• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2 NS: 6/9/2021

NG:13/9/2021

Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021 SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được những yêu cầu cơ bản được quy định trong nội quy nhà trường.

- Cam kết thực hiện nội quy nhà trường.

- Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe tích cực,kĩ năng thuyết rình, tự giác tham gia các hoạt động. Có ý thức trách nhiệm, kỉ luật và hành vi thực hiện tốt nội quy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: SGK, SGV -Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Chào cờ (15’)

- Giáo viên hướng dẫn HS tập trung trên sân cùng HS cả trường theo vị trí được phân công.

- Gv quản học sinh nghiêm túc tham gia chào cờ.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- Giáo viên trực ban nhận xét các hoạt động trong tuần.

- GV TPT triển khai kế hoạch của Đội - Cho hs vào lớp

- HS xếp hàng và nghe theo sự HD của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- Hs thực hiện nghi lễ chào cờ: chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca.

- Nghe giáo viên trực ban nhận xét.

- Nghe cô Tổng phụ trách triển khai các kế hoạch của Đội

-Hs đi theo hàng về lớp.

2. Sinh hoạt dưới cờ: “Tìm hiểu nội quy nhà trường”( 20’)

* Hoạt động mở đầu(3’)

- GV yêu cầu cả lớp hát bài Em yêu trường em

- GV dẫn dắt vào hoạt động.

“Thực hiện nội quy nhà trường” (15’) - GV đọc những quy định trong nội quy của nhà trường.

+ Đi học đúng giờ

+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

+ Đeo khẩu trang và thực hiện tốt phòng chống covid.

+ Mặc đồng phục quy định vào thứ 2,6…….

- GV cho HS cam kết thực hiện nội quy nhà trường trong năm học mới.

* Củng cố - dặn dò (2’)

- Hs vỗ tay hát theo giai điệu bài hát - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS cam kết thực hiện nội quy nhà trường trong năm học mới.

- HS lắng nghe và thực hiện.

(2)

- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương HS.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có)

...

...

...

TIẾNG VIỆT

BÀI 6: O o ? ( Tiết 1+ 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và đọc, viết đúng chữ o, dấu hỏi & các tiếng, từ ngữ có chữ o và dấu hỏi.

- Phát triển kĩ năng chào hỏi, kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật, suy đoán nội dung tranh minh họa( chào mẹ khi mẹ đón tan học, chào ông bà khi đi học về).

- Cảm nhận được tỉnh cảm, mối quan hệ với mọi người trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: tranh ảnh trong SGK,SGV

- Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 1 trang SGK trang 22 - GV đọc cho HS viết bảng: bế bé.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (17’) a. Nhận biết (4’)

- Cho HS quan sát tranh

? Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu nhận biết dưới tranh.

"Đàn bò gặm cỏ”.

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo. (Đàn bò/ gặm cỏ.)

+ Những tiếng nào chứa âm /o/?

+ Tiếng nào chứa thanh hỏi?

- GV KL: Trong câu trên tiếng /bò/ và tiếng /cỏ/

chứa âm /o/ được in màu đỏ; tiếng /cỏ/ có thanh hỏi. Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm /o/.

- GV ghi bảng. Bài 6: O o ? b. Đọc ( 13’)

*Đọc âm /o/

- Gắn thẻ chữ O và o, giới thiệu: chữ O in hoa và chữ o in thường.

- GV đọc mẫu "o"

- Yêu cầu HS đọc - GV lắng nghe, sửa lỗi.

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

- Yêu cầu HS lấy âm /o/ gắn lên bảng cài, lấy tiếp âm /b/ gắn bên trái cạnh âm /o/ thanh huyền trên đầu âm /o/

+ Ta được tiếng gì?

- GV đưa mô hình tiếng /bò/

- 4 HS đọc trước lớp.

- HS viết bảng con - Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

- Đàn bò đang gặm cỏ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ.

- 2 HS đọc: Cỏ - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS lắng nghe.

- HS thực hành.

(3)

b o bò

+ Phân tích tiếng /bò/

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

- GV giới thiệu dấu hỏi.

- Đưa mô hình tiếng /cỏ/, gọi HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.

c o

cỏ

- Đọc lại âm và tiếng: /o/, /bò/, /cỏ/

Ghép chữ cái tạo tiếng

+ Chúng ta đã học những âm nào?

+ Đã học những dấu thanh nào?

- Yêu cầu HS ghép tiếng có chứa âm /o/ rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

* Đọc từ ngữ:

- GV đưa tranh 1 cho HS q/ sát + Đây là con gì?

- GV giới thiệu về con bò.

- Yêu cầu HS đọc /bò/.

- Đưa tranh 2:

+ Tranh vẽ con gì?

- GV giới thiệu về con cò.

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn /cò/

- Đưa tranh 3:

+ Đây là cái gì?

+ Cỏ dùng để làm gì?

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn /cỏ/

- Yêu cầu HS đọc trơn các từ ngữ trên. "bò, cò, cỏ".

* Đọc lại các tiếng, từ ngữ - Yêu cầu HS đọc lại nội dung 2 3. Hoạt động luyện tập, thực hành

*Tô và viết (8’) Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ /o/, Yêu cầu HS quan sát + Chữ /o/ gồm mấy nét? là những nét nào?

+ Chữ /o/ cao mấy li? Rộng mấy ô li?

- GVKL: Chữ /o/ được viết bởi một nét cong tròn khép kín

- GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết:

+ Ta được tiếng /bò/

+ Tiếng /bò/ có 2 âm. Âm /b/ đứng trước, âm / o/ đứng sau.Dấu huyền trên đầu âm/o/

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - Quan sát

+ Tiếng /cỏ/ có 2 âm. Âm /c/ đứng trước, âm / o/ đứng sau, dấu hỏi trên đầu âm /o/.c-o-co- hỏi-cỏ. (CN- nhóm - lớp).

- Đánh vần, đọc trơn (CN-nhóm - lớp) + Âm /a, b, c,e, ê, o/

+ thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi

- HS thực hành ghép chữ cái tạo tiếng , đọc cho bạn nghe.

VD: /co/, /có/, /cọ/, /cò/

- 3 HS trình bày trước lớp.

- Lớp phân tích, đọc đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn tìm được. Nêu cách ghép tiếng.

-HS đọc

- HS quan sát + Đây là con bò.

- Lắng nghe.

+ HS đọc: /bò/ (CN- nhóm - lớp) + Tranh vẽ con cò.

- Lắng nghe.

+ c-o-co-huyền-cò (CN-lớp) + Đây là bụi cỏ.

+ Cho bò ăn.

+ c-o-co-hỏi-cỏ

- HS nối tiếp nhau đọc (CN - lớp).

- HS nối tiếp nhau đọc (CN - nhóm, lớp).

- HS quan sát.

+ Gồm 1 nét cong tròn khép kín + Cao 2 li, rộng 1,5 li rưỡi.

- Quan sát, lắng nghe.

(4)

- Đặt bút dưới ĐK3, viết nét cong tròn khép kín, dừng bút ở điểm đặt bút. Ta được chữ /o/.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

- GV đưa dấu hỏi, Yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi:

+ Dấu hỏi được viết như thế nào?

- GV viết mẫu.

- Yêu cầu HS viết dấu hỏi - GV nhận xét, uốn nắn.

Viết chữ ghi tiếng /bò/, /cỏ/

- GV đưa tiếng /bò/, yêu cầu HS đánh vần + Tiếng /bò/ gồm mấy âm? Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?

+ Khi viết ta viết chữ ghi âm nào trước,chữ ghi âm nào sau?

- GV viết mẫu chữ /bò/, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút trên ĐK 2, viết chữ /b/, từ điểm dừng bút của chữ /b/, lia bút sang phải dưới ĐK 3, viết chữ /o/.Lia bút lên giữa ĐK 3 viết dấu huyền trên đầu o, ta được chữ /bò/.

- GV viết mẫu chữ /cỏ/:

- GV vừa viết vừa nêu quy trình viết.

- Lưu ý: chữ /o/ phải sát vào điểm dừng bút của chữ /b/.

- Yêu cầu HS viết bảng

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3’) + HS tự tạo các tiếng có chứa o.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng vừa tìm.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới.

* Củng cố - dặn dò (2’):

? Hôm nay cô dạy lớp mình âm và dấu gì mới.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Quan sát, lắng nghe

- HS viết 2-3 lần chữ /o/

- Viết trên nửa dòng li 3.

- HS quan sát - HS viết bảng.

- HS đánh vần (CN, lớp)

+ 2 âm. Âm /b/ đứng trước, âm /o/ đứng sau, dấu huyền trên đầu /o/

+ Ta viết chữ ghi âm /b/ trước,chữ ghi âm /o/

sau.

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con chữ /bò, cỏ/

- Nhận xét chữ viết của bạn.

- HS tạo tiếng - 3 HS đọc - Cả lớp đọc.

- HS trả lời : âm o và dấu hỏi -HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2.Hoạt động luyện tập, thực hành( 26’) a. Viết vở: (10’)

- YC HS mở vở tập viết tập 1, GV nêu yêu cầu bài viết

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút

- Cả lớp hát

- 2 Hs đọc lại toàn bài - Hs nhận xét

- 1 HS nhắc lại: Tô 2 dòng chữ /o/, viết 1 dòng tiếng /bò/, 1 dòng tiếng/cỏ/.

(5)

viết)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

Lưu ý HS: liên kết các nét trong chữ /a/

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

b. Đọc câu: (8’)

- Cho HS quan sát tranh

?Tranh vẽ gì?

+ Chúng đang làm gì

- Yêu cầu HS đọc thầm câu cần luyện đọc.

+ Tìm tiếng có âm /o/ và thanh hỏi.

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn /có, cỏ/

- GV đọc mẫu "Bê có cỏ"

- Yêu cầu HS đọc c. Nói theo tranh:( 8’)

- Yêu cầu HS quan sát tranh. Trả lời câu hỏi:

- Các em nhìn thấy những ai trong các bức tranh thứ nhất và thứ hai?

? Em thử đoán xe, khi mẹ đến đón, bạn HS nói gì với mẹ?

? Khi đi học về, bạn ấy nói gi với ông bà?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên

- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm ( 3’)

? Khi đi học về nhìn thấy ông bà,bố mẹ em làm gì?

? Em chào với thái độ như thế nào?

? Thái độ của ông bà, bố mẹ em như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố - dặn dò (3’)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Bài luyện nói có chủ đề là gì?

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS - Nhắc HS biết chào hỏi người lớn.

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS quan sát tranh . + Tranh vẽ đàn bê + Chúng đang ăn cỏ.

- Đọc thầm câu "Bê có cỏ."

+Tiếng: /có, cỏ/

- HS đánh vần - đọc trơn (CN, lớp) - Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Có mẹ, con, ông, bà.

- Bạn nói “ Con chào mẹ ạ”

- Cháu chào ông, bà cháu đi học về.

- HS thực hiện đóng vai theo nhóm đôi.

- Đại diện một nhóm đóng vai.

- Các nhóm nhận xét.

- Em chào ông bà, bố mẹ.

- Kính trọng và lễ phép.

- Rất vui và hạnh phúc.

- Lắng nghe.

+ âm /o/, dấu hỏi.

+ Chào hỏi.

- 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)

………

………

………

TOÁN

BÀI 4: CÁC SỐ 4, 5, 6 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó, HS nhận biết được

số lượng, hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.

(6)

- Đọc, viết được các số 4, 5, 6.Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.

- HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng….;phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh. HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ.

Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh. Một số chấm tròn, hình vuông; các thẻ số từ 1 đến 6 - HS: Vở, SGK, BDD

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV cho HS quan sát tranh khởi động trang 10 SGK và làm việc nhóm đôi về số lượng các sự vật trong tranh.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS

- GV gọi một vài cặp lên chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét chung

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15’)

2.1. Hình thành các số 4, 5, 6 (8’)

* Quan sát

- GV yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm tròn ở dòng thứ nhất của khung kiến thức.

- Có mấy bông hoa? Mấy chấm tròn?

- Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 4

- Có mấy con vịt? Mấy chấm tròn?

- Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 5

- Có mấy quả táo? Mấy chấm tròn?

- Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 3

* Nhận biết số 4, 5, 6.

- GV yêu cầu HS lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- GV yêu cầu HS lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- GV yêu cầu HS lấy ra 6 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- GV vỗ tay 6 cái yêu cầu HS lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- GV vỗ tay 4 cái yêu cầu HS lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc nhóm đôi: cùng quan sát và chia sẻ trong nhóm :

+ 4 bông hoa + 5 con vịt + 6 quả táo

- Các nhóm lần lượt lên chia sẻ

- HS đếm số con vật và số chấm tròn

- Có 4 bông hoa, 4 chấm tròn - Ta có số 4.

- HS quan sát, nhắc lại - Có 5 con vịt, 5 chấm tròn - Ta có số 5.

- HS quan sát, nhắc lại - Có 5 quả táo, 5 chấm tròn - Ta có số 5.

- HS quan sát, nhắc lại

- HS lấy 4 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4 - HS lấy 5 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5

- HS lấy 6 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6

- HS nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 6

- HS nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số

4

(7)

- GV vỗ tay 5 cái yêu cầu HS lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

2.2. Viết các số 4, 5, 6.(7’)

* Viết số 4

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS viết :

+ Số 4 cao: 4 li ( 5 đường kẻ ngang).

Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2:

thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng.

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới) đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa chiều cao một chút thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống (cắt ngang nét 2) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

* Viết số 5

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang).

Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2:

thẳng đứng và nét 3: cong phải.

+ HD viết: Cách viết số 5

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét 1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

* Viết số 6

- GV viết mẫu kết hợp HDHS viết :

- HS nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 5

- HS theo dõi và quan sát

- Viết theo hướng dẫn

- HS tập viết số 4 vào bảng con - HS theo dõi và quan sát

- Viết theo hướng dẫn

- HS tập viết số 5

- HS theo dõi và quan sát

(8)

+ Số 6 cao 4 li. Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 6 là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trên và cong kín.

+ Cách viết:

Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên (từ phải sang trái), đến đường kẻ 2 thì viết tiếp nét cong kín. Khi chạm vào nét cong thì dừng lại.

- GV cho HS viết bảng con - GV cho HS viết các số 4, 5, 6

* GV đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở HS tránh những lỗi sai đó.

3. Hoạt động thực hành luyện tập (9’) Bài 1: Số? (3’)

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho HS làm việc cá nhân

- GV cho HS làm việc nhóm đôi trao đổi với bạn về số lượng.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm - Nhận xét, tuyên dương

Bài 2. (3’)

- HD HS làm mẫu: Quan sát hình đầu tiên có mấy ô vuông?

+ 3 ô vuông ghi số mấy?

- Cho HS làm phần còn lại qua các thao tác:

+ Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng ô vuông cần lấy cho đúng với yêu cầu của bài.

+ Lấy số ô vuông cho đủ số lượng, đếm kiểm tra lại

+ Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả.

Bài 3: Số ? (3’)

- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho HS làm bài cá nhân

- GV tổ chức cho HS thi đếm 1-6 và 6-1 - GV cùng HS nhận xét tuyên dương 4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’)

- Viết theo hướng dẫn

- HS tập viết số 6 - HS viết cá nhân - HS lắng nghe

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài

- HS đếm số lượng mỗi loại quả có trong bài rồi đọc số tương ứng.

- HS thay nhau chỉ vào từng hình nói + 5 quả cà. Đặt thẻ số 5

+ 4 quả dưa. Đặt thẻ số 4 + 6 củ cà rốt. Đặt thẻ số 6

+ Có 3 ô vuông + Ghi số 3

- HS làm các phần còn lại theo HD

- 2-3 HS nhắc lại yêu cầu

- HS đếm các khối lập phương rồi đọc số tương ứng.

- HS thi đếm từ 1 đến 6 và đếm từ 6

đến 1

(9)

Bài 4: Số? (3’)

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho HS làm việc nhóm đôi

- GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp

- GV cùng HS nhận xét

* Củng cố, dặn dò (3’)

- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì?

-Nhận xét giờ học

- 2-3 HS nhắc lại yêu cầu

- HS quan sát tranh suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng của quyển sách, cái kéo, bút chì, tẩy có trong hình.

- Các nhóm lần lượt lên chia sẻ + Có 4 cái nồi

+ Có 5 cái ly

+ Có 6 quả thanh long + Có 4 cái đĩa

- HS trả lời

- Biết thêm về số 4,5,6 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

………

ĐẠO ĐỨC

BÀI 2: EM GIỮ SẠCH RĂNG MIỆNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được các việc làm để giữ sạch răng miệng+ Biết vì sao phải giữ sạch răng miệng - Tự thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:Tranh ảnh, SGK, bảng phụ - HS:SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gv cho cả lớp nghe bài hát “Anh Tí sún”

? Em khuyên bạn Tí điều gì để không bị sâu răng?

- KL: Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay cô trò mình cùng tìm hiểu

- GV giới thiệu và ghi tên bài

1. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10’)

HĐ 1:Khám phá lợi ích của việc giữ sạch răng miệng (5’)

- GV đưa tranh lên bảng.

- YC HS thảo luận theo cặp đôi - Trình bày

+ Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng?

- HS nghe và hát theo.

+ Khuyên bạn chăm chỉ đánh răng + Không nên ăn kẹo nhiều.

- Lắng nghe

- 2 HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát tranh

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày

(10)

+ Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng?

+ Nếu không giữ sạch răng miệng thì điều gì sẽ xảy ra?

- Gọi các nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét, KL: Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh, nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau.

HĐ 2: Em đánh răng đúng cách (5’) - GV đưa tranh yêu cầu HS quan sát và cho biết:

+ Em đánh răng theo các bước như thế nào?

- GV gợi ý:

1/ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng 2/ Lấy kem đánh răng ra bàn chải 3/ Lấy nước

4/ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trong, ngoài, nhai

5/ Súc miệng bằng nước sạch

6/ Vệ sinh bàn chải đánh răng và cất đúng nơi quy định

KL:Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ.

2. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (8’) HĐ1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh răng miệng (4’)

- GV đưa tranh lên bảng yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 quan sát các bức tranh và chọn bạn đã biết vệ sinh răng miệng

- Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ răng miệng, bạn chưa biết giữ vệ sinh răng miệng

- Nhận xét

- KL: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh răng miệng của các bạn tranh 1,2,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 4.

HĐ 2: Chia sẻ cùng bạn (4’)

- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch răng miệng

- GV nhận xét và điều chỉnh cho HS

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (9’) HĐ 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn (4’) - GV đưa tranh lên bảng và hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất KL: Chúng ta không nên ăn kẹo vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khiến răng của chúng ta bị sâu.

HĐ 2: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hàng ngày (5’)

+ Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày + Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh

+ Nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau.

- Các nhóm nhận xét - HS lắng nghe

- HS quan sát

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và thảo luận theo nhóm 4.

- Những bạn biết giữ răng miệng là:

+Tranh 1: biết giữ răng miệng +Tranh 2: biết giữ răng miệng +Tranh 3: biết giữ răng miệng +Tranh 4: chưa biết giữ vệ sinh - Nhận xét bạn.

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ

(11)

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi về việc làm giữ răng miệng sạch sẽ.

- Gọi các nhóm trả lời.

- KL: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hằng ngày để có nụ cười xinh, hơi thở thơm tho…

* Củng cố - dặn dò (3’)

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài 3 “Em tắm, gội sạch sẽ”

+ Không nên ăn kẹo vào buổi tối + Trước khi đi ngủ phải đánh răng

- HS lắng nghe

-HS thảo luận và trả lời:

+ Đánh răng vào buổi sáng và buổi tối.

+ Không nên ăn kẹo, bánh vào buổi tối

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)

………

………

………

TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 1: GIA ĐÌNH EM (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giới thiệu được các thành viên và biết được tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong đình và công việc nhà của họ.

- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.

- Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh minh họa, bài hát về gia đình - Học sinh: SGK, VBT. Tranh vẽ, ảnh về gia đình III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS trả lời câu hỏi:

? Con đã làm gì để cùng chia sẻ công việc nhà với các thành viên trong gia đình.

- GV nhận xét, tuyên dương - GV giới thiệu và ghi tên bài.

2. HĐ khám phá kiến thức mới (11’)

- HS trả lời.

- Quét nhà, phơi quần áo, lau bàn ghế...

- HS lắng nghe.

(12)

Hoạt động 5. Tìm hiểu công việc nhà của bạn An.

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV cho HS quan sát tranh SGK trang 11 và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi

+ Khi ở nhà, bạn An làm các công việc gì?

+ Bạn An có vui vẻ khi tham gia việc nhà không?

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV mời 1 số cặp lên chia sẻ trước lớp - GV mời HS các nhóm bạn nhận xét - GV nhận xét

3. HĐ luyện tập và vận dụng (12’)

Hoạt động 6. Giới thiệu công việc nhà của em.

Bước 1. Làm việc theo cặp

- GV hướng dẫn HS làm việc tìm hiểu các nội dung về công việc nhà của mỗi thành viên.

- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:

+ Ở nhà, bạn có thể làm những công việc gì?

+ Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc nhà.

- GV đi quan sát, hỗ trợ các nhóm Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV mời 1 số cặp lên chia sẻ trước lớp - GV mời HS các nhóm bạn nhận xét

- GV nhận xét và đưa ra thôi thông điệp: Chúng ta hãy làm việc nhà mỗi ngày nhé.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’)

- Em nào có thể chia sẻ cho các bạn cách quét nhà như nào cho sạch?

- GV nhận xét, tuyên dương

Qua bài học hôm nay, con hãy tiếp tục làm những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi của mình để giúp đỡ bố mẹ và chia sẻ lại với cô cùng các bạn vào tiết học sau.

* Củng cố - dặn dò (2’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà cùng người thân làm công việc nhà.

- HS quan sát

- HS thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi

+ Khi ở nhà, bạn An làm các việc như: lau bàn, tưới cây, gấp quần áo, chơi với em, đưa nước cho bà.

+ Nhìn nét mặt cho thấy bạn An rất vui vẻ khi tham gia việc nhà.

- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp - Các nhóm khác nhận xét

- HS thảo luận, chia sẻ theo hình thức 1 HS hỏi một học sinh trả lời.

- HS trả lời theo công việc đã làm hàng ngày.

- Quét nhà,lau bàn ghế, bóp lưng cho ông bà...

- Cảm thấy rất vui vẻ.

- Đại diện 1 số cặp lên trình bày trước lớp - Các nhóm nhận xét.

- Quét lần lượt từng chỗ và đưa tay nhẹ nhàng...

- Lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)

(13)

………

………

………

NS: 6/9/2021 NG:14/9/2021

Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 7: Ô ô . ( Tiết 1+ 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và đọc đúng âm ở, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm ở và thanh nặng;hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.Viết đúng chữ ô và dấu nặng: viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ổ và dấu nặng.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm ó và thanh nặng có trong bải học.Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm xe cộ (tranh vẽ xe đạp, xe máy, ô tô).

Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật bố Hà và Hà, suy đoán nội dung tranh minh hoạ về phương tiện giao thông.

- Cảm nhận được tỉnh cảm, mối quan hệ với mọi người trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: tranh ảnh trong SGK,SGV

- Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 2,4 trang SGK trang 24,25.

- GV đọc cho HS viết bảng: bò, cỏ - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (17’) a. Nhận biết (4’)

- Cho HS quan sát tranh

? Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu nhận biết dưới tranh.

"Bố và Hà đi bộ trên hè phố”.

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo. (Bố và Hà đi bộ/ trên hè phố.)

+ Những tiếng nào chứa âm /ô/?

+ Tiếng nào chứa thanh nặng?

- GV KL: Trong câu trên tiếng /Bố, bộ, phố/ chứa âm /ô/ được in màu đỏ; tiếng /bộ/ có thanh nặng.

Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm /ô/.

- GV ghi bảng. Bài 6: Ô ô . b. Đọc ( 13’)

*Đọc âm /ô/

- Gắn thẻ chữ Ô và ô, giới thiệu: chữ Ô in hoa và chữ ô in thường.

- GV đọc mẫu "ô"

- Yêu cầu HS đọc - GV lắng nghe, sửa lỗi.

- 4 HS đọc trước lớp.

- HS viết bảng con - Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

- Bạn nhỏ và bố bạn nhỏ đang đi dạo phố.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: Bố, bộ, phố.

- 2 HS đọc: Bộ - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS lắng nghe.

(14)

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

- Yêu cầu HS lấy âm /ô/ gắn lên bảng cài, lấy tiếp âm /b/ gắn bên trái cạnh âm /ô/ thanh sắc trên đầu âm /ô/

+ Ta được tiếng gì?

- GV đưa mô hình tiếng /bố/

b ô

bố

+ Phân tích tiếng /bố/

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

- GV giới thiệu dấu chấm.

- YCHS ghép tiếng /bộ/

- Để được tiếng /bộ/ ta làm thế nào?

- Đưa mô hình tiếng /bộ/ YCHS phân tích, đánh vần, đọc trơn.

b ô

bộ

- Đọc trơn /bố/ , /bộ/

Đọc lại âm và tiếng: /ô/, /bố/, /bộ/

Ghép chữ cái tạo tiếng

+ Chúng ta đã học những âm nào?

+ Đã học những dấu thanh nào?

- Yêu cầu HS ghép tiếng có chứa âm /ô/ rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

* Đọc từ ngữ:

- GV đưa tranh 1 cho HS q/ sát + Tranh vẽ gì?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng bố, đọc trơn từ bố.

- Đưa tranh 2:

+ Tranh vẽ gì?

- GV đưa từ cô bé. Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

- Đưa tranh 3:

+ Tranh vẽ gì?

- GV đưa từ cổ cò. Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn .

- Yêu cầu HS đọc trơn các từ ngữ trên. "bố, cô bé, cổ cò".

* Đọc lại các tiếng, từ ngữ - Yêu cầu HS đọc lại nội dung 2

- HS thực hành.

+ Ta được tiếng /bố/

+ Tiếng /bố/ có 2 âm. Âm /b/ đứng trước, âm /ô/ đứng sau.Dấu sắc trên đầu âm/ô/

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - Quan sát

- HS thực hành

- Thay dấu sắc bằng dấu nặng

+ HS phân tích, đánh vần, đọc trơn ( CN- nhóm-lớp)

- Đánh vần, đọc trơn (CN-nhóm - lớp)

+ Âm /a, b, c,e, ê, o,ô/

+ thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng.

- HS thực hành ghép chữ cái tạo tiếng , đọc cho bạn nghe.

VD: /cô/, /cổ/, /bộ/, /bổ/….

- 3 HS trình bày trước lớp.

- Lớp phân tích, đọc đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn tìm được. Nêu cách ghép tiếng.

-HS đọc

- HS quan sát

+ Bố đang dạy bé tập đi.

+ HS đọc: /bố/ (CN- nhóm - lớp)

+ Tranh vẽ cô bé

+ HS đánh vần, đọc trơn.

+ Vẽ cổ con cò

+ HS đánh vần, đọc trơn.

- HS nối tiếp nhau đọc (CN - lớp).

- HS nối tiếp nhau đọc (CN - nhóm, lớp).

- HS quan sát.

(15)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (8’)

*Tô và viết (8’) Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ /ô/, Yêu cầu HS quan sát + Chữ /ô/ gồm mấy nét? là những nét nào?

+ Chữ /ô/ cao mấy li? Rộng mấy ô li?

- GVKL: Chữ /ô/ được viết bởi một nét cong tròn khép kín

- GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết:

- Đặt bút dưới ĐK3, viết nét cong tròn khép kín, dừng bút ở điểm đặt bút.Lia bút lên giữa DK3 viết dấu mũ. Ta được chữ /ô/.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

- GV đưa dấu chấm, Yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi:

+ Dấu chấm được viết như thế nào?

- GV viết mẫu.

- Yêu cầu HS viết dấu chấm - GV nhận xét, uốn nắn.

Viết chữ ghi từ cổ cò

- GV đưa từ cổ cò, yêu cầu HS đánh vần + Từ cổ cò gồm mấy tiếng? Tiếng nào đứng trước, tiếng nào đứng sau?

- GV viết mẫu từ /cổ cò/, vừa viết vừa mô tả quy trình viết:Từ điểm đặt bút dưới ĐK3, viết chữ c nối với chữ ô, lia bút viết dấu hỏi trên đầu ô, cách 1 ô li rưỡi ta viết chữ ghi tiếng cò.

- Yêu cầu HS viết bảng

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3’) + HS tự tạo các tiếng có chứa ô.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng vừa tìm.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới.

* Củng cố - dặn dò (2’):

? Hôm nay cô dạy lớp mình âm và dấu gì mới.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

+ Gồm 1 nét cong tròn khép kín + Cao 2 li, rộng 1,5 li rưỡi.

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe

- HS viết 2-3 lần chữ /ô/

- Viết dưới nửa dòng li 1.

- HS quan sát - HS viết bảng.

- HS đánh vần (CN, lớp)

+ 2 tiếng. Tiếng cổ đứng trước, tiếng cò đứng sau.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con từ cổ cò.

- Nhận xét chữ viết của bạn.

- HS tạo tiếng - 3 HS đọc - Cả lớp đọc.

- HS trả lời : âm ô và dấu nặng.

-HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2.Hoạt động luyện tập, thực hành (26’) a. Viết vở: (10’)

- YC HS mở vở tập viết tập 1, GV nêu yêu cầu bài viết

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV

- Cả lớp hát

- 2 Hs đọc lại toàn bài - Hs nhận xét

- 1 HS nhắc lại: Viết 2 dòng chữ /ô/, viết 4 dòng từ cổ cò.

- HS viết bài

(16)

quan sát, uốn nắn.

Lưu ý HS: liên kết các nét trong chữ /a/

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

b. Đọc câu: (8’)

- Cho HS quan sát tranh - Tranh vẽ gì?

? Khi nhìn thấy bố bê bề cá bạn nhỏ như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc thầm câu cần luyện đọc.

+ Tìm tiếng có âm /ô/

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn /bố/

- GV đọc mẫu "Bố bê bể cá"

- Yêu cầu HS đọc c. Nói theo tranh:( 8’)

- Yêu cầu HS quan sát tranh. Trả lời câu hỏi

? Em thấy gì trong tranh.

? Chúng dùng để làm gì?

? 3 loại phương tiện trên có điểm gì giống và khác nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi nói thêm về phương tiện giao thông

- Gọi các nhóm thể hiện.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm ( 3’)

? Kể tên những phương tiện giao thông khác mà em biết?

? Em thích đi lại bằng phương tiện giao thông nào nhất?

? Em cần chú ý gì khi tham gia các phương tiện giao thông.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố - dặn dò (3’)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Bài luyện nói có chủ đề là gì?

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS - Nhắc HS thực hiện tốt khi tham gia giao thông.

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS quan sát tranh . - Bố đang bê bể cá - Bạn nhỏ rất vui.

- Đọc thầm câu "Bố bê bể cá."

+Tiếng: /bố/

- HS đánh vần - đọc trơn (CN, lớp) - Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- HS quan sát và trả lời

+ Tranh vẽ xe ô tô, xe đạp, xe máy.

+ Chúng dùng để làm phương tiện đi lại.

- Giống nhau: đều dùng làm phương tiện đi lại.

- Khác nhau: xe đạp dùng sức người để xe di chuyển. Xe máy và ô tô dùng xăng để di chuyển.

- HS thảo luận nhóm đôi nói về phương tiện giao thông.

- Các nhóm thể hiện trước lớp.

- Các nhóm nhận xét.

- HS kể: Máy bay, tàu hỏa, thuyền…

- HS trả lời.

- Đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn…

- Lắng nghe.

+ âm /ô/, dấu nặng.

+ Xe cộ - 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)

………

………

……….

TIẾNG VIỆT

BÀI 8: D d Đ đ ( Tiết 1+ 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(17)

- Nhận biết và đọc đúng các âm d, đ; đọc dùng các tiếng, từ ngữ, câu có d, đ; hiểu vàtrả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.Viết đúng các chữ d, đ (kiểu chữ thường); viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa d, đ,

- Phát triển vốn từ dựa trên những tử ngữ chứa các âm d, đ có trong bài học. Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi; nói theo chủ điểm chào hỏi. Phát triển kỹ năng nhận biết nhân vật khách đến nhà chơi hoặc bạn của bố mẹ và suy đoán nội dung tranh minh hoạ, biết nói lời chào khi gặp người quen của bố mẹ và gia đình.

- Cảm nhận được tinh cảm, mối quan hệ với mọi người trong xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: tranh ảnh trong SGK,SGV

- Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 2,4 trang SGK trang 26,27.

- GV đọc cho HS viết bảng: cổ cò - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (17’) a. Nhận biết (4’)

- Cho HS quan sát tranh

? Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu nhận biết dưới tranh.

"Dưới gốc đa, các bạn chơi dung dăng dung dẻ”.

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo. (Dưới gốc đa,/ các bạn chơi/dung dăng dung dẻ.) + Những tiếng nào chứa âm /d/?

+ Tiếng nào chứa âm /đ/?

- GV KL: Trong câu trên tiếng /Dưới, dung, dăng, dẻ/ chứa âm /d/ ; tiếng / đa/ chứa âm /đ/

được in màu đỏ; . Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm /d/,/đ/.

- GV ghi bảng. Bài 7: D d Đ đ b. Đọc ( 13’)

*Đọc âm /d/

- Gắn thẻ chữ D và d, giới thiệu: chữ D in hoa và chữ d in thường.

- GV đọc mẫu "d"

- Yêu cầu HS đọc - GV lắng nghe, sửa lỗi.

* Đọc âm /đ/

- Gắn thẻ chữ Đ và đ, giới thiệu: chữ Đ in hoa và chữ đ in thường.

- GV đọc mẫu "đ"

- Yêu cầu HS đọc - GV lắng nghe, sửa lỗi.

* Đọc tiếng

- 4 HS đọc trước lớp.

- HS viết bảng con - Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

- Các bạn nhỏ đang chơi dung dăng dưới gốc cây đa

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: Dưới, dung, dăng,dẻ.

- 1HS chỉ: Đa - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS lắng nghe.

(18)

Đọc tiếng mẫu:

- Yêu cầu HS lấy âm /d/ gắn lên bảng cài, lấy tiếp âm /e/ gắn bên phải cạnh âm /d/ thanh hỏi trên đầu âm /e/

? Ta được tiếng gì?

- GV đưa mô hình tiếng /dẻ/

d e

dẻ

? Phân tích tiếng /dẻ/

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

- Yêu cầu HS lấy âm /đ/ gắn lên bảng cài, lấy tiếp âm /a/ gắn bên phải cạnh âm /đ/

? Ta được tiếng gì?

- Đưa mô hình tiếng /đa/ YCHS phân tích, đánh vần, đọc trơn.

đ a

đa

- Đọc trơn /dẻ/ , /đa/

Đọc lại âm và tiếng: /d/, /đ/,/dẻ/, /đa/

Ghép chữ cái tạo tiếng

+ Chúng ta đã học những âm nào?

+ Đã học những dấu thanh nào?

- Yêu cầu HS ghép tiếng có chứa âm /d/ ,/đ/rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

* Đọc từ ngữ:

- GV đưa tranh 1 cho HS q/ sát + Tranh vẽ gì?

- Nhận xét HS

- GV đưa từ /đá dế/.YC HS phân tích và đánh vần, đọc trơn từ /đá dế/.

- Đưa tranh 2:

+ Tranh vẽ gì?

- Nhận xét HS

- GV đưa từ /đa đa/ và giải nghĩa từ: đa đa còn gọi là gà gô là loài chim thuộc họ Trĩ.

- YCHS đánh vần, đọc trơn - Đưa tranh 3:

+ Tranh vẽ gì?

- GV đưa từ ô đỏ. Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn .

- Yêu cầu HS đọc trơn các từ ngữ trên. "đá dế,

- HS thực hành.

- Ta được tiếng /dẻ/

- Tiếng /dẻ/ có 2 âm. Âm /d/ đứng trước, âm /e/

đứng sau.Dấu hỏi trên đầu âm/e/

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS thực hành

- Ta được tiếng /đa/

+ HS phân tích, đánh vần, đọc trơn ( CN-nhóm- lớp)

- Đánh vần, đọc trơn (CN-nhóm - lớp) - HS đọc (CN - nhóm - lớp)

+ Âm /a, b, c,e, ê, o,ô,d,đ/

+ thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng.

- HS thực hành ghép chữ cái tạo tiếng , đọc cho bạn nghe.

VD: /da/, /de/, /đổ/, /đá/….

- 3 HS trình bày trước lớp.

- Lớp phân tích, đọc đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn tìm được. Nêu cách ghép tiếng.

-HS đọc

- HS quan sát

+ Tranh vẽ 2 con dế đá nhau.

+ HS đọc: /đá dế/ (CN- nhóm - lớp)

+ Tranh vẽ con đa đa - HS lắng nghe.

+ HS đánh vần, đọc trơn.

+ Vẽ cái ô màu đỏ + HS đánh vần, đọc trơn.

(19)

đa đa, ô đỏ".

* Đọc lại các tiếng, từ ngữ - Yêu cầu HS đọc lại nội dung 2 3. Hoạt động luyện tập, thực hành

*Tô và viết (8’) Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ /d/, Yêu cầu HS quan sát + Chữ /d/ gồm mấy nét? là những nét nào?

+ Chữ /ô/ cao mấy li? Rộng mấy ô li?

- GVKL: Chữ /d/ được viết bởi một nét cong kín và nét móc ngược.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết:

- Đặt bút dưới ĐK3, viết nét cong tròn khép kín, rê bút lên ĐK 5 viết nét móc ngược, dừng bút ở ĐK 2. Ta được chữ /d/.

- GV cho HS quan sát chữ /đ/

? Chữ /d/ và chữ /đ/ giống và khác nhau ở diểm nào?

- GV viết mẫu tương tự chữ /d/.

- Yêu cầu HS viết bảng con chữ /d/, /đ/

- GV nhận xét, uốn nắn.

Viết chữ ghi từ đá dế

- GV đưa từ /đá dế/, yêu cầu HS đánh vần + Từ /đá dế/ gồm mấy tiếng? Tiếng nào đứng trước, tiếng nào đứng sau?

- GV viết mẫu từ /đá dế/, vừa viết vừa mô tả quy trình viết:Từ điểm đặt bút dưới ĐK3, viết chữ d nối với chữ a, lia bút viết dấu sắc trên đầu a, cách 1 ô li rưỡi ta viết chữ ghi tiếng dế:

từ điểm đặt bút dưới DK 3 viết chữ d cao 4 ô li nối với chữ ê cao 2 ô li.

- Yêu cầu HS viết bảng

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3’) + HS tự tạo các tiếng có chứa /d/, /đ/.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng vừa tìm.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới.

* Củng cố - dặn dò (2’):

? Hôm nay cô dạy lớp mình âm gì mới.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- HS nối tiếp nhau đọc (CN - lớp).

- HS nối tiếp nhau đọc (CN - nhóm, lớp).

- HS quan sát.

+ Gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược.

+ Cao 4 li, rộng 2,5 ô li.

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe

- Giống: đều cao 4 ô li, rộng 2,5 li rưỡi, đều có nét cong kín và móc ngược.

- Khác: chữ đ có thêm nét ngang.

- HS quan sát - HS viết bảng.

- HS đánh vần (CN, lớp)

+ 2 tiếng. Tiếng đá đứng trước, tiếng dế đứng sau.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con từ đá dế.

- Nhận xét chữ viết của bạn.

- HS tạo tiếng - 3 HS đọc - Cả lớp đọc.

- HS trả lời : âm /d/, /đ/.

-HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

(20)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2.Hoạt động luyện tập, thực hành (26’) a. Viết vở: (10’)

- YC HS mở vở tập viết tập 1, GV nêu yêu cầu bài viết

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

Lưu ý HS: liên kết các nét trong chữ /a/

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

b. Đọc câu: (8’)

- Cho HS quan sát tranh - Tranh vẽ gì?

? Tay bạn đang cầm cái gì?

? Lưng bạn đang đeo gì?

? Bạn đang đi đâu?

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS đọc thầm câu cần luyện đọc.

+ Tìm tiếng có âm /đ/

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn /đỏ/

- GV đọc mẫu "Bé có ô đỏ"

- Yêu cầu HS đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Nói theo tranh:( 8’)

- Yêu cầu HS quan sát tranh. Trả lời câu hỏi

? Em thấy gì trong tranh.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS thảo luận nhóm bốn đóng vai thể hiện tình huống trong tranh.

- Gọi các nhóm thể hiện.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm ( 3’)

? Khi khách đến chơi nhà con thường làm gì?

? Khi con đến nhà khác chơi thì con làm gì?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GVKL: Cần phải biết chào hỏi với thái độ lễ phép khi khách đến chơi nhà và khi đến nhà khác chơi.

* Củng cố - dặn dò (3’)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Bài luyện nói có chủ đề là gì?

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS - Nhắc HS biết nói lời chào hỏi.

- Cả lớp hát

- 2 Hs đọc lại toàn bài - Hs nhận xét

- 1 HS nhắc lại: Viết 2 dòng chữ /d/, 2 dòng chữ /đ/, viết 2 dòng từ đá dế.

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS quan sát tranh . - Tranh vẽ bạn nhỏ.

- Tay bạn cầm ô.

- Lưng bạn đang đeo cặp.

- Bạn đang đi học.

- Lắng nghe

- Đọc thầm câu "Bé có ô đỏ."

+Tiếng: /đỏ/

- HS đánh vần - đọc trơn (CN, lớp) - Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- HS quan sát và trả lời

+ Tranh 1: Ông đến nhà chơi bé khoanh tay chào.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ chào chủ nhà khi đến chơi.

- HS thực hiện đóng vai theo nhóm đôi.

- Các nhóm thể hiện trước lớp.

- Các nhóm nhận xét.

- Khi khách đến chơi nhà em chào hỏi và mời khách vào nhà uống nước.

- Chào hỏi chủ nhà.

- HS lắng nghe

+ âm /d/,/đ/

+ Chào hỏi - 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

(21)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)

………

………

………

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

BÀI 2: NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRONG GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được những việc nên và không nên làm trong giờ học, giờ chơi.

- HS có kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi. Bước đầu rèn kĩ năng thuyết phục bạn từ bỏ ý định thực hiện những việc không nên làm trong giờ học, giờ chơi.

- Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường về những điều nên làm trong giờ học, giờ chơi.Hình thành phẩm chất trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bài thơ: Chuyện ở lớp - Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV đọc cho HS nghe bài thơ: Chuyện ở lớp”

? Các bạn trong bài thơ đã làm những điều gì không nên làm trong lớp?

- GV nhận xét, khen ngợi HS - GV dẫn dắt HS vào bài

2. HĐ hình thành kiến thức mới (11’)

Hoạt động 1: Chỉ ra những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi.

- GV YC HS xem lần lượt tranh 1,2,3,4/SGK:

+ Tranh vẽ gì?

- YCHS thảo luận nhóm đôi : việc nên làm trong giờ học và việc nên làm trong giờ chơi.

- Đại diện HS xung phong trả lời.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Tuyên dương nhóm HS có câu trả lời đúng.

- GV chốt lại:

+ Tranh 1 và 3 là những việc nên làm trong giờ học (tích cực xung phong phát biểu và tích cực trao đổi khi làm việc nhóm).

- HS lắng nghe.

+ Bạn Hoa không học bài.

+ Bạn Hùng cứ trêu con.

+ Bạn Mai tay đầy mực, còn bôi bẩn ra bàn.

- Lắng nghe.

- HS quan sát tranh

+ Tranh 1: Các bạn giơ tay phát biểu trong giờ học

+ Tranh 2: Các bạn nói chuyện trong giờ ra chơi.

+ Tranh 3: Các bạn đang học nhóm

+ Tranh 4: Các bạn chơi nhảy dây trong giờ ra chơi.

- HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút.

- Đại diện các nhóm trả lời

+ Tranh 1 và 3: việc nên làm trong giờ học.

+ Tranh 2 và 4: việc nên làm trong giờ chơi.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

(22)

+ Tranh 2 và 4 là những việc nên làm trong giờ chơi.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (12’)

Hoạt động 2: Chia sẻ những việc em đã làm trong giờ học, giờ chơi.

- HS suy nghĩ để kể thêm những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi mà em biết.

- GV kẻ bảng theo mẫu sau:

TT Những việc nên làm trong

giờ học

Những việc nên làm trong

giờ chơi 1

2

- Lần lượt HS đứng lên kể.

- GV ghi ý kiến đúng của HS vào các cột tương ứng trên bảng.

- Gọi Hs nhận xét.

- Khen ngợi, tuyên dương HS; tổng hợp, phân tích, bổ sung và chốt:

T T

Những việc nên làm trong giờ

học.

Những việc nên làm trong giờ

chơi.

1 Trật tự Sử dụng thời gian chơi hữu ích.

2 Tập trung lắng nghe thầy/ cô giảng bài.

Chơi hòa đồng, không phân biệt.

3 Lắng nghe ý kiến bạn phát biểu.

Chơi các trò chơi lành mạnh.

4 Thực hiện yêu cầu của thầy/

cô.

Chơi những trò chơi an toàn.

5 Tích cực tham gia các hoạt động.

Chơi ở những nơi an toàn như:

sân trường, hành lang,…

6 Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Giao tiếp lịch sự.

7 Ngồi học đúng tư thế.

Giữ vệ sinh chung, vứt rác đúng quy định.

- HS lắng nghe và thực hiện.

+ Trật tự

+ Giơ tay phát biểu + Tích cực học tập + Chơi hòa đồng với bạn + Chơi các trò chơi an toàn…..

- HS nhận xét

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS trả lời.

(23)

8 Vào lớp đúng giờ.

? Trong các việc trên việc nào con đã làm được, việc nào chưa làm được.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm ( 5’)

? Em hãy chia sẻ với bạn những việc em đã làm trong giờ học.

? Em hãy chia sẻ với các bạn những việc em đã làm trong giờ chơi?

*Củng cố, dặn dò (2’)

-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS

-Dặn dò chuẩn bị bài sau: Nói lời hay, làm việc tốt.

- HS chia sẻ; Biết thêm được những việc nên làm trong giờ học,những việc nên làm trong giờ chơi.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)

………

………

………

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 2. NGÔI NHÀ CỦA EM ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nói được địa chỉ nhà ở của mình.

- Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nhà ở và đồ dùng trong gia đình.

- Tham gia việc phù hợp để giữ nhà cửa ngăn nắp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh minh họa, bài hát về ngôi nhà

- Học sinh: SGK, VBT. Tranh, ảnh đồ dùng trong gia đình III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Giới thiệu nhà của em

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

GV cho HS nghe và hát theo lời bài hát “ Nhà của tôi”

- YC HS nói cho nhau nghe về địa chỉ nhà của mình.

- Giới thiệu bài

Như lời bài hát, trong lớp chúng ta ai cũng có một ngôi nhà rất gần gũi, yêu thương. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà ở và xung quanh nhà ở, cùng chia sẻ về ngôi nhà của mình và cần phải làm gì để giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12’):

Hoạt động 1. Tìm hiểu 1 số dạng nhà ở.

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV cho HS quan sát 5 bức tranh ở trang 12, 13 (SGK).

- YCHS quan sát và trả lời các câu hỏi:

+ Nói 1 số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung

- HS nghe và hát theo - HS chia sẻ theo nhóm đôi.

- Lắng nghe

- HS quan sát.

- HS làm việc trao đổi chia sẻ với nhau.

(24)

quanh nhà ở trong từng hình.

+ Nhà bạn gần giống nhà nào trong các hình này.

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.

- GV cùng HS nhận xét

- GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng(12’)

Hoạt động 2. Giới thiệu về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- Y/C các thành viên trong cặp giới thiệu cho nhau nghe về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở của mình.

- GV HD các nhóm làm việc: 1 bạn hỏi một bạn trả lời về gia đình qua các câu hỏi:

+ Nhà bạn là nhà một tầng hay nhiều tầng hay căn hộ trong khu tập thể, chung cư...

+ Xung quanh nhà bạn có những gì?

Bước 2: Làm việc cá nhân.

- GV yêu cầu học sinh vẽ ngôi nhà của mình.

- GV theo dõi giúp đỡ học sinh.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc ở bước 1, 2.

- GV kết hợp với HS nhận xét phần giới thiệu 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (4’)

Vừa rồi các em đã biết giới thiệu về ngôi nhà của mình.

? Muốn ngôi nhà luôn sạch sẽ, gọn gàng ta phải làm gì?

Về nhà các con hãy thực hiện để hôm sau chia sẻ cho cô và các bạn.

* Củng cố - dặn dò (2’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết 2.

H1: Nhà 1 tầng, có vườn, có bếp riêng H2: Nhà 2,3 tầng liền kề

H3: Nhà nổi, xung quanh là nước.

H4. Nhà sàn H5: Nhà chung cư

- Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả trước lớp.

- HS nhận xét nhóm bạn.

- HS giới thiệu với bạn về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở của mình.

- Theo dõi hướng dẫn.

+ HS thay nhau hỏi và trả lời

- HS vẽ và tô màu ngôi nhà của mình vào VBT

- 1 số HS lên trình bày trước lớp:

+ Dán tranh vẽ ngôi nhà của mình lên bảng.

+ 1 số học sinh giới thiệu trước lớp về nhà ở và cảnh vật xung quanh nhà ở của mình kết hợp chỉ tranh vẽ.

- Nhận xét về phần giới thiệu của các bạn.

- Thường xuyên quét dọn, lau chùi.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY( Nếu có):

………

………

………

NS: 6/9/2021 NG:15/9/2021

Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2021

TIẾNG VIỆT

(25)

BÀI 9: Ơ ơ ~ ( Tiết 1+ 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và đọc đúng âm ơ thanh ngã; đọc đúng các tiếng, từ ngũ, câu có âm ơ,thanh ngã; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

Viết đúng chữ ơ và dấu ngã (kiểu chữ thường); viết đúng các tiếng, từ ngữ cỡ chữ, dấu ngã.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm ơ và thanh ngã có trong bài học.

Phát triển vốn từ về phương tiện giao thông.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ về Tàu dỡ hàng ở cảng; Bố đỡ bé; Phương tiện giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: tranh ảnh trong SGK,SGV

- Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 2,4 trang SGK trang 28,29.

- GV đọc cho HS viết bảng: đá dế - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (17’)

a. Nhận biết (4’)

- Cho HS quan sát tranh

? Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu nhận biết dưới tranh. "Tàu dỡ hàng ở cảng”.

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo. (Tàu dỡ hàng/ ở cảng.)

+ Những tiếng nào chứa âm /ơ/?

+ Tiếng nào chứa thanh ngã?

- GV KL: Trong câu trên tiếng /dỡ, ở/ chứa âm /ơ/, tiếng /dỡ/ có thanh ngã. được in màu đỏ. Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm /ơ/.

- GV ghi bảng. Bài 9: Ơ ơ . b. Đọc ( 13’)

*Đọc âm /ơ/

- Gắn thẻ chữ Ơ và ơ, giới thiệu: chữ Ơ in hoa và chữ ơ in thường.

- GV đọc mẫu "ơ"

- Yêu cầu HS đọc - GV lắng nghe, sửa lỗi.

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

- Yêu cầu HS lấy âm /ơ/ gắn lên bảng cài, lấy tiếp âm /b/ gắn bên trái cạnh âm /ơ/ thanh huyền trên đầu âm /ơ/

+ Ta được tiếng gì?

- GV đưa mô hình tiếng /bờ/

- 4 HS đọc trước lớp.

- HS viết bảng con - Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

- Tàu chở hàng, máy cẩu đang cẩu hàng xuống.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: dỡ, ở.

- 2 HS đọc: dỡ - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS lắng nghe.

- HS thực hành.

+ Ta được tiếng /bờ/

(26)

b ơ bờ

+ Phân tích tiếng /bờ/

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

- GV giới thiệu dấu ngã.

- YCHS ghép tiếng /dỡ/

- Để được tiếng /dỡ/ ta làm thế nào?

- Đưa mô hình tiếng /dỡ/ YCHS phân tích, đánh vần, đọc trơn.

d ơ

dỡ

- Đọc trơn /bờ/ , /dỡ/

Đọc lại âm và tiếng: /ơ/, /bờ/, /dỡ/

Ghép chữ cái tạo tiếng

+ Chúng ta đã học những âm nào?

+ Đã học những dấu thanh nào?

- Yêu cầu HS ghép tiếng có chứa âm /ô/ rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

* Đọc từ ngữ:

- GV đưa tranh 1 cho HS q/ sát + Tranh vẽ gì?

- GV nhận xét

- GV đưa từ bờ đê. YC HS phân tích và đánh vần và đọc trơn từ bờ đê.

- Đưa tranh 2:

+ Tranh vẽ gì?

- GV nhận xét

- GV đưa từ cá cờ. Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

- Đưa tranh 3:

+ Tran

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua việc luyện tập chung các kiến thức nêu trên, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao

- Thông qua việc luyện tập chung các kiến thức nêu trên, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao

Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán

- Phát triển năng lực: Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực

Phát triển nguồn vốn con người có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đang ngày càng chú trọng

Để triển khai và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục để nghiên cứu các bài báo, công trình khoa