• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả Địa lí | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Cánh Diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả Địa lí | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Cánh Diều"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 7. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả Địa lí Câu hỏi trang 1 127 sgk Địa Lí 6: Chúng ta quan sát thấy cuộc sống cứ diễn ra theo chu kỳ hằng năm. Năm nào cũng mở đầu bằng Tết đến xuân về, rồi một kỳ nghỉ hè với tiếng ve kêu rộn rã và rợp trời hoa phượng đỏ, một mùa tựu trường hân hoan, rồi lại mong đợi Tết đến xuân về. Cứ thế một năm qua đi thật nhanh. Tại sao lại thế nhỉ?

Trả lời:

Cuộc sống cứ diễn ra theo chu kỳ hằng năm là do ảnh hưởng của việc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và sinh ra các hệ quả địa lí

- Các mùa trên Trái Đất.

- Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa.

A/ Câu hỏi giữa bài

Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Câu hỏi 2 trang 127 sgk Địa Lí 6: Quan sát hình 7.1 hãy:

- Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Nhận xét trục của Trái Đất trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời.

Trả lời:

(2)

- Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình Elip gần tròn.

- Nhận xét: Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng một góc không đổi là 66033′ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi trong suốt quá trình chuyển động.

Các mùa trên Trái Đất

Câu hỏi trang 128 sgk Địa Lí 6: Hãy cho biết từng bức ảnh trong hình 7.2 thể hiện mùa nào. Dựa vào đâu mà em khẳng định như vậy?

Trả lời:

Bức ảnh trong hình 7.2 cho thấy:

- Ảnh A là mùa xuân.

- Ảnh B là mùa hè.

- Ảnh C là mùa thu.

- Ảnh D là mùa đông.

=> Dựa vào lượng ánh nắng và sự biến đổi của thực vật trong từng bức ảnh để khẳng định sự tương ứng với từng mùa.

Câu hỏi 1 trang 129 sgk Địa Lí 6: Đọc thông tin và quan sát hình 7.3, hãy cho biết:

- Ngày 23/9, nhiệt độ và ánh sáng trên bề mặt Trái Đất được phân phối như thế nào?

- Ngày 22/12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào giữa trưa ở vĩ tuyến nào trên Trái Đất?

(3)

Trả lời:

- Ngày 23/9 không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia nắng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với Xích đạo, ánh sáng và nhiệt phân bố đều cho cả hai bán cầu.

- Ngày 22/12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào giữa trưa ở vĩ tuyến 23027'N trên Trái Đất.

Câu hỏi 2 trang 129 sgk Địa Lí 6: Hãy xác định các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Nam trong các khoảng thời gian: Từ ngày 21/3 đến ngày 22/6, từ ngày 22/6 đến ngày 23/9, từ ngày 23/9 đến ngày 22/12, từ ngày 22/12 đến ngày 21/3.

Trả lời:

Các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Nam:

- Từ ngày 21/3 đến ngày 22/6: Mùa thu.

- Từ ngày 22/6 đến ngày 23/9: Mùa đông.

- Từ ngày 23/9 đến ngày 22/12: Mùa xuân.

- Từ ngày 22/12 đến ngày 21/3: Mùa hạ.

Hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa

Câu hỏi trang 130 sgk Địa Lí 6: Quan sát hình 7.4, hãy nhận xét độ dài ngày - đêm ở hai chí tuyến vào ngày 22/6.

(4)

Trả lời:

Độ dài ngày - đêm ở hai chí tuyến ngày 22/6:

- Chí tuyến Bắc: Đêm ngắn, ngày dài do tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến Bắc nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng.

- Chí tuyến Nam: Đêm dài, ngày ngắn do bán cầu Nam chếch xa Mặt Trời nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng.

Câu hỏi trang 131 sgk Địa Lí 6: Quan sát hình 7.5, hãy chứng minh càng xa Xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn; còn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.

(5)

Trả lời:

- Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. Càng xa Xích đạo thì thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

- Vào mùa hạ, ở bán cầu Bắc càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngắn lại.

Còn ở bán cầu Nam càng đi về phía cực thì đêm càng dài ra và ngày ngắn lại.

NGÀY - ĐÊM DÀI NGẮN VÀO NGÀY 22/6 Ở HAI BÁN CẦU Vĩ độ Thời gian chiếu sáng (ngày/đêm)

Bán cầu Bắc Bán cầu Nam

00 12/12 12/12

200 13h13p/10h47p 10h46p/13h14p

300 13h56p/10h04p 10h05p/13h55p

600 18h30p/5h30p 5h40p/13h20p

(6)

Vòng cực 24h0p/0h0p 0h0p/24h0p B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 131 sgk Địa Lí 6: Trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12, tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc vào các vĩ tuyến nào trên Trái Đất? Tại sao?

Trả lời:

- Ngày 22/6 Mặt Trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027′B vì lúc đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 22/12 Mặt Trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027′N vì lúc đó bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 21/3 và 23/9 không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia nắng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với Xích đạo, ánh sáng và nhiệt phân bố đều cho cả hai bán cầu.

Câu 2 trang 131 sgk Địa Lí 6: Dưới đây là một đoạn hội thoại giữa bạn Huy và chị:

- Chị bạn Huy: Cuối tháng 12 chị sẽ đi công tác ở Ô-xtrây-li-a hai tuần nhé Huy.

- Bạn Huy: Chị nhớ mang theo nhiều áo ấm vào nhé. Cuối tháng 12 sẽ rét lắm đấy.

- Chị bạn Huy: Không lo đâu em, cuối tháng 12 thì Ô-xtrây-li-a lại nóng rồi.

Theo em, chị bạn Huy nói đúng không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, chị bạn Huy nói đúng vì Ô-xtrây-li-a thuộc Nam bán cầu nên vào tháng 12, Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Vì vậy lúc này ở Nam bán cầu là mùa nóng -> Ô-xtrây-li-a là mùa nóng (mùa hè không cần dùng đến áo ấm).

Câu 3 trang 131 sgk Địa Lí 6: Tục ngữ ta có câu:

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối - Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?

- Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?

Trả lời:

Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và

(7)

- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng -> ngày dài hơn đêm.

- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng -> ngày ngắn hơn đêm.

Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội có vĩ tuyến xa Xích đạo hơn so với Huế và TP. HCM, vì càng xa Xích đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt

- Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng vì thời gian này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt

Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất

- Các loại gió chính trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.. - Phạm vi hoạt

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất pốtdôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc,.... - Các

Câu hỏi trang 182 sgk Địa Lí 6: Trong giới tự nhiên, sinh vật sống trong những điều kiện khác nhau như trên cạn, dưới nước.. Từ đó tạo nên các môi trường sống đa dạng,

-> Ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau -> Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.. - Cho viết châu lục nào có nhiều thành phố đông dân nhất