• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn Ngày giảng

Tiết 59,60:

Bài 60: CƠ QUAN SINH DỤC NAM - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

Khi học xong bài này, HS:

- Kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ

- Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó.

- Nêu rõ được đặc điểm của tinh trùng, trứng.

*Trọng tâm: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

(2)

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng, đó là sinh sản duy trì nòi giống. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào? Ta vào bài

2. Hoạt động : Hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các bộ phận cơ quan sinh dục nam a) Mục tiêu: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Hoàn thành mục  SGK trang 187 + Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào?

+ Chức năng của từng bộ phận là gì ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tự nghiên cứu thông tin và hình 60.1 SGK trang 187.

Bước 3: Báo cáo

- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát lại hình 60.1, xem lại bài tập điền từ, trình bày cấu tạo trên tranh Bước 4: Đánh giá, kết luận

Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam:

Gồm

- Tinh hoàn: là nơi sản xuất tinh trùng.

- Túi tinh: Là nơi chứa tinh trùng.

- Ống dẫn tinh: Dẫn tinh trùng tới túi tinh.

- Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài.

- Tuyến hành, tuyến tiền liệt: tiết dịch nhờn.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của tinh trùng a) Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và đặc điểm của tinh trùng

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

(3)

Hoạt động của GV – HS Nội dung + Tinh trùng được sinh ra từ khi nào ?

+ Tinh trùng được sản sinh ra ở đâu ? và như thế nào ?

+ Tinh trùng có đặc điểm gì về hình thái cấu tạo và hoạt động sống ?

- Gv giảng giải thêm về quá trình giảm phân hình thành tinh trùng và quá trình thụ tinh để khôi phục bộ NST đặc trưng của loài.

- Tinh trùng sản xuất bắt đầu từ tuổi dậy thì → dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì chính thức và đã có khả năng sinh con

- Tinh trùng được sản sinh ở tinh hoàn bắt đầu từ tuổi dậy thì.

- Tinh trùng rất nhỏ gồm đầu, cổ, đuôi dài di chuyển.

- Có 2 loại tinh trùng: Tinh trùng X và Y.

- Tinh trùng sống được 3 – 4 ngày trong cơ quan sinh dục nữ.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ a) Mục tiêu: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Hoàn thành mục  SGK trang 187 + Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào?

+ Chức năng của từng bộ phận là gì ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tự nghiên cứu thông tin và hình 60.1 SGK trang 187.

Bước 3: Báo cáo

- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát lại hình 60.2, xem lại bài

Cơ quan sinh dục nữ:

Gồm:

- Buồng trứng: sản sinh ra trứng.

- Ống dẫn, phễu: thu trứng và dẫn trứng.

- Tử cung: Đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh.

- Âm đạo: thông với tử cung.

- Tuyến tiền đình: tiết dịch nhờn

(4)

tập điền từ, trình bày cấu tạo trên tranh Bước 4: Đánh giá, kết luận

- Gv giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh ở em nữ → tránh viêm nhiễm

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu buồng trứng và trứng

a) Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và đặc điểm của buồng trứng và trứng

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

+ Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào ? ở đâu và như thế nào ?

+ Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động sống?

- Gv đánh giá kết quả giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- Gv giảng giải thêm về.

+ Quá trình giảm phân hình thành trứng.

+ Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh.

+ Hiện tượng kinh nguyệt đánh dấu giai

- Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì.

- Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển.

- Trứng có 1 loại mang X.

- Trứng sống được 2 - 3 ngày và nếu được thụ tinh sẽ phát triển thành thai.

3. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng ? A. Ống dẫn tinh B. Túi tinh C. Tinh hoàn D. Mào tinh

Câu 2. Ở người, nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng nằm trong khoảng A. 36-370C B. 37-380C C. 29-300C D. 33-340C

Câu 3. Sau khi hoàn thiện về cấu tạo, tinh trùng được dự trữ ở đâu ?

(5)

A. Ống đái B. Mào tinh C. Túi tinh D. Tinh hoàn Câu 4. Tuyến Côpơ là tên gọi khác của

A. tuyến hành. B. tuyến tiền liệt.

C. tuyến tiền đình. D. tuyến trên thận.

Câu 5. Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến bộ phận nào để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo ?

A. Mào tinh B. Túi tinh C. Ống đái D. Tuyến tiền liệt

Câu 6. Trong cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào dưới đây nằm tách biệt với những bộ phận còn lại ?

A. Ống dẫn trứng B. Tử cung C. Âm đạo D. Âm vật Câu 7. Chu kì rụng trứng ở người bình thường nằm trong khoảng

A.14 – 20 ngày. B. 24 – 28 ngày. C. 28 – 32 ngày. D. 35 – 40 ngày.

Câu 8. Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu ?

A. Buồng trứng B. Âm đạo C. Ống dẫn trứng D. Tử cung Câu 9. Tế bào trứng ở người có đường kính khoảng

A. 0,65 – 0,7 mm. B. 0,05 – 0,12 mm.

C. 0,15 – 0,25 mm. D. 0,3 – 0,45 mm.

Câu 10. Ở những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng sẽ được bong ra sau

A. 14 ngày. B. 28 ngày. C. 32 ngày. D. 20 ngày.

Đáp án

1. C 2. D 3. C 4. A 5. A

6. D 7. C 8. D 9. C 10. A

4. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

Mỗi lần phóng tinh, số lượng tinh trùng được phóng ra là khoảng nửa tỉ tinh trùng trong 4 - 5 ml tinh dịch với mật độ chừng 50 - 120triệu/ml.

Tinh trùng được phóng vào âm đạo phải vượt qua cổ tử cung vào tử

(6)

lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Vì sao số lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh rất lớn nhưng lại chỉ có một tinh trùng được thụ tinh cho trứng ? Giải thích mâu thuẫn đó như thế nào ? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

cung, tới vòi trứng, gặp trứng để thực hiện quá trình thụ tinh. Trong cuộc hành trình đó chỉ những tinh trùng khoẻ mới tới được nơi thụ tinh với trứng, số này chỉ còn vài ngàn, nhưng cũng chỉ vài trăm tinh trùng đến tiếp xúc được với trứng mà thôi, số còn lại hoặc vì yếu hoặc vì bị bạch cầu thực bào.

Khi tinh trùng gặp trứng, chúng bao quanh trứng và từ thể đỉnh ở đầu tinh trùng tiết ra các enzim cần thiết cho sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng để thụ tinh.

Trước hết enzim hialuronidaza phá huỷ lớp vỏ bao quanh trứng. Tiếp đó tinh trùng tiếp xúc với màng trong suốt, enzim acrozin chọc thủng màng này để đưa vật chất di truyền trong nhân tinh trùng vào hoà nhập với vật chất di truyền của trứng tạo thành hợp tử. Như vậy, trứng đã được thụ tinh. Quá trình này xảy ra ở 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng.

Ngay sau khi một tinh trùng khoẻ nhất đột nhập được qua màng trứng để thụ tinh thì đã xảy ra hiện tượng phong bế của trứng không cho một tinh trùng nào khác có thể xâm nhập được vào trứng nữa. Như vậy, trứng chỉ được thụ tinh với 1 tinh trùng có cơ may đột nhập được vào trứng

(7)

qua màng trứng trước tiên. Các tinh trùng khác chỉ hỗ trợ bằng tiết enzim hialuronidaza giúp phá huỷ lớp vỏ bao quanh trứng do các tế bào hạt được gắn kết bởi axit hialuronic mà thôi

Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết” trang 189,192.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến