọc.

+ Khi trở về chúng bịa chuyện A-ri-n ở lại đảo, A-ri-ôn bước ra, chúng bị nhà vua truyền lệnh và trị tội.

3. Bọn cướp bị nhà vua trừng trị - Là con vật thông minh, tình nghĩa, biết cứu người, biết thưởng thức cái hay, đẹp ...

- HS lắng nghe.

- Đám thuỷ thủ là người nhưng độc ác ...

- Thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh 4. Cá heo là loài vật thông minh và tốt bụng

- 2 HS nhắc lại

- 4 HS đọc nối tiếp, nêu giọng đọc.

(18)

- Treo bảng phụ đoạn 3, đọc mẫu.

- Đọc trong nhóm

- Thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) + Em còn biết câu chuyện thú vị nào về cá heo?

- GV giảng lồng ghép kiến thức câu chuyện có thật, câu chuyện tưởng tượng, nhân vật trong truyện.

*Củng cố, dặn dò

+ Em hãy nhắc lại nội dung bài.

- GV yêu cầu HS tự nghe và ghi lại nội dung chính của bài vào vở.

- Nhận xét giờ học.

- HS nêu cách đọc, 2 em đọc.

- Luyện đọc cặp.

- Thi đọc diễn cảm

- Làm xiếc, bơi giỏi, cứu chú bộ đội

- Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.

- HS ghi vào vở ô ly.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 13. TỪ NHIỀU NGHĨA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhớ được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ).

- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1, mục III); tìm được VD về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2). HS năng khiếu làm được toàn bộ BT2 (mục III).

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm

+ Hình thành và phát triển cho HS tính chăm chỉ, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ viết sẵn phần nhận xét, tranh ảnh minh hoạ về đôi mắt, bàn chân, đầu, tay, Bảng phụ BT2

- HS:VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Làm theo tôi nói không làm theo tôi làm.

- GV nêu tên trò chơi, luật chơi - Hướng dân cách chơi

- GV tổ chức cho HS chơi.

- GV nhận xét, đánh giá.

+ Trong trò chơi vừa rồi chúng ta vừa nhắc đến tên những bộ phận nào của cơ

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS chơi theo sự điều khiển của GV - 1, 2HS nêu

- HS lắng nghe

(19)

thể?

- Các từ mắt, mũi, mồm, … trong trò chơi được dùng để chỉ tên các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, các từ trên còn được dùng với nhiều nghĩa khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng. Những từ như vậy được gọi là gì? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài Từ nhiều nghĩa

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (18p)

Bài 1 (5p) Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV quan sát HS làm

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS nhắc lại nghĩa của các từ.

+ Các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 thuộc từ loai gì?

- Chốt nội dung bài tập 1

Bài 2 (6p) Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.

- GV quan sát HS thảo luận - Gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng và nội dung bài 2.

Bài 3 (7p). Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài tập 2 có gì giống nhau?

- Nêu yêu cầu bài tập - Gọi HS phát biểu

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân - 1 HS làm bảng phụ - Lớp chữa chữa bài

Răng – b: Mũi – c: Tai – a - 1-2 HS nhắc lại

+ Danh từ

- 1-2 HS đọc.

- HS thảo luận theo cặp đôi

- Đại diện 2-3 HS phát biểu ý kiến + Răng của chiếc cào không nhai được như răng người.

+ Mũi thuyền không dùng để ngửi được như mũi của người.

+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được như tai người và tai động vật.

- Lắng nghe

- Lắng nghe - HS phát biểu:

+ Răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp xếp đều nhau thành hàng.

+ Mũi: cũng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.

+ Tai: cũng chỉ bộ phận mọc ở hai

(20)

- GV nhận xét và chốt: Các từ ở BT1 mang nghĩa gốc, các từ ở BT2 mang nghĩa chuyển.

- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- GV nêu: Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau, nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc.

Khác hẳn với từ đồng âm nghĩa của từ đồng âm hoàn toàn khác nhau

+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?

+ Thế nào là nghĩa gốc?

+ Thế nào là nghĩa chuyển?

- GV rút ra ghi nhớ

* Ghi nhớ

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK-T67

- Yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho ghi nhớ.

- GV chốt và chuyển ý: Qua phần nhận xét, các em đã hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa. Để củng cố hơn về kiến thức các em vừa học, ta cùng chuyển sang hoạt động thực hành.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (12p) Bài 1. Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS phát biểu.

- GV nhận xét, chốt kết quả

- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ mắt, chân, đầu trong mỗi câu.

- GV nhận xét, chốt nội dung bài tập 1 Bài 2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4.

bên chìa ra như tai người.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe

+ Là từ có một nghĩa gốc và 1 hay 1 số nghĩa chuyển.

+ Là nghĩa chính của từ.

+ Là nghĩa của từ được suy ra từ nghĩa gốc.

- 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK.

- Một số HS lấy VD về từ nhiều nghĩa để minh hoạ cho ghi nhớ.

- HS lắng nghe

- 1-2 HS đọc yêu cầu - HS làm bài cá nhân.

- 3 HS phát biểu, nhận xét, chữa.

+ Câu 1: nghĩa gốc - nghĩa chuyển + Câu 2: nghĩa chuyển - nghĩa gốc + Câu 3: nghĩa gốc - nghĩa chuyển - Vài HS giải thích

- HS lắng nghe

- 1-2 HS đọc yêu cầu - HS làm bài theo nhóm 4

- 1 nhóm làm trên phiếu học tập khổ to.

- Nhóm làm phiếu lớn dán và trình bày

(21)

- Yêu cầu HS dán phiếu lớn và trình bày bài

- GV nhận xét, chữa bài

- Gọi HS đặt câu với từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển.

- GV chốt và chuyển ý: Qua các bài tập chúng ta đã nhận biết được các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong những trường hợp cụ thể; biết tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa là danh từ. Để giúp các em củng cố thêm về khả năng sử dụng từ nhiều nghĩa khi nói, viết, chúng ta cùng chuyển sang Hoạt động vận dụng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)

Trò chơi: Thi tìm từ nhanh - GV nêu tên trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi và luật chơi: GV chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 hoặc 10 HS, phát cho mỗi đội 10 tấm thẻ (thẻ của 2 đội giống nhau) ghi tên các từ (từ nghĩa gốc, từ nghĩa chuyển), yêu cầu mỗi thành viên trong mỗi đội nối tiếp cầm 1 tấm thẻ gắn và cột tương ứng với cột nghĩa gốc hoặc cột nghĩa chuyển trên phần bảng của đội mình. Trong thời gian 3 phút đội nào gắn đúng, nhanh sẽ thắng cuộc

- GV quan sát, cổ vũ HS chơi - Nhận xét sau khi HS chơi xong.

- GV chốt kiến thức bài học liên hệ

*Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ nhiều nghĩa.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS nối tiếp đặt câu

- Lắng nghe và ghi nhớ

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS 2 đội tham gia chơi, dưới lớp theo dõi, cổ vũ

- Lớp lắng nghe

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

ĐỊA LÍ

TIẾT 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm một số đặc điểm của biển nước ta và vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.

- Trình bày một số đặc điểm của biển nước ta.

+Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và một số điểm du lịch, bãi tắm biển nổi tiếng.

(22)

+ Nêu tên và chỉ trên bản đồ (lược đồ) một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng.

+ Nêu được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống, sản xuất.

Bổ sung theo CV3799: Lồng ghép nội dung Biển, đảo Viêt Nam vào phần vận dụng.

+ Lồng ghép nội dung Xây dựng thế giới Xanh – sạch – đẹp vào phần khám phá và vận dụng:

+ Kể câu chuyện về hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

+ Sưu tầm truyện, thơ về biển đảo.

+ Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường.

+ Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.

+ Ý thức phải bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên biển.

* GDMTBĐ: Biết đặc điểm của vùng biển nước ta

- Vai trò to lớn của biển: Tài nguyên, dầu mỏ, khí đốt, muối, cá… Biển là đường giao thông quan trọng, biển có nhiều phong cảnh đẹp.

- Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường biển.

- Ý thức BVMT, bảo vệ nguồn tài nguyên biển nhằm phát triển bền vững.

- Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

*GDTKNL:

- Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.

- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước.

- Sử dụng xăng và ga tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

* GDQP-AN: Làm rõ tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ Hành chính VIệt Nam.

- Lược đồ khu vực biển Đông.

- Các hình minh họa trong SGK. - Phiếu học tập của HS. ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu ( 5 phút)

- GV cho HS nghe bài hát : Em yêu biển đảo quê em.

+ Mùa hè bạn nhỏ trong bài hát đã được đến thăm nơi nào của đất nước ta?

+ Cảm nhận của bạn nhỏ về vùng biển như thế nào?

- Nhận xét , tuyên dương HS trả lời đúng.

- GV chốt: Vùng biển của đất nước ta hiện lên qua bài hát thật đẹp, thơ mộng và quyến rũ. Vậy vùng biển có vai trò như thế nào đối

- HS lắng nghe . + Vùng biển

+ Biển xanh, đẹp, thơ mộng.

- Học sinh lắng nghe.

(23)

với khí hậu, đời sống và sản xuất của nước ta ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 20 phút)

2.1 Hoạt động 1: Vùng biển nước ta

- YCHS quan sát lược đồ trong SGK, nêu tên, công dụng của lược đồ.

- GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của Biển Đông.

- GV y/c HS quan sát lược đồ và hỏi HS + Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam ?

- GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.

2.2 Hoạt động 2. Đặc điểm của vùng biển nước ta:

- GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận cặp đôi và TLCH:

+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam ?

+ Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta ?

- GV nhận xét kết luận kiến thức.

2.3 Hoạt động 3. Vai trò của biển - YCHS suy nghĩ và trả lời:

+ Biển tác động như thế nào đến khí hậu của nước ta ?

+ Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào ? các loại tài nguyên đó đóng góp gì vào đời sống và sx của nhân dân ta?

+ Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông

- Học sinh quan sát và nêu

- HS nêu: Lược đồ khu vực Biển Đông giúp ta nhận xét các đặc điểm của vùng biển này như: giới hạn của Biển Đông, các nước có chung Biển Đông…

- HS quan sát.

+ Biển Đông bao bọc phía đông, phía nam và tây nam phần đất liền của nước ta.

- HS làm việc theo cặp, đọc SGK, trao đổi và TLCH:

+ Nước không bao giờ đóng băng.

. Miền Bắc và miền Trung hay có bão.

. Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.

+ Vì biển không bao giờ đóng băng nên thuận lợi cho giao thông đường biển và đánh bắt thủy sản trên biển.

. Bão biển đã gây ra những thiệt hại lớn cho tàu thuyền và những vùng ven biển.

. Nhân dân vùng biển lợi dụng thủy triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh cá.

-Lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời:

+ Biển giúp cho khí hậu nước ta trở nên điều hòa hơn.

+ Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp;

cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản.

+ Biển là đường giao thông quan trọng.

(24)

ở nước ta?

+ Bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp góp phần phát triển ngành kinh tế nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (7 phút)

- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ trên bảng.

- Gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng:

Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,…

- GV nhận xét, tuyên dương

*GDSDNLTK&HQ: Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên. Chúng ta phải sử dụng những tài nguyên này như thế nào ?

* GDQPAN: Vùng biển nước ta có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ vùng biển cũng như bảo vệ lãnh thổ tổ quốc ta.

- GV nhận xét.

- Kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.

4. Hoạt động Vận dụng ( 8 phút)

- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày tranh.

- Gọi các nhóm lần lượt lên bảng trình bày về sản phẩm của nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương

- YC HS sưu tầm và Kể câu chuyện về hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

* GDBVMT và GDMTBĐ: Ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển;

GD tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ sau : Đất và rừng.

+ Bãi biển đẹp là nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện yêu cầu - 3-4 HS lên bảng chỉ - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Các nhóm trưng bày tranh về bảo bảo vệ môi trường biển đảo đã chuẩn bị.

- Các nhóm trình bày

- Học sinh lắng nghe và liên hệ.

- HS kể

- HS lắng nghe.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

NS : 4 / 10/ 2021

NG: 13 / 10 / 2021 Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2021

TOÁN

Tiết 31. KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(25)

- Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.

- Đọc, viết đúng các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp).

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng nhóm, bút dạ.

- HS: SGK,vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên"

với nội dung đổi các đơn vị đo sau sang mét: 1cm, 1dm, 7cm, 5dm, 3cm, 5dm.

- Nhận xét, đánh giá

- Giới thiệu bài: Các con nắm được nội dung đổi các đơn vị đo từ cm , dm sang mét.Vậy trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về số thập phân.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

- GV kẻ sẵn bảng:

m dm cm mm

2 7

8 5 6

0 1 9 5

* GV ghi dòng 1:

- Cô có bao nhiêu m và bao nhiêu dm?

- 2m 7dm có thể viết thành hỗi số nào? vì sao?

- GV giới thiệu: 2m 7dm hay 2m và m 10

7

viết thành m 10

2 7 hay 2,7 m - GV lưu ý cách đọc và viết số.

* Gv ghi dòng thứ 2:

- Trên bảng cô có bao nhiêu m, dm, cm?

- 8m 5dm 6cm gồm có mấy m và bao nhiêu phần của m?

- Viết đơn vị đo độ dài 8m 5dm 6cm thành hốn số?

- GV giới thiệu: 8m 56cm hay 8m và

- HS chơi.

- HS nhận xét - HS nghe.

- HS quan sát.

- Có 2m và 7dm - 2m 7dm = m

10

2 7 vì 2m 7dm

= 2m + m 10

7

- HS đọc lại.

- Có 8m 5dm 6cm - Gồm: 8m và m

100 56

- 8m 5dm 6cm = 8m + m

100

56 = m

100 8 56

(26)

100m

56 thành m 100

8 56 hay 8,56 m - GV nêu cách đọc và viết số.

* GV ghi tiếp dòng: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm tự tìm ra cách viết số thập phân tương ứng: 0,195m

* GV kết luận: Các số 2,7; 8,56; 0,195 là các số thập phân

* Cấu tạo của số thập phân

- GV nêu và ghi ví dụ, HS đọc số 8,56 - GV che đi một phần.

- Theo em chữ số 8 được gọi là gì?

- Hs trả lời, GV ghi bảng nhắc luôn: 56 phần trăm là phần thập phân.

- HS nhắc lại

- Số thập phân gồm mấy phần? Là những phần nào? giữa các phần được ngăn cách bởi gì?

- Những chữ số ở bên trái, bên phải dấu phẩy thuộc phần nào?

- GV đưa một số ví dụ: 90,638; 4,37 - HS đọc và chỉ ra phần nguyên, phần thập phân.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7 phút)

Bài 1. Đọc các số thập phân - Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Gọi HS đọc các số và nêu cách đọc.

- Nêu cấu tạo của số thập phân 7,98?

206,075?

- Nhận xét chữa bài

4. Hoạt động ứng dụng (13 phút) Bài 2. Viết hỗn số thành số thập phân - Hướng dẫn mẫu: 3

10 1 = 3,1 - Nhận xét về 2 số trên?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nêu cách viết từ hỗn số sang số thập phân?

- Nhận xét, chốt cách làm đúng

Bài 3. Viết từ số thập phân thành phân số thập phân?

- Nhiều HS đọc lại số

- HS nối tiếp đọc các số thập phân vừa viết.

- Số 8 là phần nguyên.

- Số 8 là phần nguyên, 56 phần trăm là phần thập phân.

- Số thập phân gồm hai phần, phần thập phân và phần nguyên. Chúng được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy.

- Các chữu số ở bên trái dấu phẩy là phần nguyên, ở bên phải dấu phẩy là phần thập phân.

- HS nhắc lại ghi nhớ.

- Vài HS chỉ, đọc và nêu - Lớp nhận xét bạn đọc.

+ 1 HS; lớp đọc thầm.

- HS làm bài theo cặp.

- Vài cặp trình bày.

- Số thập phân 7,98 gồm phần nguyên là 7 đơn vị; phần thập phân gồm 2 chữ số 9 và 8;…

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS theo dõi.

+ 1-2 HS

- HS tự làm bài; 2 HS làm bảng nhóm.

- HS trình bày bài làm.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.. Dùng từ đồng âm

- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong 1 số câu văn - Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động

- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong 1 số câu văn - Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người

- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong 1 số câu văn - Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người

4.. Bài tập 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên ?Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả

cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật làm nổi bật những sự vật, sự việc,hoạt động, những sự vật, sự việc,hoạt động, trạng thái,...

Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ đó:.. Bài tập 3: Dưới đây là những nghĩa phổ biến của các từ cao,

c)Söï di chuyeån nhanh cuûa phöông tieän giao thoâng. d)Söï di chuyeån nhanh baèng chaân.. b)Söï vaän ñoäng nhanh. c)Di chuyeån baèng chaân. Doøng naøo döôùi ñaây