• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ LÓNG TIẾNG VIỆT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ LÓNG TIẾNG VIỆT "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TỬ ĐIỂN HỌC &BÁCH KHOA THƯ, sô 1 (69), 1-2021 23

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ LÓNG TIẾNG VIỆT

NHÌN TỪ MẶT Ý NGHĨA VÀ PHẠM VI sử DỤNG

NGUYỄN THỊ HOÀI TÂM *

* ThS - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: hoaitamhvu2005@gmail.com

Tóm tắt: Bài viết dựa vào một số vấn đề lý luận về phương ngữ xã hội và tiếng lóng để tìm hiểu về đặc điểm chung của từ ngữ lóng tiếng Việt nhìn từ mặt ý nghĩa; Các phạm vi ngữ nghĩa được biểu thị của từ ngữ lóng trong tiếng Việt; vấn đề sử dụng từ ngừ lóng trong tiếng Việt. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận định: tiếng lóng không tạo cho mình một hệ thống ngữ âm hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu là ở ngữ nghĩa. Các phạm vi ngữ nghĩa được biểu thị của từ ngữ lóng trong tiếng Việt: Từ ngữ lóng vốn được sử dụng trong nhóm xã hội làm ăn phi pháp. Tuy nhiên, hiện nay từ ngữ lóng đã có sự chuyển biến: thứ nhất, từ ngữ lóng được sử dụng ở phạm vi rộng và có rất nhiều nhóm xã hội sử dụng; thứ hai, các từ ngữ lóng vận động theo chuyển động của xã hội.

Từ khóa: Từ ngữ lóng, tiếng Việt, ý nghĩa, phạm vi, sử dụng.

Abstract: This research paper is based on a number of theoretical issues about social dialects and slangs to study about the general characteristics of Vietnamese slang words from the meaning perspective, the semantic ranges of slang words in Vietnamese language, and the problem about usages of Vietnamese slangs. From research results, the researchers infer that slang words do not build themselves a distinctive phonetic or grammatical system but differentiate themselves mainly by the meanings.

Semantic ranges of slang words in Vietnamese are those used in social groups doing illegal business. However, slangs have been adjusted now. First, slang words are used in a wide range and by many different social groups; Second, slang words change according to social movements.

Keywords: Slang words, Vietnamese, meaning, scope, usage.

1. Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển của xã hội, tiếng lóng trong tiếng Việt đang có xu hướng được dùng

rộng rãi trong xã hội với nhiều nhóm xã hội khác nhau. “Tiếng lóng đang có xu hướng phát triển mạnh, có thể nói là “rầm rộ” ở giới trẻ và tập trung chủ yếu là ngôn ngữ đường phố của giới trẻ”, “đó là thứ tiếng lóng vui nhộn, dí dỏm và thông minh trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của giới trẻ, nhất là tuổi trẻ học đường” [11, tr.315]. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sử dụng khái niệm của tác giả Nguyễn Văn Khang trong công trình Ngôn ngữ học xã hội: “Từ ngữ lóng là “vật liệu” của tiếng lóng, còn tiếng lóng là “cách nói” tạo ra phát ngôn” [11, tr.320]. Theo đó, từ ngữ lóng trong tiếng Việt sẽ bao gồm cả những ngữ cố định hoặc tương đối cố định, thậm chí cả những kết họp có cấu trúc hình thức có phần lỏng lẻo.

Hiện nay, tiếng lóng ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở rộng phạm vi và có xu hướng sử dụng “liên nhóm xã hội”. Điều này được biểu hiện bởi: Thứ nhất, tiếng lóng xuất hiện ở tất cả các nhóm đối tượng xã hội và thậm chí mở rộng phạm vi lên tầm quốc tế; Thứ hai, số lượng từ ngữ lóng xuất hiện ngày càng nhiều.

Lý giải hiện tượng trên: 1- Xã hội ngày càng phát triển nên tương tác trong cộng đồng cũng ngày càng tăng mạnh; 2- Phương tiện thông tin ngày càng hiện đại, Cách mạng Công nghệ 4.0 cho phép các cá nhân nói riêng, nhóm xã hội và cộng đồng dân tộc nói chung thuận lợi tương tác đa chiều; 3- Các nhóm xã hội xuất hiện nhu cầu “bảo mật thông tin nhóm” theo những mục đích khác nhau.

(2)

24 NHỮNGVẤN ĐỀ TỪ ĐIỂN HỌC

Với tư cách là phương ngữ xã hội, tiếng lóng không tạo cho mình một hệ thống ngữ âm hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu là ở ngữ nghĩa. Từ ngữ lóng được xây dựng trên cơ sở trước hết là làm phân cách cái được biếu đạt với cái được biểu đạt của những từ ngữ thường dùng và cùng với đó là đưa cái được biểu đạt mới vào. Vì thế người nghe buộc phải giải mã và đương nhiên thường chỉ có những thành viên trong cùng nhóm xã hội mới giải được mã đó.

2. Nội dung

2.1. Một số vấn để lý luận về phương ngữ hội tiếnglóng

Ngôn ngữ học xã hội quan tâm nghiên cứu sự biến đổi của phương ngữ xã hội dưới tác động của các nhân tố xã hội, từ đó tìm ra giá trị, ý nghĩa xã hội cũng như hiệu quả phương ngữ xã hội đem đến cho giao tiếp của con người. Khi nhận định về phương ngữ, F.de.

Saussure cho rằng, “chỉ có đặc điểm của phương ngữ tự nhiên chứ không có những phương ngữ tự nhiên; hay nói một cách khác có bao nhiêu địa phương thì có bấy nhiêu phương ngữ” [14, tr.340]. Tuy còn chưa thật chính xác nhưng có thể áp dụng cách nói này đối với tiếng lóng: có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu kiểu tiếng lóng mang tính đặc thù cho từng nhóm xã hội đó.

Như vậy, coi tiếng lóng là phương ngữ xã hội bởi: Thứ nhất, cách nói lóng nói chung và từ ngữ lóng nói riêng là do các nhóm xã hội

“tạo ra” và chỉ các thành viên trong nhóm xã hội đó biết sử dụng để giao tiếp với nhau và hiểu được nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, khi có một cách nói lóng mới xuất hiện, do phạm vi sử dụng rất hạn hẹp, các thành viên trong cộng đồng xã hội đó đều có ý thức giữ bí mật vì liên quan đến quyền lợi thiết thực của họ nên thời gian đầu sử dụng “chưa bị lộ”. Tuy nhiên, dần theo thời gian, sự biến động của nhóm dưới tác động của xã hội như: có thành viên trong nhóm xã hội bị bắt, ra khỏi nhóm xã hội, nhóm xã hội giải

tán,... mà các từ ngữ lóng, cách nói lóng mất dần tính bí mật, bị xã hội hóa. Thứ hai, tiếng lóng có giá trị xã hội trong phạm vi nhóm xã hội rất hạn hẹp và phần nhiều chúng thay đổi theo bối cảnh xã hội. Tiếng lóng vừa là công cụ giao tiếp riêng của mỗi nhóm xã hội nhất định vừa là “tín hiệu” cho mồi thành viên trong nhóm xã hội “nhận ra nhau”, “tìm đến nhau”, hay tìm được “sự đồng nhất xã hội” trong mồi nhóm. Thứ ba, khi gọi là nhóm xã hội thì có thể “tự lập và tự giải thể” cũng như sự thay đổi của các thành viên. Mặt khác, tính bí mật của cách nói lóng đang có sẽ mất đi; tính chủ động tạo ra cách nói lóng mới của các thành viên mới làm cho tiếng lóng của mỗi nhóm hoặc ngay trong một nhóm xã hội cũng thay đổi theo thời gian cũng như - theo bối cảnh giao tiếp xã hội - ngôn ngữ cụ thể.

2.2. Đặc điểm chung của từngữlóngtiếng Việt nhìn từ mặt ý nghĩa

Các phát ngôn lóng có những đặc điểm sau:

về cấu trúc: các phát ngôn lóng được xây dựng trên mô hình câu của tiếng Việt, trong đó từ ngữ lóng chỉ chiếm một bộ phận chứ không phải là tất cả.

về ngữ nghĩa: nội dung phát ngôn của tiếng lóng thường là khó hiểu, hoặc không thể hiếu nổi. Những người không thuộc nhóm xã hội sử dụng tiếng lóng đó sẽ không thể hiểu được nội dung phát ngôn. Đây là trường hợp, khi các từ ngữ lóng tham gia cấu tạo phát ngôn với tư cách là các “mã khóa” mà chúng vốn không có trong lớp từ chung hoặc chỉ là những yếu tố không được dùng độc lập. Ví dụ:

(1) Hắn đã có thâm niên hàng chục năm gắn bó với nghề đanquạt.'1

Nghĩa của ngừ lóng “đan quạt” trong ví dụ trên là chỉ hành vi đánh bạc. Nghĩa diễn giải của câu: Hắn đã có thâm niên hàng chục năm gắn bó với nghề đánh bạc/cờ bạc.

Như vậy, tiếng lóng hay từ ngữ lóng dù được hình thành bằng phương tiện ngữ âm, phương tiện hình thái học, phương tiện nghĩa

(3)

TỬ ĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, 1 (69), 1-2021 hay sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có

của tiếng Việt đều được cấp thêm nghĩa mới - nghĩa lóng. Nghĩa lóng này chính là nội dung thứ hai của tên gọi lóng “chồng lên” trên tên gọi thông thường trong ngôn ngữ toàn dân.

Một đặc điểm rất đáng quan tâm là nghĩa lóng mặc dù có mắt xích “liên tưởng” với nghĩa thông thường nhưng luôn mang sắc thái biếu đạt xấu vì nó luôn miêu tả hành vi, hiện tượng xấu hoặc là để phục vụ cho mục đích xấu.

2.2.1. Hiện tượng đa nghĩa của từ ngữ lóng Trong nhiều ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, từ đa nghĩa là một hiện tượng phổ quát. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng đa nghĩa là “cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt nhiều nội dung khác nhau” [6, tr. 187].

Đa nghĩa thể hiện quy luật tiết kiệm về mặt từ vựng của ngôn ngữ. Tính đa nghĩa của từ thể hiện hai tính chất: thứ nhất, đa nghĩa là có nhiều hơn một nghĩa; thứ hai, các nghĩa của từ có mối liên quan với nhau.

Dựa vào quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy:

phần lớn các từ ngữ lỏng trong tiếng Việt là các từ đa nghĩa và được biểu hiện khác nhau như:

- Đa nghĩa dựa trên phát triển nghĩa cho nghĩa gốc thành nghĩa lóng: gà, chém, mốc 51, động, chân dài, chàng kị sĩ, thẳng đẹp trai, bay,...

- Đa nghĩa lóng do tự thân nhiều nét nghĩa khác nhau (không bao gồm nghĩa gốc): hàng, gà, chim lợn, hàng VIP, bóc lịch,...

Cùng một từ tiếng lóng, mồi nhóm xã hội khác nhau sẽ cấp cho nó một nghĩa khác nhau.

Giữa các ý nghĩa này chúng ta vẫn có thể nhận ra mối liên hệ nhất định theo sợi dây liên tưởng nào đó. Ví dụ:

(2) Từ lóng “hàng” mang các nét nghĩa khác nhau trong từng nhóm xã hội khác nhau:

- Nhóm xã hội mại dâm dùng để chỉ gái mại dâm;

- Nhóm xã hội trộm cướp dùng để chỉ hung khỉ', - Nhóm xã hội ma túy dùng để chỉ thuốc phiện, cần sa, đá, ke,...',

25

- Nhóm xã hội buôn lậu dùng để chỉ các hàng hóa buôn lậu như thuốc lả, đường, thuổc y tế, quần áo, đồ gia dụng,...

2.2.2. Hiện tượng đồng nghĩa của từ ngữ lóng Từ ngữ lóng được các nhóm xã hội tạo ra phần lớn mang tính tự phát và được sự chấp nhận sử dụng của nhóm xã hội. Khi biểu đạt các sự vật, hiện tượng khác nhau, mỗi nhóm xã hội nói chung và mồi đối tượng trong nhóm nói riêng luôn có xu hướng tạo ra các từ ngữ lóng mới để biểu đạt chung một sự vật, hiện tượng.

Vì vậy, rất nhiều từ ngữ lóng cùng chỉ một sự vật, hiện tượng được tạo ra và hình thành nên nhiều từ lóng đồng nghĩa.

- Từ ngữ lóng chỉ đối tượng thuộc nhóm xã hội mại dâm như: bông hoa nhỏ, cá vàng, cai gà, chim lạ, chị đại, con nhện, của lạ, em út, gái bao,...

- Từ ngữ lóng chỉ hàng hóa trong nhóm xã hội ma túy như: đá, ke, kẹo, nàng tiên nâu, phèn chua, thằng đẹp trai, sái,...

- Từ ngữ lóng chỉ hành động ăn cắp, lấy đồ của người khác như: bốc xỉ, ăn hồ, ăn gio, chôm, cuỗm, bợ,...

- Từ ngữ lóng chỉ tiền đôla như: tờ, vẻ, ông tóc xoăn, giây,...

- Từ ngữ lóng chỉ đồng tiền Việt như: tờ, bướu, cụ mượt, đạn, gió, phát,...

2.3. Các phạm vỉ ngữ nghĩa được biểu thị củatừ ngữ lóng trong tiếng Việt

Từ ngữ lóng của các nhóm xã hội khá phong phú. Chúng tồn tại và phát triển song song với sự tồn tại và phát triển của các tệ nạn xã hội. Từ ngữ lóng cũ chưa mất đi từ ngữ lóng mới đã liên tục xuất hiện để đảm bảo tính bí mật thông tin. Những từ ngữ lóng mà các nhóm xã hội sử dụng là những từ ngữ lóng thể hiện các vấn đề mà họ quan tâm. Đe minh chứng cho vấn đề này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích các phạm vi ngữ nghĩa được biểu thị trong 4 nhóm xã hội: trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu.

(4)

26 NHỮNG VẤN ĐỀTỪ ĐIỂN HỌC

2.3.1. Từ ngữ lóng của nhóm xã hội trộm cướp Những từ ngữ lóng biểu thị các phạm vi có liên quan đến hoạt động trộm cướp được phân thành 5 nhóm như sau:

- Đối tượng, thành viên trong nhóm trộm cướp: Những đối tượng hoạt động theo nhóm trộm cướp sử dụng từ ngữ lóng với số lượng nhiều. Điều này cũng phản ánh nhu cầu tạo ra một hệ thống từ vựng mang tính bí mật phục vụ cho nhóm. Các từ ngữ lóng chỉ thành viên trong nhóm trộm cắp như: anh chị bự, bỉ vỏ, bông hồng nhỏ, bẻo, tác giả, vỏ lỏi, vạc ăn đêm, người nhện, yêu tạ, dãn đi exciter, con mòng,... Ví dụ:

(3) Người nhện = đối tượng trộm cắp có biệt tài trèo tường, khoét vách.

- Nạn nhân bịtrộm cướp: Nhóm đối tượng trộm cướp đã dùng các từ ngữ lóng để gọi nạn nhân bị trộm cướp như: con mồi, vịt béo, so sì trưng tẩy, hàng,...

- Những người đại diện cho pháp luật ngăn chặn hành vi trộm cắp, cướp giật được nhóm xã hội trộm cướp gọi bằng những từ ngữ lóng như: cớm, cớm nổi, cớm chìm, cá vàng, bồ câu trắng,... Ví dụ:

(4) Bồ câutrắng= công an trinh sát.

- Hành động quan sát, ăn trộm, ăn cướp:

tăm, ăn mánh, bắt mồi, cắt bom, chạy vỏ, chôm chỉa, xỉa, vỏ, vặt,... Ví dụ:

(5) Tăm = săn, tìm con mồi.

- Đồ vậtbị ăn trộm, ăn cướp: xế câm, xế điếc, nàng ảo đỏ, cụ mượt, kẹo hựu, không bẹt, ông tóc xoăn, trâu, xăng xanh, cô câu, cô gáy, cô rim,... Ví dụ:

(6) Cô gáy=xe máy, cô cổw=xe đạp; nọt=vàng,...

- Hung khí gây án: bút, đoàn, hàng, hàng nóng, séng

- Bị bắt, bị sa lưới của pháp luật: bế, mủn quả tớn, sa lưới, tôm, op, xộ khảm, chăn kiến, đai, đét, đi đọ,... Ví dụ:

(7) Chănkiến = đi tù.

2.3.2. Từ ngữ lóng của nhóm xã hội ma tủy Ma túy, hút chích là một ữong những vấn đề phức tạp nhất ở Việt Nam. Quan niệm xã hội ở Việt Nam hết sức phản đối hành động tiêm chích, hút hít, buôn bán thuốc phiện và chúng bị coi là những hành động vi phạm pháp luật, cần được nghiêm trị. Những từ ngữ lóng có liên quan đến vấn đề ma túy, hút chích cụ thể như sau:

- Kẻ tham gia vào hoạt động sản xuất, mua, bán, vận chuyển thuốc phiện: bổ già, anh cả, công nhân nông nghiệp, dân trồng cỏ, dân rơm,... Ví dụ:

(8) Công nhân nông nghiệp = những người vượt biên trái phép sang Anh làm nghề trồng cây cần sa.

- Đối tượng sử dụng ma túy: khách, xộp, khứa, dân chơi,...

- Người đại diện pháp luật ngăn chặn hành vi mua bánma túy: áo xanh, áo vàng, ca táp, cớm,... Ví dụ:

(9) Ảo xanh = lực lượng công an vũ trang.

- Nơi tập kết, chế biến và điều hành hoạt động ma túy: thảnh địa, xưởng, biệt thự, công xưởng, lãnh địa chết,...

- Các loại ma túy: bỉ, bỉ đen, bồ đà, cỏ, hàng đen, đá, ke, kẹo, phèn chua,...

- Số lượng ma túy: bánh, tép, hàng khủng, thằng đẹp trai,... Ví dụ:

(10) Thằngđẹp trai = bánh hê rô in.

- Hành động sửdụng ma túy: bẳn, đả, lậm, cằn, bắt cái tóp, chích ken, đập đá, ngáo đá, phê, vật, xả đá, bay, lắc,... Ví dụ:

(11) Xả đả = hoạt động quan hệ tình dục bầy đàn sau khi sử dụng ma túy đá.

- Đồ vật dùngđế sử dụng ma túy:cái nồi, cóng hoa sen, nò,...

- Hung khisử dụng tronghoạt động mua bán matúy: hàng nóng, hàng, đoản,...

- Bị bắt, sa lưới pháp luật: an dưỡng, bóc

(5)

TỪĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, sô 1 (69), 1-2021

lịch, tôm, cất vó, sập bẫy, nhỡ, thập, dính, dính trẩu, tỏi, củ tỏi, toi, thập,...

2.3.3 Tiếng lóng trong hoạt động mại dâm Ở Việt Nam, mại dâm, đĩ điếm là lĩnh vực kiêng kị, ít được xã hội nói đến bằng ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên, hiện tượng mại dâm, đĩ điếm vần tồn tại và có chiều hướng gia tăng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia diễn ra mạnh mẽ.

Những từ ngữ lóng biểu thị các phạm vi có liên quan đến mại dâm cụ thể như sau:

- Gáimại dâm’, át chủ bài, bét, bò lạc, bò lạ, bông hoa nhỏ, cá vàng, cành cạnh, chân dài sinh viên, chim lạ, dân cháo pha sữa, gay, gơ, hàng, hàng cao cấp, hàng tươi song, hàng VIP, kiều nữ, rau, rau sạch, sáng bẹ,... Ví dụ

(12) Hàng VIP = gái mại dâm có nhan sắc và còn trinh.

- Khách mua dâm: con mồi, đại gia, máu 35, anh gỉai/anh trai,...

- Kẻ tổ chức hoạt động mại dâm: cai gà, chị đại, má mì, mắt đen,...

- Nơi điều hành diễn ra các hoạtđộng mua bán dâm, bãi đáp, bãi chăn, CLB - Nông dân Huế, chợ hoa, động, đại bản doanh, ố nhện, xới, khách sạn hữu nghị,... Ví dụ:

(13) Chợ hoa = noi tập trung các gái mại dâm hành nghề.

- Các kiểu mua bán dâm như, tàu nhanh, tàu chậm, tàu chợ, từ A đến z, ô ran sếch, sếch dày, sếch mỏng, sếch mạnh, sếch tua, thời gian

‘‘rảnh ”,...

- Những từ ngữ lóng chỉ bộ phận sinh dục như: cặp dừa, cặp bưởi, thằng em trai, chim lợn/cái l0n™\ vùng vịnh, điếu cày, súng, khoai, núi đôi,... Ví dụ:

(14) Khoai = bộ phận sinh dục nam.

- Hành động mua bán dâm, làm tình như:

ẩp, bủc, chịch, chơi, vỉ vu, dính, đi bay, vác

27

cầy, thổi nến, some, swing, tập thể dục, thổi kèn, vét máng, xâm chiếm em đi, xoạc, vấn đề thông lòng,...

- Thái độ của các đốitượng khi mua bán dâm, làm tình như: chảnh, dầm, diếm, dư sức qua cầu, keo, nghếch, nhanh, nóng, sêm sêm,...

- Những từ ngữ lóng chỉ đồng tiền bất chinh, phi pháp chi trả, kiếm được từ hoạt độngmại dâm như:tờ, vé, xanh, trâu, ông tóc xoăn, bướu, tiền boa,... Ví dụ:

(15) Ông tóc xoăn = tờ 100 USD

-Ngườiđại diện pháp luật ngăn chặn hành vi mại dâm:cớm, mã tà, mắt đỏ, ông cỏ,... Ví dụ:

(16) = công an.

- BỊ bắt, sa lưới pháp luật: an dưỡng, ngỏm, đi, viện,... Ví dụ:

(17) An dưỡng= đi tù.

2.3.4. Từ ngữ lóng trong hoạt động buôn lậu Xã hội Việt Nam từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay chịu những biến đổi sôi động trong công cuộc đổi mới:

xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoả mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu vật chất, văn hóa và sự phát triển toàn diện của mọi thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng gây ra sự mất công bằng và nhiều vấn đề xã hội, làm cho xã hội bị phân hóa sâu sắc, nhiều người thất nghiệp. Hoạt động buôn gian, bán lận từ đó nảy sinh và phát triển. Từ ngữ lóng của nhóm xã hội buôn bán gian lận cũng ra đời và phát triển. Điều đáng chú ý ở đây là hoạt động buôn gian bán lận đã kéo theo hàng loạt những tệ nạn khác trong xã hội, do đó đã làm nảy sinh rất nhiều tiếng lóng về các tệ nạn xã hội này. Những từ ngữ lóng của nhóm xã hội buôn lậu được chia thành các nhóm như sau:

- Đối tượng buôn lậu và liên quan đến nhóm hội buôn lậu: bàn tay đen, băng đá ký, bưởng, chim lợn, đặc công nước, đầu nậu,

(6)

28 NHỮNG VẤN ĐỀ TỪ ĐIỂN HỌC

đội quân cảnh giới, đội quân mố hàng, giám đốc chăn bò, lờn thuốc, phe,... Ví dụ:

(18) Đặc công nước: đối tượng vận chuyển thuốc lá lậu bằng đường thủy.

- Hoạtđộnghối lộ, đútlót như: chung chi, củng cô hồn, lót tay, mua đường, đâm họng, đấm mõm, nạp đạn...

- Những tệ nạn hội tham những,thahóa như: hạ cảnh an toàn, ăn theo, sự cố, bàn tay đen, cốp, làm luật,...

- Loại hàng hóa buôn lậu: Hàng giả:

hàng, hàng cọp, hàng cảy, đồ ngậm,...', hàng cũ,sửa lạirồi bán như hàng mới: hàng nghĩa địa, hàng mông,...; hàng bao, hàng tiếu ngạch, hàng đồi,...

- Hành độngcủa đốitượngbuôn lậu trong hoạt động buôn lậu: bài, làm luật, câu, chài, mồi chài, chém, chém ngọt, hét, mua đường, tuồn, phẩt, chặt đẹp,...

- Phương tiện vận chuyển hàng lậu, công cụ ám hiệu: nài hủc, su cóc, đoàn 7, đoàn 8, đoàn 10, chú thỏ nhồi bông trắng,... Ví dụ:

(19) Đoàn 10 = đoàn xe chuyên chở hàng lậu (đội có 10 người, 10 xe máy, vận chuyển 10 cục gỗ nghiến).

- Nơi tập trung hàng lậu: đại bản doanh, mốc 51, mốc, rốn, thác ném,... Ví dụ:

(20) Mốc51 = vị trí tập kết hàng lậu.

- Ngườiđại diện pháp luật: cớm, áo vàng, áo xanh, cá, sếp,...

- Bị bắt và vào tù: sập cầu, sờ, chuồn, đi, đụng,... Ví dụ:

(21) Sập cầu = chuyến hàng buôn lậu bị lực lượng chức năng bắt giữ.

2.4. Vẩn đề sử dụng từ ngữ lóng trong tiếng Việt

2.4.1. Từ ngừ lóng trong các nhóm xã hội Từ ngữ lóng tồn tại và phát triển chủ yếu trong các nhóm xã hội. Sự sản sinh của từ ngữ lóng rất lớn do con đường hình thành tiếng

lóng chịu tác động mạnh của đời sống thực tiễn và tính sản sinh mạnh từ vựng trong khẩu ngữ.

Do đặc trưng tương cận nên các nhóm xã hội có xu hướng giống nhau về phương thức, cách thức và mục đích sẽ có những điểm tương đồng. Đó chính là lý do 4 nhóm xã hội: ma túy, mại dâm, buôn lậu và trộm cướp (các nhóm xã hội phi pháp) mà chúng tôi khảo sát và tìm hiểu có những lớp từ ngữ lóng sử dụng chung.

Trên cơ sở phân tích, chúng tôi đưa ra một số nhận xét về từ ngữ lóng trong các nhóm xã hội phi pháp như sau:

Thứ nhẩt, các nhóm xã hội hoạt động bất hợp pháp đều có hệ thống từ ngữ lóng của mình. Tuy nhiên, có những từ ngữ lóng mang chung nội dung để lập thành các nhóm đồng nghĩa với nhau như: nhóm người đại diện thực thi pháp luật (công an) như: cớm, tây, cá, sếp,...;

nhóm hàng hóa trao đổi, mua bán: hàng,...;

nhóm tiền vàng bạc như: đạn, tờ, vé, ông già, giấy,...', nhóm bị bắt và vào tù: bệnh viện, xộ khám, nghỉ mát,...

Lý giải nguyên nhân của hiện tượng trên:

1- Lực lượng công an là nhóm xã hội đảm bảo an toàn và trật tự cho xã hội. Vì vậy, các hành vi vi phạm pháp luật của các nhóm tội phạm xã hội sẽ chịu chung sự quản lý, giám sát và xử lý của lực lượng công an; 2- Tiền tệ là công cụ lưu thông của toàn xã hội nên các nhóm có chung các từ ngữ lóng; 3- Không chỉ các nhóm xã hội hoạt động phi pháp mà tất cả cộng đồng khi thực hiện hành vi trao đổi, mua bán thì đều dùng từ “hàng” để chỉ vật trao đổi. Tuy nhiên, do đặc thù của mồi nhóm mà nghĩa của từ “hàng”

sẽ chiếu tới một đối tượng cụ thể; 4- Cũng giống như lý do (1) và (2), các hành vi vi phạm pháp luật của các nhóm xã hội phi pháp khi bị phát hiện sẽ đều chịu sự xử lý. Vì vậy, nhà tù là nơi giam giữ các đối tượng phạm pháp nhằm cách ly và giáo dục người phạm tội.

Thứ hai, từ ngữ lóng cũng chịu sự chi phối của thời đại. Tức là, mỗi một giai đoạn thì các nhóm đối tượng sử dụng tiếng lóng cũng tự tạo cho mình một hệ thống từ ngữ lóng riêng. Trải

(7)

TỬ ĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, sổ 1 (69), 1-2021 qua thời gian, khi xã hội vận động sẽ dẫn đến

cần bổ sung các từ ngữ lóng mới và loại bỏ những từ ngữ lóng cũ. Chẳng hạn: trong hoạt động mại dâm trước đây các từ ngữ lóng như:

đĩ, điếm, bởp,... được sử dụng khá phổ biến thì ngày nay các từ lóng này ít được sử dụng mà nhóm xã hội mại dâm dùng các từ ngữ lóng như: chân dài, kiều nữ, em út,...

Thứ ba, từ ngữ lóng thuộc các nhóm xã hội mại dâm, ma túy, buôn lậu, trộm cướp có “tính bền vững” và ổn định. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy: các từ ngữ lóng của các nhóm đối tượng này luôn có sự vận động theo chiều hướng mở rộng và cải tiến. Đồng thời, thông qua các từ ngữ lóng này phản ánh sự vận động và phát triển của xã hội, bởi vì: sự tồn tại của các nhóm xã hội phi pháp luôn “bám” vào sự vận động của đời sống xã hội để tồn tại.

2.4.2. Từ ngữ lóng trong phạm vi xã hội Nghiên cứu từ ngữ lóng của các nhóm xã hội nói chung và từ ngữ lóng trong một ngôn ngữ nói riêng sẽ góp phần vào việc lý giải sâu sắc các đặc điểm riêng của từng nhóm xã hội, cộng đồng dân tộc. Bởi lẽ, bên cạnh cái chung, từ ngữ lóng phản ánh những nét tâm tư, tình cảm, hành động,... mà các thành viên trong nhóm gửi gắm một cách bí mật. Nói cách khác, nghiên cứu tiếng lóng sẽ giúp cho việc điều tra xã hội học trong cộng đồng. Khảo sát, phân tích bốn nhóm xã hội: ma tủy, mại dâm, trộm cướp, buôn lậu, chúng tôi nhận thấy: sự vận động của hệ thống từ ngữ lóng mà các nhóm đối tượng sử dụng luôn “bám sát” biến động của đời sống xã hội. Để phục vụ tính bảo mật cho hành vi phi pháp, “lách luật” của mình mà hệ thống từ ngữ lóng của nhóm đối tượng có

“độ mở” và phản ánh trình độ nhận thức của đối tượng. Chẳng hạn, hiện nay các từ ngữ lóng chỉ hàng hóa, trao đổi, mua bán được dùng với các từ ngữ lóng có từ mượn của Ấn - Âu rất nhiều. Ngữ lóng “hàng VIP” để chỉ mặt hàng trao đổi buôn bán được hầu hết các nhóm đôi tượng sử dụng. Ngữ lóng này còn được rất nhiều nhóm xã hội khác trong xã hội sử dụng

29

như: nhóm học sinh - sinh viên, nhóm buôn bán chính thống,...

Hiện nay, cùng với sự vận động của đời sống xã hội, từ ngữ lóng không chỉ tồn tại trong các nhóm xã hội phi pháp mà có xu hướng được sử dụng ở tất cả các nhóm xã hội nói riêng, cộng đồng xã hội nói chung. Tuy nhiên, các từ ngữ lóng xuất hiện trong phạm vi nhỏ - nhóm đối tượng khoảng từ 2 đến 7 người trở lại - thường được gọi bằng cụm từ “phát sóng ngắn”. Từ ngữ lóng cũng xuất hiện rất đa dạng do xu hướng mượn tiếng nước ngoài.

Đặc biệt, hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số thành tiếng lóng cũng là xu hướng được rất nhiều người quan tâm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, con em dân tộc thiểu số có nhiều điều kiện tham gia học hành, làm việc ở những đô thị lớn trong nước cũng như nước ngoài và môi trường đa ngữ đã biến cách sử dụng từ ngữ tiếng dân tộc thiểu số thành tiếng lóng.

2.4.3. Từ ngữ lóng trong phạm vỉ nghệ thuật Không chỉ tồn tại một cách sinh động trong cộng đồng xã hội, từ ngữ lóng trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Hán hiện đại đã được dùng như một phưong tiện tu từ học trong các tác phẩm văn học nghệ thuật để khắc hoạ ngôn ngữ nhân vật. Trong rất nhiều tác phẩm văn học như: số đỏ của Vũ Trọng Phụng, các tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng như: Bỉ vỏ, Linh hồn, Những ngày thơ ấu, Khói ken nếp và xà lợi, Con đoàn cuối cùng, Sóng gầm,... đều có sử dụng tiếng lóng. Ví dụ, trong tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng đã sử dụng tới 368 lượt từ ngữ tiếng lóng. Điều này đã khẳng định vai trò là một phưong tiện ngôn ngữ đặc sắc của chúng.

Tiếng lóng được dùng như một phưong tiện tu từ học để khắc họa tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật.

Theo Đỗ Hữu Châu, “giá trị tự bộc lộ của tiếng lóng là quá đậm nét” [5, tr.255], tiếng lóng chắc chắn vẫn là một phưong tiện đặc biệt để sử

(8)

30 NHỮNG VẤN ĐỀTỪ ĐIỂN HỌC

dụng khi cần của người cầm bút cũng như của tất cả mọi người khi giao tiếp ngôn ngữ. Tiếng lóng được sử dụng như một chiến lược giao tiếp. Tuy nhiên, bởi vì tiếng lóng là biến thể ừong sử dụng của phương ngữ xã hội, nên chúng chỉ được dùng giới hạn trong các nhóm xã hội khác nhau, chúng có một phạm vi sử dụng hạn hẹp. Từ ngữ lóng, cách nói lóng không được sử dụng ở phong cách giao tiếp chính thức.

3. Kết luận

Từ ngữ lóng tiếng Việt nhìn từ đặc điểm ý nghĩa tiếng lóng hay từ ngữ lóng dù được hình thành bằng phương tiện ngữ âm, phương tiện hình thái học, phương tiện nghĩa hay sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt đều được cấp thêm nghĩa mới - nghĩa lóng.

Nghĩa lóng này chính là nội dung thứ hai của tên gọi lóng “chồng lên” trên tên gọi thông thường ữong ngôn ngữ toàn dân. Giữa nghĩa đơn giản và nghĩa thông thường luôn có một mối quan hệ” liên tưởng” ngữ nghĩa. Một đặc điểm rất đáng quan tâm là nghĩa lóng mặc dù có mắt xích “liên tưởng” với nghĩa thông thường nhưng luôn mang sắc thái biểu đạt xấu vì nó luôn miêu tả hành vi, hiện tượng xấu hoặc là để phục vụ cho mục đích xấu.

Các phạm vi ngữ nghĩa được biểu thị của từ ngữ lóng trong tiếng Việt: Từ ngữ lóng vốn được sử dựng trong nhóm xã hội làm ăn phi pháp. Tuy nhiên, hiện nay từ ngữ lóng đã có sự chuyển biến: thứ nhất, từ ngữ lóng được sử dụng ở phạm vi rộng và có rất nhiều nhóm xã hội sử dụng; thứ hai, các từ ngữ lóng vận động theo chuyển động của xã hội. Điều này gây ra những khó khăn, phức tạp và hệ lụy xấu đối với công tác ổn định xã hội, đảm bảo an ninh và an toàn xã hội. Vì vậy, nghiên cứu tiếng lóng còn góp phần phục vụ tốt cho công tác an sinh xã hội, hạn chế và ngăn chặn tình trạng phạm pháp. Đồng thời, cũng như trong các thứ tiếng khác như tiếng Hán, tiếng Anh, từ ngữ lóng trong tiếng Việt cũng là một

phương tiện ngôn ngữ đặc sắc được các nhà văn sử dụng nhằm khắc hoạ ngôn ngữ và tính cách nhân vật trong các tác phẩm văn học.

CHỦ THÍCH

1 Ngữ liệu trong bài được lấy từ công trình của Nguyễn Văn Khang, Từ điển tiếng lóng tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001; Các bài báo in và báo mạng của các đơn vị như: Công an nhăn dãn, báo An ninh thủ đô, An ninh thế giới, Vĩnh Long', từ nguồn cung cấp hỗ ượ tài liệu của bạn bè đồng nghiệp; một số trang diễn đàn của giới trẻ trên phương tiện truyền thông như: Facebook, Twitter,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ 1 ] Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005.

[2] Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998.

[3] Trần Văn Chánh, Một số ỷ kiến về việc nghiên cứu tiếng lóng, in ưong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.

[4] Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hữu Châu tuyển tập, Tập 2: Đại cương - Ngữ dụng học - Ngữ pháp văn bàn, Nxb. Giáo dục, HàNọi, 2005.

[5] Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011.

[6] Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội, 2002.

[7] Nguyễn Văn Hiệp, Quách Bích Thủy, về những kết hợp lạ, bất ngờ trong ngôn ngữ giới trẻ hiện nay, Từ điên học và Bách khoa thư, số 3, 2014.

[8] Lương Văn Hy, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

[9] Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2007.

[10] Nguyễn Văn Khang, Tiếng lóng Việt Nam, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010.

[11] Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb.

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012

[12] Trần Thị Ngọc Lang (Chủ biên), Tiếng lóng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.

[13] Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb.

Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2010.

[14] Ferdinand de Saussure, Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu được biểu diễn theo trung bình ± độ lệch chuẩn đối với các biến định lượng hoặc tần số (%) đối với các biến định tính.. Tần số các alen

Bằng các phương pháp đo đạc trên phim sọ mặt từ xa kỹ thuật số và ảnh chuẩn hóa kết hợp với hệ thống phần mềm chuyên dụng để phân tích, đề tài đã đưa ra

Cho hình chóp S ABC. a) Tính khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng SBC. b) Tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng SAC.. Cho hình chóp S ABC. Tính khoảng cách từ điểm

Gọi là tâm đường tròn ngoại tiếp của mặt đáy.. Thể tích của khối chóp

Giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan được sạch sẽ, không bị hôi, không bị ngứa và không bị nhiễm trùng.... Để bảo vệ và giữ vệ

TS. Nguyễn Ngọc Long, ThS.Vũ Phi Hùng và tập thể phòng Đào tạo sau Đại học, trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin

Punkina (2010) – “Ngữ pháp Tiếng Nga”, … nhưng hầu như các tác giả và sản phẩm chỉ đề cập thức mệnh lệnh, câu cầu khiến, câu mệnh lệnh tiếng Nga và tiếng Việt

I) Lý thuyết. Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian. Đơn vị của quãng đường sẽ tương ứng với đơn vị của vận tốc và thời gian. Đơn vị của vận tốc