• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
108
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRỊNH THỊ HẢI YẾN

QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả ghi trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ các công trình nào khác

Tôi xin camđoan mọi sự giúpđỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơnvà các thông tin trích dẫn trong Luậnvăn đãđược chỉrõ nguồn gốc.

HỌC VIÊN

Trịnh ThịHải Yến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cảcác quý thầy, cô giáo đã giảng dạy cho tôi trong chương trình học của trường Đại học Kinh tế -Đại học Huế, những người đã giúp truyền thụcác kiến thức quý báu và hữu ích về khoa học kinh tế, là nền tảng giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Phó Giáo sư, Tiến sỹNguyễn Tài Phúc đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Những kiến thức thầy truyền đạt là nền tảng và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành tốt đềtài Luậnvăn.

Trong phạm vi nghiên cứu Luận văn với thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học của bản thân chưa nhiều, chắc chắn Luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô và các anh chịhọc viên./

Huế, ngày tháng năm 2018

HỌC VIÊN

Trịnh ThịHải Yến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họvà tên học viên: Trịnh ThịHải Yến

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016–2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

Tên đềtài:“QUẢN LÝ THUẾGIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾTỈNH QUẢNG BÌNH

1.Tính cấp thiết của đềtài

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách thuếlà một công cụtài khoá phục vụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. Hệthống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn chỉnh, dân chủ và công khai sẽlà những công cụ điều chỉnh có hiệu lực các hoạt động kinh tếxã hội theo định hướng trước mắt và lâu dài của đất nước. Trong quá trình hội nhập, thuếlại càng có vịthếlớn trong chiến lược toàn cầu hoá.

2. Phương pháp nghiên cứu

Sốliệu thứcấp sửdụng cho luận văn thu thập từ các báo cáo của Cục Thuế Quảng Bình, Cục Thống kê Quảng Bình, các tài liệu về KT- XH của các cơ quan chức năng trong tỉnh. Các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu đã công bố, internet...được thu thập từ năm 2015 –2017.

Thông tin sốliệu điều tra được thu thập thông qua bảng hỏi được thiết kếsẵn bao gồm 2 phần: phần A là thông tin chung vềmẫu điều tra; phần B là nội dung điều tra khảo sát (Hệthống các tiêu chí, các chỉ tiêu cần khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu).

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sửdụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988).

3.Kết quảnghiên cứu và những đóng góp khoa học của luậnvăn

Những vướng mắc trong Luật thuế GTGT đã làm cho các DNNQD trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, đồng thời cũng lại vừa làm cho công tác triển khai thực hiện quản lý thu thuế GTGT của cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn. Màviệc tháo gỡ những khó khăn phải được xuất phát từnhững quy định của Pháp luật, do đó Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Theo tác giả, trong thời gian tới cần phải giải quyết những vướng mắc sau đây giúp cho DN cũng như cơ quan thuếthực hiện tốt hơn luật thuếGTGT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Chữviết tắt

CBCC: Cán bộcông chức

DN: Doanh nghiệp

DN ĐTNN: Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài DN NNĐP: Doanh nghiệp nhà nước địa phương DN NNTW: Doanh nghiệp nhà nước Trung ương

DN NQD Doah nghiệp ngoài quốc doanh

ĐTNT: Đối tượng nộp thuế

ĐKKD: Đăng ký kinh doanh

ĐVT: Đơn vịtính

GTGT: Giá trị gia tăng

HTKK: Hỗtrợkê khai

HĐND: Hội đồng nhân dân

KBNN: Kho bạc Nhà nước

KT-XH: Kinh tế- Xã hội

MST: Mã sốthuế

NS: Ngân sách

NSNN: Ngân sách Nhà nước

NNT: Người nộp thuế

QLT: Quản lý thuế

SX: Sản xuất

SXKD: Sản xuất kinh doanh

TT&HT: Tuyên truyền và hỗtrợ TT& HT NNT: Tuyên truyền và hỗtrợNNT

UBND: Ủy ban nhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC BẢNG BIỂU ... viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ... ix

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu của luận văn...4

Chương 1:CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH...5

1.1. Lý luận cơ bản vềthuếvà thuếgiá trị gia tăng...5

1.1.1. Khái niệm, bản chất, chức năng của thuế...5

1.1.2. Khái quát vềthuếgiá trị gia tăng...7

1.2. Quản lý thuếgiá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ...12

1.2.1. Khái niệm vềquản lý thuế...12

1.2.2. Nội dung quản lý thuế...14

1.2.3. Nguyên tắc quản lý thuế...14

1.2.4. Mục tiêu và yêu cầu quản lý thuếgiá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp...15

1.2.5. Vai trò của quản lý thuếgiá trị gia tăng đối với doanh nghiệp...16

1.3. Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh...17

1.3.1 Một số đặc trưngvềDoanh nghiệp ngoài quốc doanh [8]...17

1.3.2. Đặc điểm quản lý Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh [4]19 1.3.3. Nội dung của quản lý thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh...22

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh ...31

1.4.Cơ sởthực tiễn vềquản lý thuếGTGT Doanh nghiệp ngoài quốc doanh...33

1.4.1. Tình hình nghiên cứu của đềtài ...33

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT đối với DNNQD tại tỉnh Hải Dương...33

1.4.3. Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT đối với DNNQD tại chi cục thuế thành phố Huế...34

1.4.4. Bài học kinh nghiệm quản lý thuếDNNQD tại cục thuếtỉnh Quảng Bình....34

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾQUẢNG BÌNH ...35

2.1. Khái quát cục thuếTỉnh Quảng Bình...35

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển...35

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ...36

2.2. Khái quát về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuếtỉnh Quảng Bình ...39

2.2.1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanhởtỉnh Quảng Bình...39

2.2.2. Kết quảthu Ngânsách giai đoạn 2015 - 2017 tại Cục ThuếQuảng Bình ...41

2.3. Thực trạng quản lý thuếgiá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục ThuếQuảng Bình...44

2.3.1. Tuyên truyền - hỗtrợngười nộp thuế đối với DNNQD ...44

2.3.2. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuếvới DNNQD ...46

2.3.3. Hoàn thuếgiá trịtrị gia tăng DNNQD...51

2.3.4. Quản lý nợ và cưỡng chếnợthuế đối với DNNQD...52

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra thuếgiá trị gia tăng DNNQD...54

2.3.6. Kiểm tra hoàn thuếgiá trị gia tăng DNNQD...58

2.3.7. Tổchức bộmáy quản lý thuế...59

2.4. Kết quả khảo sát các đối tượng điều tra về quản lý thuế GTGT các đối tượng DNNQD tại cục thuếQuảng Bình ...60

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.4.2. Thông tin chung về đối tượng khảo sát...61

2.4.3. Kết quảxử lý điều tra của các đối tượng khảo sát ...62

2.5. Đánh giá chung công tác quản lý thuế GTGT các đối tượng DNNQD tại cục thuếQuảng Bình ...64

2.5.1. Những thành tựu đạt được...64

2.5.2. Những tồn tại hạn chế...66

2.5.3. Nguyên nhân tồn tại ...70

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾQUẢNG BÌNH ...74

3.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục ThuếQuảng Bình...74

3.1.1. Định hướng chung...74

3.1.2. Mục tiêu ...75

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuếgiá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục ThuếQuảng Bình ...76

3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô...76

3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô tại Cục Thuếtỉnh Quảng Bình ...80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...86

1. Kết luận ...86

2. Kiến nghị...87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...93

PHỤLỤC...94 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quảthu ngân sách của Cục Thuế giai đoạn 2015- 2017 ...43 Bảng 2.2 Tình hình tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế DNNQD giai đoạn 2015 - 2017 ...45 Bảng 2.3: Số lượng DNNQD thuộc Cục ThuếQuảng Bình quản lý giai đoạn 2015– 2017 ...47 Bảng 2.4: Tình hình kê khai nộp thuế DNNQD tại cục thuế Quảng Bình giai đoạn 2015–2017...49 Bảng 2.5 Tình hình thu nộp thuếGTGT của các DNNQD tại Cục ThuếQuảng Bình giai đoạn 2015-2017...50 Bảng 2.6. Kết quảhoàn thuếGTGT của DNNQD tại cục thuếQuảng Bìnhgiai đoạn 2015-2017...51 Bảng 2.7 Tình hình nợ thuế GTGT của các DNNQD thuộc Cục Thuế Quảng Bình quản lý giai đoạn 2015 - 2017...52 Bảng 2.8. Tình hình thanh, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế GTGT tại trụ sở DNNQD giai đoạn 2015-2017. ...57 Bảng 2.9. Tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT giai đoạn 2015-2017...58 Bảng 2.10: Thông tin chung về đối tượng khảo sát tại cục thuếQuảng Bình ...61 Bảng 2.11: Kết quả đánh giá về công tác quản lý thuế GTGT đối với DNNQD tại cục thuếQuảng Bình ...62 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT đối với DNNQD tại cục thuếQuảng Bình ...63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Mô hình tổchức bộmáy của Cục Thuếtỉnh Quảng Bình ...37 Hình 2.2 Cơ cấu loại hình doanh nghiệp của các DN tại Quảng Bình 2017 ...40

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách Nhà nước được hình thành để duy trì các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Các nguồn thu ngân sách chủ yếu là thuế, phí, lệ phí và một số nguồn thu khác, trong đó thuế là khoản thu đóng vai trò chủ đạo.

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách thuếlà một công cụtài khoá phục vụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. Hệthống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn chỉnh, dân chủ và công khai sẽlà những công cụ điều chỉnh có hiệu lực các hoạt động kinh tếxã hội theo định hướng trước mắt và lâu dài của đất nước. Trong quá trình hội nhập, thuếlại càng có vịthếlớn trong chiến lược toàn cầu hoá.

Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN, đặc biệt là thuếgiá trị gia tăng (GTGT). ThuếGTGT là một loại thuếtiến bộ, điều tiết rộng rãi hầu hết mọi đối tượng trong dân chúng, những người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụchịu thuế. Trong hệthống thuế ởViệt Nam, thuếGTGT là một sắc thuếrất quan trọng, chiếm tỷtrọng lớn trong tổng thu nội địa của NSNN. Do đó, thuếGTGT có vai trò rất to lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã có nhiều tiến bộ. Đến nay, công tác quản lý thuế GTGT tại địa phương đã phát huy tác dụng tích cực trong việc khuyến khích phát triển kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, tạo nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước. Cục Thuế tỉnh Quảng Bìnhđã triển khai thực hiện tốt Luật quản lý thuế, Luật thuế GTGT, các quy định của Trung ương về quản lý thuế GTGT, có biện pháp quản lý, thu thuế GTGT đối với các đối tượng khó thu, triển khai đồng bộ các biện pháp thu nợ một cách kiên quyết, theo phương châm thu đúng, thu đủ và thu kịp thời và tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp phát triển.

Nhờ đó, số thuế GTGT tăng nhanh qua các năm và có đóng góp tích cực vào cân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống chính sách thuế cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuếnói chung, Luật thuếGiá trị gia tăng nói riêng còn chưa hoàn thiện, nhiều vướng mắc; chưa phù hợp với trìnhđộnhận thức của người nộp thuế, tính hiện thực chưa cao; chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế; năng lực quản lý thu thuếcủa một sốcán bộcông chức thuếcòn hạn chế chưa theo kịp với công cuộc cải cách hành chính thuế. Công tác quản lý thuế GTGT hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, gây thất thu lớn trong quản lý thu thuế GTGT và phần nào đang có những hiện tượng làm phiền hà doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: ”Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuếtỉnh Quảng Bình”làm nghiên cứu luận văn thạc sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Thông qua phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình (Văn phòng Cục Thuế), nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

-Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế và thuế GTGT đối với các DNNQD.

-Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạiCục Thuế tỉnh QuảngBìnhgiai đoan 2015-2017.

-Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bìnhđến năm 2020.

3. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Quảng Bình

+ Phạm vi thời gian: Tập hợp số liệu thứ cấp giai đoạn từ năm 2015–2017 và phiếu khảo sát được phỏng vấn trong năm 2017.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thu thập sốliệu thứcấp

Thu thập sốliệu thứcấp

Sốliệu thứcấp sửdụng cho luận văn thu thập từ các báo cáo của Cục Thuế Quảng Bình, Cục Thống kê Quảng Bình, các tài liệu về KT- XH của các cơ quan chức năng trong tỉnh. Các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu đã công bố, internet...được thu thập từ năm 2015 –2017.

Thu thập sốliệu sơ cấp

Thông tin sốliệu điều tra được thu thập thông qua bảng hỏi được thiết kếsẵn bao gồm 2 phần: phần A là thông tin chung vềmẫu điều tra; phần B là nội dung điều tra khảo sát (Hệthống các tiêu chí, các chỉ tiêu cần khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu).

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sửdụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988).

Căn cứ vào sốliệu DNNQD kê khai thuế trong năm 2017 tại Quảng Bình là gần 700 doanh nghiệp.

Vềcỡ mẫu, theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng trung bình thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988). Theo Hair và Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng.

Ngoài ra để xác định kích thước mẫu, tác giảsẽsửdụng công thức dưới đây.

Với n là cỡmẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai sốtiêu chuẩn .

n = N

1+ N (e)2

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Do đó, với e = 0,1 (10%), số lượng DNNQD là 700 nên kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng:

n = N

= 700

= 87,5 1+ N (e)2 1+700 (0,1)2

Tuy nhiên, sốdoanh nghiệp thực tế thường xuyên kê khai thuếtại cục thuếQuảng Bình là 160. Do đó khi phát phiếu khảo sát,để đảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, số lượng phiếu khảo sát phát ra là 160 phiếu lớn hơn 87,5, tổng sốphiếu thu vềlà 160 phiếu. Sau khi nhập dữliệu và làm sạch sốliệu không phù hợp thì phiếu khảo sát hợp lệ đểdùng xửlý sốliệu là 150 phiếu.Điều này phù hợp với cách thức ước lượng mẫu mà tác giả đãđềxuất.

4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích sốliệu Phân tích sốliệu thứcấp

Số liệu thứ cấp được tổng hợp trên phần mềm Microsoft excel để tiến hành đánh giá phân tích thực trạng quản lý thuếGTGT của DNNQD tại cục thuế Quảng Bình.

Phân tích sốliệusơ cấp

Toàn bộsốliệu điều tra được nhập xửlý bằng phần mềm SPSS 20.0

Dùng phương pháp phân tích thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Kết quảcho ra là giá trị trung bình ( MEAN) của các tiêu chí, ý kiến nghiên cứu.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lýthuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chương 2. Thực trạngquản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh Quảng bình

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại cục thuế tỉnh Quảng bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

1.1. Lý luận cơ bản về thuế và thuế giá trị gia tăng 1.1.1. Khái niệm, bản chất, chức năng của thuế

a. Khái niệm

Từ trước đến nay, trên thếgiới vẫn chưa có sựthống nhất khái niệm về thuế.

Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đưa ra mới nhìn nhận từnhững khía cạnh khác nhau của thuế, do đó chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung nhất của phạm trù này.

C.Mác đã viết “Thuế là cơ sởkinh tếcủa bộ máy nhà nước”, Ăng ghen cũng đã viết “Đểduy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho nhà nước, đó là thuế ”

Theo Benjamin Franklin, một trong những tác giả của bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của nước Mỹ đã đưa ra một lời tuyên bố bất hủ trong lịch sử thuế khoá: “Trong cuộc sống không có gì tất yếu, ngoài cái chết và thuế”.

Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất vềthuế. Theo từ điển tiếng Việt - Trung tâm từ điển học (1998) thì thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp v.v... buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định

Theo một sốtài liệu viết vềthuếthì: Thuếlà khoản đóng góp bắt buộc được Nhà nước quy định để mọi người dân và các tổ chức kinh tế phải nộp cho NSNN.

Hoặc thuế là hình thức động viên, phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân do các cá nhân và các tổ chức kinh tế nộp cho Nhà nước hình thành các quỹtiền tệtập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước .[1]

Tuy các khái niệm vềthuếcủa các nhà kinh tế có khác nhau nhưng đều thống nhất ở quan điểm thuế gắn liền với Nhà nước và đó là khoản đóng góp bắt buộc và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Từviệc phân tích những quan niệm về thuế có thể nhận thức chung vềthuế như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổchức, các nhân cho Nhà nước theo mức độvà thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trảtrực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. [2]

Dù trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều giác độ khác nhau, nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn còn đang được áp dụng phổbiến như sau:

Thuếlà một khoản nộp bằng tiền mà các thểnhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng. [9]

b. Bản chất của thuế

Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của thuế. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển.

Nghiên cứu về thuế, người ta nhận thấy thuế có những đặc điểm riêng để phân biệt với các công cụ tài chính khác như sau[14]

Thứnhất: Thuếlà một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trong xã hội cho Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự. Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuếvới các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách nhà nước.

Thứ hai: Thuếlà một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Nghĩa là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn đúng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ công dân đó, như là khoản vay mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của NSNN.

Thứ ba: Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhà nước đối với con người và tài sản [5]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

c. Chức năng, vai trò của thuế

* Huy động tập trung nguồn lực tài chính

Ngay từ khi ra đời thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước. Đây chính là vai trò truyền thống, căn bản của thuế. Người ta gọi công dụng này là chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế.

Đây là chức năng cơ bản của thuế, đặc trưng cho thuế ởtất cảcác dạng Nhà nước trong phát triển của xã hội. Về mặt lịch sử, chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân sự ra đời của thuế.

* Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tếcủa thuếtự động xuất hiện trong quá trình thực hiện chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế.

Thuếcó thể được sửdụng như một công cụgóp phần kiềm chế lạm phát,ổn định giá cả, kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sựphát triển

Như vậy thông qua thuế, Nhà nước điều tiết, kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích xã hội, tức là chức năng điều tiết kinh tếvĩ mô đãđược thực hiện.

* Góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp dân cư, điều hoà thu nhập và thực hiện công bằng xã hội

Thuế được coi là công cụ đểphân phối lại tổng sản phẩm xã hội nhằm đạt mục tiêu công bằng xã hội. Thuế là công cụ để bảo hộ sản xuất nội địa và duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Sự thay đổi của pháp luật thuếvề cơ cấu các loại thuếtrong hệthống thuế, vềthuếsuất đều có tác động đến thu nhập và sửdụng thu nhập trong xã hội.

1.1.2. Khái quát về thuế giá trị gia tăng a. Khái niệm

Thuế GTGT (hay còn gọi là VAT-Value Added Tax) được phát kiến bởi một người Đức tên là Carl Friedrich Von Simens vào đầu những năm năm mươi của thế kỷ20 tuy nhiên tại thời điểm đó lý luận của ông không đủsức thuyết phục

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Từ đó thuế GTGT đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thay thế cho thuế doanh thu để khắc phục được nhược điểm “thuế chồng lên thuế” của thuế doanh thu. Với những ưu điểm vượt trội so với các loại thuế gián thu đánhvào tiêu dùng, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi trên thếgiới, hiện nay đã có 116 quốc gia áp dụng sắc thuế này. Ở Châu Á khởi đầu là Hàn Quốc (năm 1977), Inđônêxia (năm 1984), Nhật bản(1988), Thái lan (1992)... Trong các nước phát triển chỉ còn hai nướcchưa áp dụng thuếGTGT là Thụy Sỹvà Hoa Kỳ.

Thuếgiá trị gia tăng là thuếtính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụphát sinh trong quá trình từsản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. [4]

Giá trị gia tăng = Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra – Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.

Thực chất thuếGTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên vềbản chất, thuếGTGT khác với các loại thuếgián thu khác, điều này thểhiện qua các đặc điểm dưới đây của thuếGTGT. [15]

b.Đặc điểm

- ThuếGTGT là sắc thuếtiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp.

Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng sốthuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn tương đương với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

- ThuếGTGT có tính trung lập kinh tếcao.

Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tốcộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hành hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quảkinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổchức và phân chia các chu trình kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng sốthuếGTGT của tất cả các giai đoạn không thay đổi.

- ThuếGTGT là sắc thuếthuộc loại thuếgián thu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuếlà người tiêu dùng cuối cùng. ThuếGTGT là khoản tiền được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trảkhi mua hàng.

- ThuếGTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập.

Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụlà người trảkhoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa sốthuếphải trảso với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷlệnày thấp và ngược lại.

- ThuếGTGT có tính lãnh thổrõ rệt.

Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng trong phạm vi lãnh thổquốc gia.

c. Vai trò của thuếGTGT:

Thuế là công cụrất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.

Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hoá, dịch vụchịu thuếGTGT.

Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN. Hiện nay,ởViệt Nam thuế tiêu dùng (trong đó có thuếVAT) chiếm tỷtrọng khoảng 40%

trong tổng thu ngân sách hàng năm.

Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụqua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng

Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụthông qua áp dụng thuếsuất 0%, DN xuất khẩu hàng hoá, dịch vụkhông những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà cònđược hoàn toàn bộsốthuế đầu vào đã thuở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá hàng hoá, dịch vụxuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từvà thanh toán qua ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT khắc phục nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế [5];

thuếGTGT có nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực thúc đẩy tốc độ giao dịch, khuyến khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN.

d. Đối tượng chịu thuế GTGT

ThuếGTGT là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụphát sinh từsản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. [3]Do đó đối tượng chịu thuếGTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Thông thường mỗi nước sẽ có những quy định riêng về một số chủng loại hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT. Điều này phụthuộc chính sách KT-XH của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam phạm vi đối tượng chịu thuế GTGT rất rộng, bao gồm tất cả các hàng hoá, dịch vụsửdụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừcác đối tượng không chịu thuế theo quy định của luật thuếGTGT.

e, Đối tượng nộp thuế GTGT

Là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGTở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi là cơ sởkinh doanh) và tổchức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụtừ nước ngoài chịu thuếGTGT (gọi là người nhập khẩu).

f. Căn cứ tính thuế

Là giá tính thuếvà thuếsuất thuếGTGT.

Giá tính thuế.

Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuếGTGTlà giá bán chưa có thuếGTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụhoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từhàng hóa nhập khẩu.

Thuế suất thuế GTGT

Thuếsuất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại. Thuế GTGT hiện hành có 3 mức thuếsuất là: 0%, 5%, 10%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

g. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Căn cứ vào Luật thuế GTGT, Luật số 31/2013/QH13; các thông tư hướng dẫn như Thông tư số219/2014/TT-BTC, Thông tư số 119/2013/TT-BTC, Thông tư số 26/2014//TT-BTC sửa đổi, bổ sung ban hành xác định phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp nộp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Theo quy định của Thông tư số 219/2014/TT-BTC thì phương pháp tính thuế GTGT quy định như sau:

+Phương pháp khấu trừthuế

* Đối tượng áp dụng:

- Phương pháp khấu trừthuếáp dụng đối với cơ sởkinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từbao gồm:

Thứ nhất: Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừhộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

Thứhai: Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừhộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

Thứ ba: Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừdo bên Việt Nam kê khai khấu trừnộp thay.

* Cách tính thuếGTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trong đó:

+ Thuế GTGT đầu ra bằng (=) Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ nhân (x) Thuếsuất thuếGTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừbằng (=) tổng sốthuếGTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụchịu thuếGTGT, sốthuế GTGT ghi trên chứng từnộp thuếcủa hàng hóa nhập khẩu.

+ Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng

* Đối tượng áp dụng

- Doanh nghiệp, hợp tác xãđang hoạt độngcó doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừthuế quy định.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tựnguyện theophương pháp khấu trừ.

- Hộ, cá nhân kinh doanh;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và cáctổchức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủchế độkế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừcác tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ đểtiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

- Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý.

* Xác định thuếGTGT phải nộp

SốthuếGTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụchịu thuếbán ra (x) với thuếsuất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đó.

1.2. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về quản lý thuế

Quản lý thuếlà một lĩnh vực chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước.

Quản lý hành chính Nhà nước là sự tác động của cơ quan hành chính Nhà nước với con người và các mối quan hệxã hội để đạt được các mục tiêu chính của Chính phủ. [17]

Tiếp cận dưới góc độ thực thi quyền lực Nhà nước thì quản lý hành chính là thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, tiếp cận dưới góc độcông việc cụthểthì quản lý hành chính là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã hội và tổchức.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Từcách hiểu trên vềquản lý hành chính thì quản lý thuế có thể được hiểu là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuếcủa người nộp thuế. Hoạt động tác động này của Nhà nước được hiểu dưới ba góc độsau:

Một là, quá trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách, bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuếvà chính sách quản lý;

Hai là, quá trình xây dựng tổchức bộmáy ngành thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế;

Ba là, việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm hoạt động tuyên truyền hỗtrợ, quản lý kê khai, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế…

đây chính là cách hiểu quản lý thuếtheo nghĩa rộng. Theo đó, quản lý thuếbao gồm cảhoạt động xây dựng chính sách thuế, ban hành pháp luật thuếvà hoạt động tổchức hành thu.

Từkhái niệm trên, cho thấy quản lý thuếbao gồm các thành phần:

Chủthểcủa quản lý thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệthống pháp luật thuế; Cơ quan hành pháp với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; Hệthống cơ quan chuyên môn giúp cho cơ quan hành pháp (như cơ quan thuế, hải quan) thay mặt Nhà nước tổchức và thực hiện thu thuế;

Đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước, đó chính là NNT;

Mục tiêu của quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từcác tổchức và cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thi hành pháp luật thuế;

Quản lý thuế là một hệ thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhau và giữa xây dựng chính sách thuếvới tổchức hành thu;

Quá trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện các chức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.2.2. Nội dung quản lý thuế

Điều 3 Luật quản lý thuế quy định 8 nội dung quản lý thuế, được phân thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1- Các thủtục hành chính thuế, bảo đảm các điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụkê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, bao gồm các nội dung:

Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế,ấn định thuế; thủtục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợtiền thuế, tiền phạt.

Nhóm 2 - Giám sát việc tuân thủpháp luật thuếcủa cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế, bao gồm các nội dung: Quản lý thông tin về người nộp thuế;

kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

Nhóm 3 - Các chế tài bảo đảm các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệu quả, bao gồm các nội dung: Cưỡng chếthi hành quyết định hành chính thuế; xửlý vi phạm pháp luật vềthuế; giải quyết khiếu nại, tốcáo vềthuế.

1.2.3. Nguyên tắc quản lý thuế

Mỗi cấp cơ quan quản lý Nhà nước có nhiệm vụkhác nhau trong QLT. Tuy nhiên, hoạt động quản lý thuế của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều phải tuân theo những nguyên tắc sau đây[13]:

- Tuân thủpháp luật:

Nguyên tắc này chi phối hoạt động bên trong quan hệQLT bao gồm cả cơ quan Nhà nước và NNT. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý, quyền và nghĩa vụcủa NNT đều do pháp luật quy định. Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật vềQLT.

-Đảm bảo tính hiệu quả:

Giống như mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động QLT phải tuân thủnguyên tắc hiệu quả. Các hoạt động QLT được thực hiện, các phương pháp quản lý phải được lựa chọn đảm bảo sốthu vào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế, đồng thời, chi phí QLT là tiết kiệm nhất.

-Thúc đẩy ý thức tuân thủcủa người nộp thuế:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Tạo điều kiện cho NNT chủ động lựa chọn cách thức khai thuế và nộp thuế phù hợp với các hoạt động kinh doanh của mình, tôn trọng tính tự giác của NNT.

Để đảm bảo nguyên tắc này cần có các hệthống các văn bản pháp luật thuế đầy đủ, rõ ràng, phù hợp, các chế tài đủ mạnh để trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật (kiểm tra sau) có tác dụng răn đe.

- Công khai, minh bạch

Công khai, minh bạch là một trong những nguyên tắc quan trọng của QLT.

Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định vềQLT, bao gồm cảpháp luật thuếvà các quy trình, thủ tục thu nộp phải công bố công khai cho NNT và tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết. Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về QLT phải rõ ràng,đơn giản, dễhiểu.

- Tuân thủvà phù hợp với chuẩn mực và thông lệquốc tế

Hội nhập kinh tếquốc tếtạo điều kiện mởrộng quan hệ hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế cho mỗi nước. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có sự thay đổi quy định vềquản lý, cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế. Tuân thủ thông lệ quốc tếcũng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

1.2.4. Mục tiêu và yêu cầu quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp QLT là một nội dung quan trọng trong quản lý tài chính Nhà nước. QLT nhằm đạt được những mục tiêu sau:

- Tập trung, huy động đúng, đủ, kịp thời cho NSNN, không ngừng nuôi dưỡng nguồn thu, phát triển nguồn thu. Làm tốt công tác này cũng chính là biện pháp làm giảm tỷlệthâm hụt NS, tạo cơ sởnguồn thu trong tương lai.

- Phát huy tốt vai trò của thuế trong nền kinh tế. Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Những vai tròđó chỉ được phát huy hiệu quảkhi công tác QLT được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụthể.

-Tăng cường ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuếcủa NNT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ: Dân chủ trong việc thảo luận, xây dựng ban hành các văn bản pháp luật thuế cũng như việc thực hiện các nội dung, quy trình quản lý thuế.

-Đảm bảo nguyên tắc công khai, tiết kiệm và có hiệu quả.

1.2.5. Vai trò của quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp

Thực hiện tốt công tác QLT đối với doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thi hành các luật thuế, chính sách thuế nhà nước ban hành,đảm bảo nguồn thu cho NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế. [10]

Quản lý thuế góp phần đánh giá việc chấp hành các cơ chế chính sách tài chính nói chung, thuếnói riêng ở các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Từ đó, đưa công tác quản lý tài chính, thực hiện nghĩa vụ thuế vào nề nếp, đúng chính sách của nhà nước. Đồng thời qua công tác quản lý thuế, kiến nghị nhà nước sửa đổi những điểm chưa phù hợp trong chính sách.

Quản lý thuế góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng trong lĩnh vực thuế

Vai trò của quản lý thuế GTGT được thểhiện những khía cạnh sau:

- Quản lý thuế GTGT để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

- Quản lý thuếGTGT sẽgóp phần quan trọng trong việc động viên nguồn thu thường xuyên,ổn định cho NSNN.

- Quản lý thuếGTGT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin vềviệc chấp hành Luật thuếGTGT và những thông tin vềmức độ phù hợp, tính khả thi của Luật thuế GTGT và các văn bản, chế độ hướng dẫn. Từ đó, giúp cho Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời vềchính sách thuế, đưa Luật thuế GTGT đi vào thực tiễn cuộc sống.

- Tạo điều kiện hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, các cá nhân trong hoạt động KT-XH.

- Góp phần tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

1.3. Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.3.1 Một số đặc trưngvề Doanh nghiệp ngoài quốc doanh[8]

Kinh tế thị trường và sự tồn tại tất yếu của DNNQD cũng như khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tiềm lực kinh tế còn chưa mạnh, cơ sở vật chất còn nghèo, không đồng nhất giữa các ngành, các vùng, trìnhđộ quản lý kinh tế còn thấp kém lại vừa qua khỏi chiến tranh. Mâu thuẫn giữa nhu cầu cải thiện đời sống nhân dân với khả năng của sức sản xuất đang hết sức gay gắt, sự lựa chọn phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế NQD có tính chất quyết định. Tuy nhiên chấp nhận sự tồn tại của kinh tế NQD không có nghĩa là để quan hệ sản xuất TBCN xác lập thống trị xã hội mà chỉ để quan hệ sản xuất tồn tại phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển của các lực lượng sản xuất, tăng nhanh năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế. Sự tồn tại khách quan của khu vực kinh tế NQD trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH đã được khẳng định và tiếp tục phát triển trong nền kinh tế thị trường, kinh tế NQD là thành phần không thể thiếu được và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tếquốc dân. Song từ khi Luật Doanh nghiệp (DN) có hiệu lực, môi trường kinh doanh đã bước đầu được cải thiện, các loại giấy phép bất hợp lý đã được xoá bỏ, nhiều doanh nghiệp đã phát huy được tính chủ động sáng tạo, tận dụng được năng lực vốn có và tăng vốn đầu tư, mở rộng địa bàn để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý.

Thành phần của các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:

Theo hình thức sở hữu tài sản có hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể hiểu là DN không có vốn đầu tư của Nhà nước. Tuy không có vốn của Nhà nước nhưng những DN này phải hoạt động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam (hoặc nước khác nếu doanh nghiệp đó lập chi nhánhở nước ngoài).

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm:

- Doanh nghiệp tư nhân - Các công ty:

+ Công ty cổ phần

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên + Công ty hợp doanh

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài + Doanh nghiệp liên doanh

+ Doanh nghiệp tập thể + Doanh nghiệp đoàn thể

* Đặc điểm của DNNQD:

Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm, tỷ trọng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm trên 90% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động

Tính đến ngày 31/12/2014, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước có 340.441 doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động, chiếm gần 97% số lượng doanh nghiệp và tạo ra hơn 60% việc làm. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng khẳng định vị trí của mình, nhiều thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt đông trong các ngành kinh tế đa dạng, có mặt trên mọi miền của Tổ quốc

Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có mặt ở tất cả các ngành kinh tế trong cả nước, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (44,51%), tiếp đến là lĩnh vực chế biến chế tạo (17,15%). Một số lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước gần như độc quyền (ngành điện, cung cấp nước, gas và khí đốt; ngành khai khoáng; ngành thông tin và truyền thông) hoặc đòi hỏi vốn lớn và hạn chế số lượng như ngành Tài chính -

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

ngân hàng, chỉ có không đến 1% (trừ ngành Thông tin truyền thông là 2,13%) doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động. Các ngành dịch vụ công, giáo dục và y tế và các ngành khác cũng chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ và vừa (99%).

Theo tiêu chí của Nghị định 56/NĐ-CP/2009 thì có tới 65% doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Việt Nam là doanh nghiệp siêu nhỏ, có không quá 10 lao động trong một doanh nghiệp. Số doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động chiếm 28% và số doanh nghiệp vừa là 6%. Chỉ có 1% số doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động là doanh nghiệp lớn với số lao động trong một doanh nghiệp là trên 250 lao động.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, từ năm 2007 đến nay, quy mô doanh nghiệp ngoài nhà nước được được thành lập mới có xu hướng nhỏ đi với sự tăng lên của doanh nghiệp siêu nhỏ và sự sụt giảm các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

1.3.2. Đặc điểm quản lý Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh [4]

Mục tiêu của quản lý thuếnói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng thường được (đo hoặc tính) bằng các chỉ tiêu cụ thể như số thuế thu trong một thời gian nhất định, tỷ lệ huy động nguồn thu từ thuế vào NSNN đồng thời nhà nước thực hiện được các mục tiêu vốn có của mỗi sắc thuế cụ thể, điều này được thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất là huy động đầy đủ số thu cho NSNN, không ngừng phát triển nguồn thu để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

Mọi nhu cầu chi tiêu của nhà nước đều dựa vào NSNN trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu. Do đó làm tốt công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện những chức năng nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của xã hội như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, đảm bảo phúc lợi xã hội, giáo dục y tế. Chính sách thuế GTGT có tác động điều tiết nền kinh tế, qua đó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Thứ hai là tăng cường ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật thuế và ý thức pháp luật cho các thành phần trong nền kinh tế.

Quản lý thuế GTGT tạo điều kiện hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, các cá nhân trong hoạt động kinh tế - xã hội. Đối với các DNNQD, chính sách thuế GTGT của nhà nước luôn là mối quan tâm sâu sắc nhất.

Nền kinh tế thị trường có thể phát huy mọi tiềm năng, giải phóng sức sản xuất nhưng cũng tạo ra những tiêu cực như trốn, lậu thuế,... Quản lý thuế GTGT nếu được thực hiện tốt sẽbuộc các DNNQD tuân thủluật thuế, từ đó tạo ra thói quen tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba là phát huy tốt nhất vai trò của thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng trong nền kinh tế.

Quản lý thuếcó vai trò quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, giúp nhà nước can thiệp có hiệu quả vào đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Có thểthấy tác dụng điều tiết kinh tếvĩ mô được thểhiện rõ nét nhất qua chính sách thuế . Chính sách thuế GTGT có ảnh hưởng tới giá cả nguyên vật liệu đầu vào, từ đó tác động tới giá thành sản xuất. Chính sách thuếGTGT lại có thể ảnh hưởng đến giá bán đầu ra, quyết định đến sựchấp nhận của người tiêu dùng đối với hàng hoá. Tóm lại, thông qua thuếsuất và đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, nhà nước có thể tác động một cách mạnh mẽvào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy vậy sự can thiệp của nhà nước chỉ thực sựcó hiệu quả khi thực hiện tốt quản lý thuếGTGT. Bởi ở góc độ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các mục tiêu của nhà nước và lợi ích của từng doanh nghiệp không phải bao giờ cũng thống nhất. Trong khi đó, nhà nước với tư cách đại diện cho ý chí toàn bộ xã hội luôn phải được đặt lên vị trí hàng đầu.

Thứ tư là quản lý thuếGTGT góp phần tạo ra một môi trường kinh doanhổn định, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế.

Trên góc độquản lý nhà nước, tất cảcác DNNQD phải bìnhđẳng và có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ việc nộp thuế và các nguồn thu khác cho NSNN. Tuy nhiên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

thực tế các DNNQD có thể thực hiện rất khác nhau về nghĩa vụ đóng góp, có DN thực hiện nghiêm chỉnh, song cũng có doanh nghiệp không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế. Điều đó dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trên nguyên tắc, nhà nước có vai trò là người trọng tài, không được thiên vị. Do vậy, quản lý thuế GTGT khi được thực hiện đầy đủ tới mọi NNT sẽ tạo ra sự công bằng bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra với quản lý thuế GTGT đối với DNNQD như sau:

Thứ nhất, phải chấp hành và thực hiện đúng Luật Thuế GTGT và pháp luật có liên quan. Trong việc quản lý thuế GTGT từ các DNNQD, hệ thống luật pháp vừa là căn cứ đểthực hiện kiểm tra, đối chiếu, vừa là công cụtrong việc điều chỉnh, xửlý vi phạm của các doanh nghiệp này. Do vậy, quản lý thuế GTGT phải bám sát vào các quy định pháp luật và phải thực hiện đúng theo các quy định đó.

Thứ hai, phải tuân thủ quy trình quản lý thuế. Việc quản lý nguồn thu thuế GTGT từ các DNNQD luôn được thực hiện theo quy trình cụ thể. Quản lý thuế là một chức năngcủa quản lý và tham gia vào tất cả các giai đoạn của quản lý. Do đó quản lý thuếGTGT từcác DNNQD phải tuân thủtheo quy trình quản lý thuế.

Thứ ba, quản lý thuếGTGT phải bao quát hết tất cả các nghiệp vụphát sinh từ doanh nghiệp NQD. Cụ thể là bao quát về số lượng các DNNQD, các loại hoạt động, sốdoanh nghiệp trong diện điều tiết của thuếGTGT.

Thứ tư, quản lý thuế GTGT phải bảo đảm tính công bằng cho các doanh nghiệp NQD vì nhà nước kiểm soát về thuế và các nguồn thu đối với DNNQD là yêu cầu bắt buộc của pháp luật.

Tuy vậy, quản lý thuế GTGT không phải vì vậy mà kiểm soát chặt chẽ DNNQD này, buông lỏng với DNNQD khác làm mất tính công bằng của môi trường pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Việc quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đem lại ý nghĩa vô cùng quan trọng cho nền kinh tế, trước hết là tăng thu ngân sách Nhà nước.

Tiếp đến là đảm bảo sự công bằng xã hội. Đây là yêu cầu đặt ra với chính sách thuế.Tăng cường quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với DNNQD một cách chặt chẽ chính là biện pháp để đảmbảo tính công bằng xã hội, từ đó sẽ giảm tối đa hiện tượng trốn lậu thuế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Ngoài ra, thông qua quản lý thuế GTGT đối với DN NQD sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua việc kiểm tra, kiểm soát các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, từ đó giúp cho các cơ quan quản lý kinh tế có định hướng phát triển ngành nghề phù hợp. Đổng thời nắm được mức độ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp định hướng tiêu dùng trong dân cư phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế cá thể.

Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, trình độ của đối tượng nộp thuế phổ biến thấp, do đó sự hiểu biết pháp luật cũng nhưý thức chấp hành pháp luật kém;

Hai là, nặng tư tưởng thu lợi cá nhân, nên không ít người luôn tìm cách chống đối thậm chí quyết liệt với những cán bộ, công chức thuế thực thi nhiệm vụ được giao.

Ba là, hệ thống sổ sách, hóa đơn, chứng từ, kế toán của DN NQD vừa yếu kém, vừa lỏng lẻo làm cho quản lý thu thuế càng khó khăn, phức tạp, hiệu quả thấp.

Bốn là, nằm rải rác, phân tán nên rất khó cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế;

Năm là, số lượng cơ sở lớn nhưng số thu không nhiều, hiện tượng thất thu thuế còn phổ biến.

1.3.3. Nội dung của quản lý thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nội dung cơ bản của việc quản lý Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm những hoạt động như tuyên truyền hỗ trợ đăng kí thuế,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại..

Thực hiện Luật quản lý thuế, tại các Cục thuế và Chi cục thuế tổ chức hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước theo chức năng. Theo đó, các chức năng cơ bản là tuyên truyền, hỗtrợ người nộp thuế; xửlý tờ khai thuế; quản lý nợ và cưỡng chế thuế; kiểm tra thuế. Quy trình quản lý thu thuế hoàn toàn trên cơ sở các doanh nghiệp tự đăng ký, kê khai và nộp thuế, cụthểquy trình quản lý thu thuếGTGT bao gồm: Quy trình kê khai- kế toán thuế; Quy trình đăng ký và quản lý mã số thuế;

Quy trình tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; Quy trình quản lý và cưỡng chếnợ;

Quy trình giảm thuế, miễn thuế; Quy trình hoàn thuế; Quy trình kiểm tra thuế; Quy trình kiểm tra thuế

Sơ đồ1.1: Quản lý thuế theo cơ chếtựkê khai - tựtính - tựnộp [4]

a. Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

Công tác TT&HT NNT được thực hiện Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày 11/05/2012 của Tổng cụctrưởng Tổng cục Thuế.

Quy trình TT&HT NNT được ban hành nhằm thống nhất, chuẩn hóa về nguyên tắc, nội dung, trình tự thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp

CƠ QUAN THUẾ

Tuyên truyền Pháp luật Thuếvà hỗtrợ Người nộp Thuế

Quản lý nợthuế cưỡng chếthu thuế

Thanh tra - kiểm tra thuế

Kê khai và Kế toán thuế Người nộp thuế

Kho bạc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

đỡ NNT thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế; đảm bảo phân định rõ để thực hiện đúng chức năng nhiệm vụtrong công tác tuyên truyền, hỗtrợ NNT tại cơ quan thuế các cấp.

Quy trình quy định về trình tự, thủ tục, các bước thực hiện công tác tuyên truyền, hỗtrợNNT và hoạt động tiếp nhận, trảkết quảgiải quyết hồ sơ, thủtục hành chính về thuếtheo quy chế “một cửa” tại cơ quan thuế các cấp để phục vụNNT; trừ các quy định vềgiải quyết các thủtục hành chính thuế quy định tại Điều 3 Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/9/2007 của Bộ Tài chính và xử lý các khiếu nại của NNT qua “đường dây nóng” của cơ quan thuế.

Công tác TT&HT NNT có vai trò quan trọng trong việc hướng đẫn thực hiện việc tựtính, tựkhai tựnộp thuếmột cách đầy đủ chính xác. Đồng thời công tác này còn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế một cách công bằng, minh bạch đơn giản và thuận tiện.

b. Quản lý đăng ký thuế,khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế

Giai đoạn trước ngày 27/3/2014, cơ quan thuế áp dụng Quy trình quản lý đăng ký thuế theo Quyết định số 443/QĐ-TCT, ngày 29/04/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuếvềviệc ban hành quy trình đăng ký thuế; từngày 27/3/2014, áp dụng theo Quyết định số 329/QĐ-TCT, ngày 27/3/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuếvềviệc ban hành Quy trình quản lý đăng ký thuế.

Quy trình quản lý đăng ký thuế được ban hành nhằm: Thực hiện các quy định về đăng ký thuế của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế;

chuẩn hoá công tác quản lý người nộp thuếnhằm mục đích nâng cao năng lực, hiệu quảhoạt động của bộmáy quản lý thuế;

Quy trình quản lý đăng ký thuế được áp dụng cho cơ quan thuế các cấp:

Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế trong việc quản lý đăng ký thuế của người nộp thuế.

Quy trình quản lý đăng ký thuế được áp dụng đểgiải quyết việc đăng ký mới mã sốthuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, chấm dứt và khôi phục mã sốthuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

* Về quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế:

Giai đoạn trước ngày 15/5/2015, CQT áp dụng Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế theo Quyết định số 1864 /QĐ-TCT, ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

▪ Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất; doanh nghiệp

miễn, giảm thuế; hoàn thuế; xử phạt vi phạm thuế; cưỡng chế thuế; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế...; Xây dựng cơ chế quản lý thuế,

• Trường hợp 9: Đối với hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua vào để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào

Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp)

Song song với sự phát triển đó, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN theo tiêu chí của ngành thuế “thu đúng, thu đủ, kịp thời” thì người nộp thuế và hệ thống kiểm soát thuế cùng

Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về

+ Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. + Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm

Bên cạnh những kết quả đạt được với vai trò quản lý nguồn thu trên địa bàn toàn huyện vẫn còn một số khó khăn hạn chế nhất định về trình độ,năng lực, kỹ