• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi và bài tập có đáp án chi tiết về di truyền học ở người luyện thi THPT quốc gia phần 10 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi và bài tập có đáp án chi tiết về di truyền học ở người luyện thi THPT quốc gia phần 10 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

3 - Ôn tập di truyền người số 1

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về người đồng sinh ?

A. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng.

B. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu.

C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.

D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh giống nhau có những tính trạng giống nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.

Câu 2: Ở người, gen đột biến nào sau đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp ? A. Gen quy định bệnh bạch tạng.

B. Gen quy định bệnh mù màu C. Gen quy định bệnh máu khó đông

D. Gen quy định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

Câu 3: Ở người, hệ nhóm máu ABO có các kiểu gen quy định nhóm máu sau đây:

IAIA, IAIO quy định nhóm máu A. IBIB, IBIO quy định nhóm máu B.

IAIB quy định nhóm máu AB. IOIO quy định nhóm máu O.

Nếu không xảy ra đột biến, người mẹ có nhóm máu nào sau đây chắc chắn không sinh được con có nhóm máu O ?

A. A B. B C. AB D. O

Câu 4: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến và người số II4 mang alen gây bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng số III2 và III3

sinh con đầu lòng là con trai và bị bệnh là bao nhiêu ? A. 1

20 B. 3

35 C. 5

18 D. 7

64

Câu 5: Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây ?

(2)

A. Dùng virut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.

B. Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến.

C. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.

D. Tế bào mang ADN tái tổ hợp được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế những tế bào bệnh …

Câu 6: Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là:

A. Alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein, tăng hoặc giảm số lượng protein hoặc tổng hợp ra protein bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hóa của tế bào và cơ thể.

B. Đột biến mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể phát sinh làm ảnh hưởng tới protein mà nó mang gen mã hóa như protein không được tạo thành nữa, mất chức năng protein hay làm cho protein có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

C. Đột biến lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể phát sinh làm ảnh hưởng tới protein mà nó mang gen mã hóa như protein không được tạo thành nữa, mất chức năng protein hay làm cho protein có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể phát sinh làm ảnh hưởng tới protein mà nó mang gen mã hóa như protein không được tạo thành nữa, mất chức năng protein hay làm cho protein có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

Câu 7: Một cặp vợ chồng đều có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được hai người con gái đều có dạng XO.

Trong đó một người biểu hiện bệnh mù màu còn người kia không biểu hiện bệnh mù màu. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cơ chế nào sau đây ?

A. Có sự rối loạn phân bào giảm phân I ở mẹ.

B. Có sự rối loạn phân bào giảm phân II ở mẹ.

C. Có sự rối loạn phân bào giảm phân ở bố và ở mẹ.

D. Chưa đủ điều kiện để xác định.

Câu 8: Tính trạng nào ở người là do gen trội xác định ? A. Da đen.

B. Tóc thẳng.

C. Môi mỏng.

D. Lông mi ngắn

Câu 9: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định mắt nhìn màu bình thường. Có sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng II8 – II9 mang alen của cả hai bệnh là bao nhiêu ?

A. 1/8 B. 5/36 C. 1/12 D. 9/32

Câu 10: Ở người, sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể 13 xảy ra trong quá trình giảm phân của một tế bào

(3)

A. 1 trứng bình thường.

B. 1 trứng bất thường mang 22 nhiễm sắc thể, thiếu 1 nhiễm sắc thể 13.

C. 1 trứng bất thường mang 24 nhiễm sắc thể, thừa 1 nhiễm sắc thể 13.

D. Cả 3 khả năng trên đều có thể xảy ra.

Câu 11: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại một đoạn nuclêôtit:

A. Rất nhiều lần trên ADN.

B. Rất nhiều lần trên ADN chứa mã di truyền

C. Rất nhiều lần trên ADN chứa mã di truyền thay đổi theo từng nhiễm sắc thể.

D. Rất nhiều lần trên ADN không chứa mã di truyền thay đổi theo từng cá thể.

Câu 12: Chỉ số IQ của nhóm người có trí tuệ kém phát triển:

A. Nằm trong khoảng từ 40 đến 70.

B. Nằm trong khoảng từ dưới 45 đến 75.

C. Nằm trong khoảng từ 45 đến 75.

D. Nằm trong khoảng từ dưới 45 đến 70

Câu 13: Ở người, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.

Xác suất cặp vợ chồng sinh con đầu lòng, không bị bệnh là bao nhiêu ? A. 3

9 B. 8 9 C. 5 9 D. 1 9

Câu 14: Ở người, Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định mắt nhìn màu bình thường. Có sơ đồ phả hệ sau:

Xác suất để hai vợ chồng 8 và 9 sinh ra một đứa con bị mắc bệnh mù màu là : A. 2

5 B. 1 3 C. 3 8 D. 1 8

(4)

Câu 15: Bố mẹ đều bình thường sinh được ba người con, một con gái bình thường, một con trai bị bệnh Q, một con trai bình thường. Người con trai bình thường lấy vợ cũng bình thường nhưng sinh cháu gái bị bệnh Q. Có thể kết luận bệnh này nhiều khả năng bị chi phối bởi:

A. Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.

B. Gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.

C. Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định.

D. Gen trội trên nhiễm sắc thể thường quy định.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C

Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ một trứng thụ tinh với tinh trùng. Qua các lần nguyên phân đầu tiên hợp tử được hình thành 2, 3, 4,5… tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể. Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về phương diện di truyền, có kiểu gen đồng nhất,nên các tính trạng khác nhau chủ yếu chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường

Câu 2: D

Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến trội nên biểu hiện ngay cả ở trạng thái dị hợp Câu 3: C

Mẹ có nhóm máu AB => có kiểu gen IAIB khi giảm phân tạo ra hai loại giao tử IA ,IB không thể sinh con có nhóm máu O có kiểu gen IOIO

Câu 4: A

Người số II4 mang alen gây bệnh nhưng không bị bệnh nên

Bệnh do gen lặn trên NST thường gây nên,A : bình thường,a : bị bệnh

II5 và II6 bình thường sinh con bị bệnh nên có kiểu gen dị hợp Aa x Aa,người III3 bình thường,xác suất mang alen gây bệnh (kiểu gen Aa) là 2

3

Tương tự,xác suất người II3 bình thường mang alen gây bệnh là 2

3,người II4 mang alen gây bệnh,có kiểu gen Aa=>xác suất người III2 bình thường,mang alen gây bệnh là 3

5

Xác suất để cặp vợ chồng số III2 và III3 sinh con đầu lòng là con trai và bị bệnh là 2 3 x 3

5 x 1 4 x 1

2 = 1 20 Câu 5: B

Quy trình kĩ thuật liệu pháp gen không có bước dùng enzim cắt bỏ gen đột biến Câu 6: A

Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là khi alen bị đột biến,có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein,làm tăng hoặc giảm số protein,hoặc tổng hợp ra protein bị thay đooir chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hóa của cơ thể

Câu 7: D

Ta có con gái mang bộ NST XO : người bình thường có kiểu gen XMO , và người bị bệnh XmO . Xét bố mẹ bình thường sinh con bị mù màu => bố có kiểu genXMY , mẹ có kiể gen XMXm

Xét người XMO => người này nhận được XM từ bố (hoặc mẹ) và nhận O từ mẹ ( hoặc bố) => bố (hoặc mẹ) bị rối loạn trong giảm phân

m m

(5)

=> Chưa đủ dữ kiện để xác định cụ thể sự rối loạn giảm phân và cơ chế hình phát sinh bệnh ở hai người con Câu 8: A

Ở nguời,tính trạng da đen,tóc quăn,mũi tẹt,…..do gen trội quy định, các tính trạng da trắng, tóc thẳng , lông mi ngắn: là những tính trặng lặn

Câu 9: A

Quy ước A : da bình thường,a : bị bệnh bạch tạng M : nhìn màu bình thường, m : mù màu

I1 và I2 bình thường sinh con II6 bị cả hai bệnh nên I1 và I2 có kiểu gen AaXMXm x AaXMY

=>người II8 có xác suất kiểu gen 1

3 AAXMY : 2

3 AaXMY => tỉ lệ các alen ở bố sẽ là 1

3 a : 2 3 A : 1

2 XM : 1 2 Y Người II9 có tỉ lệ kiểu gen 1

4 AAXMXM : 1

4 AAXMXm : 1

4 AaXMXM : 1

4 AaXMXm tỉ lệ các alen ở mẹ sẽ là 3

4 A : 1 4 a : 3

4 XM: 1 4 Xm

Xác suất để đứa con đầu lòng không mang alen bệnh là :1 - ( 3 4 x 2

3 ) = 1/2 Xác suất để đứa con đầu lòng mang alen một bệnh là 1 - ( 3/4 ) = 1/4

Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng II8 – II9 mang alen của cả hai bệnh là 1/4 x 1/2 = 1/8 Câu 10: D

Sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể 13 xảy ra trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh trứng sẽ có thể dẫn đến sự xuất hiện của cả ba trường hợp trên

Câu 11: D

Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của 1 đoạn nuclêôiti trên ADN không chứa mã di truyền ,đoạn nuclêôtit này thay đổi theo từng cá thể.xác suất để 2 người có chỉ số ADN hoàn toàn giống nhau rất nhỏ

Câu 12: D

Kém phát triển trí tuệ dạng nhẹ: có IQ từ 50-55 đến 70, trẻ em như thế cần được giúp đỡ nhẹ nhàng.

Kém phát triển trí tuệ dạng trung bình: có IQ từ 35-40 đến 50-55, trẻ em cần được giúp đỡ nhiều và theo dõi.

Kém phát triển trí tuệ dạng nặng: có IQ từ 20-25 đến 35-40, trẻ chỉ có thể được dạy các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống, cần được theo dõi thường xuyên.

Kém phát triển trí tuệ dạng rất nặng: có IQ dưới 20-25, thường bị gây ra bởi những vấn đề về hệ thần kinh, rất cần chăm sóc thường xuyên.

Câu 13: B Người vợ 1

3 AA : 2 3 Aa Người chồng 1

3 AA : 2 3 Aa

Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh là 2 3 x 2

3 x 1 4 =1

9 Xác suất sinh con không bị bệnh là 8

9

(6)

Câu 14: D Quy ước

M : nhìn màu bình thường, m : mù màu

I1 và I2 bình thường sinh con trai II6 bị bệnh nên I1 và I2 có kiểu gen XMXm x XMY

=>người II8 có xác suất kiểu gen XMY

=> người II9 có xác suất kiểu gen 1

2XMXM : 1 2

XMXm

=> Tỉ lệ con mắc một bệnh mù màu thì mẹ có kiểu gen XMXm

=>

Câu 15: C

Bố mẹ bình thường sinh ra con bình thường, con bị bệnh => gen bị bệnh là gen lặn , bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa .

Người con trai bình thường sinh ra con gái bị bệnh => bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa

=> Gen lặn nằm trên NST thường

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bệnh mù màu do một gen có 2 alen quy định, trội hoàn toàn và nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X?. Cho sơ đồ

Câu 42: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và có 4 alen, các alen trội là trội

Câu 14: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với

Câu 12: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với

Câu 10: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với

Câu 22: Ở một loài thú, gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định

Câu 17: Ở người một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so va alen a quy định thuận tay trái,một quần

Câu 113: Ở người, alen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X,