• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | Giải Lịch sử 10 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | Giải Lịch sử 10 Cánh diều"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Mở đầu trang 95 Lịch sử 10: Trong Bình Ngô đại cáo, thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết:

“Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.”

Đó là lời khẳng định nền độc lập, tự chủ, truyền thống văn hiến và nền văn minh riêng của quốc gia Đại Việt.

Vậy thế nào là văn minh Đại Việt? Văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở nào? Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt ra sao?

Trả lời:

- Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

- Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:

+ Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

+ Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

+ Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,..).

- Văn minh Đại Việt phát triển qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau.

1. Khái niệm văn minh Đại Việt

(2)

Câu hỏi trang 95 Lịch sử 10: Đọc thông tin, hãy giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.

Trả lời:

- Khái niệm văn minh Đại Việt:

+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn

+ Văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.

2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

Câu hỏi trang 97 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 14.1 đến 14.3 hãy phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

* Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:

(3)

- Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc: các di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phục hưng và phát triển.

- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Trải qua các triều đại (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,..) nền độc lập, tự chủ vẫn được giữ vững là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực, tạo nên văn minh Đại Việt.

- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,..) về kĩ thuật, chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, thể chế chính trị,…

* Cơ sở quan trọng nhất là: nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.

3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Câu hỏi trang 97 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 14.4 hãy:

- Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian.

- Nêu vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trên trục thời gian (tham khảo)

(4)

Yêu cầu số 2: Vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt:

+ Hoàng thành Thăng Long là di tích của một trung tâm quyền lực chính trị địa phương (thế kỷ VII - IX), trở thành một trung tâm quyền lực trung ương Đại Việt từ thế kỷ XI. Đó cũng là trung tâm quyền lực của các vương triều Việt Nam cai trị lâu dài qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam nối tiếp đến ngày nay.

- Đây là quần thể kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.

Luyện tập và Vận dụng (trang 98)

Luyện tập 1 trang 98 Lịch sử 10: Vẽ sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt.

(5)

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo

Vận dụng 2 trang 98 Lịch sử 10: Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

(6)

Trả lời:

(*) Giới thiệu về nghề làm gốm

- Nghề gốm vốn có truyền thống lâu đời từ nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc, kĩ thuật làm gốm đạt trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, phản ánh đời sống của người Việt cổ.

- Sang thời kì văn minh Đại Việt nghề gốm phát triển lên với kĩ thuật mới và nhiều mặt hàng mới:

+ Đến thời Lý, Trần nghề gốm sứ đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ đặc sắc được các lái buôn nước ngoài ưa chuộng. Đồ sành, sứ tráng men, các đồ đựng như: bát đĩa, bình ấm, chậu, thạpv.v... đều được tráng một lớp men mịn hoặc màu xanh nhạt hoặc màu ngà, màu vàng nhạt, đôi khi có in nổi bật một hàng cánh sen cùng màu, những hoa văn cách điệu hoặc có hình vẽ in chìm…

+ Thời Lê Sơn (thế kỉ XV) làng Bát Tràng (Hà Nội) cung cấp 70 bộ bát sứ cho nhà nước làm cống phẩm.

+ Ở thế kỉ XVI - XVII nghề làm đồ gốm phát triển trong cả nước, nhiều làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Hương Canh, Thổ Hà, Vân Đình, Hàm Rồng, Phú Khang, Biên Hoà với những sản phẩm đa dạng như : ấm chén, gạch tráng men, bình hoa, chậu hoa v.v.... Đương thời dân vẫn có câu ca dao : “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”.

+ Đến thế kỉ XVII, nhiều đồ gốm sứ nước ta đã được lái buôn ngoại quốc xuất khẩu sang Nhật rồi sang Nam Dương và từ đó sang phương Tây.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi trang 48 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã khôi phục hoàn toàn nền độc lập dân tộc sau hơn một nghìn năm Bắc

Vì: khi chế độ phong kiến phân quyền bị xóa bỏ, sự thống nhất của quốc gia, dân tộc sẽ được thiết lập, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của các nước Tây Âu ở

- Đặc điểm chung về tình hình chính trị - xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gúp-ta; Hồi giáo Đê-li; Mô-gôn:4. + Bộ máy cai trị được thiết lập theo chế độ

- Hoàn cảnh: Nhân cơ hội Đinh Ttieen Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống đã đem quân xâm lược Đại Cồ

=> Trên cơ sở tiếp xúc và giao thoa văn hóa với Ấn Độ và Trung Quốc cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo các giá trị văn hóa mới từ văn hóa Ấn Độ và

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc1. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6- SGK

Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của

Chữ Hin-đu Câu 6: Thứ tự theo thời gian tồn tại các triều đại phong kiến Trung Quốc đúng là :.. Đường, Tống, Nguyên Câu 7: Ngô Quyền đã xây dựng chính quyền