• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ: KHXH

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 9 BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX

ĐẦU THẾ KỶ XX (Thời lượng 1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- HS biết và hiểu những nét chính về các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

+ Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.

+ Những đặc điểm về chính trị, xã hội.

+ Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh gianh thuộc địa.

- HS nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa tư bản.

2. Năng lực:

- Năng lực lực chung:

+ Năng lực tự chủ, tự học: tìm hiểu sự phát triển của các nước TB Anh, Pháp, Đức Mĩ.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập tìm hiểu đặc điểm của CNDQ Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: So sánh điểm chung, điểm riêng của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

- Năng lực đặc thù:

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: căm ghét sự bất công trong xã hội

- Nhân ái: Biết yêu thương, biết đoàn kết trong đấu tranh, bảo vệ hòa bình.

- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với đất nước.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK.

- Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu TK XIX.

- Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: HS biết và hiểu những nét chính về các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ để tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: HS xác định lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

(2)

c) Sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên lược đồ d) Tổ chức thực hiện:

(3)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bản đồ thế giới và thực hiện yêu cầu xác định được các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát và thực hiện yêu cầu - GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lên bảng xác định các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trên bản đồ Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới

Giới thiệu bài: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, CNTB chuyển mạnh sang chủ nghĩa đế quốc ở một số nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Để tìm hiểu xem quá trình các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa diễn ra ntn?

Đặc điểm riêng của từng đế quốc trên và đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc ra sao ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 6.

2. HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Hoạt động 1: Anh

a) Mục đích: Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Anh.

b) Nội dung: HS đọc SGK, quan sát hình ảnh minh họa trả lời các câu hỏi của GV đưa ra.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến GV: Nhắc lại tình hình nước Anh sau cách mạng

công nghiệp?

- Cách mạng công nghiệp khởi đầu sớm nhất ,đứng đầu thế giới về công nghiệp.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia nhóm thành 6 nhóm thảo luận Thời gian: 4 phút

Nhóm 1+ 2: Kinh tế Nhóm 3+4: Chính trị Nhóm 5+6: Đối ngoại

? Đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Anh phát triển ntn?

? Vì sao từ cuối thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp Anh bị chậm lại bị Mĩ rồi Đức vượt qua?

? Vì sao giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

?Tình hình chính trị ở Anh có đặc điểm gì đáng chú

1. Anh a. Kinh tế

- Trước 1870 Anh đứng đầu t/g về sản xuất công nghiệp.

- Từ sau 1870 Anh mất dần vị trí này tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau M, Đ)

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b. Chính trị

- Là nước quân chủ lập hiến , hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền. , bảo

(4)

ý?

? Cho biết chính sách đối ngoại của Anh?

Dùng bản đồ thế giới chỉ cho HS các thuộc địa trên khắp thế giới mà Anh xâm lược

? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh?Vì sao gọi là CNĐQ thực dân?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh và chốt kiến thức

vệ quyền lợi giai cấp tư sản.

c.Đối ngoại: Đẩy mạnh ch/sách xâm lược thuộc địa.

Đến 1914 thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới.

=> Lê nin gọi CNĐQ Anh là

“Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

2.2.Hoạt động 2: Pháp

a) Mục đích: Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Pháp.

b) Nội dung: HS nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên về kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của nước Pháp

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học

tập.

Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm.

Thời gian: 4 phút Nhóm 1+ 2: Kinh tế Nhóm 3+4: Chính trị Nhóm 5+6: Đối ngoại

GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Tình hình kinh tế nước Pháp sau năm 1870?

Nguyên nhân nào làm cho công nghiệp Pháp phát triển chậm lại tụt xuống hàng thứ tư thế giới?

Để giải quyết khó khăn trên giai cấp tư sản Pháp đã làm gì?

2. Pháp a. Kinh tế

- Sau năm 1870 công nghiệp chậm phát triển, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới (sau Mĩ, Đức Anh, Pháp)

- Tuy nhiên Pháp vẫn phát triển mạnh nhất là ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim chế tạo ô tô …nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp.

- Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất cao nên Lênin gọi CNĐQ Pháp “CNĐQ cho vay lãi”

b. Chính trị

- Thể chế chính trị cộng hoà ( nền Cộng hòa thứ 3 ).

- Tăng cường đàn áp nông dân.

(5)

So sánh hình thức xuất cảng tư bản giữa Anh và Pháp có điểm gì khác nhau?

Trình bày tình hình chính trị nước Pháp?

Cho biết chính sách đối ngoại của Pháp?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Các nhóm lần lượt trình bày, các nhpms khác nhận xét

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

HS liên hệ: VN nói riêng và ĐNA nói chung là thuộc địa của Pháp

GDBVMT: Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan về mặt địa lí kinh tế: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm thuộc địa. Bản đồ thế giới có những biến đổi gì sau khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa.

c. Đối ngoại: Chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

2.3. Hoạt động 3: Đức

a) Mục tiêu: Tìm hiểu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

b) Nội dung: HS nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ hoạt động theo nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên về kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Mĩ.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

HS: Thống kê tình hình phát triển của Đức.

? Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt?

G V: nói về các xanh đi ca….

? Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức?

HS: Nhà nước liên bang, trong thì đàn áp

1. Đức a. Kinh tế

- Kinh tế phát triển nhanh đứng thứ hai thế giới.

- Hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, điện, hóa chất..

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền

(6)

công nhân, ngoài thì chạy đua vũ trang, chiến tranh xâm lược.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Gv: Giải thích thêm về từ : “quân phiệt, hiếu chiến” cho HS.

kinh tế.

b. Chính trị

- Theo thể chế liên bang

c. Đối ngoại: Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động

=> Lênin gọi CNĐQ Anh là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

3.4. Hoạt động 4: Mĩ

a) Mục tiêu: Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên về kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Mĩ.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học

tập.

Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 4 phút

Nhóm 1+ 2: Kinh tế Nhóm 3+4: Chính trị Nhóm 5+6: Đối ngoại

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Các nhóm lần lượt trình bày

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả

4. Mĩ a. Kinh tế

- CN phát triển đứng thứ nhất thế giới, gấp đôi Anh, bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Xuất hiện các công ti độc quyền chi phối toàn bộ nền kinh tế của Mĩ

b. Chính trị

- Thể chế chính trị đề cao vai trò của tổng thống gồm hai đảng: Đảng Dân chủ và Đảng cộng hoà

c. Đối ngoại: Phục vụ cho giai cấp tư sản.

(7)

của học sinh.

HS liên hệ: VN nói riêng và ĐNA nói chung là thuộc địa của Pháp

GDBVMT: Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan về mặt địa lí kinh tế: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâ chiếm thuộc địa.Bản đồ thế giới có những biến đổi gì sau khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa

Mục II. Chuyển biến quan trọng của các nước đế quốc (HS tự đọc) - Yêu cầu đọc:

+ Tìm hiểu sự hình thành tổ chức độc quyền

+ Chính sách xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc 3. HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: tình hình các nước A- P- Đ-M cuối tk XIX- đầu XX.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng làm bài tập trắc nghiệm

Câu 1* Nối tên nước và đặc điểm của mỗi đế quốc.

Tên nước Đặc điểm 1. Anh

2. Pháp 3. Mĩ 4. Đức

a. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

b. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.

c. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

d. Xứ sở của các ông vua công nghiệp.

Câu 2:

Bài tập 1 sgk/ trang 44: ….

Năm Vị trí Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 1870

1913

Câu 3: Vì sao nước ĐỨC được mênh danh là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?.

a. Đứng đầu nhà nước là quân phiệt b. Nhân dân Đức thích đi gây chiến tranh

c.Thực hiện chính sách đối nội đối ngoại phản động.

d. Bọn quân phiệt dùng vũ lực để đàn áp nhân dân và gây chiến tranh để chia lại thị trường ,và khu vực ảnh hưởng.

(8)

Câu 4: Vì sao nói Mĩ là sứ sở của các ông Vua công nghiệp?

a.Vì công nghiệp của Mĩ phát triển mạnh b. Nước Mĩ có nhiều công ti độc quyền.

c. Vua công nghiệp chi phối kinh tế nước Mĩ.

d. Chủ của các công ti độc quyền khổng lồ có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế chính trị nước Mĩ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc kĩ các bài tập và thực hiện yêu cầu.

GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Gọi 2 đến 3 trình bày

Câu 1:

1. Anh - a 2. Pháp - c 3. Mĩ - d 4. Đức - b Câu 2:

Năm Vị trí Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4

1870 Anh Pháp Mĩ Đức

1913 Đức Anh Pháp

Câu 3 - d Câu 4 - c

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả 4. HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

b) Nội dung: Đọc thông tin vận dụng trả lời câu hỏi mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc Anh, Pháp với Đức- Mĩ. Biết được nước đế quốc nào xâm lược VN.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS làm các bài tập để củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.

Câu 1: Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc già (Anh,Pháp) với các nước đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) là:

a. Về kinh tế.

b. Về thuộc địa c. Về tài nguyên

d. Về sự phát triển không đều về kinh tế và sự phân chia thuộc địa không đều.

(9)

Câu 2: Việt Nam đã từng là nạn nhân trong chính sách xâm lược bành trướng lãnh thổ của những nào vào nữa cuối thế kỉ XIX?

a. ANH b. PHÁP c. ĐỨC d. MĨ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc kĩ các bài tập và thực hiện yêu cầu.

GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Gọi 2 đến 3 trình bày

Câu 1- d Câu 2- b

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả

---

(10)

Tiết 10,11,12,13 Trường TH&THCS Việt Dân

Tổ: KHXH

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Thu Hoài CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XVIII

ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX (Thời lượng 4 tiết) 1. Kiến thức:

- Biết được một số nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của CNTB. Tình cảnh của giai cấp công nhân.

- Biết được một số nét chính về những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XX.

-Biết được một số nét chính về Mác – Ăng-ghen và sự ra đời của CNXHKH.

Những hoạt động cách mạng đóng góp to lớn của 2 ông đối với phong trào công nhân quốc tế.

- Nội dung tiêu biểu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

- Phong trào công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) sau khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời.

- Những nét chính yếu nhất về phong trào công nhân quốc tế: Cuộc đấu tranh của công nhân Si-ca-gô (Mĩ); sự phục hồi và phát triển phong trào đấu tranh của công nhân các nước; sự thành lập Quốc tế thứ hai.

- Hiểu được đôi nét về Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga.

Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.

- Trình bày được cao trào cách mạng 1918-1923, sự thành lập Quốc tế cộng sản.

- Biết đánh giá một số thành tựu, lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXH, giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.

2. Năng lực:

- Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ, tự học: tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về sự ra đời của GCCN và sự ra đời CN Mác

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp, đối thoại, hợp tác với bạn khi hoạt động nhóm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích, đánh giá được vai trò của Mác- Ăng ghen

- Năng lực đặc thù

(11)

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: biết ơn những nhà sáng lập lãnh tụ của CM trên thế giới

- Nhân ái: Biết yêu thương, biết đoàn kết trong đấu tranh, bảo vệ hòa bình.

- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với đất nước.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - CNTT: Máy tính, máy chiếu

- Tranh ảnh lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh, chân dung Mác (H.26), Ăng ghen (H.37)

- H.34. Cuộc biểu tình của công nhân Niu- Ooc 1882 (nguồn Internet) - Phiếu học tập

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là xác định được một số nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của CNTB.Tình cảnh của giai cấp công nhân. Biết được một số nét chính về Mác – Ăng-ghen và sự ra đời của CNXHKH. Những hoạt động cách mạng đóng góp to lớn của 2 ông đối với phong trào công nhân quốc tế b) Nội dung : GV yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:

Em có nhận xét gì qua bức tranh H24, H. 25?

(12)

c) Sản phẩm:

Việc sử dụng trẻ em trong các hầm mỏ… dẫn đến các phong trào đấu tranh.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS quan sát tranh nhận xét về việc sử dụng lao động là trẻ em ở Anh Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV theo dõi HS làm việc

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Gọi 2 đến 3 trả lời

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả, trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài mới 2. HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2.1. Hoạt động 1. Nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh

a) Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của công nhân cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XX

b) Nội dung: HS nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên về nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện :

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu HS tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của công nhân

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV theo dõi HS làm việc

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Gọi 2 HS trả lời

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả, chốt kiến thức:

- Do bị TS bóc lột nặng nề CN đấu tranh

(13)

2.2. Hoạt động 1: Các phong trào đấu tranh tiêu biểu

a) Mục tiêu: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của hai giai cấp công nhân.

b) Nội dung: HS nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên về các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Lập được niên biểu các phong trào đấu tranh

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK chia nhóm thảo luận với ND: Vì sao ngay khi mới ra đời g/c CN đã đấu tranh chống CNTB?

- Cho HS Q/s H24 (SGK)

- Em có nhận xét gì qua bức tranh H24?

- Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

Cho HS liên hệ phát biểu suy nghĩ của mình về trẻ em hôm nay?

- Bị áp bức bóc lột, CN đã đấu tranh chống CNTB, họ đã đấu tranh bằng hình thức nào?

- Vì sao CN lại đập phá máy móc? Hành động này thể hiện sự nhận thức ntn của CN?

- Muốn cuộc đấu tranh chống TB thắng lợi, CN phải làm gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gọi 2 HS trình bày, những HS khác nghe và nhậ xé - GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GDBVMT: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về đời sống công nhân vô cùng khốn khổ ; lao động trong môi trường vô cùng tồi tệ

II. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu

1. Phong trào đập phá máy móc

- P/t đập phá máy móc, đốt công xưởng

- Bãi công

c.Kết quả: Thành lập các tổ chức công đoàn

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến

(14)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS N/c SGK và chia nhóm thảo luận với ND: Nêu những P/t đấu tranh tiêu biểu của G/c CN trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX?

Lập niên biểu phong trào CN 1830-1840

? Em hiểu khẩu hiệu: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu ” có nghĩa ntn?

? P/t CN Châu Âu (1830-1840) có những điểm chung gì khác so với p/t trước đó?

- Kết quả của p/t đấu tranh của CN Châu Âu trong những năm đầu thế kỉ XIX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Kết luận, nhận định .

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840:

Thời gian

Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

1831 Pháp: CN dệt tơ thành phố Li-Ông k/nghĩa 1844 - Đức: CN dệt Sơ-lê-

đin 1836-

1848 Anh: P/t hiến chương

- Kết quả: Thất bại - Ý nghĩa:

+ Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế

+ Tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK: Từ ngày 28/9/1864…

Lập niên biểu phong trào CN từ 1848 đến 1870

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, HS khác theo dõi nhận xét, bổ

3. Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất:

- P/t tiếp tục phát triển

CN trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ về g/c của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.

(15)

sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK: Từ ngày 28/9/1864…

- Quốc tế thứ nhất được thành lập ntn?

- Em có nhận xét gì qua bức tranh H29?

- Tường thuật buổi thành lập quốc tế thứ nhất

- Quốc tế thứ nhất có những hoạt động ntn?

- Nêu vai trò của Mác trong việc t/lập quốc tế I?

- Sự ra đời và hoạt động của quốc tế I có ý nghĩ gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

4. Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất:

- P/t tiếp tục phát triển

CN trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ về g/c của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.

b. Quốc tế thứ nhất:

- Thành lập: 28/9/1864 - Hoạt động:

+ Truyền bá học thuyết mác vào nhân dân .

+Những vai trò của phong trào giúp nhân dân phát triển

- Ý nghĩa: Thúc đẩy p/t CN quốc tế tiếp tục phát triển

2.2.Hoạt động 2 : III. Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác và các tổ chức quốc tế

a) Mục tiêu: Biết được những hoạt động của Mác và Ăng ghen đối với phong trào công nhân quốc tế. Biết được đôi nét về Lê nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga, tìm hiểu đôi nét Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga.

Cao trào CM và sự thành lập quốc tế cộng sản.

(16)

b) Nội dung: HS nghiên cứu sách giáo khoa tìm hiểu về Mác, Ăng ghen và tư tưởng đấu tranh của hai ông, lập được niên biểu phong trào công nhân đầu những năm 1920.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học

tập

? Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Mác và Ăng ghen?

? Điểm giống nhau trong tư tưởng của hai ông?

? Giải thích thế nào là "Đồng minh những người cộng sản"?

? Tuyên ngôn của ĐCS ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung? Chủ yếu của nó?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Gọi đại diện HS trình bày, các em khác theo dõi bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Mác và Ăng ghen - Tiểu sử: (SGK)

- Cùng có tư tưởng: Đấu tranh chống CNTB, XD 1 XH tiến bộ

2. Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản a. Đồng minh những người cộng sản:

Chính là đảng độc lập đầu tiên của Vô sản quốc tế

b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Do yêu cầu phát triển của P/t CN quốc tế đòi hỏi phải có lí luận C/m

+ Tháng 2/1848: Tuyên ngôn ĐCS được tuyên bố

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

-B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp cứu sgk, trả lời câu hỏi

? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Lê nin?

? Lê nin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng XH dân chủ ở Nga ?

3. Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Lê nin sinh ngày 22/4/1870 trong 1 gia đình nhà giáo tiến bộ.

- Tham gia CM chống Nga hoàng từ thời SV.

(17)

?Tại sao nói: Đảng CNXH dân chủ Nga là đảng kiểu mới ?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

B3: HS: trả lời câu hỏi

- Gọi đại diện HS trình bày, các em khác theo dõi bổ sung

- HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- 1893 trở thành người lãnh đạo công nhân Macxit ở Pê-téc-bua.

- 1903 Đảng công nhân XH dân chủ Nga thành lập.

=> Đảng XH dân chủ Nga là đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Cả lớp chia thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ N1,2: Trình bày nguyên nhân bùng nổ CM Nga

+ N3,4: Trình bày diễn biến, kết quả CM Nga + N5,6: Trình bày ý nghĩa CM Nga

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Gọi đại diện hai nhóm báo cáo, thảo luận, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định

HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

4. Cách mạng Nga (1905-1907) a. Nguyên nhân

- Đất nước khủng hoảng nghiêm trọng

- Mâu thuẫn XH gay gắt

=>CM Nga bùng nổ b. Diễn biến SGK c. Kết quả

- Đều bị đàn áp d.Ý nghĩa

- Giáng 1 đòn chí tử vào GCTS và địa chủ .

- Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng - Là bước chuẩn bị cho cuộc CMXHCN năm 1917.

(18)

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

học tập

- HS đọc SGK mục 2/88 .

? Lập niên biểu phong trào CM từ 1918- 1923?

? Quốc tế Cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Kết luận, nhận định GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

5. Cao trào cách mạng 1918 -1923. Quốc tế cộng sản thành lập

a. Cao trào cách mạng 1918 -1923.

Thời gian

Sự kiện chính 1919-

1923

Phong trào CM phát triển ở CÂ, nhất là ở Đức

11-1918 - Thiết lập nền cộng hòa TS ở Đức

1918 - ĐCS Hung ga ri ra đời 1920 - ĐCS Pháp thành lập 1021 - ĐCS I-ta-li-a thành lập b. Quốc tế cộng sản thành lập

* Hoàn cảnh

- Sự phát triển của phong trào CM ở châu Âu.

- Sự hoạt động tích cực của LN và Đảng Bôn sê vích Nga, Đại hội quốc tế Cộng sản thành lập. 2-3-1919 tại Mát-xcơ-va

- Đến năm 1943 cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước sang gia đoạn cuối, quốc tế thứ ba hoàn thành nhiệm vụ, tuyên bố giải tán.

* Ý nghĩa

- Quốc tế Cộng snar là một tổ chức CM của gcvs và lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân lđ trên thế giới.

3. HOẠTĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình ra đời của chủ nghĩa Mác, quá trình thành lập quốc tế thứ nhất.

b) Nội dung: Vẽ sơ đồ tư duy phong trào CN quốc tế từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ phong trào CN quốc tế từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

(19)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV bổ sung chiếu sơ đồ minh họa về phong trào CN quốc tế từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.

4. HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: vận dụng kiến thức đê giải quyết vấn đề.

b) Nội dung: ? Em hãy đánh giá vai trò của Mác đối với việc thành lập Quốc tế thứ nhất?

? Vai trò của quốc tế thứ nhất và quốc tế thứ hai trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

+ HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS báo cáo (GV căn cứ thu bài lấy điểm kiểm tra thường xuyên 15 phút)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện hai nội dung giờ sau sẽ báo cáo sản phẩm Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gọi đại ại diện hai HS trình bày, phản biện.

- GV thu bài còn lại để chấm lấy điểm thường xuyên Bước 4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.. Nhấn mạnh:Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1?. Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. - HS thực hiện phép tính vào bảng con. - Học sinh nêu cách thực hiện: Đặt tính, rồi tính. - Hs đọc yêu cầu bài tập..

Cách đây không lâu, lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn.. Theo quyết

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ - Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Khuyết tật 1.. Gv nêu tên động tác, kĩ thuật động tác và cho hs thực hiện 3. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.. - Học sinh thực thiện

Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS, GV DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1:.. Thảo luận