• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO THUỐC CHIẾT XUẤT TỪ CÂY ĐƠN LÁ ĐỎ (EXCOECARIA COCHINCHINENSIS LOUR.) THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO THUỐC CHIẾT XUẤT TỪ CÂY ĐƠN LÁ ĐỎ (EXCOECARIA COCHINCHINENSIS LOUR.) THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO THUỐC CHIẾT XUẤT TỪ CÂY ĐƠN LÁ ĐỎ (EXCOECARIA COCHINCHINENSIS LOUR.) THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN

Phạm Thùy Linh*, Nguyễn Quốc Thịnh, Phạm Thị Tuyết Nhung Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Bào chế được cao đặc chiết xuất từ cây Đơn lá đỏ thu hái tại Thái Nguyên; khảo sát và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc chiết xuất từ cây Đơn lá đỏ thu hái tại Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu: Kiểm tra tính đúng của dược liệu theo phương pháp ghi trong Dược điển Việt Nam IV [3]; Tiến hành khảo sát điều kiện chiết xuất: Dung môi, nhiệt độ, tỷ lệ dung môi/dược liệu; khảo sát và xây dựng một số tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc. Kết quả: Cao đặc có thể chất mềm, đồng nhất, màu nâu sẫm, mùi thơm, vị đắng, chát; có chứa flavonoid; mất khối lượng do làm khô: 18,60 ± 0,50 (%) (α=0,05); pH = 3,97 ± 0,20 (α=0,05). Kết luận: Xây dựng được quy trình bào chế cao đặc chiết xuất từ cây Đơn lá đỏ thu hái tại Thái Nguyên bằng phương pháp ngâm ở nhiệt độ phòng với cồn 90%, tỷ lệ dung môi trên dược liệu là 12/1; bào chế được cao đặc với khối lượng là: 33,63 ± 0,37 (g) (α=0,05); xây dựng được dự thảo tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc lá Đơn lá đỏ gồm các chỉ tiêu: Cảm quan, định tính, mất khối lượng do làm khô, độ đồng nhất và pH.

Từ khóa: Đơn lá đỏ, flavonoid, dị ứng, cao đặc, Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của con người. Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, tỷ lệ các bệnh dị ứng (dị ứng thuốc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…) có xu thế tăng nhanh [7]. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi môi trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu thường xuyên thay đổi đột ngột, các tác nhân gây dị ứng cũng xuất hiện nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.

Các thuốc tây y điều trị dị ứng bao gồm thuốc kháng histamin và corticoid. Hai nhóm thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ. Trong khi đó, nước ta có nguồn dược liệu phong phú, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm sử dụng các vị thuốc chữa dị ứng với ít tác dụng phụ hơn. Do đó việc nghiên cứu vị thuốc chống dị ứng có nguồn gốc dược liệu là cần thiết.

Đơn lá đỏ được biết đến với tác dụng chữa dị ứng [1]. Trước đây đã có một số nghiên cứu về thực vật, hóa học và tác dụng sinh học của Đơn lá đỏ tại Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Bình [18], [9]. Cây thuốc được trồng nhiều ở Thái Nguyên. Nhưng chưa có nghiên cứu

*Tel: 0977 404151, Email: phamlinh1702@gmail.com

điều chế cao và chuẩn hóa cao của vị thuốc thu hái tại Thái Nguyên với mục đích hướng tới tạo ra sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài

“Nghiên cứu bào chế cao thuốc chiết xuất từ cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.) thu hái tại Thái Nguyên” nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu này và tiến tới phát triển một sản phẩm từ dược liệu để hỗ trợ điều trị chứng bệnh dị ứng. Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu:

Bào chế được cao đặc chiết xuất từ cây Đơn lá đỏ thu hái tại Thái Nguyên; khảo sát và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc chiết xuất từ cây Đơn lá đỏ thu hái tại Thái Nguyên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Lá được phơi và sấy khô của cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.) thu hái tại Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xác định tính đúng của dược liệu - Cảm quan: Quan sát ở ánh sáng thường. Mô tả màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi vị của dược liệu.

(2)

- Soi bột: Thái nhỏ dược liệu, sấy khô, tán thành dạng bột thô, rây lấy bột mịn. Làm tiêu bản bột bằng phương pháp giọt ép. Quan sát đặc điểm dưới kính hiển vi. Chụp ảnh các đặc điểm quan sát được.

- Định tính: Tiến hành định tính 2 nhóm hợp chất chính là flavonoid và chất màu theo phương pháp được ghi trong chuyên luận Dược liệu và thuốc từ dược liệu (Đơn lá đỏ) - Dược điển Việt Nam IV [3].

Phương pháp xây dựng quy trình bào chế cao đặc chiết xuất từ lá cây Đơn lá đỏ Tiến hành khảo sát các điều kiện chiết xuất gồm: Dung môi, nhiệt độ, tỷ lệ dung môi/dược liệu. Lựa chọn điều kiện chiết xuất có ít tạp và có hiệu suất chiết xuất cao hơn.

Dịch chiết được loại tạp bằng phương pháp thích hợp. Dịch chiết đã loại tạp được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm và cô cách thủy tới khi thu được cao đặc.

Phương pháp khảo sát và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc chiết từ lá cây Đơn lá đỏ - Cảm quan: Quan sát cao ở ánh sáng thường.

Mô tả màu sắc, thể chất và mùi vị của cao.

- Định tính: Định tính flavonoid trong cao đặc bằng các phản ứng hóa học theo phương pháp ghi trong tài liệu [2], [3] và [5].

Mất khối lượng do làm khô: Xác định bằng phương pháp quy định tại Dược điển Việt Nam IV (Phụ lục 9.6) [3].

- pH: Xác định theo phương pháp ghi trong Dược điển Việt Nam IV (Phụ lục 6.2) [3].

- Độ đồng nhất: Cho cao lên lam kính, đặt lamen lên ép sát, quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra độ đồng nhất của cao.

Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả thực nghiệm lưu trữ và tính toán bằng phần mềm MICROSOFT EXCEL. Xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê với khoảng tin cậy 95% (α = 0,05).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Xác định tính đúng của dược liệu

- Cảm quan: Lá hình bầu dục hai đầu thuôn nhọn, dài 5 cm đến 11,5 cm, rộng 2,5 cm đến

4 cm. Cuống lá dài 0,5 cm đến 1 cm. Phiến lá nguyên, mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên màu xanh lá đậm, mặt dưới màu đỏ tía. Có 10 đến 12 cặp gân lông chim nổi rõ ở mặt dưới của lá, lõm ở mặt trên lá. Hình ảnh dược liệu được trình bày ở hình 1.

Hình 1. Dược liệu Đơn lá đỏ

- Bột: Có màu xanh nâu, mùi hắc nhẹ. Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Mảnh mạch mạng (3), mạch xoắn (6) đứng riêng lẻ hay trong các mô;

sợi (4); mảnh mô mềm (2); tinh thể calci oxalat hình cầu gai (1); mảnh biểu bì có nhiều tế bào lỗ khí kiểu song bào (5). Ảnh chụp các đặc điểm bột dược liệu Đơn lá đỏ dưới kính hiển vi được trình bày ở hình 2.

Hình 2. Ảnh chụp các đặc điểm bột dược liệu Đơn lá đỏ dưới kính hiển vi

Ghi chú: 1: Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, 2:

Mảnh mô mềm; 3: Mảnh mạch mạng; 4: Mảnh mạch xoắn; 5 Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu song

bào; 6: Sợi - Định tính:

+ Flavonoid: Phản ứng cyanidin và phản ứng với kiềm dương tính. Như vậy trong dược liệu có flavonoid.

+ Chất màu: Dịch chiết với cồn 50% có màu đỏ tía. Như vậy, trong dược liệu có chất màu.

Kết luận: Dược liệu đạt tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam IV [3] về các chỉ tiêu: Cảm quan, bột, định tính.

Xây dựng quy trình bào chế cao đặc - Khảo sát nhiệt độ và dung môi chiết xuất:

(3)

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ngâm lạnh tại nhiệt độ phòng vì có thể tiến hành ở quy mô nhỏ (quy mô phòng thí nghiệm) cũng như không đòi hỏi máy móc, trang thiết bị đắt tiền. Mặt khác, phương pháp chiết nóng tuy thời gian chiết nhanh hơn nhưng lại có thể gây phá hủy hoạt chất.

Tiến hành khảo sát dung môi ethanol ở các nồng độ 70% và 90% do tham khảo 2 tài liệu trước đó là [3] và [6] đã sử dụng 2 dung môi này để chiết xuất flavonoid toàn phần là thành

phần có tác dụng chữa dị ứng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Dịch chiết ethanol 70% có màu đỏ tía, ethanol 90% có màu vàng đậm.

Nhận xét: Dịch chiết ethanol 70% có nhiều tạp hơn ethanol 90%. Do đó, chọn dung môi ethanol 90% để khảo sát các điều kiện tiếp theo.

- Khảo sát tỷ lệ dược liệu và dung môi:

Tiến hành khảo sát các tỷ lệ dung môi/dược liệu là: 20/1, 12/1, 10/1 sau khi chọn được các điều kiện về dung môi và nhiệt độ chiết xuất.

Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/dược liệu đến hiệu suất chiết được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/dược liệu đến hiệu suất chiết STT Tỷ lệ dung môi/dược liệu Khối lượng dược

liệu khô kiệt (g) Khối lượng cao

khô kiệt (g) Hiệu suất chiết (%)

1 20/1 182,22 36,45 20,00

2 12/1 183,11 33,61 18,36

3 10/1 181,34 22,55 12,44

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ 20/1 và 12/1/ cho hiệu suất chiết cao hơn so với tỷ lệ 10/1. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa 2 tỷ lệ 20/1 và 12/1 là không quá lớn. Vì vậy chúng tôi lựa chọn tỷ lệ dung môi/dược liệu là 12/1 là tỷ lệ phù hợp để chiết xuất, tiết kiệm được dược liệu dung môi và hóa chất.

- Quy trình bào chế cao:

Sau khi khảo sát một số điều kiện chiết xuất, đề tài đã đưa ra quy trình bào chế cao đặc như sau:

Lá Đơn lá đỏ được nghiền thành bột. Xác định mất khối lượng do làm khô bằng phương pháp được ghi trong Dược điển Việt Nam IV (phụ lục 9.6) [3] cho kết quả mất khối lượng do làm khô của dược liệu là 11,11%. Tiền hành đồng thời 6 lần như trên, mỗi lần 200 g bột dược liệu thu được 6 mẫu cao, ký hiệu lần lượt là C1, C2, C3, C4, C5, C6.

Quy trình chiết xuất và bào chế cao đặc chiết từ dược liệu lá Đơn lá đỏ (sau đây gọi tắt là cao đặc Đơn lá đỏ) được tóm tắt ở sơ đồ hình 3.

Thể tích cồn để chiết, khối lượng cao và hiệu suất chiết xuất thu được của 6 mẫu cao đặc được trình bày trong bảng 2.

Hình 3. Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết xuất và bào chế cao đặc Đơn lá đỏ

(4)

Bảng 2. Thể tích cồn để chiết và hiệu suất chiết xuất thu được của 6 mẫu cao Mẫu cao Tổng lượng cồn

chiết (ml) Khối lượng dược liệu

khô kiệt (g) Khối lượng cao

đặc khô kiệt (g) Hiệu suất chiết (%)

1 4800 177,78 33,50 18,84

2 4800 177,78 33,72 18,97

3 4800 177,78 33,64 18,92

4 4800 177,78 34,01 19,13

5 4800 177,78 33,01 18,57

6 4800 177,78 33,89 19,06

Thống kê: Khối lượng cao đặc khô kiệt 33,63 ± 0,37 (g) (α=0,05) Hiệu suất chiết xuất: 18,92 ± 0,21 (%) (α=0,05)

- Khảo sát và xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm cao đặc Đơn lá đỏ

+ Cảm quan: Cao đặc có thể chất mềm, đồng nhất, màu nâu sẫm, mùi thơm, vị đắng, chát + Mất khối lượng do làm khô: Kết quả xác định mất khối lượng do làm khô của cao đặc được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Kết quả xác định mất khối lượng do làm khô (%) của cao đặc Đơn lá đỏ

C1 C2 C3 C4 C5 C6

Trung bình 18,03 19,01 18,07 18,45 19,11 18,88

Thống kê 18,60 ± 0,50 (%) (α=0,05)

Nhận xét: Cả 6 mẫu cao đều có mất khối lượng do làm khô không quá 20%, thỏa mãn tiêu chuẩn về mất khối lượng do làm khô của cao đặc theo Dược điển Việt Nam IV (Phụ lục 1.1) [3].

Đề nghị: Mất khối lượng do làm khô của cao đặc Đơn lá đỏ không quá 20,0%.

+ Định tính: Bằng các phản ứng hóa học thường quy theo phương pháp ghi trong tài liệu [2], [4]

và [5]. Kết quả thí nghiệm cho thấy 6 mẫu cao đặc Đơn lá đỏ đều có chứa flavonoid.

Đề nghị: Cao đặc phải chứa flavonoid

+ pH: Kết quả đo pH của 6 mẫu cao được trình bày ở bảng 4. Mỗi mẫu cao đặc tiến hành đo 6 lần, lấy kết quả trung bình. Kết quả xác định pH của cao đặc lá Đơn lá đỏ được trình bày trong bảng 4 dưới đây.

Bảng 4. Kết quả xác định pH của cao đặc Đơn lá đỏ

C1 C2 C3 C4 C5 C6

Trung bình 3,92 3,80 4,02 4.03 3,98 4,04

Thống kê 3,97 ± 0,10 (α=0,05) Nhận xét: Cao đặc Đơn lá đỏ có tính acid yếu.

pH của dung dịch cao đặc Đơn lá đỏ 1% trong nước (khối lượng/thể tích) là 3,97 ± 0,10 (α = 0,05).

Đề nghị: Dung dịch cao đặc Đơn lá đỏ 1%

trong nước (khối lượng/thể tích) phải có pH từ 3,80 đến 4,20.

+ Độ đồng nhất: Cân 1 g cao đặc Đơn lá đỏ cho lên lam kính, đặt lamen lên ép sát, quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra độ đồng nhất của cao. Hình ảnh các mẫu cao đặc quan sát dưới kính hiển vi được trình bày ở hình 4.

Nhận xét: Các mẫu cao đặc có màu vàng, đồng nhất, không có váng mốc, bã dược liệu hoặc vật lạ.

Hình 4. Ảnh chụp các mẫu cao đặc quan sát dưới kính hiển vi vật kính 10

Đề nghị: Quan sát dưới kính hiển vi, cao đặc Đơn lá đỏ phải đồng nhất, không được có váng mốc, bã dược liệu hoặc vật lạ.

BÀN LUẬN

Qua việc xác định tính đúng của dược liệu đã đưa ra được một số tiêu chuẩn để lựa chọn

(5)

nguyên liệu đầu để bào chế cao đặc từ lá cây Đơn lá đỏ. Để xây dựng quy trình bào chế cao đặc Đơn lá đỏ, đề tài đã tiến hành khảo sát một số điều kiện chiết xuất để thu được cao đặc có chứa flavonoid và có hiệu suất chiết cao hơn. Tuy nhiên, nếu có chất chuẩn để định lượng được hoạt chất, rồi từ đó lựa chọn ra quy trình có hàm lượng hoạt chất cao hơn sẽ giúp thu được cao đặc có tác dụng tối ưu.

Tuy nhiên do thiếu chất chuẩn nên chưa thể tiến hành khảo sát. Như đã biết flavonoid là những chất có độ phân cực trung bình. Tuy nhiên, nếu sử dụng các dung môi hữu cơ ít phân cực để chiết xuất như chloroform, ethyl acetat, n-hexan... sẽ gây độc hại với sức khỏe con người và môi trường, không thể áp dụng ở quy mô lớn. Hỗn hợp ethanol và nước được lựa chọn vì đây cũng là dung môi có thể chiết được nhiều hoạt chất từ phân cực đến ít phân cực (gồm có các flavonoid trong Đơn lá đỏ là thành phần tác dụng chống dị ứng [1]) rẻ tiền, không độc hại, dễ kiếm, ít độc hại và phổ biến. Các tài liệu chủ yếu dùng cồn 70% và 90% [3] và [6] để chiết xuất dịch chiết flavonoid toàn phần (là chất có tác dụng chống dị ứng) nên đề tài lựa chọn 2 dung môi này để khảo sát. Lựa chọn bào chế cao lỏng sẽ rút ngắn thời gian cất thu hồi dung môi, nhưng lại không thể loại hết cồn nên nhóm nghiên cứu đã chọn hướng xây dựng quy trình bào chế cao đặc.

Do lượng dược liệu thu hái được không nhiều và để tiết kiệm dung môi hóa chất nên đề tài không tiến hành khảo sát các tỷ lệ 7/1 và 5/1.

Vì vậy, hiện nay đi đôi với việc sử dụng dược liệu thì nên có hướng bảo tồn và phát triển dược liệu Đơn lá đỏ.

Đề tài đã tiến hành xây dựng được dự thảo tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc lá Đơn lá đỏ gồm có các chỉ tiêu: Cảm quan, độ đồng nhất, định tính, mất khối lượng do làm khô và pH.

Qua chỉ tiêu định tính thấy rằng trong quá trình bào chế cao đặc không làm mất đi thành phần flavonoid (là thành phần có tác dụng chống dị ứng trong lá cây Đơn lá đỏ). Đo pH

cho thấy cao có tính acid trung bình. Tính chất đó là do trong Đơn lá đỏ có chứa các thành phần có tính acid và trung tính là:

Flavonoid 1,5%, saponin, coumarin, anthranoid, tanin, đường khử [6]

Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế cao đặc và tiêu chuẩn hóa cao đặc Đơn lá đỏ thu hái tại Thái Nguyên.

KẾT LUẬN

Xây dựng được quy trình bào chế cao đặc chiết xuất từ cây Đơn lá đỏ thu hái tại Thái Nguyên bằng phương pháp ngâm ở nhiệt độ phòng với cồn 90%, tỷ lệ dung môi trên dược liệu là 12/1. Bào chế được cao đặc với khối lượng là: 33,63 ± 0,37 (g) (α=0,05); xây dựng được dự thảo tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc lá Đơn lá đỏ gồm các chỉ tiêu: Cảm quan, độ đồng nhất, định tính, mất khối lượng do làm khô và pH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thái An (2003), Nghiên cứu dược liệu đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour. var.

cochinchinensis), Luận án tiến sĩ trường Đại học Dược Hà Nội.

2. Bộ môn Dược liệu (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 51-104.

3. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam 4, Nxb Y học, Hà Nội.

4. Phạm Thanh Kỳ (2007), Dược liệu học, tập 2, Nxb Y học, Hà Nội.

5. Ngô Văn Thu, Trần Hùng (2011), Dược liệu học, tập 1, Nxb Y học, Hà Nội

6. Lê Thu Trang (2013), Nghiên cứu điều chế cao đặc và thử một số tác dụng sinh học của bài thuốc Nuna, khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

7.http://diungmiendich.comvn/diung/productView /354_636/html.d

8. An Thi Nguyen (2003), “Isolation of Flavonoids from Excoecaria cochinchinensis Lour. var. cochinchinensis”, Journal of Medicinal Materials - Hanoi, 8(4), pp. 103-107.

9. An Thai Nguyen (2001), “Preliminary investigation on some biological effects of leaves of excoecaria cochinchinensis Lour Euphorbiaceae”, Pharmaceutical Journal, 298(2), pp. 20-21.

(6)

SUMMARY

STUDY OF PREPARATION EXTRACTUM

FROM EXCOECARIA COCHINCHINENSIS LOUR. HARVESTED IN THAI NGUYEN

Pham Thuy Linh*, Nguyen Quoc Thinh, Pham Thi Tuyet Nhung

TNU - University of Medicine and Phamarcy Objectives: To prepare extractum from the leaves of Excoecaria cochinchinensis Lour. havested in Thai Nguyen; to survey the conditions of prepare of extractum and build some indicators to test it from the leaves of Excoecaria cochinchinensis Lour. havested in Thai Nguyen. Methods:

Checking the right of pharmaceuticals under the Vietnam Pharmacopoeia IV [3]; conducting a survey of conditions to prepare extractum: Solvent (70% ethanol, 90% ethanol), temperature, the ratio of solvent/pharmaceutical; evaluating the quality of extractum determined in accordance with Vietnam Pharmacopoeia IV. Results: Have prepared extractum whose characteristics are soft, uniform, dark brown, fragrant, bitter, sour, acrid; extractum contained flavonoids; humidity: 18.60

± 0.50 (%) (α=0.05); pH = 3.97 ± 0.20 (α=0,05). Conclusions: Have choose the conditions of prepare of extractum. Have examined the conditions and constructed process of extracting of extractum whose volume is 33.63 ± 0.37 (g) (α=0.05) from the leaves of Excoecaria cochinchinensis Lour.; connstructed drafting specific to test extractum.

Keywords: Excoecaria cochinchinensis Lour., flavonoids, allergy, extractum, Thai Nguyen

Ngày nhận bài: 11/10/2017; Ngày phản biện: 08/11/2017; Ngày duyệt đăng: 30/01/2018

*Tel: 0977 404151, Email: phamlinh1702@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan