• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CAO LỎNG TỪ CÂY SÀI ĐẤT (WEDELIA CHINENSIS MERR.) THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CAO LỎNG TỪ CÂY SÀI ĐẤT (WEDELIA CHINENSIS MERR.) THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CAO LỎNG TỪ CÂY SÀI ĐẤT (WEDELIA CHINENSIS MERR.) THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN

Nguyễn Quốc Thi ̣nh*, Phạm Thùy Linh, Đồng Quang Huy Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Bào chế được cao lỏng từ cây Sài đất thu hái tại Thái Nguyên. Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của cao lỏng. Đối tượng nghiên cứu: Là cao lỏng được bào chế từ dịch chiết cây Sài đất. Phương pháp nghiên cứu: Sài đất được thu hái và kiểm định tại Thái Nguyên. Bào chế cao lỏng bằng phương pháp chiết nóng với dung môi là nước cất. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và hoàn thiện sản phẩm. Kết quả: Bào chế được 500 ml cao lỏng thành phẩm từ 500,35 g Sài đất và tá dược. Cao lỏng có màu nâu đen và đồng nhất, mùi thơm cháy, vị hơi đắng. Cao lỏng ở nồng độ 1%

có tính acid yếu. Các thành phần hóa học chính không bị mất đi trong quá trình bào chế như flavonoid, coumarin và tanin.

Từ khóa: Sài đất, Wedelia chinensis, cao lỏng, tiêu chuẩn cơ sở, giải độc ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong cuộc sống hiện nay tỉ lệ mắc chứng bệnh liên quan đến khả năng giải độc của gan như dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa ngày càng gia tăng. Nguyên nhân hay gặp là do virus viêm gan, do nhiễm độc, do suy tim, do lối sống dùng nhiều rượu bia.… dẫn đến xơ gan làm giảm chức năng thải độc của gan, thậm chí ung thư gan [2]. Từ lâu Sài đất là cây thuốc trong dân gian hay được sử dụng để giải độc gan, thanh nhiệt, tiêu viêm chữa bệnh xơ gan, mụn nhọt, rôm sẩy [7], [8], [10], [11], [12].

Để góp phần hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tạo ra sản phẩm bào chế thuận tiện cho người sử dụng nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu bào chế và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao lỏng từ cây Sài đất (Wedelia chinensis Merr.) thu hái tại Thái Nguyên”.

Với những mục tiêu cụ thể như sau:

- Bào chế được cao lỏng từ cây Sài đất thu hái tại Thái Nguyên.

- Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của cao lỏng.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Là cao lỏng được bào chế từ dịch chiết cây Sài đất.

Phương pháp nghiên cứu:

*Email: nqt2787@gmail.com

- Kiểm định nguyên liệu đầu vào [3], [8]

+ Cảm quan: Quan sát ở ánh sáng thường. Mô tả màu sắc, hình dạng, kích thước, thể chất và mùi vị của dược liệu. Kiểm định so với chuyên luận về Sài đất tại trang 451 trong Dược điển Việt Nam (DĐVN) IV.

+ Soi bột: Chia nhỏ dược liệu, sấy khô, tán thành dạng bột thô, rây lấy bột mịn. Làm tiêu bản bột bằng phương pháp giọt ép. Quan sát đặc điểm dưới kính hiển vi. Kiểm định so với chuyên luận về Sài đất tại trang 451 trong DĐVN IV.

+ Định tính dược liệu: Bằng các phản ứng hóa học được mô tả tại trang 452 trong DĐVN IV và các tài liệu liên quan.

- Bào chế cao thuốc [8], [9]

+ Dược liệu được sơ chế và chia nhỏ thích hợp.

+ Bào chế dịch chiết Sài đất: chiết nóng với nước cất (03 lần), lọc và gộp dịch chiết, loại tạp bằng phương pháp thích hợp, cô cách thủy tới khi thu được cao lỏng.

- Xây dựng một số tiêu chuẩn cơ sở + Các chỉ tiêu hóa lý [8]

Về cảm quan: Độ đồng nhất, màu sắc, mùi vị:

dùng thị giác, khứu giác, vị giác để đánh giá.

Độ tan: Thử với dung môi chiết xuất.

pH: Đo dung dịch cao lỏng ở nồng độ pha loãng 1%, sử dụng máy đo pH.

(2)

+ Định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao lỏng thành phẩm: Bằng các phản ứng hóa học với thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu của từng nhóm chất [3], [4], [5], [8].

- Hoàn thiện thành phẩm và quy định cách sử dụng [9]

Thêm tá dược vừa đủ và đóng gói thu được thành phẩm.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định nguyên liệu đầu vào

* Phương pháp cảm quan

- Dược liệu Sài đất (Herba Wedeliae) là phần trên mặt đất được thu hái từ cây Sài đất (Wedelia chinensis Asteraceae - Họ Cúc) (Hình 1), thái nhỏ và phơi khô tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Hình 2).

Hình 1. Cây Sài đất

Hình 2. Dược liệu Sài đất

- Mô tả: Cây Sài đất có thân ngắn không đều, mang lông cứng. Lá mọc đối gần như không cuống. Phiến lá hình bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn, dài khoảng 1,5-5 cm, rộng 0,8-2 cm. Hai mặt có lông nhám, mặt trên màu lục xám, có đốm trắng, mặt dưới màu nhạt hơn.

Mép lá có 3 đến 5 đôi răng cưa rất thưa và nông. Dược liệu Sài đất có mùi hơi thơm, vị hơi mặn.

- Nhận xét: Nguyên liệu thu hái và chế biến phù hợp với mô tả trong DĐVN IV.

* Phương pháp kiểm nghiệm vi học

- Trong bột dược liệu Sài đất có các đặc điểm vi học (Hình 3): Có nhiều lông che chở (1), Mảnh biểu bì gồm những tế bào thành hơi nhăn, thường có kèm lỗ khí và lông che chở.

Lỗ khí kiểu hỗn bào (6). Mảnh mạch mạng, mạch chấm, mạch xoắn (3). Sợi thành dày, khoang rộng, thường xếp thành từng bó (5).

Mảnh cánh hoa gồm tế bào thành mỏng hơi nhăn (4). Đặc biệt là có hạt phấn hoa hình cầu, màu vàng, mặt ngoài xù xì rất đặc trưng cho dược liệu Sài đất (2).

Hình 3. Vi học bột dược liệu Sài đất - Nhận xét: Các đặc điểm của bột dược liệu Sài đất phù hợp với mô tả vi học tại chuyên luận trang 451 trong DĐVN IV.

* Phương pháp kiểm nghiệm hóa học: Định tính dược liệu Sài đất

Cho khoảng 5g dược liệu đã cắt nhỏ vào bình cầu 500 ml, thêm 50 ml ethanol 90%. Lắc đều, đun hồi lưu trong 30 phút. Gạn và lọc qua bông thu lấy dịch lọc, cô cách thủy còn khoảng 6 ml để làm các phản ứng [8].

- Phản ứng Cyanidin: Lấy 2 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch acid hydrochloric và một ít bột magnesi.

Bảng 1. Kết quả định tính dược liệu Sài đất Phản ứng

Cyanidin

Phản ứng với thuốc thử Diazo Sài đất

+++

(màu đỏ cam, để lâu nhạt dần)

+++

(màu đỏ thẫm) Chú thích:

(-): Phản ứng âm tính.(++): Phản ứng dương tính rõ.(+++): Phản ứng dương tính rất rõ.

(3)

- Phản ứng với thuốc thử Diazo: Lấy 2 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch natri carbonat 10%, và 4 ml nước, đun sôi, để nguội, thêm 3 giọt thuốc thử diazo. Thu được kết quả như sau (Bảng 1).

- Nhận xét: Dược liệu Sài đất có phản ứng dương tính với các phản ứng định tính được mô tả tại trang 452 trong DĐVN IV.

* Kết quả : Qua kiểm tra chất lượng đầu vào theo phương pháp cảm quan , hiển vi và phương pháp hóa ho ̣c nhóm nghiên cứu đã

xác định dược liệu Sài đất thu hái tại Thái Nguyên đa ̣t tiêu chuẩn chất lượng theo chuyên luận trong DĐVN IV và các tài liệu thường quy khác.

Bào chế cao thuốc

Cân chính xác 500 g Sài đất đã được loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái dài 3-6 cm xếp vào nồi. Lấy vỉ ghìm chặt dược liệu, đổ nước ngập

dược liệu 10 cm. Đun sôi đều trong 4 giờ, thêm nước sôi để bù lượng nước bay hơi. Gạn dịch chiết, để lắng, lọc trong, nấu từ 2 – 3 lần như vậy. Gộp dịch chiết , cô đặc còn khoảng 350 ml. Làm thêm 2 mẫu thu được khối lượng cao lỏng bán thành phẩm (BTP) theo bảng 2 như sau.

Bảng 2. Khối lượng cao lỏng BTP thu được Mẫu Khối lượng

dược liệu (g) KL cao lỏng BTP (g)/350ml

1 500,37 395,51

2 500,55 398,43

3 500,12 391,12

Trung

bình 500,35 395,02

Xây dựng tiêu chuẩn cao lỏng bán thành phẩm và hoàn thiện thành phẩm

Lấy mẫu cao lỏng BTP được điều chế được ở phần Bào chế cao thuốc để kiểm tra các chỉ tiêu.

Bảng 3. Tóm tắt kết quả định tính của cao lỏng BTP

STT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận 1 Alcaloid

TT Mayer -

Không có

TT Bouchardat -

TT Dragendoff -

2 Flavonoid

PƯ Cyanidin ++

TT FeCl3 +++

NaOH +++

TT Diazo ++

3 Saponin

Hiện tượng tạo bọt -

Không có

PƯ Liberman Buchardart +

PƯ Salkowski -

4 Tanin

TT FeCl3 +++

TT Cu(CH3COO)2 +++

TT Pb(CH3COO)2 +++

PƯ với Gelatin ++

5 Coumarin

PƯ mở đóng vòng lacton ++

TT Diazo ++

Quan sát huỳnh quang

365nm ++

6 Glycosid tim

PƯ Keller-kiliani -

Không có

PƯ Liberman -

PƯ legal -

PƯ Baljet -

7 Acid hữu cơ PƯ với Na2CO3 - Không có

8 Đường khử TT Fehling A, B - Không có

9 Polysaccarid TT Lugol - Không có

Chú thích:

(-): Phản ứng âm tính.(++): Phản ứng dương tính rõ.(+++): Phản ứng dương tính rất rõ.

(4)

Các chỉ tiêu hóa lý Hình thức cảm quan [8]

- Màu sắc: Lấy khoảng 10 ml cao lỏng BTP mỗi mẫu vào bát sứ men trắng, nghiêng bát cho chúng chảy lên thành bát tạo thành một lớp quan sát dưới ánh sáng tự nhiên thấy cao có màu nâu đen và đồng nhất, không có váng, không có cặn dược liệu.

- Mùi (xác định bằng khứu giác): Cao lỏng BTP có mùi thơm cháy (mùi thơm Sài đất).

- Vị (xác định bằng vị giác): Cao lỏng BTP có vị hơi mặn.

Độ tan

- Lấy 20 ml nước cất, thêm khoảng 10 ml cao lỏng mỗi mẫu, khuấy đều thấy cao lỏng BTP tan hoàn toàn trong nước cất.

Xác định pH của dung dịch cao lỏng BTP ở nồng độ 1% (g/ml)

- Lấy 1 g cao lỏng BTP của mỗi mẫu cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất đến vạch, lắc đều. Xác định giá trị pH bằng máy đo pH lần lượt thu được các giá trị pH = 6,28;

6,78 và 6,59.

Nhận xét: Cao lỏng BTP ở nồng độ 1% có tính acid yếu.

Định tính một số nhóm chất chính trong cao lỏng bán thành phẩm

Các nhóm chất hữu cơ trong cao lỏng BTP được định tính bằng các phản ứng hóa học với thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu của từng nhóm chất, được tiến hành theo các tài liệu [1], [3], [4], [5], [8] thu được kết quả như ở bảng 3.

Nhận xét: Từ bảng 3 cho thấy trong cao lỏng BTP có chứa flavonoid, tanin, và coumarin.

Hoàn thiện thành phẩm và cách sử dụng thành phẩm

- Với mỗi mẫu cao lỏng BTP tiến hành thêm 150 g đường đun sôi và khuấy cho tan đường.

- Cân chính xác 0,3 g acid benzoic hòa tan trong 50 ml ethanol 50%, khuấy cho tan hoàn toàn rồi phối hợp vào cao lỏng BTP và thêm nước vừa đủ 500 ml. Lọc và đóng chai nhựa 100 ml.

Hình 4. Cao lỏng thành phẩm Sài đất + Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.

+ Công dụng: Chữa mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa.

+ Cách sử dụng: Ngày dùng từ 2-3 lần, mỗi lần 10 ml.

+ Kiêng kị: Phụ nữ có thai nên thận trọng, không nên ăn cua cá biển, nhộng, lòng trắng trứng khi dùng thuốc… [6], [8], [11].

+ Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ánh sáng.

Để xa tầm tay trẻ em.

BÀN LUẬN

Về kiểm nghiệm dược liệu đầu vào nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp cảm quan, soi bột Sài đất kết hợp với định tính các nhóm chất theo dược điển nhằm xác định chính xác dược liệu là Sài đất vì có rất nhiều loài trông giống Sài đất như cây Lỗ địa túc hay Bành kỳ cúc (Wedelia prostrata Asteraceae - họ Cúc) nhưng có lá ngắn hơn và hoa màu vàng nhạt.

Hoặc cây Sài đất giả (Lippia nodiflora Verbenaceae - họ Cỏ roi ngựa) nhưng cây này cành gần như vuông, nhẵn nhưng hơi có lông, lá hình thìa, đầu lá hơi tròn và hoa màu xanh nhạt, vàng hồng hay trắng [10].

Về phương pháp bào chế chúng tôi sử dụng phương pháp chiết nóng với dung môi là nước cất có nhiều ưu điểm: Dễ thực hiện và thiết bị đòi hỏi đơn giản khi tiến hành với quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm, thời gian chiết xuất ngắn, dung môi rẻ tiền. Bên cạnh đó còn tồn tại nhược điểm dung môi bằng nước cất sẽ không chiết được hết hoạt chất trong Sài đất, đồng thời sản phẩm bào chế ra cần phải phối hợp thêm ethanol 50% và acid benzoic để tăng thời gian bảo quản [9]. Tuy

(5)

nhiên dược liệu có thành phần chính là các glycosid nên việc chiết bằng nước cất là cần thiết trong quy mô lớn và thuận tiện cho dạng dùng cao lỏng.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn hơn cho người dùng cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn về tác dụng dược lý trên động vật thí nghiệm như: Thử độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, thử tác dụng chống viêm mạn và cấp…

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ đề tài nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xác định nguồn dược liệu Sài đất thu hái tại Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV để làm nguyên liệu đầu vào. Đã bào chế ra 500 ml cao lỏng thành phẩm từ 500,35 g nguyên liệu Sài đất và tá dược theo phương pháp chiết nóng với dung môi là nước cất. Cao lỏng có các chỉ tiêu hóa lý đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV, đa số các thành phần hóa học chính không bị mất đi trong quá trình bào chế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr.

290-432.

2. Bộ môn Dược lâm sàng (2003), Bài giảng bệnh học, Trường đại học Dược Hà Nội, tr. 121-125.

3. Bộ môn Dược liệu (2017), Tài liệu thực tập dược liệu I, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, tr. 42-43, 51-52, 57-58, 64-71.

4. Bộ môn Dược liệu (2017), Tài liệu thực tập dược liệu II, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, tr. 22-27.

5. Bộ môn Dược liệu (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại học Y Dược Thành phố HCM, tr. 26-50.

6. Bộ Y Tế (2006), Dược học cổ truyền, Nxb Y học, tr. 90.

7. Bộ Y tế (2011), Dược liệu học, tập 1, Nxb Y học, tr. 461-464.

8. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 1, Nxb Y học, tr. 229.

10. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, tr. 86-88.

11. Nguyễn Viết Thân (2010), Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng, tập 1, Nxb Y học, tr. 588-589.

12. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển 3, Nxb Trẻ, tr. 273.

SUMMARY

STUDY OF PREPARATION AND BUILDING BASIC STANDARDS OF EXTRACTUM FROM SAI DAT (WEDELIA CHINENSIS MERR.) COLLECTED IN THAI NGUYEN

Nguyen Quoc Thinh*, Pham Thuy Linh, Dong Quang Huy TNU -University of Medicine and Pharmacy Objectives: To prepare extractum from above ground parts of Sai dat. collected in Thai Nguyen;

to build basic standards to test it. Subjects: Extractum was made from the extract of the above ground parts of Sai dat collected in Thai Nguyen. Methods: Sai dat was collected in Thai Nguyen and tested under the Vietnam Pharmacopoeia IV; using distilled water to preparing the extractum;

building some indicators to test it; finishing preparations. Results: Has prepared the extractum whose characteristics are soft, uniform, dark brown, fragrant and bitter; volume of extractum was 500 ml (from 500.35grs medicinal materials and excipients); 1% solution of it was acid. The main chemical components (flavonoids, coumarins and tannins) haven’t lost during preparation.

Key words: Sai dat, Wedelia chinensis, extractum, basic standards, detoxify

Ngày nhận bài: 13/11/2017; Ngày phản biện: 06/12/2017; Ngày duyệt đăng: 30/01/2018

*Email: nqt2787@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan