• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
113
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN KIỀU NGA

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. PHAN VĂN HÒA

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Kiều Nga

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên đặc biệt và sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến thầy PGS.TS Phan Văn Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ Tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã nhiệt tình giúpđỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến Ban lãnh đạo, nhân viên các phòng, ban chuyên môn của Ban Quản lý dự án khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tư vấn giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.

Và tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thành công luận văn này.

Luận văn là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Quảng Bình, ngày …. tháng 6 năm 2018 Tác giả

Nguyễn Kiều Nga

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN KIỀU NGA

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:8 34 04 10 Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Phan Văn Hòa

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình,đề xuất hệthống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạtầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình trong thời gian đến.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông đường bộ tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp: Thống kê mô tả, so sánh, phân tích, chuyên gia

3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

- Về mặt lý luận: hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông.

- Về mặt thực tiễn: đánh giá thực trạng, chỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến sự bất hợp lý trong quá trình thực hiện công tác quản lývốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình. Từ đó, tác giả đề ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CĐT Chủ đầu tư

ĐTXD Đầu tư xây dựng

GPMB Giải phóng mặt bằng GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước KH&CN Khoa học và Công nghệ KT–XH Kinh tế - Xã hội

NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương QLDA Quản lý dự án

TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động

TVGS Tư vấn giám sát

UBND Ủy ban nhân dân

XDCB Xây dựng cơ bản XDCT Xây dựng công trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

MỤC LỤC...v

DANH MỤC CÁC BẢNG... ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ...x

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...3

3. Câu hỏi nghiên cứu...3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...4

5. Phương pháp nghiên cứu...4

6. Cấu trúc luận văn...5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...6

1.1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...6

1.1.1. Vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước....6

1.1.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước...10

1.1.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước...20

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước...32

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạtầng giao thông từ ngân sách nhà nước ...36

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC...37

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước...37

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước...40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...41

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI BAN QLDA KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GTVT TỈNH QUẢNG BÌNH...42

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QLDA KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GTVT TỈNH QUẢNG BÌNH ...42

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...42

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT Quảng Bình ...43

2.1.3 Tình hình sử dụng lao động của Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình ...46

2.1.4. Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB...48

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG BẰNG NGUỒN NSNN TẠI BAN QLDA KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GTVT TỈNH QUẢNG BÌNH...52

2.2.1. Tổ chức bộ máy...52

2.2.2. Lập kế hoạch, quy hoạch đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông...54

2.2.3. Lập kế hoạch phân bổ vốn...55

2.2.4 Thiết kế dự án thẩm định phê duyệt...59

2.2.5 Công tác đấu thầu và chỉ định thầu...60

2.2.6 Công tác giải phóng mặt bằng...63

2.2.7. Thanh, kiểm tra chất lượng công trình ...63

2.2.8. Nghiệm thu, thanh quyết toán vốn...64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.3 ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ

VỐN ĐẦU TƯ CHO CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG...66

2.3.1 Thống kê mô tả mẫu...66

2.3.2 Đánh giá của các đối tượng về tình hình quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải...67

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG...73

2.4.1. Kết quả đạt được...73

2.4.2 Hạn chế...74

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế...75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...77

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI BAN QLDA KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GTVT TỈNH QUẢNG BÌNH...78

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝVỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI BAN QLDA KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GTVT TỈNH QUẢNG BÌNH ...78

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI BAN QLDA KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH GTVT TỈNH QUẢNG BÌNH...80

3.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch các dự án giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ...80

3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác khảo sát thiết kế trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án...81

3.2.3. Giải pháp về công tác đấu thầu...83

3.2.4. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch vốn và phân bổ vốn nhằm đảm bảo tiến độ thi công các dự án...83

3.2.5. Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB trong quá trình thanh toán, quyết toán ...86

3.2.6. Kiểm soát và đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư...88

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chống thất thoát, lãng phí trong đầu

tư xây dựng cơ bản...89

3.2.8 Giải pháp nâng cao chất lượng tại đơn vị...90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...92

1. Kết luận...92

2. Kiến nghị...93

TÀI LIỆU THAM KHẢO...95

PHỤ LỤC...97 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢNBIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành tỉnh Quảng Bình ...46 Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017 ...54 Bảng 2.3: Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 phân theo loại chi phí...56 Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông giai đoạn 2015 –2017 phân loại theo chi phí...58 Bảng 2.5: Kết quả thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2015- 2017...60 Bảng 2.6: Kết quả thực hiện đấu thấu/ chỉ định thầu các dự án thuộc Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình ...62 Bảng2.7: Tình hình thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình...64 Bảng 2.8: Kết quả thực hiện công tác quyết toán vốn NSNN của Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT...66 Bảng 2.9: Đánh giá của các đối tượng về công tác chuẩn bị đầu tư...68 Bảng 2.10: Đánh giá của các đối tượng về công tác tư vấn, thẩm định phê duyệt...68 Bảng 2.11: Đánh giá của các đối tượng về công tác quản lý...70 Bảng 2.12: Đánh giá của các đối tượng về công tác lựa chọn nhà thầu và thanh quyết toán...71 Bảng 2.13: Đánh giá của các đối tượng về chính sách, chế độ trong đầu tư hạ tầng giao thông ...72 Bảng 2.14: Đánh giácủa các đối tượng về công tác quản lý vốn đầu tư hạ tầng giao thông...73

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Trình tự hoạt động đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông ...12

Hình 1.2: Quy trình quản lý vốn đầu tư từ NSNN...14

Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các cơ quan với CĐT xây dựng công trình...15

Hình 1.4: Mô hình tổ chức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư...22

Hình 1.5: Mô hình tổ chức Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án ...24

Hình 2.1: Bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông...53

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đềtài

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ nguồn Ngân sách Nhà nước (NSNN) nói chung và vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông nói riêng là một nguồn lực tài chính hết sức quan trọng của quốc gia đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng tạo lập cơ sởvật chất kỹthuật cho nền kinh tế, mà còn có tínhđịnh hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực hiện những vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Do có vai trò quan trọng nên quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước đãđược chú trọng đặc biệt.

Hạ tầng giao thông là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạtầng kinh tế xã hội nói chung, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; là huyết mạch của nền kinh tế; đóng góp to lớn vào quá trình phát triển sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá; cho phép mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng trong cả nước; khai thác sửdụng hợp lý mọi tiềm năng của đất nước; xoá đi khoảng cách về địa lý; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý; phát huy lợi thếcủa từng vùng, từng địa phương, từng ngành;

xoáđói giảm nghèo; cũng cốquốc phòng -an ninh…

Tuy nhiên, hệthống hạtầng giao thông của nước ta trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế làm cản trở nhiều tới mục tiêu phát triển chung của đất nước, làm giảm khả năng thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế, và giảm tốc độcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, cản trởtiến trình hội nhập kinh tếkhu vực và trên thếgiới.

Trong thời gian qua, Nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế xã hội. Việc cân đối, phân bổ và điều hành vốn đối với các Bộ, ngành, địa phương và thành phốtrực thuộc trung ương để triển khai các dự án đầu tư xây dựng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tếxã hội bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phíđang là vấn đềlớn được dư luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất thoát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Ban Quản lý dự án Khu vực chuyên ngành Giao thông vận tải Quảng Bình trực thuộc Sở GTVT Quảng Bình, là đơn vị sự nghiệp công lập, có nhiệm vụ thay mặt Chủ đầu tư quản lý và tổ chức thực hiện các dự án sử dụng vốn của Nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Sở GTVT Quảng Bình làm chủ đầu tư (Quyết định số 131/QĐ-SGTVT ngày 14/4/2009 của Sở GTVT Quảng Bình về việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền thực hiện một số công việc trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình do Sở GTVT Quảng Bình làm Chủ đầu tư).

Ngay từ khi thành lập, Ban Quản lý dự án Khu vực chuyên ngành Giao thông vận tải Quảng Bình thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý, cấp phát có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách đầu tư XDCB về giao thông vận tải được Trung ương và tỉnh giao cho ngành giao thông vận tải; hợp đồng với các tổ chức khảo sát thiết kế thi công xây đựng, lắp đặt các công trình XDCB về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đảm bảo tiến độ kỹ thuật, chất lượng công trình, nghiệm thu, bàn giao công trìnhđưavào sử dụng đúng quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý vốn đầu tư tại Ban quản lý khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số hạn chế như công tác quy hoạch còn chồng chéo, công tác khảo sát thiết kế còn sơ sài, chất lượng nghiệm thu công trình chưa đúng yêu cầu. Còn hiện tượng chủ đầu tư chậm làm hồ sơ đề nghị phê duyệt. Điều này đã làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội. Để giảm thất thoát, lãng phí cần thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng. Trong đó khâu quản lý vốn đầu tư (VĐT) có vị trí rất quan trọng về mặt nhận thức, về lý luận cũng như quá trìnhđiều hành thực tiễn.

Đểgiải quyết các vấn đề tồn tại trên, đồng thời cũng là một chuyên viên của Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình tôi chọn đề tài “Hoàn thin công tác qun lý vốn đầu tư xây dựng công trình h tng giao thông ti Ban QLDA khu vc chuyên ngành GTVT tnh Quảng Bình” để làm đề tài luận văn thạc sỹcủa mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình,đề xuất hệthống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạtầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình trong thời gian đến.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạtầng giao thông;

- Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017;

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bìnhđến năm 2025.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn hướng tới trả lời một số vấn đề như sau:

(1) công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước gồm những nội dung nào?

(2) Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2017 đãđạt được những kết quả gì?

(3) Có những hạn chế gì trong quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015- 2017?

(4) Giải pháp nào giúp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới?

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Sở GTVT tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư, Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình làđại diện chủ đầu tư thực hiện công việc.

Phạm vi không gian: Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình.

Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng giai đoạn 2015 - 2017; đề xuất giải pháp đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Thu thập thông tin, số liệu

- Thông tin, sốliệu thứcấp: Được thu thập Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình, các cơ quan ban ngành trong vùng và địa phương liên quan.

- Thông tin, sốliệu sơ cấp: Đối tượng khảo sát là các cán bộlàm việc tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình, các đơn vị thi công. Công tác điều tra được tiến hành theo phương pháp phát phiếu khảo sát.

Để có những đánh giá khách quan về tình hình quản lý vốn đầu tư cho công trình cơ sở hạ tầng giao thông, tác giả tiến hành điều tra các cán bộ thuộc Ban quản lý (36 cán bộ), đơn vị xây lắp (32 cán bộ).

Mục đích khảo sát nhằm thu thập các ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra đối với công tác quản lý vốn đầu tư cho công trình cơ sở hạ tầng giao thông.

Các câu trả lời dựa trên 5 mức độ: 1- Rất không hài lòng; 2- Không hài lòng;

3- Bình thường; 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng 5.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng EXCEL .

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

5.3. Phương pháp phân tích số liệu

-Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sởcác tài liệu đãđược tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình.

-Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sửdụng bao gồm so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc. Chiều ngang được so sánh để thống kê mô tả các đánh giá của các đối tượng khác nhau vềcông tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình. Phương pháp so sánh theo chiều dọc được sử dụng để đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông qua các năm.

- Phương pháp chuyên gia: phương pháp chuyên gia được sử dụng để tham vấn ý kiến của các chuyên gia đểxây dựng Bảng hỏi và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cương công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT.

- Phương pháp phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian nhằm so sánh biến động qua các năm 2015- 2017.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn vềquản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạtầng giao thông từ ngân sách nhà nước

Chương 2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

CHƯƠNG 1

CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠTẦNG GIAO THÔNG TỪNGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC

1.1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1. Vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước

1.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Vốn đầu tư

Vốn đầu tư, cùng với lao động và đất đai là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển và đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo ra các tài sản nhằm mục tiêu thu nhập trong tương lai; các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư [11].

Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư. Như vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô, vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tư tài sản lưu động và Vốn đầu tư vào nhà ở. [11]

Theo Khoản 18, Điều 3, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.” [13]

Với phạm vi đầu tư thì có phạm trù tổng vốn đầu tư mà chúng ta gọi là vốn đầu tư phát triển, có thời kỳ gọi là vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm vốn cố định và vốn lưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Vốn đầu tư phát triển gồm: Vốn đầu tư cơ bản, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác.

Vốn đầu tư cơ bản là số vốn để tạo ra tài sản cố định (TSCĐ). Nó bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sữa chữa lớn TSCĐ. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một thuật ngữ đã được sử dụng khá quen thuộc ở nước ta với nội dung bao hàm những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế.

Về thực chất vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bao gồm những chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định. Như vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm 2 bộ phận hợp thành: Vốn đầu tư để mua sắm hoặc xây dựng mới TSCĐ mà ta quen gọi là vốn đầu tư cơ bản và chi phí cho sữa chữa lớn TSCĐ.

Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư làm tăng thêm tài sản lưu động (TSLĐ) trong thời kỳ nghiên cứu của toàn xã hội.

Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố làm tăng TSCĐ, TSLĐ còn phải làm tăng nguồn lực khác như; nâng cao dân trí, hoàn thiện môi trường xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ cho các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác.

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Theo Điều 2, Thông tư số 86/2011/TT-BTC: “Vốn NSNN cho đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư bao gồm:[3].

- Vốn trong nước của các cấp NSNN;

- Vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước (phần ngân sách nhà nước).

Các nguồn lực thuộc quyền sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà nước được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư từ NSNN.

NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu chi của ngân sách”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.1.2. Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước

Từ những khái niệm về vốn đầu tư, đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông, có thể thấyvốn đầu tưxây dựng công trình hạ tầng có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ NSNN gắn với hoạt động thu chi NSNN; việc quản lý, sử dụng theo phân cấp và quy định của pháp luật về chi NSNN cho hoạt động đầu tư phát triển. Việc hình thành, phân bổ và cấp phát, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn này được thực hiện, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan quản lý liên quan;

được thực hiện theo phân bổ kế hoạch vốn hàng năm; thời gian thực hiện khá dài.

Thứ hai, vốn đầu tưxây dựng công trình hạ tầng giao thông từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc đánh giá mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ ba, vốn đầu tưxây dựng công trình hạ tầng giao thông từ NSNN gắn với dự án đầu tư và quy trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu hoàn thành công trình vàđưa vào khai thác sử dụng. Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình thực hiện quản lý dự án (QLDA) đầu tư với các khâu liên hoàn với nhau từkhâu quy hoạch, chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, khảo sát, thiết kế, thực hiện đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư và nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng, thanh tra, kiểm toán.

Thứ tư, vốn đầu tư từ NSNN khá đa dạng. Căn cứ tính chất, nội dung, đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trìnhđầu tư phân thành các loại vốn: Thực hiện dự án quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, duy tu, bảo dưỡng. Vốn đầu tư xây dựng từ NSNN được sử dụng cho đầu tư mới, sửa chữa lớn hoặc mua sắm thiết bị.

Thứ năm, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông có thể huy động từ các nguồn khác nhau như: trong nước chủyếu từ thu thuế và các nguồn thu khác của Nhà nước như bán tài nguyên, khai thác khoáng sản, thu từ các hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

động kinh doanh khác; các nguồn vốn của các nước, tổ chức quốc tế thông qua phát hành trái phiếu quốc tế, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các khoản viện trợ không hoàn lại,...

Thứ sáu, chủ thể sử dụng vốn xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ NSNN rất đa dạng, bao gồm cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức nước ngoài nhưng trong đó đối tượng sử dụng nguồn vốn này chủ yếu vẫn là các tổ chức nhà nước[11].

1.1.1.3. Phân loại vốn đầu tư xây dựng công trình hạtầng giao thông

-Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, vốn đầu tư từ NSNN được hình thành từ các nguồn sau:

+ Nguồn vốn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ bán, khoản cho thuê tài sản, tài nguyên của đất nước…và các khoản thu khác).

+ Nguồn vốn từ nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn viện trợ phi Chính phủ).

- Theo phân cấp quản lý ngân sách vốn đầu tư từ NSNN chia thành:

+ Vốn đầu tư của Ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu của Ngân sách Trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia.

Nguồn vốn này được giao cho các Bộ, ngành quản lý sử dụng.

+ Vốn đầu tư của Ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của Ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó; nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.

- Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tư từ NSNN được phân thành:

+ Vốn đầu tư xây dựng công trình tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từngBộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội: Thu từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nước, thu cấp đất, chuyển quyền sử dụng đất…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

+ Vốn đầu tư phát triển theo chương trình dự án quốc gia.

+ Vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất như: truyền hình, thu học phí…

- Vốn đầu tư từ NSNN được đầu tư cho các dự án sau: Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh; hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

chi cho công tác điều tra, khảo sát lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Chính phủ cho phép [16].

1.1.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạtầng giao thông từngân sách nhà nước

1.1.2.1. Khái nim qun lý vốn đầu tư từngânsách nhà nước

Quản lý vốn đầu tư từ NSNN là hoạt động tác động của chủ thể quản lý (Nhà nước hoặc chủ đầu tư) lên các đối tượng quản lý (vốn đầu tư, hoạt động sử dụng vốn đầu tư) trong điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục tiêu nhất định.[11].

Cụ thể hơn, quản lý vốn đầu tư từ NSNN là tập hợp những công cụ và biện pháp của chủ thể quản lý để quản lý vốn trong toàn bộ quy trình đầu tư, kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đến giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào khai thác sử dụng để đạt mục tiêu đã định, là sự tác động thường xuyên, liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, vừa tạo ra sức mạnh tổng hợp của hệ thống quản lý vốn đầu tư từ NSNN, vừa phát huy được tính năng động sáng tạo của các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau nhằm sử dụng vốn đầu tư từ NSNN đúng mục đích và đạt được mục tiêu đề ra[11].

Theo quy định tại mục a, Khoản 3, Điều 3, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP:

“Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án”[6].

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước: Theo Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP: “Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng” [6].Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ NSNN phải tuân thủ theo các nguyên tắc

Thứ nhất, Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán và quyết toán thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình; định mức kinh tế - kỹ thuật trong thi công xây dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán... đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đề trên.

Thứ hai, Lập và quản lý chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng cơ bản; ghi theo đúng nguyên lệ trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ để việc quy đổi vốn đầu tư được thực hiện một cách có cơ sở và để tính toán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá nội tệ.

Thứ ba, Chủ thể đứng ra quản lý toàn bộ quá trình đầu tư (từ xác định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt...đến khi nghiệm thu bàn giao công trình để đưa vào sử dụng) là Nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dự án (không quá 4 năm đối với dự án nhóm B, không quá 2 năm đối với dự án nhóm C).

Thứ tư, Chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với các bước thiết kế và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán... khi kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng.

Thứ năm, Căn cứ vào khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ.

Thứ sáu, Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây dựng có trách nghiệm hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Thứ bảy: Đối với các công trình ở địa phương, Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh căn cứ vào các nguyên tắc quản lý vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở liên quan lập các bảng giá vật liệu, nhân công và chi phí sử dụng máy thi công xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành và hướng dẫn.

1.1.2.2. Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước

Hình 1.1: Trình tự hoạt động đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông (Nguồn:[11]) Dự án đầu tư được hình thành và phát triển với nhiều giai đoạn riêng biệt, nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt và quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bướccông việc, phân thành hai giai đoạn theo Hình 1.1

Giaiđoạn I Chuẩn bị đầu tư

Nghiên cứu cơ hội đầu tư

Nghiên cứu dự án tiền khả thi

Nghiên cứu dự án khả thi

Thẩm định và phê duyệt dự án

Giai đoạn II Thực hiện đầu tư

Thiết kế, lập tổng dự toán,

dự toán

Ký kết hợp đồng xây dựng, thiết bị

Thi công xây dựng, đào tạo, chuyển giao công nghệ

Chạy thử nghiệm thu,

quyết toán

Đưa vào khai thác sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Giai đoạn I là cơ sở để thực hiện giai đoạn II. Tuy nhiên, tùy theo tính chất và quy mô của dựán mà một vài bước có thểgộp vào nhau như: đối với dựán vừa và nhỏ thì có thểkhông cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu dựán tiền khảthi mà xây dựng luôn dựán khảthi, thậm chí chỉ cần lập báo cáo kinh tế- kỹthuật đối với những dựán quy mô nhỏ (dưới 15 tỷ đồng).

Trình tự theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dựán:

- Nội dung công việc thực hiệnở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:

+ Nghiên cứu sựcần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.

+ Tiến hành thăm dò, xem xét thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm nguồn cungứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.

+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;

+ Lập dự án đầu tư;

+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổchức cho vay vốn đầu tư và cơ quan có chức năng thẩm quyền lập dự án đầu tư;

- Nội dung công việcở giai đoạn thực hiện dựán bao gồm:

+ Xin giao đất hoặc thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật đất đai;

+ Chuẩn bịmặt bằng xây dựng;

+ Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế;

+ Phê duyệt, thẩm định thiết kế; tổng dựtoán, dựtoán hạng mục công trình;

+ Tổchức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị;

+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có);

+ Ký kết hợp đồng kinh tếvới nhà thầu đã trúng thầu;

+ Thi công xây lắp công trình; giámđịnh chất lượng công trình;

+ Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng.

Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước

Quản lý vốn đầu tư là một khâu trong quản lý thu chi NSNN. Với tính chất đặc thù, phức tạp của quá trình xây dựng gồm nhiều khâu như: Lập kế hoạch, xin

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

chủ trương đầu tư; phân bổ vốn đầu tư; chuẩn bị, thực hiện đầu tư; nghiệm thu đưa vào khai thác sửdụng; quyết toán vốn đầu tư.

Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ NSNN thường gắn với các dự án đầu tư với quy trình chặt chẽ gồm 6 bước theo Hình 1.2.

Hình 1.2: Quy trình quản lý vốn đầu tư từ NSNN

(Nguồn:[11]) Vốn đầu tư chỉ được giải ngân và cấp phát cho việc sử dụng chỉ được thực hiện sau khi dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền duyệt.

Việc thanh quyết toán VĐT chỉ được thực hiện khi dự án được nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng. Trong suốt quá trình thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư phải thực hiện giám sát, đánh giá đầutư.

1.1.2.3. Các nhân t ca quá trình qun lý vốn đầu tư xây công trình h tng giao thông từ ngân sách Nhà nước

Chủ thể quản lý

Chủthểthực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạtầng giao thông từ NSNN là Nhà nước hoặc các cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và quản lý, sửdụng vốn NSNN để đầu tư xây dựng công trình hạtầng giao thông theo quy định của pháp luật. Mỗi cơ quan chức năng được Nhà nước phân công, phân cấp phải thực hiện đúng nhiệm vụ trong quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng từNSNN theo Hình 1.3. [10]

Chủthểquản lý gồm nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau, nói lên tính phức tạp của công tác quản lý và sửdụng nguồn vốn này. Đối với các dựán sửdụng NSNN,

Lậpkế hoạch, xin chủ

trương đầu tư

Phân bổ vốn đầu

Chuẩn bị đầu

Thực hiện đầu tư

Bàn giao,

khai thác sử

dụng

Quyết toán

vốn đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thểthực hiện hai vai trò khác nhau: với vai trò là người có thẩm quyền quyết định đầu tư, quyết định nhiều vấn đề mà chủ đầu tư không thể quyết định; với vai trò là chủ đầu tư dự án, phải thực hiện chức năng quản lý của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật. [10]

Việc phân cấp thực hiện các chức năng quản lý vốn, quản lý dự án đầu tư phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, quy mô của từng dự án đểphân cấp quyết định đầu tư cho các ngành, các cấp bảo đảm nguyên tắc chủ động, sáng tạo, vừa bảo đảm cho bộmáy hoạtđộng linh hoạt, đúng chức năng và mang lại hiệu quả. [10]

Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các cơ quan với CĐT xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ NSNN

(Nguồn:[10]) Giải thích sơ đồ:

+ Các mũi tênlà quan hệ giữa chủ đầu tư với cấp quyết định đầu tư và các cơ quan chức năng quản lý vốn đầu tư;

+ Các mũi tên là trình tự cấp phát, giải ngân vốn đầu tư cho chủ đầu tư.

- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư:Tùy theo quy mô và tính chất của dự án như sau:Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia; Thủ tướng, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp và người đứng đầu các cơ quan được ủy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm

Người quyết định đầu tư

Chủ đầu tư dự án Cơ quan Tài chính Cơ quan Kế hoạch

và Đầu tư

Kho bạc Nhà nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

A, B, C theo phân cấp. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của dự án, người quyết định đầu tư được ủy quyền hoặc phân cấp cho cơ quan cấp dưới trực tiếp thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của mình. [10]

Người quyết định đầu tư thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như: chấp thuận chủ trương đầu tư, giao chỉ tiêu vốn, phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch đấu thầu; quyết định áp dụng định mức mới chưa có trong hệ thống định mức đã công bố hoặc các định mức đã có nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật để lập đơn giá trong các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu; phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.[10]

- Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư: Gồm các cơ quan từ Trung ương xuống địa phương như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ kế hoạch khác thực hiện chức năng tham mưu cho người quyết định theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Chủ trì, phối hợp cơ quan tài chính thống nhất cơ cấu nguồn vốn (thẩm định nguồn vốn), lập phương án phân bổ VĐT cho từng chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn NSNN; tham mưu trình cơ quan chủ quản cùng cấp như: Chính phủ xem xét trình Quốc hội (đối với vốn NSTW), UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh), UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện) quyết định theo quy định của pháp luật. Căn cứ quyết định kế hoạch vốn được các cấp giao cho từng chương trình, dự án, cơ quan kế hoạch đầu tư thông báo chi tiết đến từng chủ đầu tư, cơ quan quản lý có liên quan. Thực hiện lập danh mục dự án trọng điểm cho từng thời kỳ, thẩm định dự án trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt; thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.[10]

- Cơ quan Tài chính: Gồm các cơ quan từ Trung ương xuống địa phương như Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện và các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tài chính khác thực hiện chức năng tham mưu cho người quyết định theo quy định của pháp luật. Cụ thể là chủ trì, phối hợp cơ quan kế hoạch thống nhất danh mục dự án, lập phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách sự nghiệp; cấp mã số dự án, thẩm định quyết toán vốn đầu tư. [10]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Kho bạc nhà nước: Gồm KBNN Trung ương, KBNN cấp tỉnh và cấp huyện, thực hiện quản lý, thanh toán và tất toán tài khoản vốn đầu tư. [10]

- Chủ đầu tư (CĐT): Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:

+ Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, CĐT là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khácở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước;

+ Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư thì CĐT là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm CĐT thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm CĐT (trường hợp này đơn vị quản lý, sử dụng cử người tham gia với CĐT tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng). Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định nêu trên thì người quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tưhoặc đồng thời làm chủ đầu tư.

+ Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư;

+ Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.

Chủ đầu tưchịu trách nhiệm toàn diện về quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn được cấp có thẩm quyền bố trí vốn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án đưa công trình hoàn thành vào khai thác sử dụng.

Ngoài các cơ quan quản lý trực tiếp nói trên, hoạt động quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ NSNN còn chịu năm, với quy trình rất chặt chẽgồm nhiều khâu: xây dựng cơ chếchính sách, xây dựng kếhoạch, xây dựng dự toán, định mức tiêu chuẩn, chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, kiểm tra báo cáo, phân bổ dự án năm, phân bổhạn mức kinh phí hàng quý, tháng, thực hiện tập trung nguồn thu, cấp phát, hạch toán kế toán thu chi ngân sách Nhà nước, báo cáo quyết toán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Trong công tác quản lý vốn đầu tư, khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư là lựa chọn danh mục dự án đầu tư, phân bổ kế hoạch vốn và quản lý sửdụng vốn. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chủ yếu tập trung vào đối tượng là vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ nguồn NSNN do Sở GTVT làm chủ đầu tư, Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình đại diện cho chủ đầu tư quản lý, sửdụng vốn đầu tư.

Công cụ và phương thức quản lý

Đểthực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng, Nhà nước ban hành hệthống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá làm công cụ quản lý vàđiều hành các chủ thể được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý vốn, đây là công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định hiệu quảhoạt động quản lý vốn đầu tư từNSNN.

- Hệthống pháp luật được thể hiện là các cơ chế, chính sách làm căn cứ để các chủ thể tham gia quản lý triển khai thực hiện, đồng thời là công cụ để các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát và đánh giá quá trình quản lý vốn đầu tư từ NSNN. Các cơ chế, chính sách được thểhiện trong các văn bản pháp luật như: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, các Luật thuế,... và các văn bản dưới luật vềquản lý vốn, các chính sách đầu tư; quy chế, quy trình quản lý dự án đầu tư và quản lý vốn đầu tư.

- Cơ chếquản lý vốn đầu tư xây dựng từNSNN là hệthống các quy định về nguyên tắc, quy phạm, quy chuẩn, giải pháp, phương tiện để làm chế tài quản lý nhằm thực hiện có hiệu quảcác mục tiêu đề ra, cơ chế đúng đắn, sát thực tế,ổn định và điều hành tốt là điều kiện tiên quyết quyết định đạt được các mục tiêu đề ra.

Ngược lại, cơ chế quản lý vốn đầu tư không tốt sẽ làm cản trở, kìm hãm, gây tổn thất nguồn lực và khó khăn trong thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của Nhà nước.

Hệ thống tiêu chuẩn được ban hành theo từng ngành, lĩnh vực làm cơ sở cho công tác khảo sát, thiết kế, giám sát, đảm bảo công trìnhđược đầu tư xây dựng đúng công năng, mục tiêu sử dụng và an toàn công trình trong quá trình khai thác sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

dụng. Nhà nước quản lý chi phí thông qua việc ban hành hệ thống định mức, đơn giá, chỉ số giá, các chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Mục tiêu quản lý

Mục tiêu quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng từ NSNN là phải bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quảtrong quá trình thực hiện, khai thác sửdụng.

Hiệu quả của đầu tư xây dựngkết cấu hạtầng từ NSNN là hiệu quả tổng hợp của hiệu quả KT-XH và đảm bảo môi trường nhằm phát triển nền kinh tế bền vững.

Việc đánh giá hiệu quả đầu tư phải bao gồm đánh giá định tính và đánh giá định lượng, cả tầm vĩ mô và vi mô. Hiệu quả của vốn đầu tư được đo bằng một số chỉ tiêu sau:

- Hiệu quả kinh tế: Là tổng thể các yếu tố về lợi ích kinh tế đo được bằng việc giá trị hoá các yếu tố kinh tế thu được so với chi phí bỏ ra để đầu tư. Hiệu quả kinh tế của đầu tư được phản ánh bởi các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế như ICOR, GDP, GNP,… do vậy có thể dùng các chỉ tiêu này để đánh giá. Hiệu quả kinh tế của đầu tư từ nguồn vốn NSNN là lợi ích kinh tế thu được khi Nhà nước dùng nguồn vốn của mìnhđể đầu tư.

- Hiệu quả xã hội: Là chênh lệch giữa các lợi ích thu được và chi phí nguồn lực bỏ ra để đầu tư. Hiệu quả xã hội của đầu tư là tổng thể các yếu tố lợi ích về xã hội do thực hiện đầu tư mang lại; đặt trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế và sự cân đối hài hoà giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đảm bảo định hướng phát triển KT-XH, bản chất, mô hình của nềnkinh tế.

Hiệu quả xã hội của đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước là chênh lệch giữa các nguồn lực mà Nhà nước bỏ ra để đầu tư với kết quả do đầu tư từ ngân sách Nhà nước mang lại cho xã hội.

- Hiệu quả về mặt môi trường:Cùng với việc tăng cường, đẩy mạnh đầu tư là phải đảm bảo hài hoà giữa phát triển KT-XH và đảm bảo môi trường.

Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước được xem xét ở góc độ phải đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường. Nhà nước ưu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

tiên vốn để đầu tư dự án về môi trường hướng tới làm cho môi trường xanh hơn, sạch hơn, vì đây là lĩnh vực nguồn lực đầu tư lớn nhưng ít lợi nhuận, các chủ thể đầu tư ngoài ngân sách không muốn đầu tư.

- Hiệu quả về phát triển bền vững: Là việc đầu tư mang lại sự tăng trưởng, phát triển KT-XH cùng với việc đảm bảo môi trường và phát triển phải bền vững.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Bởi chỉ có Nhà nước mới quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững, ổn định vĩ mô, khắc phục khuyết tật thị trường,… còn các nhà đầu tư khác quan tâm nhiều hơn đến lợi ích kinh tế.

Trên thực tế, có thể sửdụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sửdụng vốn đầu tư từngân sách Nhà nước như: các chỉtiêu về giá thành, đơn vịcông suất... trên một đơn vị vốn đầu tư; tỷ lệsốdự án quyết toán và thực hiện đúng kế hoạch; tỷlệ thất thoát vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước; mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đầu tư xây dựng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cần kết hợp với phương pháp phân tích định tính về hiệu quả KT-XH trước mắt và lâu dài để đánh giá hiệu quả.

1.1.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước

1.1.3.1 Tchc bmáy qun lý

Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình có nhiều chủ thể tham gia từ Trung ương tới địa phương:

- Quốc hội:Ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý đầu tư, quản lý NSNN và các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư (Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai...); đưa ra các quyết định về thu chi NSNN, phân bổ ngân sách Trung ương, giám sát việc thực hiện, phê chuẩn các quyết toán theo quy mô và tính chất; dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư.[10]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

- Chính phủ: Ban hành các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trungương, báo cáo tình hình thực hiện NSNN, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự áncông trình quan trọng cho Quốc hội. Thủ tướng ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đãđược Quốc hội thông qua, chỉ định các gói thầu đối với các dự án mang tính chất bí mật quốc gia, cấp bách, an ninh và an toàn năng lượng, Chính phủ phân cấp cho các chính quyền địa phương, ban hành các quy định về định mức phân bổ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.[10]

- Bộ Xây dựng: Đưa ra các cơ chế chính sách về xây dựng, quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng. Quyết định đầu tư với các dự án nhóm A, B, C, kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình. [10]

- Bộ Tài chính: Xem xét các chế độ chính sách về huy động quản lý các nguồn vốn đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, ban hành văn bản pháp luật của các dự án vềtài chính - ngân sách, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành phân bổ vốn đầu tư cho các Bộ, các địa phương và các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN. Kiểm tra, quyết toán vốn đầu tư các dự án, hướng dẫn cho quá trình cấp phát vốn cho các dự án NSNN, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành. [10]

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán NSNN, phương án phân bổ NSNN, hướng dẫn nội dung trình tự, lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra đánh giá hiệu quả vốn đầu tư.[10]

- Các bộ ngành khác có liên quan: Góp phần vào quá trình quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. [10]

- Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết toán thu chi NSNN, phân bổ dự toán ngân sách, quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn mình. [10]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

- UBND các cấp: Lập dự toán NSNN, danh mục đầu tư, phương án phân bổ điều chỉnh ngân sách đối với các dự án thuộc cấp mình quản lý, kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc.

- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn được giao có nhiệm vụ thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thanh toán cho các nhà thầu, nghiệm thu công trình, quản lý chất lượng, khối lượng, chi phí đầu tư xây dựng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường của các công trình cụ thể.

1.1.3.2 Hình thc qun lý vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông tNSNN - Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư:

Quản lý theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư là hình thức chủ đầu tư thành lập ban QLDA để giúp chủ đầu tư làm đầu mối QLDA (Hình 1.4).

Ban QLDA phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban QLDA có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà ban QLDA không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.[9]

Đối với dự án quy mô nhỏ, đơn giản thì chủ đầu tư có thể không lập Ban QLDA mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý dự án.

Hình 1.4: Mô hình tổ chức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư Chuyên gia quản lý đầu tư

(cố vấn) Chủ đầu tư

Tổ chức thực hiện dự án 2 Tổ chứcthực hiện

dự án 1

Tổ chức thực hiện dự án 3

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban QLDA trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban QLDA:

+ Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính h

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tóm tắt: Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi (Trung tâm) đã kế thừa kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ về công nghệ thông tin, thiết bị tự

- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước. - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó

Quản lý khai thuế tại cơ quan Hải quan là quá trình công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra các tiêu chí khai báo liên quan

e- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư, kế hoạch

Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân sự ở các doanh nghiệp nói chung, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu

Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn về giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại, phân tích đánh giá tình hình thực hiện các nghiệp vụ

Các cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện hoạt động huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM. Đó là hệ thống cơ chế, chính sách liên quan

Câu 15: Vận chuyển đƣợc các hàng nặng trên những tuyến đƣờng xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ƣu điểm của loại hình giao thông vận tải nào.. Câu 16: Đâu không