• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 12

Thời gian xây dựng kế hoạch: 19/11/2021 Thời gian thực hiện: 22/11/2021.

Lớp: 1A, 1C Buổi chiều :

Đạo đức:

Bài 11: HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI ĐẨY ĐỦ I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự học và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Hiểu được ý nghĩa của việc học bài và làm bài đẩy đủ.

- Thực hiện được việc học bài và làm bài đẩy đủ.

- Nhắc nhở bạn bè học bài và làm bài đầy đủ.

2. CHUẨN BỊ GV:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1 - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mêu, bài thơ, bài hát, âm nhạc (bài hát “Đến lớp học rất vui” - sáng tác: Phi Thường), - Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động cua giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài

"

Đến lớp học rất vui"

- GV tổ chức cho HS hát bài “Đến lớp học rất vui”.

- GV đặt câu hỏi: Cảm xúc của bạn nhỏ khi đến lớp như thế nào?

- HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, em cần thực hiện đúng nội quy trường, lớp trong đó, có quy định học bài và làm bài đầy đủ.

2. Khám phá

HS hát -HS trả lời

- HS lắng nghe

(2)

Khám phá sự cần thiết của việc học bài và làm bài đầy đủ

- GV treo/chiếu các tranh ở mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS tự quan sát tranh trong SGK).

- HS có thể tả lại tranh hoặc đóng vai để diễn tả lại tình huống trong SGK.

- HS thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi:

+ Vì sao bạn Bi bị cô giáo nhắc nhở?

+ Các em có học theo bạn Bi không?

Vì sao?

+ Tác hại của việc không học bài và làm bài đầy đủ là gì?

+ Vì sao bạn Bo được khen?

+ Các em có muốn được như bạn Bo không?

+ Để được như bạn Bo, em cần phải làm gì?

- HS trong lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.

- GV hỏi: Học bài và làm bài đầy đủ đem lại lợi ích gì?

- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời hay.

Kết luận: Học bài và làm bài đầy đủ giúp em học giỏi hơn. Bố mẹ sẽ vui lòng, thầy cô và bạn bè sẽ yêu quý em hơn.

3. Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm - GV treo tranh ở mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát tranh. GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm,

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

-HS lắng nghe

Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

- HS quan sát

(3)

việc nào không nên làm và giải thích vì sao.

- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình.

- GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận:

Việc nên làm là: Làm toán xong rồi sẽ đi chơi (tranh 1).

Việc không nên làm là: Nhờ bạn viết hộ (tranh 2).

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn thói quen học bài và làm bài của em.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi những bạn đã có thói quen tốt và cách học tập khoa học, hiệu quả.

Kết luận: Để đạt kết quả cao trong học tập em cẩn có thói quen học bài và làm bài đầy đủ.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Xử lí tình huống

GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra phương án xử lí tình huống (mục Vận dụng, nội dung “Em sẽ làm gì khi

HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe

HS lắng nghe

- HS nêu

(4)

gặp tình huống sau?”).

Tình huống: Bạn nhỏ suy nghĩ trước bài toán khó.

+ HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí tình huống.

+ Các cách xử lí tình huống khác nhau:

1/ Không làm nữa vì khó quá;

2/ Cố gắng tự làm bằng được;

3/ Nhờ bạn trong lớp, cô giáo giảng;...

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

+ GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống hay, từ đó định hướng cho HS lựa chọn cách xử lí tình huống tốt nhất.

Kết luận: Em cần biết cách xử lí tình huống để đảm bảo luôn học bài và làm bài đầy đủ.

Hoạt động 2 Em cùng bạn nhắc nhau học bài và làm bài đây đủ

GV hướng dẫn HS đóng vai giúp nhau học bài và làm bài đầy đủ: HS có thể tưởng tượng để đóng vai theo các tình huống khác nhau. Ví dụ:

A: B ơi, bài này khó quá, làm như thế nào?

B: À, bài này tớ làm rồi. Để tớ hướng dẫn cậu cách làm nhé!

Hoặc:

A nhìn vở của B và nhắc: Cậu viết còn thiếu. Viết tiếp cho đủ rồi hãy đi chơi!

Kết luận: Các em cần nhắc nhau học bài và làm bài đầy đủ.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc

(5)

nhìn vào SGK), đọc.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………..………..

--- Thời gian thực hiện: 22, 24, 25/11/2021.

Lớp: 1A, 1B, 1C Buổi chiều :

Tự nhiên và xã hội:

BÀI 7. TẾT NGUYÊN ĐÁN ( Tiết 2 ) I.MỤC TIÊU

* Về nhận thức khoa học:

- Giới thiệu được tên , thời gian diễn ra tết Nguyên đán .

- Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán .

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

Tìm tòi , khám phá các hoạt động đón Tết của người dân trong cộng đồng . * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

-Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết .

II. CHUẨN BỊ:

- Các hình trong SGK .

- Video clip bài hát Ngày Tết quê em ( nhạc của Từ Huy ) .

- Yêu cầu HS sưu tầm một số hình ảnh về các hoạt động của người dân trên đất nước Việt Nam trong dịp Tết .

- Yêu cầu HS mang theo một số ảnh chụp các hoạt động trong dịp Tết của gia đình ( nếu có ) .

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Cách tiến hành

* Cách tiến hành

Bước 1 : Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS đưa ra những thông

- Hát -HS trả lời

(6)

tin hoặc hình ảnh đã sưu tầm được về tết Nguyên đán ( bao gồm cả các ảnh chụp về hoạt động của gia đình mình trong những ngày Tết )

- GV theo dõi hd HS thực hiện Bước 2 : Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp .

- GV cùng HS nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều thông tin , hình ảnh bổ ích về những hoạt động đón tết Nguyên đán ở Việt Nam và hoặc một số nước khác

-Yêu cầu HS đọc phần chốt kiến thức ở cuối bài .

3. Hoạt động nối tiếp.

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày , sắp xếp bộ sưu tập những thông tin hoặc hình ảnh về tết Nguyên đán của nhóm mình . Đồng thời cùng nhau tập trình bày .

- Các thành viên quan sát chia sẻ thống nhất trong nhóm.

- HS trưng bày SP

- HS các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về những thông tin , hình ảnh mà các bạn đã sưu tầm được -Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp

-HS đọc - Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian thực hiện : 25,26/11/2021.

Lớp: 1B, 1C

Tự nhiên và xã hội:

BÀI 9. AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ( Tiết 1 ) I.MỤC TIÊU

* Về nhận thức khoa học

- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm , các rủi ro có thể xảy ra trên đường . - Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống để đảm bảo an toàn trên đường ,

(7)

- Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và tín hiệu đèn hiệu giao thông , * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân , cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông .

- Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân , cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông , về biển báo và đèn tín hiệu giao thông ...

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

-Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ : đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông ; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông .

II. CHUẨN BỊ:

- Các hình trong SGK . - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 .

- Các tấm bìa có hình tròn ( màu xanh và màu đỏ ) ; hình xe ô tô , xe máy , xe đạp . - Phiếu tự đánh giá ,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- GV:

+ Nhà em ở gần hay xa trường ?

+ Em thường đến trường bằng phương tiện gì ? Một số HS trả lời câu hỏi .

GV : Để đảm bảo an toàn trên đường đi học , cũng như : toàn trên đường , chúng ta cần thực hiện những quy định gì , bài học hôm nay cả lớp cùng tìm hiểu .

- Hát -HS trả lời

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1 : Phát hiện tình huống giao thông nguy

* Mục tiêu

- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm , nêu cách phòng tránh để đảm bảo an toàn trên đường .

- Biết cách quan sát , đặt câu hỏi , trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân , cách phòng tránh nguy hiếm trong một số tình huống giao thông .

* Cách tiến hành:

(8)

Bước 1 : Làm việc theo cặp

- Yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 58 , 59 trong SGK để trả lời các câu hỏi :

+ Các bạn đến trường bằng những phương tiện gì ? + Theo em , những người nào có hành động không đảm bảo an toàn ? Vì sao ?

+ Em khuyến một số bạn HS có hành động không đảm bảo an toàn điều gì ?

-GV theo dõi gợi ý HS Bước 2 : Làm việc cả lớp

- Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp .

- GV cùng HS khác nhận xét - GV hoàn thiện các câu trả lời .

-HS quan sát

-HS tìm hiểu và làm việc theo cặp

-Đại diện trình bày kết quả Hình 1 trang 58 : Hai bạn HS thò tay và đầu ra ngoài cửa xe ô tô ; một bạn HS ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm .

Hình 2 trang 59 : Hai HS đi ra giữa đường ;

Hình 3 trang 59 : Một HS đứng trên thuyền , một HS thò tay nghịch nước

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế

* Mục tiêu

Đưa ra được những lưu ý khi đi trên đường để đảm bảo an toàn .

* Cách tiến hành

Bước 1 : Làm việc theo nhóm 4

- Yêu cầu HS nêu lưu ý khi đi trên đường để đảm bảo an toàn

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tổng hợp các ý kiến của các thành viên .

Bước 2 : Làm việc cả lớp

- Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp .

-HS làm việc thao nhóm: Mỗi bạn nêu ít nhất một lưu ý -HS tổng hợp ý kiến

-Đại diện nhóm trình bày kết

(9)

- GV cùng HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời . GV bình luận , hoàn thiện các câu trả lời .

quả làm được - NHận xét IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Hoạt động trải nghiệm:

BÀI 7: KÍNH YÊU THẦY CÔ ( T2 ) I.Yêu cầu cần đạt:

- Biết được các công việc hằng ngày của thầy, cô giáo - Biết thể hiện lòng biết ờn và kính yêu thầy, cô giáo

- Rèn kĩ năng kể chuyện, sắm vai, lắng nghe, tự tin, hợp tác và giải quyết vấn đề, phẩm chất trung thực, trách nhiệm, tôn sư trọng đạo

II.Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên:

- Sưu tầm câu chuyện về tấm lòng của thầy cô và lòng biết ơn của HS đối với thầy cô

- Một số mẫu thiệp chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 2.Học sinh:

- Thuộc bài hát Cô và mẹ

- Dụng cụ, vật liệu làm sản phẩm trưng bày vào “Góc tri ân” của lớp và làm thiệp kính tặng thầy, cô

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu(5p)

-GV tổ chức cho HS hát bài hát “Cô và mẹ” -HS tham gia 2.Hoạt động luyện tập, thực hành(20p)

Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống

-GV yêu cầu HS quan sát tranh 2 tình huống/SGK và hỏi:

+Tranh ở tình huống 1 nói về điều gì?

+Tranh ở tình huống 2 nói về điều gì?

-GV chốt lại:

+Tình huống 1: 2 bạn HS nhìn thấy cô giáo không

-HS thực hiện theo yêu cầu

-HS chia sẻ

(10)

dạy ở lớp mình và tợ hỏi “Mình có chào cô không?”

+Tình huống 2: 2 bạn HS nhìn thấy cô giáo đang bê chồng sách nặng. Hai bạn nên làm gì?

-GV tổ chức thảo luận cách xử lí tình huống và phân công các bạn sắm vai xử lí tình huống

-GV mời HS trình bày, nhận xét chung

Kết luận: Khi gặp thầy cô giáo, dù là thầy cô không dạy lớp mình, các em cần lễ phép chào và giúp thầy cô những việc phù hợp với khả năng của mình. Có như vậy mới xứng đáng là HS ngoan và biết kính trọng, lễ phép thầy, cô giáo

Hoạt động 4:Làm thiệp để kính tặng thầy cô

-GV nêu câu hỏi: Trong lớp có những bạn nào đã biết làm thiệp?

-Mời 1-2 HS giơ tay nói về cách làm thiệp -GV HD HS làm thiệp theo trình tự

-GV giới thiệu 1 số mẫu thiệp để HS tham khảo -GV gợi ý cho HS có thể vẽ tranh, làm bông hoa,

… để bày tỏ lòng biết ơn của em đối với thầy, cô giáo

-HS thực hành làm sản phẩm theo ý tưởng, ý thích của bản thân

-Tổ chức cho HS tặng thầy cô sản phẩm đã làm được

-GV cảm ơn và dặn dò những điều thầy cô mong muốn ở các em HS của mình

-HS thảo luận -HS sắm vai -HS lắng nghe

-HS giơ tay nói về cách làm thiệp

-HS theo dõi

HS thực hành -HS tham gia -HS ghi nhớ 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(10p)

Hoạt động 5: Thực hiện những điều thầy cô dạy hằng ngày

-HD HS thường xuyên thực hiện những điều thầy cô dạy để rèn luyện thói quen tốt trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày

Tổng kết:

-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều đã học và cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

(11)

-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Thầy cô giáo dạy em học chữ, học điều hay, lẽ phải để trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội. Em cần biết ơn và kính yêu thầy, cô giáo

-HS lắng nghe, nhắc lại

3.Củng cố - dặn dò ( 3p ) -Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị tiết sau

-HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

● Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về đường giao thông và phương tiện giao thông3. ● Thu thập được thông tin về tiện ích của một

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

ViÒn mµu ®á.. Kh«ng