• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 21/1/21 Ngày giảng: 27/1/21

Bài 13 :

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được thế nào là công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước, thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nêu được mối quan hệ giữa công dân của một nước với Nhà nước.

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.

3. Thái độ:

- Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học tự thu thập và xử lí thông tin trình bày suy nghĩ/ý tưởng về tệ nạn xã hội và tác hại của nó.

- Năng lực tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội

- Năng lực tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

*. Các nội dung tích hợp

- Giáo dục đạo đức: YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

* Tích hợp giáo dục:

-Kỹ năng sống: -Phân tích, giải quyết tình huống, giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực, vận dụng...

- Đạo đức: Có ý thức thực hiện tốt quyền và bổn phận công dân, tự hào là công dân Việt Nam.

- Pháp luật: Tìm hiểu luật quốc tịch; Thực hiện tốt an toàn giao thông II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, phiếu học tập, luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em…

- HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP:

1. Phương pháp: thảo luận nhóm, xử lí tình huống, nghiêm cứu trường hợp điển hình, thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề.

2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lờI, động não

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?

(2)

?Trách nhiệm của học sinh đối với Công ước?

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương tiện, tư liệu: số liệu, sự kiện băng hình, hình ảnh

- Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, thuyết trình, phân tích hình ảnh - Thời gian: (3 phút.)

Tổ chức cho HS nghe bài hát ngời ca về tổ quốc, quê hương.

- Cảm xúc của học sinh khi nghe bài hát?

- Gv vào bài: Chúng ta nên tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vịêt Nam. Vậy công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? để trả lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài 13.

* Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh một số thông tin về quốc tịch Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, trò chơi, nhóm đôi...

-Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn, chia nhóm, giao nhiệm vụ...

- Thời gian:20p

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

*HĐ 1 : Hướng đẫn học sinh tìm hiểu tình huống.

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của tình huống.

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn

đáp,thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm.

- Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành:

HS đọc tình huống trong SGK.

(?) Theo em bạn A - li- a nói như vậy có đúng không? Vì sao?

- A-li-a là công dân Việt Nam.

- Vì bố A-li-a là công dân Việt Nam.

(nếu bố mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a)

(?) Người nước ngoài đến Việt Nam công tác hoặc người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống lâu dài có được coi là công dân nước Việt Nam không? Vì sao?

- Không phải là công dân Việt Nam.

I. TÌNH HUỐNG

1. Tình huống 2. Nhận xét:

-Đúng bởi vì: Bố là người Việt Nam. Nếu bố mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a

(3)

- Vì không nhập quốc tịch Việt Nam.

(nếu tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam thì được coi là công dân Việt Nam) -Giới thiệu luật quốc tịch, cho HS so sánh với câu trả lời trên đã chính xác chưa.

*Nguyên tắc xác định quốc tịch là - Trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam.

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bị bỏ rơi, tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.

- Người được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam.*

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS biết được nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Thời gian:10 phút - Cách thức tiến hành:

GV: Đặt câu hỏi và chia làm hai nhóm thảo luận

HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.

N1: Thế nào là công dân? Căn cứ để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

N2: Nêu mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước:

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Đại diện nhóm trình bày

? Theo em người nước ngoài đến Việt Nam công tác có phải là công dân Việt Nam không?

- Trả lời cá nhân (không phải là người Việt Nam vì phải làm ăn sinh sống lâu dài tự nguyện tuân theo pháp luật Việt

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Khái niệm:

- Công dân: Là người dân của một nước

- Căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch - Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là người có quốc tịch Việt Nam( Theo điều 49-HP 1992) 2. Mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước:

- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch.

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.

(4)

Nam, nhập Quốc tịch Việt Nam thì là công dân Việt Nam).

GV nhận xét cho điểm, chốt nội dung bài học

Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài - Phương tiện, tư liệu: bảng phụ, máy chiếu

- Phương pháp, kĩ thuật: động não, vấn đáp, trình bày 1 phút - Thời gian: 12 phút.

- Cách thức tiến hành

Câu 1: Luật Quốc tịch Việt Nam được ban hành vào năm nào?

A. 1985.

B. 1986.

C. 1987.

D. 1988.

Câu 2: Người công dân Việt Nam tối đa được mang mấy quốc tịch?

A. Nhiều quốc tịch.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 3: Điều 19, Luật Quốc tịch 2008 quy định những người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ trường hợp nào?

A. Chủ tịch nước cho phép.

B. Có lợi cho nhà nước CHXHCN Việt Nam.

C. Có công lao đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

D. Cả A, B, C.

Câu 4: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam ? A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Cả A, B, C.

Câu 5: Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây trẻ em đều trở thành công dân Việt Nam:

A. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam

B. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.

C. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em bị bỏ rơi.

B. Trẻ em bị mất cha.

C. Người bị phạt tù chung thân.

(5)

D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 7: Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?

A. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

B. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

C. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.

D. Người Việt Nam dưới 18 tuổi

* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi

Thời gian: 5p

Thảo luận nhóm các trường hợp sau:

Nhóm 1, 2: Bố mẹ tôi hiện nay mang tôi về từ trại trẻ mồ côi. Tôi không biết bố mẹ tôi là ai. Tôi có phải là công dân Việt Nam không?Vì sao?

Nhóm 3,4: Bố mẹ tôi sang Nhật sống đã lâu. Tôi được sinh ra tại Nhật.Vậy bố mẹ tôi và tôi có phải là công dân Việt Nam không?Vì sao?

Nhóm 5: Tôi là công dân Việt Nam. Hiện nay gia đình tôi đang sống ở Mỹ. Tôi muốn nhập quốc tịch Mỹ vì ở đây được mang nhiều quốc tịch. Tôi mang quốc tịch Việt Nam và Mỹ được không?Vì sao?

Nhóm 6: Có ý kiến cho rằng những người phạm tội không còn là công dân nữa. Bạn có đồng ý không? tại sao?

HS trả lời:

- Có là công dân Việt Nam. Vì theo khoản 1 điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam (SGK)

- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì là công dân Việt Nam. Bỏ quốc tịch Việt Nam thì gọi là người gốc Việt.

- Không , vì Việt Nam thực hiện nguyên tắc một quốc tịch

- Không , Vì người phạm tội vẫn là công dân Việt Nam nhưng có thể bị hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền công dân

* HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

(6)

Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình Kĩ thuật:đặt câu hỏi

Thời gian: 2p

Gv cung cấp thông tin:

Hiện nay chúng ta thấy rất nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc trên đất nước chúng ta, nếu muốn nhập quốc tịch VN thì họ cần những điều kiện gì?

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. Điều này được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó;

+ Đang thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam được tính từ ngày người xin nhập quốc tịch Việt Nam được cấp thẻ thường trú;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Khả năng này được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người xin nhập quốc tịch Việt Nam hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện (c), (d), (đ) nêu trên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Dặn dò:

- Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK - Đọc tiếp phần thông tin, nội dung bài học

- Tìm hiểu nghĩa vụ và quyền công dân đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”./.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

BÀI 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I.NỘI DUNG BÀI HỌC.. + Công dân là người dân của

2.Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:. -Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công

GDBVMT: Tài nguyên thiên nhiên, vùng trời, vùng biển, đất đai, sông suối...đều là tài sản của nhà nước, công dân có trách nhiệm phải tôn trọng,

Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì là công dân Việt Nam.. Người không quốc tịch, sống và

1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt

- Thân bài: Các trường hợp sau để được công nhận là công dân Việt Nam: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt

Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch

Chị Na-ta-sa (Natasa) công dân nước Nga bởi vì chị sinh ra và lớn lên ở Nga, năm 18 tuổi chị đến học đại học ở Pa-ri (Pháp) và vẫn mang quốc tịch Nga.. Chị mang quốc tịch