• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ"

Copied!
111
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ

HOÀNG ĐÌNH BÌNH

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH

HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. BÙI DŨNG THỂ

HUẾ 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không sử dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài liệu và thông tin đã được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn của luận văn.

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo theo hình thức những đoạn trích dẫn nguyên văn hoặc lời diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham khảo rõ ràng.

Các số liệu và thông tin trong luận văn này hoàn toàn dựa trên kết quả thực tế của địa bàn nghiên cứu, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được sử dụng cho việc bảo vệ học vịnào.

TÁC GIẢLUẬN VĂN

Hoàng Đình Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới Thầy giáoPGS.TS. Bùi Dũng Thểđã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành Luận văn đúng thời gian quy định.

Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Hướng Hóa; phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện Hướng Hóa; các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, các trường học thuộc huyện đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.

TÁC GIẢLUẬN VĂN

Hoàng Đình Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họvà tên học viên:HOÀNG ĐÌNH BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo:Ứng dụng

Mã số: 60340410 Niên khóa: 2017 - 2019

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.BÙI DŨNG THỂ

Tên đề tài: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

Tính cấp thiếu của đề tài: Ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành NSNN, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương. Tuy nhiên hiện nay, công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng chi đầu tư phát triển còn dàn trải, hiệu quảthấp, chi thường xuyên tại một số đơn vịcòn tồn tại những sai phạm, lãng phí. Dođó, hoàn tiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện là một yêu cầu cấp thiết.

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hướng Hóa, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của đơn vịtrong thời gian tới.

Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết và thực tiễn công tác quản lý chi Ngân sách địa phương tại huyện Hướng Hóa trên các khía cạnh: lập dựtoán, tổchức thực hiện dựtoán, kiểm tra và quyết toán ngân sách.

Phương pháp nghiên cứu:

Thảo luận ngắn gọn thu thập dữliệu thứcấp và sơ cấp (Khảo sát 110 cán bộ có liên quan đến hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước đang công tác trên địa bàn huyện bằng phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra).

Sửdụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, cho điểm, xếp hạng để phân tích, đánh giá.

Các kết quảnghiên cứu chính và kết luận:

Kết quả đã cho thấy bước đầu việc quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Hướng Hóađãđạt được các thành tích đáng kể (Chi ngân sách huyện đảm bảo cho các nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh, đầu tư các công trình phúc lợi đúng định hướng và phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016 - 2020), tuy nhiên cũng còn nhiều tồn tại, bất cập cần được hoàn thiện (Chi đầu tư phát triển còn chiếm tỷ lệnhỏso với tổng chi ngân sách, đầu tư còn mang tính dàn trải, tình trạng nợ XDCB vẫn còn diễn ra; chi thường xuyênở một sốlĩnh vực vượt dự toán giao đầu năm...).Đềtài cũng đãđề xuất các định hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính - Kếhoạch huyệnHướng Hóa trong thời gian tới nhằm sửdụng có hiệu quảnguồn lực tài chính được phân cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

AN - QP : An ninh- Quốc phòng

ASXH :An sinh xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

BTXH : Bảo trợ xã hội

CBCC : Cán bộ công chức

CCTL : Cải cách tiền lương

CN - TTCN - XD : Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo

HĐND : Hội đồng nhândân

KTTT : Kinh tế thị trường

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

KBNN : Kho bạc nhà nước

KT-XH : Kinh tế-xã hội

LĐ-TB&XH : Lao động- Thương binh và xã hội

NSNN : Ngân sách nhà nước

TC-KH : Tài chính- Kế hoạch

TDTT : Thể dục thể thao

TM-DV-DL : Thương mại- Dịch vụ-Du lịch TN-MT : Tài nguyên và môi trường

UBKT : Ủy ban kiểm tra

UBND : Ủy ban nhân dân

XDCB : Xây dựng cơ bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... I LỜI CẢM ƠN...II

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ... IX PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Mục tiêu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu luận văn...4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN ...5

1.1. Cơ sởlý luận vềchi NSNN cấp huyện ...5

1.1.1. Khái niệm NSNN...5

1.1.2. Chức năng và vai trò của NSNN...6

1.1.3. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý NSNN...9

1.1.4. NSNN cấp huyện...11

1.2. Quản lý chi NSNN cấp huyện...15

1.2.1. Khái niệm...15

1.2.2. Đặc điểm của chi NSNN cấp huyện...16

1.2.3. Vai trò, vị trí của quản lý chi NSNN...17

1.2.4. Nguyên tắc quản lý chi NSNN cấp huyện...18

1.2.5. Nội dung của quản lý chi ngân sách cấp huyện ...19

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cấp huyện...23

1.3.1.Cơ chế quản lý tài chính trên địa bàn...23

1.3.2. Nhân tố tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý NS cấp huyện...23

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.3.3. Nhân tốvề điều kiện kinh tế -xã hội...24

1.3.4. Hệthống thanh tra, kiểm tra...24

1.3.5. Hệ thống máy móc thiết bị, phương tiện quản lý ngân sách cấp huyện...24

1.4. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN cấp huyện...24

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNNởmột sốhuyện ...24

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hướng Hóa ...26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾHOẠCH HUYỆN HƯỚNG HÓA ...28

2.1. Phòng Tài chính - Kếhoạch và các đơn vịsử dung ngân sách trên địa bàn huyện Hướng Hóa ...28

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụphòng Tài chính - Kếhoạch ...28

2.1.2. Tình hình nhân sự và cơ sởhạtầng phòng Tài chính - Kếhoạch huyện Hướng Hóa ...32

2.2.Tình hình thực hiện chi NSNN trên địa bàn ...34

2.2.1. Hệthống quản lý chi NSNN của địa bàn huyện ...34

2.2.2. Kết quảthực hiện chi NSNN giai đoạn 2015 - 2017 ...35

2.3. Tình hình thực hiện quản lý chi NSNN tại huyện Hướng Hóa...41

2.3.1. Tình hình lập dự toán ngân sách huyện ...41

2.3.2. Tình hình phân bổ, giao dự toán chi ngân sách huyện...45

2.3.3. Tình hình chấp hành dự toán chi...47

2.3.4. Tình hình kiểm soát chi NSNN của huyện ...49

2.3.5. Tình hình quyết toán chi NSNN huyện...51

2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN: ...55

2.4. Đánh giá của đối tượng khảo sát vềquản lý chi Ngân sách tại phòng Tài chính - Kếhoạch huyện Hướng Hóa ...57

2.4.1. Thông tin về đối tượng khảo sát...57

2.4.2. Kết quả khảo sát theo các nội dung và biện pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách...58

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.5. Đánh giáchung công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước từ năm 2015- 2017

của huyện Hướng Hóa...65

2.5.1. Kết quả đạt được...65

2.5.2. Tồn tại, hạn chế...69

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế...72

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾHOẠCH HUYỆN...76

3.1. Một số căn cứ để định hướng và xây dựng giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính - Kếhoạch huyện ...76

3.1.1. Định hướng vềquản lý Tài chính -NSNN đến năm 2020...76

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hướng Hóa đến năm 2020...77

3.2. Các giải pháp chủyếu hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính - Kếhoạch huyện...78

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý chi NSNN ...78

3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách...82

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện quản lý chi NSNN cấp huyện...84

3.2.4. Giải pháp về nâng cao năng lực tổchức bộmáy quản lý chi NSNN...84

3.2.5. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN...85

3.2.6. Các giải pháp khác ...86

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...89

2. Kiến nghị...90

2.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính...90

2.2. Đối với Tỉnhủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị...91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...92

PHỤLỤC ...94

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA ...94 PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾHOẠCH HUYỆN HƯỚNG HÓA ...98 QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG

GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tổng hợp thực hiện chi ngân sách huyện qua các năm 2015 - 2017 ..36

Bảng 2.2. Cơ cấu chi ngân sách huyện Hướng Hóa ...37

Bảng 2.3. Thực hiện chi đầu tư XDCB ngân sách huyện...38

Bảng 2.4. Thực hiện chi thường xuyên của ngân sách huyện ...39

Bảng 2.5. Dựtoán chi NSNN huyện Hướng Hóa ...43

Bảng 2. 6. Tình hình phân bổdựtoán chi NSNN huyện Hướng Hóa...46

Bảng 2.7. Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách huyện Hướng Hóa...47

Bảng 2. 8. Bảng tổng hợp kết quảkiểm soát chi, thẩm định chi ngân sách ...50

Bảng 2.9. Quyết toán chi đầu tư phát triển huyện Hướng Hóa ...52

Bảng 2.10. Quyết toán chi thường xuyên huyện Hướng Hóa ...53

Bảng 2.11. Bảng tổng hợp kết quảhoạt động thanh tra, kiểm tra chi NSNN ...57

Bảng 2.12. Thông tin chung về đối tượng được điều tra, phỏng vấn ...58

Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả điều tra vềmức độquan trọng của công việc và chất lượng công việc đạt được của công tác quản lý chi NSNN ởhuyện Hướng Hóa ...59

Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả điều tra vềmức độquan trọng của công việc và chất lượng công việc đạt được của các biện pháp quản lý chi NSNNở huyện Hướng Hóa ...61

Bảng 2.15. Biểu tổng hợp đánh giá thứtự ưu tiên đểhoàn thiện các nội dung và biện pháp quản lý chi NSNN tại phòng Tài chính - Kếhoạch huyện Hướng Hóa ...64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đềtài

Ngân sách Nhà nước, một bộphận quan trọng trong nền kinh tếquốc gia, một công cụ hiện hữu mà các quốc gia vẫn sử dụng trong quá trình vận động và tồn tại của mình. Chính vì vậy, nhiệm vụquản lý chi Ngân sách Nhà nước là nhiệm vụhàng đầu của mỗi quốc gia, là một khâu trọng yếu trong việc thực hiện vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tếcủa Nhà nước; trong đó, quản lý chi Ngân sách nhà nước (NSNN) là một bộphận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia.

Là một bộ phận cấu thành của NSNN, ngân sách cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho chính quyền cấp huyệnthực hiện các chức năng, nhiệm vụquản lý kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương. Mặc dù hiện nay, Việt Nam đã có những cơ sở pháp lý cơ bản để phục vụ cho việc quản lý NSNN nói chung và ngân sách huyện nói riêng, song thực tế các cơ chế, chính sách giám sát quản lý NSNN chưa được tạo lập đồng bộ; công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách còn nhiều vấn đề bất cập, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mà luật ngân sách đặt ra.Nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong quản lý tài chính công đồng thời thay đổi chế độkế toán nhà nước theo hướng tiến đến các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, hiện nay Bộ Tài chính đang triển khai áp dụng hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc hay còn gọi là hệ thống TABMIS (viết tắt từ tiếng Anh “Treasury And Budget Management Information System”).Để đạt được mục tiêu của TABMIS đề ra, chính quyền các cấp cần phải đổi mới, kiện toàn và hoàn thiện quá trình quản lý NSNN, trong đó có quản lý chi ngân sách cấp huyện tại phòng Tài chính - Kếhoạch.

Xuất phát từ tình hình đó, việc nâng cao năng lực quản lý chi NSNN nói chung và chi NSNN tại huyệnHướng Hóanói riêng là yêu cầu tất yếu nhằm quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả; giảm áp lực trong điều hành và cân đối ngân sách. Thực tế tại huyện Hướng Hóa, công tác quản lý chi ngân sách vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng chi đầu tư còn dàn trải, hiệu quả thấp; chi thường

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

xuyên thường vượt dự toán, các quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước chưa được chấp hành nghiêm túc (Theo “Báo cáo đánh giá thu - chi NSNN trên địa bàn huyện” các năm 2015, 2016, 2017). Mặt khác, do ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh nên kinh tế phát triển chậm, thu NSNNtrên địa bàn huyện thấp và chỉ đảm bảo từ 10- 15% tổng chi ngân sách địa phương, hàng năm ngân sách tỉnh phải trợ cấp cân đối. Vì vậy vấn đề tăng cường quản lý ngân sách càng trở nên cấp bách nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tốt nhất nguồn lực được phân cấp.Từ đánh giá trên và thực tiễn hoạt động quản lý chi ngân sách của huyện Hướng Hóa, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước ti phòng Tài chính - Kếhoch huyn Hướng Hóa, tnh Qung Trị” với mong muốn đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trên địa bàn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hướng Hóa, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sáchnhà nước của đơn vịtrong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụthể

- Hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn về NSNN và quản lý chi NSNN cấp huyện.

-Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nướctại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Hướng Hóa.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại phòng Tài chính - Kếhoạch huyện Hướng Hóa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đềlý thuyết và thực tiễn công tác quản lý chi Ngân sách địa phương tại huyện Hướng Hóa trên các khía cạnh: lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, kiểm tra và quyết toán ngân sách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Phòng Tài chính - Kế hoạch; UBNDhuyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Phạm vi về thời gian: Tài liệu tổng quan thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay, trong đó tập trung vềsốliệu chi ngân sách huyện giai đoạn 2015 -2017; đề xuất giải pháp đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập sốliệu:

- Thu thập sốliệu thứcấp

Sốliệu thứcấp thu thập từcác báo cáo từphòng Tài chính - Kếhoạch huyện, KBNN huyện, Chi cục Thống kê và các đơn vị liên quan đến công tác quản lý chi NSNN của phòng Tài chính - Kếhoạch huyện.Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài luận văn được tổng hợp từ sách và tạp chí, các công trình nghiên cứu liên quan từ thư viện và các trang mạng.

- Thu thập sốliệu sơ cấp Chọn mẫu điều tra:

Hiện nay huyện Hướng Hóa có 284 cán bộ công chức đang thực thi các nhiệm vụ liên quan đến quản lý chi NSNN như: lãnh đạo chủ chốt của huyện, thủ trưởng, kế toán các đơn vị dự toánvà các xã thị trấn; CBCC phòng Tài chính- Kế hoạch, KBNN, thanh tra nhân dân các đơn vị sựnghiệp; LãnhđạoHĐND và thanh tra nhân dân cấp xã (có chi tiết phụlục kèm theo). Như vậy trong điều kiện tổng thể mẫu nhỏ và xác định được, mẫu điều tra dự kiến được tính theo công thức Slovin nhưsau:

n=

1 2 Trong đó n là cỡmẫu

N là Số lượng tổng thể

e là sai sốtiêu chuẩn (độchính xác 92,5%, e = 7,5%)

Theo công thức trên cơ mẫu điều tra là 110 phiếu, trong đó phân bổ như sau:

14 phiếu cho cán bộ công chức phòng TC-KH và KBNN huyện, 06 phiếu cho cán bộlãnh đạo chủ chốt cấp huyện (Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch, các Phó chủ tịch Hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện); 22 phiếu cho cán bộquản lý tài chính cấp xã (Chủtịch, phó Chủtịch UBND), 68 phiếu cho cán bộquản lý tài chínhđơn vịsử dụng ngân sách cấp huyện (Chủtài khoản, kế toán đơn vị).

Phiếu kho sát, phng vn: Đểthu thập sốliệu sơ cấp, tác giả đã lập dựthảo phiếu điều tra, tổ chức thảo luận với 2 nhóm: nhóm 1 gồm 6 chuyên viên đang công tác tại phòng Tài chính- Kế hoạch và KBNN; nhóm 2 gồm 6 kế toán các đơn vị dự toán trên địa bàn nhằm xác định các nội dung cần khảo sát thiết thực nhất. Sau khi thảo luận và phân tích, đã thống nhất nội dung của phiếu khảo sát về các vấn đềsau:

-Đánh giá về mức độquan trọng và thực tế đạt được hiện nay trong nội dung quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính - Kếhoạch huyện.

- Đánh giá về thực tế đạt được của các biện pháp mà phòng Tài chính Kế hoạch huyện và UBND huyện đã triển khai để quản lý chi NSNN trên địa bàn thời gian qua.

-Xác định thứtự ưu tiên đểhoàn thiện các nội dung và biện pháp trong quản lý chi NSNN cấp huyện.

Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá nội dung quản lý chi và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của các đối tượng quản lý NSNN. Việc nhận xét kết quảsẽsửdụng giá trị trung bìnhđánh giá mức độ tác động của các yếu tố.

4.2. Phương pháp phân tích

-Phương pháp thống kê mô tả: tỷlệ%, giá trị trung bình.

-Phương pháp so sánh: So sánh sốtuyệt đối, so sánh số tương đối.

-Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo thang đo Likert.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cấp huyện.

Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị từ năm 2015- 2017

Chương 3: Định hướng, một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại phòng Tài chính - Kếhoạch cấp huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1:CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN

1.1.Cơ sởlý luận vềchi NSNN cấp huyện 1.1.1.Khái niệmNSNN

Thuật ngữ ngân sách có nguồn gốc từ một chữ Pháp cổ (bouge, bougette), được người Anh sử dụng và đọc là BUDGET với nghĩa là chiếc túi của nhà vua chứa những khoản tiền để dùng cho những khoản chi tiêu công cộng. Trong chế độ phong kiến, những khoản chi tiêu cho mục đích công cộng, phục vụ dân sinh lại không tách bạch với các khoản chi tiêu phục vụ hoàng gia. Khi Nhà nước ra đời và nền kinh tế hàng hóa phát triển, giai cấp tư sản đã yêu cầu tách biệt các khoản chi tiêu phục vụ hoạt động của nhà nước và các khoản chi tiêu của cá nhân trong bộ máy nhà nước. Từ đó thuật ngữ NSNN được hình thành và sử dụng rộng rãiở nhiều quốc gia[10].

Hiện nay trong các tài liệu nghiên cứu, có rất nhiều quan niệm về NSNN do các cách tiếp cận khác nhau. Trong đạo luật của các nước XHCN, NSNN được định nghĩa là kế hoạch tài chính cơ bản để lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước. Ở nước ta, theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, Ngân sách được định nghĩa là tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Tại điều lệ lập, chấp hành NSNN ban hành kèm theo Nghị định số 168/CP ngày 20/10/1961 của Chính phủ quy định “NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản nhằm lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước”. Điều 1 của Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 thì ghi rõ: "NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước".

Đến năm 2015, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Ngân sách số 83/2015/QH13 thay thếcho Luật Ngân sách số 01/2002/QH11. Tại khoản 14, điều 4 của Luật ngân sách 2015, Ngân sách nhà nướcđược định nghĩa: “NSNN là toàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [12].

Biểuhiệnbên ngoài củaNSNN chính là nhữngnguồnthu, nhiệmvụchi cụthể, được định lượng từ trước nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước.Tấtcảcác khoản thuđó đều được nộp vào một quỹtiềntệchung và các khoản chi cũngxuấtra từquỹtiềntệ ấyvà phải đảmbảoyêu cầucânđốingân sách.

Vềthực chất bên trong, quá trình tạo lập, quản lý và sửdụng quỹNSNN đã phản ánh những quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội.

Dođược tiến hành trên hầu khắp các lĩnh vực nên hoạt độngthu, chi NSNN có tác động đếnmọichủthểkinh tếxã hội. Dưới hình thức thuế và các hình thức thu khác, Nhà nước đã tập trung vào NSNN các nguồn tài chính, đồng thời trực tiếp nắm giữ và chi phối toàn bộ các nguồn tài chính trong NSNN của chính quyền nhà nước các cấp. Như vậy thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung, Nhà nước đã chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể thành thu nhập của Nhà nước và chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Từ sự phân tích biểu hiện bên ngoài và thực chất bên trong của NSNN, ta có thể đưa ra quan niệm chung về NSNN như sau:NSNN là một bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

Về thực chất, có thể hiểu NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô và là khâu tài chính chủ đạo của hệ thống tài chính nhà nước, được Nhà nước sử dụng để phân phối một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.Tấtcảcác khoảnthu chi trong quỹcủa NSNN không giống bấtcứ các quỹ tiền tệ nào. Phần lớn các khoản thu là bắt buộc, còn các khoản chi lại có tính chất không hoàn lại.

1.1.2. Chức năng và vai trò của NSNN 1.1.2.1. Chức năng

- Chức năng phân phối: NSNN thể hiện chức năng này thông qua quá trình tạo lập và sử dụng. Như chúng ta đã nghiên cứu ở phần khái niệm, bất kỳ một Nhà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

nước nào, để thực hiện nhiệm vụ của mình,đều phải tạo lập các nguồn lực tài chính thông qua việc tập hợp các khoản thu theo luật định (bao gồm thu thuế, phí và lệ phí, thu khác ngân sách…). Từ nguồn quỹ này, Nhà nước sử dụng để thực hiện các khoản chi tiêu phục vụ các hoạt động quản lý Nhà nước, các nhiệm vụ văn hóa xã hội, đảm bảo nhiệm vụ AN-QP, chi cho đầu tư phát triển v.v...;Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, NSNN đã chuyển dịch một phần thu nhập của chủ thể này sang chủ thể khác.

- Chức năng giám đốc: Chức năng này của NSNN thể hiện thông qua việc kiểm tra, giám sát quá trình huy động các khoản thu và thực hiện các khoản chi.

Việc kiểm tra, giám sát quá trình động viên các nguồn thu nhằm chống tình trạng trốn lậu thuế, chây ỳ nộp thuế của các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN đồng thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng, làm trái pháp luật và áp dụng các chính sách động viên khác ngoài quy định. Trong khâu cấp phát NSNN, nếu buông lỏng công tác kiểm tra, kiểm soát chi thì dễ dẫn đến tình trạng thực hiện các khoản chi NSNN sai luật định và không đúng các chế độ, định mức chi hiện hành. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu chi NSNN để giúp các đơn vị có thẩm quyền đánh giá tình hình chấp hành các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quản lý NSNN đồng thời xem xét hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của nguồn vốn NSNN, hiệu quả thực tế của các chủ trương, chính sách, chế độ do Đảng và Nhà nước đề ra [10].

Với hai chức năng cơ bản: phân phối và giám đốc, NSNN đảm bảo sự cân đối giữa thu-chi nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Hai chức năng của NSNN có mối quan hệmật thiết với nhau. Nếu không có sự giám đốc trong quá trìnhđộng viên khai thác hợp lý các nguồn thu thì sẽ dẫn đến tình trạng thất thu dưới nhiều hình thức. Nhưng nếu không thực hiện tốt chức năng phân phối thì cũng không thể động viên được nguồn thu cho NSNN.

1.1.2.2. Vai trò của NSNN

Trong nền kinh tếthị trường có sự điều tiết của nhà nước, NSNN được xem là một trong những công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng để điều tiết nền

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

kinh tếvĩ mô bởi những ảnh hưởng có tính quyết định đến sựphát triển của toàn bộ nền kinh tế- xã hội. Vai trò của NSNN thểhiệnởcác khía cạnh sau:

Thứ nhấtNSNN là nguồn lực tài chính để duy trì sựtồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước đồng thờiđảm bảo nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện các chức năng nhiệmvụ của nhà nước. Từ nguồn lực tài chính đãđược huy động, Nhà nước sẽsử dụng để trả lương cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan đơn vịhành chính sựnghiệp, cán bộ chiến sỹ lượng vũ trang và trang trải các hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước… Đây cũng chính là nguồn lực vật chất cần thiết để nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý của bộ máy và cung cấp hệ thống dịch vụ công cho xã hội như y tế, giáo dục… Do đó hiệu quả của việc thực hiện các chức năng của nhà nước sẽ phụ thuộc nhiều và việc sử dụng hợp lý, đúng đắn quỹ tiền tệ đãđược huy động từ nhiều nguồn đóng góp khác nhau trong xã hội.

Thứ haiNSNN góp phần kích thích tăng trưởng nền kinh tế, tạo điều kiện để đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định. Thông qua hoạt động thu, NSNN đóng vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ nếu chính sách thuế đúng đắn sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách đồng thời còn khuyến khích sản xuất,điều tiết tiêu dùng, giữ ổn định giá cả thị trường. Bên cạnh đó,thông qua hoạt động chi, NSNN đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trong những trường hợp thất bại của thị trường, với nguồn lực tài chính từNSNN sẽ giúp nhà nước can thiệp và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Sựcan thiệp của Nhà nước được thể hiện dưới hình thức như hạn chế độc quyền, trợ giá, cung ứng các loại hàng hóa mà xã hội mong đợi, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định cơ cấu hoặc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.

Thứ ba NSNN bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của đất nước. Cùng với việc đề ra các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tếphát triển các mục tiêu đề ra, Nhà nước sửdụng Ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, hoàn thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ cho thành phần kinh tế nhà nước. Có thể nói, NSNN là điều kiện, tiền đề giúp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Nhà nước giữ vai trò then chốt để thực hiện các mục tiêu của mình và tạo ra sự phát triển trong toàn xã hội.

Thứ tư NSNN góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Bằng việc chi tiêu công, Nhà nước sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo; giải quyết việc làm; tái phân phối cho các đối tượng có thu nhập thấp như người nghèo, người tàn tật thông qua các hình thức trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội…. Bên cạnh đó với các loại thuế khác nhau, việc động viên nguồn thu từ những người có thu nhập khác nhau cũng không giống nhau, theo đó những người có thu nhập cao sẽ đóng thuế cao hơn những người cóthu nhập thấp[10].

Như vậy có thểthấy rằng NSNN có vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ với những chức năng cơ bản của mình, NSNN trở thành nguồn lực tài chính duy nhất để hình thành các quỹ tiền tệ tập trung, đảm bảo các nhu cầu chi tiêu nhằm duy trì hoạt động và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời NSNN còn thực hiện cân đối bằng tiền giữa nguồn thu và các khoản chi tiêu của Nhà nước, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thị trường, định hướng phát triển sản xuất và điều chỉnh đời sống xã hội.

1.1.3. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý NSNN 1.1.3.1. Hệ thống NSNN ở Việt Nam

Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách. Thông thường hệthống ngân sách được tổchức phù hợp với hệthống hành chính. Ở nước ta, hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy nhà nước cũng như vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo Hiến pháp.

Theo điều 6, Luật NSNN số 83/QH13 năm 2015 nước CHXHCN Việt nam quy định: Hệ thống ngân sách nhà nước gồm 2 (hai) cấp: NSNN gồm ngân sách TW và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Như vậy ngân sách địa phương bao gồm 3 (ba) cấp: ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã. Ngoài ngân sách xã chưa có đơn vị dự toán, các cấp ngân sách khác đều bao gồm một số đơn vị dự toán của cấp ấy hợp thành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Trong hệ thống ngân sách nhà nước ta, ngân sách TW chi phối phần lớn các khoản thu và chi quan trọng, còn ngân sách địa phương chỉ được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và chi có tính chất địa phương. Do đó, ngân sách cấp tỉnh, huyện phản ánh nhiệm vụ thu, chi đảm bảo các hoạt động quản lý kinh tế, xã hội của chính quyền cấp huyện, tỉnh. Riêng ngân sách cấp xã - cấp ngân sách cơ sở thì có đặc thù riêng đó là: nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian nào.

Hiện nay, hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất theo nguyên tắc thống nhất, tập trung và dân chủ. Tính thống nhất thể hiện trong cùng một cấp ngân sách thì có cùng nguồn thu, cùng định mức chi tiêu và cùng thực hiện một quá trình ngân sách. Tính tập trung thểhiện ngân sách TW giữvai trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng. Ngân sách cấp dưới chịu sự chi phối của ngân sách cấp trên vàđược trợ cấp từ ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo cân đối của ngân sách cấp mình. Tính dân chủ biểu hiện ở Dự toán và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từngân sách cấp dưới, đồng thời mỗi cấp chính quyền có một ngân sách vàđược quyền chi phối ngân sách cấp mình.

1.1.3.2. Phân cấp quản lý NSNN

Khoản 16 điều 4 Luật Ngân sách nhà nước số 83/QH13 năm 2015 định nghĩa: Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vịdựtoán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế- xã hội.

Như vậy phân cấp quản lý ngân sách chính là quá trình Nhà nước TW phân giaonhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách như thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách; phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi; trách nhiệm của các cấp trong chu trình ngân sách. Để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương, ngân sách cấp trên thực hiện việc bổ sung cho ngân sách cấp dưới. Khoản bổ sung này là nguồn thu của ngân sách cấp dưới. Trường hợp cơ quan cấp trên uỷ quyền

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

cho cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vị chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ.

Để việc phân cấp quản lý NSNN đạt hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc:

phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, QP-AN của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách TW và vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất đồng thời thực hiện nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN.

1.1.4. NSNN cấp huyện

Nghị quyết 108/CP ngày 15/05/1978 của Hội đồng Chính Phủ về xác định quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện về quản lý tài chính, ngân sách đã nêu rõ: “Ngân sách huyện là kế hoạch tài chính cơ bản của chính quyền Nhà nước cấp huyện, là công cụ để xây dựng huyện vững mạnh, thực sự trở thành đơn vị kinh tế nông công nghiệp, tạo điều kiện cho chính quyền Nhà nước cấp huyện thành một cấp quản lý kế hoạch toàn diện, quản lý sản xuất, lưu thông, phân phối và quản lý đời sống”.

Cùng với công cuộc đổi mới HĐH-CNH của nước nhà, ngân sách huyện ngày càng được xác định rõ vai trò, nhiệm vụcủa mình. Ngày 27/11/1989 Hội đồng bộ trưởng đã ra nghị quyết số 186 /HĐBT về phân cấp quản lý ngân sách địa phương trong đó có ngân sách huyện. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Ngân sách đã khẳng định: Ngân sách quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn cấp Huyện.

1.1.4.1. Đặc điểm NSNN cấp huyện

Ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách huyện. Đây thực chất là kếhoạch tài chính cơ bản đểphát triển kinh tế- xã hội của huyện. Ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

sách huyện được hình thành trên cơ sởcác nguồn thu đã phân cấp cho huyện quản lý và được sử dụng để đảm bảo nhu cầu chi thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện. Như vậy, ngân sách cấp huyện mang bản chất của NSNN, đó chính là các mối quan hệ giữa cấp ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong quá trình phân bổ, sửdụng các nguồn lực tài chính cho huyện. Ngân sách cấp huyện không có bội chi ngân sách.

1.1.4.2. Vai trò của NSNN cấp huyện

Là một bộphận của NSNN nên ngân sách cấp huyện có vai trò đảm bảo chức năng nhà nước; thực hiện các nhiệm vụan ninh, quốc phòng; thúc đẩy phát triển, ổn định kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn mỗi quận, huyện, huyện, thành phốthuộc tỉnh, thểhiệnởcác khía cạnh sau đây:

- Ngân sách cấp huyện sẽlà một quỹtài chính tập trung nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụhoạt động của hệ thống các cơ quan, đoàn thể hành chính của cấp huyện. Tuỳ theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế- xã hội và quy mô hoạt động mà nhu cầu chi tiêu để đảm bảo các nhiệm vụ của nhà nước của từng huyện, huyện cũng khác nhau. Do đó ngân sách cấp huyện sẽlà những kếhoạch cụthể, chi tiết, các khoản dựphòng hợp lý nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết cho chính quyền của huyện chủ động trong việc thực thi hiệu quảchức năng Nhà nướcở địa phương.

- Ngân sách Huyện sẽ là công cụ để chính quyền cấp huyện điều tiết, hình thành cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển và ổn định kinh tế trên địa bàn. Việc điều tiết, định hướng thông qua hình thức đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, hình thành một cơ cấu kinh tế ổn định phát triển phù hợp với thếmạnh của địa phương.

- Là một cấp NSNN, ngân sách Huyện được xem là phương tiện để giải quyết các vấn đề xã hội như: thực hiện các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, hỗtrợ các đối tượng khó khăn... Mặt khác từnguồn ngân sách cấp huyện sẽ đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, đảm bảo các nhiệm vụ AN-QP góp phần nâng cao chất lượng đời sống các tầng lớp nhân dân, giữ gìn trật tựan toàn xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.1.4.3. Nội dung nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện

Nội dung nhiệm vụchi của NSNN cấp huyện được quy định tại Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước số83/2015/QH13 gồm các khoản mục cơ bản sau [12]:

- Chi đầu tư phát triển gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một sốkhoản đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Đây là những khoản đầu tư hình thành tài sản cố định và xây dựng các công trình kinh tếmũi nhọn.

-Chi thường xuyên là những khoản chi nhằm bảo đảm hoạt động của bộmáy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước vềphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm AN-QP. Đây là những khoản chi cần thiết phải thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng năm nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước trên địa bàn được phân cấp theo từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và AN-QP.

- Chi bổ sung ngân sách xã, phường gồm số bổ sung cân đối và số bổsung có mục tiêu. Đây là khoản ngân sách cấp huyện bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp xã, phường thực hiện nhiệm vụ được giao.

-Chi trả nợ gốc và lãi các khoản huy động đầu tư của cấp huyện -Chi bổ sung quỹ dự trữ cấp huyện

- Chi chuyển nguồn: đây là một số nội dung chi đến hết năm ngân sách nhưng chưa thực hiện được phép chuyển sang năm sau đểthực hiện và quyết toán.

- Chi hỗ trợ cho các đơnvị cấp trên đóng trên địa bàn trong trường hợp cấp thiết hoặc phối hợp thực hiện nhiệm vụcủa địa phương.

1.1.4.4. Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện

Hiện nay chức năng, vai trò nhiệm vụ của các cơ quan trong quản lý chi ngân sách cấp huyện được quy định cụ thể như sau:

- HĐND cấp huyện: Làcơ quan có thẩm quyền quyết định dựtoán, phân bổ dựtoán ngân sách; phê chuẩn quyết toán ngân sách; quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách; quyết định điều chỉnh bổ sung ngân sách trong các trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách đã giao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

- UBND cấp huyện: Là cơ quan hành chính nhà nước tổchức quản lý thống nhất việc lập dựtoán, xây dựng phương án phân bổ và điều hành chi NSNN theo dự toán được giao.

- Phòng Tài chính - Kếhoạch: Làcơquan lậpvà tổnghợpdựtoán chi NSNN củahuyện đồngthờicũnglàđơnvịcó nhiệmvụthẩmtra việcphân bổdựtoán ngân sách cho cácđơnvịsửdụngngân sách. Phòng TC-KH có quyềnyêu cầubốtrí lạitừngkhoản chi trong dự toán nếu chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa phù hợp với ngân sách; có quyềnyêu cầuKBNN tạmngừngthanh toánđốivớicác khoảnchi tiêuvượtnguồncho phép, sai chính sách chế độhoặckhông chấphành đúngchế độbáo cáo củacácđơnvị dựtoán.Trườnghợpphát hiệnviệcchấphành dựtoán củacácđơnvịsửdụngngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền đề nghị UBND cấphuyệncó giảipháp kịpthờihoặc điềuchỉnhnhiệmvụ,dựtoán chi củacáccơ quan, đơnvị trựcthuộc đểbảo đảm thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độ quy định.Đối với những khoản chi NSNN mà phòng TC-KH quyết định chi bằng hình thức “lệnhchi tiền”,thì chịutrách nhiệmkiểmtra, kiểmsoát nội dung, tính chấtcủa từng khoản, bảo đảm các khoản chi này phải đủ điều kiện và đúng đối tượng theo quyđịnhcủapháp luật.

Hiện nay quy định, phòng TC-KH là đơn vị thực hiện nhập Lệnh chi tiền và dự toán ngân sách huyện hàng năm vào hệ thống TABMIS; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của dữ liệu dự toán trong việc nhập dữ liệu; Xem xét xử lý đảm bảo việc nhập, kiểm tra, phê duyệt dự toán chi ngân sách vào TABMIS khớp đúng với dự toán được giao; phối hợp với KBNN đểthực hiện điều chỉnh sai sót đảm bảo thống nhất dữliệu và an toàn tiền, tài sản của nhà nước.

- KBNN cấp huyện: Là cơ quan kiểm soát hoạt động chi NSNN: Luật Ngân sách nhà nước 2015, Điều 56 quy định: KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định tại luật này.Trong quá trình kiểm soát, KBNN sẽ từ chối cấp phát thanh toán các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hoặc các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Sau khi chi, KBNN kiểm tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

tình hình sử dụng kinh phí của đơnvị sửdụng Ngân sách nhànướcđồng thời kiểm tra tồn quỹNSNN của cấp ngân sáchtương ứng với khoản chi.Trong các nghiệp vụ quản lý chi ngân sách, KBNN huyện có trách nhiệm:

+ Thực hiện nhập dự toán tạm cấp ngân sách tỉnh, huyện trong trường hợp đầu năm, đơn vị sử dụng ngân sách chưa được giao dự toán; đối chiếu để đảo dự toán tạm cấp đã nhập theo quy trình sau khi cơ quan Tài chính nhập dự toán chính thức vào TABMIS.

+ Thực hiện nhập lệnh chi tiền thuộc ngân sách xã và thanh toán cho đối tượng thụ hưởng; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, khớp đúng của 12 đoạn mã COA, phương thức thanh toán của lệnh chi tiền và các thông tin khác, đảm bảo thực hiện thanh toán được an toàn, chính xác.

+ Gửi cho cơ quan tài chính và các đơn vịkhác có liên quan các báo cáo tài chính định kỳ theo quy định.

- Thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN:Luật Ngân sách năm 2015 quy định thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm: Quyết định chi đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức và trong phạm vi dựtoánđược cấp có thẩm quyền giao; Quản lý, sử dụng NSNN và tài sản nhànước theo đúngchế độ,đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.

1.2. Quản lý chi NSNN cấp huyện 1.2.1. Khái niệm

Quản lý chi NSNN là quá trình triển khai thực hiện một cách hệ thống các biện pháp, quy trình thủ tục phân phối và sửdụng quỹ NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và thực hiện chức năng của nhà nước. Nói một cách chung nhất, quản lý chi NSNN là việc nhà nước thông qua chức năng vốn có làm công cụ đểquản lý việc sử dụng NSNN đạt hiệu quả. Vì vậy, quản lý chi ngân sách quyết định đến hiệu quảsử dụng NSNN.

Trên thực tế, quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình điều hành, chỉ đạo hoặc áp dụng những căn cứ pháp lý của các cơ quan công có thẩm quyền trong quá trình sử dụng nguồn NSNN đã được phân cấp một cách tiết kiệm, đúng mục đích,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước. Quản lý chi ngân sách huyện không chỉ dừng lại ở việc định hướng mà phải đảm bảo cho việc phân bổ đến từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc cụ thể thuộc chức năng nhà nước cấp huyện một cách hiệu quảnhất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội đãđề ra.

1.2.2. Đặc điểm của chi NSNN cấp huyện

Quản lý chi NSNN cấp huyện vừa là một bộ phận trong công tác quản lý NSNN vừa là một phần trong hoạt động quản lý kinh tế nói chung. Như vậy quản lý chi NSNN cấp huyện vừa có những đặc điểm chung của hoạt động quản lý, vừa có những đặc điểm riêng do mục tiêu quản lý quyết định. Cụthể như sau:

- Chủ thể quản lý của chi NSNN là những cơ quan quyền lực nhà nước các cấp trên địa bàn được giao quyền phân phối, sử dụng quỹ NSNN (UBND cấp huyện, cấp xã và cácđơn vị dự toán, các đơn vịsửdụng ngân sách trực thuộc). Đối tượng quản lý chi ngân sách là hoạt động chi NSNN đãđược phân cấp cho huyện cụ thể như chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi khác…

-Ởcấp huyện quản lý chi NSNN chính là việc quản lý các đầu ra của NSNN ở các đơn vị sử dụng nhằm đảm bảo chi đúng theo dự toán, hiệu quả và tiết kiệm.

Bên cạnh đó hoạt động quản lý chi NSNN cũng phải tuân thủcác thủtục, quy trình đã quyđịnh để xã hội có thể giám sát hành vi của các cơ quan và công chức trong thi hành công vụ.

- Các hoạt động trong quản lý chi NSNN cấp huyện mang tính pháp lý do các hoạt động trong quy trình quản lý ngân sách và trách nhiệm của các tổchức, cá nhân trong quản lý chi NSNN đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động quản lý chi NSNN cấp huyện vừa có sự độc lập của một cấp ngân sách hoàn chỉnh, vừa có sự phụ thuộc vào điều kiện KT-XH của từng địa phương.Thực tếcho thấy, quản lý chi NSNN cấp huyện chủyếu là việc triển khai tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chi được cấp trên phân cấp, trên cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn định mức chung đãđược các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Việc thực hiện và ban hành các chế độ, định mức tiêu chuẩn chi NSNN không được vượt quá quy định của cấp trên. Điều đó có nghĩa trong quá trình triển khai công tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

quản lý chi ngân sách, cấp huyện không được tùy tiện thay đổi quy mô hay định mức chi đãđược quy định.

- Hoạt động quản lý chi NSNN cấp huyện có tính tổng hợp bởi quá trình đó diễn ra với nhiều công việc khác nhau, từlập dựtoán, chấp hành dự toán đến quyết toán ngân sách. Mặt khác các nhiệm vụ chi cũng rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên đòi hỏi các chủ tài khoản, cán bộ quản lý phải có những kiến thức, sựam hiểu cơ bản vềquản lý tài chínhđối với từng lĩnh vực phụtrách; kếtoán phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán, hạch toán để lập báo cáo tài chính.

Có thể nói đểcông tác quản lý chi NSNN đạt hiệu quả cao đòi hỏi các cơ quan đơn vị cũng như cán bộ quản lý phải có kiến thức tổng hợp và có sựphối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ.

1.2.3. Vai trò, vị trí củaquản lý chi NSNN

NSNN có vai trò chủ đạo trong hệthống tài chính, điều tiết vĩ mô nền kinh tế đểthực hiện các mục tiêu chiến lược của một quốc gia. Do đó quản lý chi NSNN có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo cho NSNN phát huy vai trò chủ đạo đó. Nó được thểhiện rõ trong việc định hướng, hoạch định chính sách, ban hành cơ chế, định mức đảm bảo cho chức năng của nhà nước được thực hiện. Thông qua hoạt động quản lý chi NSNN, nguồn lực tài chính do nhà nước sở hữu trở thành công cụ hữu hiệu để giúp bộ máy chính quyền đạt được mục tiêu đã định. Quản lý chi NSNN có vai trò cụthể như sau:

- Quản lý chi NSNN giúp cho việc sửdụng ngân sách rõ ràng, minh bạch thông qua các chính sách chi nhằm bảo đảm mục tiêuổn định chính trị, phát triển KT-XH trên địa bàn. Các chính sách chi phù hợp sẽgóp phần nâng cao hiệu suất làm việc, khuyến khích người tài, nhất làởcác lĩnh vực cần tay nghềchuyên môn cao, trách nhiệm xã hội lớn, hạn chếtham nhũng, lãng phí. Quản lý chi NSNN chặt chẽgiúp cho việc nâng cao hiệu quảsửdụng, đảm bảo chi đúng, chi tiết kiệm, từ đó cho phép dự báo nhu cầu chi làm cơ sởcho việc xây dựng các kếhoạch huy động ngân quỹ đáp ứng nhiệm vụ đềra.

-Trong điều kiện kinh tếphát triển, nguồn ngân sách dồi dào thì NSNN càng trởthành công cụlinh hoạt, có hiệu quả đối với việc điều tiết vĩ mô về tăng trưởng, giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng chênh lệnh vềkinh tếgiữa các vùng miền, tăng phúc lợi, cải thiện công bằng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Quản lý chi NSNN tạo nên những ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau. Thông qua các chính sách, chế độ định mức chi NSNN, bộ máy nhà nước thểhiện ý chí của mình bằng việc tập trung đầu tư vào các ngành kinh tếmũi nhọn, chỉ đạo những vấn đềcần nâng cao chất lượng và hiệu quả đểthực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

1.2.4. Nguyên tắc quản lý chi NSNN cấp huyện

Do ngân sách huyện là một cấp trong ngân sách địa phương và mang bản chất của NSNN nên quản lý chi ngân sách huyện cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý NSNN. Đó là:

Thứ nhất: Nguyên tắc công khai minh bạch. Thực chất chi NSNN cấp huyện là một kếhoạch được cụthểhoá bằng sốliệu. Tính công khai minh bạch thểhiện kế hoạch ngân sách phản ánh đầy đủ, trọn vẹn các nhiệm vụ chi và tính đúng đắn của các chính sách chi. Nguyên tắc này được đảm bảo trong suốt quá trình chi quản lý NSNN và phải được áp dụng cho tất cảcác tổchức, cá nhân tham gia công tác này.

Thứ hai:Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác. Thực hiện nguyên tắc này mọi khoản chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, được theo dõi trong sổsách kếtoán có hệthống và quyết toán rành mạch; không được che đậy tất cảcác khoản chi NSNN; không được phép lập quỹ đen, ngân sách phụ.

Thứ ba: Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách. Nguyên tắc này được thểhiện trong việc mọi khoản chi phải tuân thủtheo những quy định của Luật NSNN, phải có trong dự toán hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tất cảcác khâu trong chu trình quản lý chi NSNN khi triển khai thực hiện phải đặt dưới sựkiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước (HĐND, UBND các cấp, các cơ quan tài chính).

Thứ tư:Nguyên tắc cân đối ngân sách. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. Các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước cấp huyện phải đảm bảo cân đối nguồn NSNN bằng cách đưa ra các quyết định liên quan tới các khoản chi, thống nhất cắt giảm những khoản chi chưa thực sựcần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý có khả năng đáp ứng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

1.2.5. Nội dung của quản lý chi ngân sách cấp huyện

Hoạt động chi NSNN bao gồm việc lập dựtoán; phân bổvà tổ chức thực hiện dựtoán; kiểm tra và quyết toán chi ngân sách. Do đó nội dung quản lý chi NSNN chính là việc đảm bảo cho các hoạt động trên hiệu quả đúng quy định pháp luật

1.2.5.1. Quản lý lập dựtoán ngân sách

Quản lý quá trình lập dự toán ngân sách chính quản lý các quy trình lập dự toán có phù hợp với các yêu cầu và qui định hay không. Căn cứ pháp lý để thực hiện việc quản lý lập dựtoán cụthể như sau:

* Căn cứ đểlập dựtoán chi NS huyện:

Khoản 3, Điều 37 Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định:Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sởmục tiêu phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trên thực tế, các đơn vịsửdụng ngân sách huyện lập dự toán dựa trên kế hoạch phát triển KT-XH, các nhiệm vụ đảm bảo AN-QP của huyện, của ngành, của đơn vị trong năm kếhoạch và những năm tiếp theo. Ngoài ra việc lập dự toán của các đơn vị còn dựa trên kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Cơ sở tính toán đểlập dựtoán NSNN chính là các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thểxảy ra trong năm kế hoạch.

Đây cũng là căn cứ cho việc bảo vệ dự toán chi NSNN của đơn vị, đồng thời đảm bảo cho việc xây dựng dự toán sát đúng, tạo điều kiện cho việc chấp hành dự toán không bị rơi vào tình trạng hụt hẫng.

* Trình tựlập dựtoán:

Theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 163/2016/NĐ-CP về thi hành Luật NSNN 2015, trước ngày 15/6 hàng năm, căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị dựtoán và UBND cấp xã lập dựtoán NSNN cho năm kế hoạch. Việc lập dự toán chi NSNN cấp huyện do phòng TC-KH chủtrì phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện. Sau khi xem xét dựtoán do Phòng TC-KH tổng hợp, UBND cấp huyện gửi cho Thường trực HĐND cùng cấp phê duyệt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

cho ý kiến (đối với cấp xã là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND xã trước ngày 20/7 năm trước). Sau khi có ý kiến phê duyệt của HĐND, UBND huyện sẽ trình dự toán cho Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/7 năm trước. Bộ Tài chính thẩm định, tổng hợp dự toán ngân sách địa phương trình Chính phủ xem xét, sau đó Chính phủtrình cho Quốc hội phê duyệt tổng dựtoán.

Như vậyởcấp huyện việc xây dựng dựtoán chi NSNN phải hoàn thành trước 15/7 hàng năm. Từcuối quý 2 của năm hiện hành, các đơn vị dựtoán và UBND các xã, thị trấn phải xây dựng kếhoạch hoạt động của năm sau để làm căn cứ, cơ sở cho việc xác định nhiệm vụchi và lập dự toán chi ngân sách trong năm kế hoạch trước ngày 10/7 hàng năm.

1.2.5.2. Quản lý phân bổ, giao và chấp hành dự toán

Việc phân bổ, giao dự toán phải được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền và đúng thời gian quy định. Trên cơ sở quyết định giao dự toán ngân sách của UBND tỉnh, phòng TC-KH phối hợp với các đơn vị dự toán và UBND cấp xã thẩm định, điều chỉnh dựtoán cho phù hợp báo cáo UBND huyện xem xét và trình HĐND cùng cấp quyết định.

Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 quy định: HĐND cấp huyện căn cứ vào nhiệm vụchi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tếtại địa phương, quyết định:Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo các nội dung chi.

Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ. Tại khoản 2 của điều 30 cũng chỉ rõ, HĐND cấp huyện quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đối với chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực;dự phòng ngân sách; mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp.

Thời gian quyết định giao và phân bổ dự toán cho ngân sách huyện trước ngày 10/12 năm trước, trong vòng 10 ngày kể từ khi có quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, HĐND và UBND cấp huyện phải quyết định phương án phân bổ dự toán cho UBND cấp xã và cácđơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Trên cơ sở dự toán đãđược duyệt và các chế độ chi NSNN hiện hành, các cơ quan chức năng về quản lý NSNN phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho các ngành, các cấp thi hành. Việc cấp phát được thực hiện thông qua KBNN sau khi đảm bảo đủ điều kiện: đã có trong dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

1.2.5.3. Kiểm soátthực hiệndự toán

Hàng năm, căn cứ Thông tư hướng dẫn của BộTài chính vềtổchức thực hiện dựtoán, phòng TC - KH huyện và KBNN tổ chức kiểm soát thực hiện dựtoán trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Phòng TC - KH phải thường xuyên tổchức kiểm tra, xem xét khả năng đảm bảo nhu cầu kinh phí, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền đểbổ sung, điều chỉnh phù hợp. Trường hợp phát hiện các cấp, các đơn vịsửdụng ngân sách không đúng chế độ, chính sách cần có biện pháp xửlý kịp thời. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua mỗi nghiệp vụ kinh tếphát sinh, thông qua việc thẩm định các báo cáo tài chính hoặc kiểm tra đột xuất tại đơn vị.

1.2.5.4. Công tác quyết toán NSNN

- Sau năm ngân sách kết thúc, các đơn vịdựtoán thức hiện đối chiếu với cơ quan tài chính và KBNN để lập quyết toán chi ngân sách và gửi phòng TC-KH trong thời hạn theo chế độ quy định. Quyết toán của các đơn vịsửdụng NSNN phải khớp đúng với sốthực chi theo kết quảkiểm soát chi tại KBNN nơi giao dịch. Điều 65 Luật ngân sách 2015 quy định: Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không được quyết toán c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần đòi hỏi phải tổ chức quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trên cơ sở vận dụng

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, KBNN huyện Hải Lăng chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư trên địa bàn huyện, phòng tài chính

Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học:

Đổi mới tƣ duy quản lý chi ngân sách nhà nƣớc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Để các cán bộ quản lý tham gia vào quá trình xây dựng ngân sách, buộc họ chịu

- Trong giai ñoạn lập dự toán - Trong giai ñoạn chấp hành dự toán - Trong giai ñoạn quyết toán chi thường xuyên NSNN Trường hợp các ñơn vị dự toán và các cấp ngân sách không thực hiện

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước cần hoàn thiện và chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát theo dự

Hơn nữa, theo quy định thời gian lập dự toán đối với các cơ quan, đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn đƣợc thực hiện vào tháng 6 hàng năm; vì vậy có một số cơ quan, đơn vị, địa