• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư ? Và ngài kết luận

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư ? Và ngài kết luận"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3 điểm)

“Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”

(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 2 : (5 điểm)

TỜ GIẤY TRẮNG

Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ và hỏi:

- Các em có thấy đây là gì không ? Tức thì cả hội trường vang lên:

- Đó là một dấu chấm.

Ngài hiệu trưởng hỏi lại:

- Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư ? Và ngài kết luận:

- Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 3. (12 điểm)

Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước trong thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

--- Hết ---

Họ và tên thí sinh: ………..……… ; Số báo danh: …………

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN 7 I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).

II. Đáp án và thang điểm

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1 (3 điểm)

a. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Biện pháp tu từ so sánh: tiếng Việt như đất cày, như lụa; óng như tre ngà và mềm mại như tơ.

b. Phân tích ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy - Tác giả mượn những hình ảnh vừa gần gũi, thân thuộc vừa mang đậm bản sắc dân tộc như “đất cày”, “lụa”, “tre ngà”,

“tơ” để nói về vẻ đẹp của tiếng Việt.

- Nhà thơ đã gợi cho người đọc cảm nhận được tiếng nói dân tộc vừa có sự mộc mạc, khỏe khoắn của “đất cày”; vừa có sự dịu dàng, mềm mại của “lụa”; vừa có sự óng ả, thanh tao của “tre ngà”; vừa có sự mềm mại, uyển chuyển của “tơ”.

Đó là một thứ tiếng ngọt ngào, đằm thắm, tha thiết, thấm đẫm yêu thương, dịu dàng, trong trẻo.

- Vẻ đẹp, sự kì diệu của tiếng Việt cũng là vẻ đẹp, sự kì diệu của tâm hồn nhân dân, dân tộc.

1,0

0,75

0,75

0,5 Câu 2

(5 điểm)

Viết một bài văn ngắn trình bày ý nghĩa của câu chuyện TỜ GIẤY TRẮNG

* Yêu cầu chung:

- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, trình tự hợp lý.

- Lập luận chặt chẽ, logic.

- Diễn đạt trôi chảy.

* Ý nghĩa câu chuyện:

- Đây là câu chuyện về cách giáo dục của thầy hiệu trưởng đối với học sinh. Thầy đã dùng những hình ảnh cụ thể, gần gũi là tờ giấy trắng và chấm tròn đen cùng một vài lời đối

1,0

(3)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

thoại để dạy cho học trò một bài học về cách ứng xử, nhìn nhận, đánh giá sự việc, con người.

- Thực tế hiếm có sự việc và con người hoàn hảo. Điều quan trọng là khi nhìn nhận về một sự việc hoặc một con người, chúng ta biết bỏ qua những hạn chế ấy để nhận ra những điều tốt đẹp đáng trân trọng khác.

- Chúng ta cần có một tấm lòng bao dung, vị tha, cần có một cái nhìn giầu tính nhân văn khi nhìn nhận về sự việc hoặc con người xung quanh ta để đánh giá một cách đúng đắn nhất.

- Câu chuyện phê phán những người ích kỷ, định kiến, hẹp hòi, cố chấp trước những lỗi lầm, hạn chế của người khác.

1,5

1,5

1,0

Câu 3 (12 điểm)

Đề bài: Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước trong thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về thơ trữ tình trung đại Việt Nam: có đề tài rất phong phú, đa dạng nhưng nội dung lớn, xuyên suốt nhiều tác phẩm là tinh thần yêu nước.

- Giới thiệu khái quát về ba bài thơ: là ba trong số nhiều bài thơ thể hiện rõ cảm hứng yêu nước trong thơ trữ tình trung đại Việt Nam

1,0

(4)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Thân bài:

* Khái quát chung: Giải thích về nội dung yêu nước được thể hiện trong thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

- Là một nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trung đại Việt Nam nói riêng.

- Nội dung yêu nước được thể hiện trong thơ trung đại Việt Nam rất phong phú và đa dạng: thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước;

thể hiện ở hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện ở sự hòa hợp với thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn...

* Qua 3 bài thơ, lần lượt làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước:

- Bài thơ Sông núi nước Nam

+ Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, đã được “sách trời” định sẵn.

+ Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

- Bài thơ Phò giá về kinh

+ Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược.

+ Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần và niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước, dân tộc

- Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra + Là bức tranh đẹp, yên bình về vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu, hoang vắng.

+ Bức tranh trầm lặng vẫn ánh lên sự sống... Điều đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của một vị vua – dù ở cương vị tối cao nhưng vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình.

* HS có thể liên hệ với các bài thơ trung đại khác để làm sáng rõ vấn đề nghị luận và làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn hơn.

1,0

0,5 0,5

3,0 1,5

1,5 3,0

1,5 1,5

3,0 1,5

1,5

Kết luận:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

1,0 VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 3

11 - 12 điểm: Vận dụng tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

(5)

9 - 10 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, lập luận tương đối chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục

7 - 8 điểm: Biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu yêu cầu của đề bài đã làm sáng tỏ được các ý chính, đôi chỗ lập luận chưa chặt chẽ, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.

5 - 6 điểm: Biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu yêu cầu của đề bài tuy nhiên lập luận chưa chặt chẽ, dẫn chứng không thuyết phục, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.

3 - 4 điểm: Vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi các câu thơ, bài thơ; cảm xúc, suy nghĩ về các bài thơ chưa sâu sắc; còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.

1 - 2 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài. Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, bài làm lủng củng, còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt.

0 điểm: Bỏ giấy trắng ./.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong văn nghị luận, để chứng tỏ một ý kiến là đúng thì người ta phải dùng lập luận, lý lẽ và những bằng chứng xác thực đã được kiểm chứng thừa nhận để chứng minh

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin... Đừng sợ

Bài viết này làm rõ biểu hiện mang tính đặc trưng của mạch lạc trong văn bản nghị luận là mạch lạc qua quan hệ lập luận ở một số phương diện là kiểu lập luận, đặc

Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm

- Đưa ra lập luận, xem xét khách quan về tác phẩm, nhân vật hoặc vấn đề được bàn luận, từ đó đánh giá giá trị, vai trò.. Đưa ra nhận xét, đánh giá của bản thân về

Coù theå noùi moái quan heä giöõa boá cuïc vaø laäp luaän ñaõ taïo thaønh moät maïng löôùi lieân keát trong vaên baûn nghò luaän ,trong ñoù. phöông phaùp laäp luaän

Tính chất: Khẳng định, đề cao vai trò của sách với cuộc sống con người..