• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tên sáng kiến: Tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu trong Chương III- Con người, Dân số và Môi trường - Môn Sinh học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tên sáng kiến: Tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu trong Chương III- Con người, Dân số và Môi trường - Môn Sinh học 9"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

1. Tên sáng kiến: Tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu trong Chương III- Con người, Dân số và Môi trường - Môn Sinh học 9.

2. Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực giáo dục II. Nội dung sáng kiến:

1. Giải pháp cũ thường làm:

Ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới trong nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện dạy học đã mang lại những hiệu quả to lớn.

Những nội dung được tích hợp vào chương trình giảng dạy và học tập bộ môn Sinh học 9 điển hình là: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục tiết kiệm năng lượng, giáo dục kĩ năng sống…

Ưu điểm: Tích hợp một cách sáng tạo các kiến thức về BVMT, kĩ năng sống, tiết kiệm năng lượng vào các tiết học; Giúp học sinh có được các kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng thực hành các hành vi bảo vệ môi trường sống, sử dụng tiết kiệm năng lượng tại gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.

Nhược điểm:

+ Trong các nội dung tích hợp trên không có phần nội dung tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu (BĐKH) vào các tiết học. Đặc biệt trong phân phối chương trình Sinh học 9 có nhiều tiết học nghiên cứu về tình hình môi trường tự nhiên, môi trường địa phương nhưng trong các nội dung đó không đề cập nội dung BĐKH ở địa phương (Ninh Bình). Mà Ninh Bình là một trong những tỉnh đang bị ô nhiễm môi nặng nề.

+ Việc giáo dục bảo vệ môi trường không được gắn với giáo dục Biến đổi khí hậu, gây khó khăn cho giáo viên và học sinh về cách tiếp cận và thực hiện giáo dục Biến đổi khí hậu ở địa phương.

+ Chưa giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng phòng, chống và thích ứng với Biến đổi khí hậu.

2. Giải pháp mới cải tiến:

* Xây dựng hệ thống kiến thức cơ bản về BĐKH, nguyên nhân, tác động và hậu quả của BĐKH đối với các mặt kinh tế- xã hội.

Biến đổi khí hậu thường là sự thay đổi bất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải, các khí thải độc hại ra môi trường, các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên

(2)

như: chặt phá rừng bừa bãi, thải chất độc hại chưa qua xử lí ra sông ra biển, khai thác khoáng sản không có kế hoạch, đất canh tác bị bỏ hoang,…

Một số hình ảnh minh họa:

Khí thải độc hại do các nhà máy thải ra

(3)

Nạn chặt phá rừng bừa bãi

Xả các chất thải ra sông, hồ

(4)

Xả rác bừa bãi

Đất bị bỏ hoang hóa

Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của BĐKH, thiên tai, bão lụt, lũ lụt, hạn hán diễn ra dồn dập hơn trước.

Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ địa hình thuộc phức hệ Tây Bắc Việt Nam, phân thành ba vùng rõ rệt gồm: vùng đồi núi, nửa đồi; vùng đồng bằng trũng; vùng đồng bằng ven biển và biển. Ninh Bình có hệ thống sông ngòi bắt nguồn từ tỉnh Hòa Bình, Hà Nội và kết thúc ở biển đông qua cửa Đáy.

Hàng năm đến mùa mưa bão, hướng gió thẳng góc tạo nên sức tàn phá

(5)

của nước biển dâng, áp thấp nhiệt đới, bão và xâm ngập mặn. Do vậy sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu trong Chương III- Con người, Dân số và Môi trường - Môn Sinh học 9” gắn với tình hình môi trường ở địa phương tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa vô quan trọng trong việc giáo dục BVMT.

*Tính mới, sáng tạo của sáng kiến:

Sáng kiến cung cấp các kỹ năng cần thiết để giúp học sinh biết cách bảo vệ môi trường sống, thích ứng với các biểu hiện của biến đổi khí hậu. Việc trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về BĐKH giúp các em có các kỹ năng ứng phó với các hiện tượng có thể xảy ra (như sóng thần, nước biển dâng, sạt lở đất) và thường xuyên xảy ra (như áp thấp nhiệt đới, bão, lụt, xâm ngập mặn,...), đồng thời chủ động tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng.

Có được những kiến thức và kỹ năng thích ứng nhất định, các em tránh được những thiệt hại về con người và kinh tế. Đặc biệt, nếu các hiện tượng biến đổi cực đoan xảy ra các em biết bảo vệ mình và những người xung quanh đồng thời biết vận dụng các kiến thức đã biết để tạo sinh kế giúp ổn định, phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Ninh Bình.

Đối với ngành giáo dục nói chung và bậc học THCS nói riêng, Sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng thích ứng với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Bình trong một số tiết học môn Sinh học 9” là nội dung đầu tiên trong việc cụ thể hóa Công ước về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto về Biến đổi khí hậu, Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu theo Quyết định số 158/QĐ-TTg, ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Sáng kiến giúp giáo viên, học sinh có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo vệ môi trường, bảo vệ mình và thích ứng với BĐKH ngay tại nơi mình sinh sống và học tập.

* Vai trò của môn Sinh học 9 đối với nội dung giáo dục BĐKH tại Ninh Bình.

Biến đổi khí hậu là một đơn vị kiến thức khoa học, thông qua môn Sinh học 9 các giáo viên giúp cho các em học sinh hiểu được nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu đồng thời giúp các em có tâm thế, các kỹ năng cần thiết để thích ứng với BĐKH. Làm cho mỗi công dân tương lai nhận thức được vai trò của chính họ trong cuộc chiến biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thực tế nghiên cứu và giảng dạy tôi thấy có nhiều bài học môn Sinh học chứa đựng những nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu. Vì vậy, tôi đã lồng ghép tích hợp nội dung giáo

(6)

dục nâng cao nhận thức và kỹ năng thích ứng với BĐKH vào một số bài học thuộc Chương III- Con người, dân số và môi trường của môn Sinh học 9. Cụ thể như sau:

Bài Phần Nội dung tích hợp BĐKH Mức

độ

Phương pháp dạy học đề nghị

53

II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên

Các hoạt động khai thác khoáng sản, đốt rừng,... gây tổn hại môi trường.

Các đồ dùng thiết bị sinh hoạt, quy trình công nghệ tạo ra nhiều khí thải, đặc biệt là khí CFC- tác nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính

Liên

hệ Vấn đáp

54

II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm

Chỉ ra các hoạt động cụ thể của con người gây ô nhiễm môi trường, trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính:

các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, sử dụng nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả,...Xử lý rác không đúng quy trình kỹ thuật.

- Toàn phần

Thực hành biểu diễn.

55

III. Hạn chế ô nhiễm môi trường

Học sinh biết nhận biết và trình bày các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường từ đó hình thành các kỹ năng thích ứng với BĐKH.

Toàn phần

Thực hành vấn đáp

56- 57

Củng cố của 2 bài học và của cả chương

Hình thành khái niệm BĐKH và các kỹ năng thích ứng với BĐKH diễn ra tại địa phương

Bộ phận

Thực hành vấn đáp Căn cứ vào phân phối chương trình, nội dung kiến thức, đặc điểm của học sinh tôi đã tích hợp nội dung giáo dục nâng cao nhận thức và các kỹ năng thích ứng với BĐKH vào các tiết:

+ Tiết 56 bài 53: Tác động của con người đối với môi trường + Tiết 57 bài 54: Ô nhiễm môi trường

+ Tiết 58 bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

+ Tiết 59, 60 Bài 56-57: Thực hành - Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương.

Các tiết học này được giảng dạy tại lớp 9 các khóa từ năm học 2012- 2013

(7)

đến nay.

(Nội dung chi tiết xin xem trong phụ lục giáo án).

III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được 1. Hiệu quả kinh tế:

Việc trang bị cho học sinh những kiến thức về BĐKH sẽ tiết kiệm được nhiều kinh phí, đây là một hình thức tuyên truyền bằng miệng thông qua giáo dục, qua cuộc sống hằng ngày các em sẽ tuyên truyền tới những người xung quanh ý thức về việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Đồng thời thông qua việc gợi ý, đề xuất các biện pháp BVMT và thích ứng với BĐKH, khi các biểu hiện của BĐKH xảy ra sẽ tránh được thiệt hại về người và tài sản. Giá trị làm lợi có thể cứu được hàng nghìn người, giảm thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đồng. Chi phí cho giáo dục để tuyên truyền các kiến thức và kỹ năng thích ứng BĐKH là ít tốn kém và có hiệu quả nhất.

2. Hiệu quả xã hội:

Giúp các thầy cô giảng dạy môn Sinh học nói riêng các môn học khác nói chung cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản nhất về BĐKH. Mỗi học sinh sẽ hiểu rằng chính các em chứ không phải ai khác có thể làm chậm đi sự biến đổi khí hậu toàn cầu, giữ vững cuộc sống của nhân loại – chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong lĩnh giáo dục là chi phí hiệu quả nhất, kinh tế nhất và mang tính xã hội rất lớn.

+ Bản chất nội dung và những biểu hiện của sự biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu, ở Việt Nam và ở ngay địa phương nơi chúng ta đang sinh sống.

+ Những hậu quả của BĐKH đã xảy ra và có thể sẽ xảy ra trong thời gian tiếp theo là có thật, ảnh hưởng lớn đến bề mặt Trái đất và cuộc sống.

+ Những tác động của con người trong quá khứ và hiện tại (khai thác tài nguyên, hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt..) đang là nguy cơ chính làm mất cân bằng sinh thái, làm biến đổi khí hậu.

+ Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân, ngoài việc bản thân phải thực hiện tốt, còn có trách nhiệm vận động cộng đồng cùng thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, ngăn cản khi thấy những biểu hiện vi phạm.

+ Hiểu và thấm nhuần phương châm trước khi hành động là: “ Vì sự sống của Trái đất” và “cuộc sống của nhân loại” trong đó có bản thân mình.

+ Chuẩn bị cho bản thân, gia đình cùng với cộng đồng tâm thế, kỹ năng thích ứng để sống chung với biến đổi khí hậu.

+ Thông qua HS, các em có khả năng tuyên truyền vận động thuyết phục các

(8)

thành phần khác trong xã hội cùng thực hiện.

+ Thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục môi trường, BĐKH ở các môn học: Vật lý, Hóa học, Địa lý, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp,…với những kiến thức có liên quan dễ nhận biết về tác động của chúng đến môi trường và làm biến đổi khí hậu như: Chất thải rắn, chất thải và ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, vấn đề sử dung đất trong sản xuất, phá rừng, khai thác nước ngầm, xói mòn đất, sử dung thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, sự suy thoái nguồn thủy hải sản, nguy cơ diệt chủng các loại động vật quý hiếm, phát triển các khu công nghiệp trong các thành phố, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, lưới diện, viễn thông, cấp thoát nước,...

+ Khi triển khai sáng kiến kinh nghiệm này các nhà trường và đội ngũ giáo viên, đông đảo học sinh không mất nguồn kinh phí để đầu tư hay nâng cấp thiết bị.

Chúng ta sử dụng SGK Sinh học 9 và nội dung SKKN này để tổ chức thực hiện.

Thông qua tiết dạy thử nghiệm và đặc biệt qua bài kiểm tra củng cố GV đánh giá được hiệu quả về mặt chất lượng của nội dung tích hợp, các em đều đạt kết quả cao.

IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1.Điều kiện áp dụng:

- Đối với kiến thức đại cương về BĐKH như: khái niệm, nguyên nhân, hậu quả…có thể áp dụng cho tất cả các môn học thuộc chương trình THCS và THPT trên phạm vị toàn quốc.

- Đối với kiến thức liên hệ địa phương, tùy vùng miền, khu vực địa lý, chúng ta lựa chọn biện pháp thích ứng cho phù hợp.

2. Khả năng áp dụng:

Nội dung SKKN được áp dụng giảng dạy và tuyên truyền trong tất cả các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

Kết luận: Qua nội dung trên chúng ta thấy, biến đổi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ rệt và tác động của nó đang hiện rõ hơn, dồn dập hơn và tác hại nhiều hơn đến mọi mặt của đời sống. Nhận thức về nó, chấp nhận và chủ động thích ứng với những biện pháp giảm thiểu tác hại của BĐKH là chủ trương, biện pháp thực hiện phù hợp nhất ở hiện tại và cũng như trong tương lai.

(9)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một là, lãnh đạo các cấp ở địa phương, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên giảng dạy lịch sử hoặc các môn khoa học xã hội cần nhận thức đúng đắn vai trò, ý

Các kết quả ĐMC phải được xem xét, tích hợp vào nội dung của quy hoạch và được thể hiện bằng báo cáo ĐMC với các nội dung chính như sự phù hợp của quy hoạch với quan điểm, mục tiêu về