• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
122
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG MINH QUANG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM

- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG MINH QUANG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM

- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI VĂN XUÂN

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ

TrươngMinh Quang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trìnhđào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Đại học Kinh tế Huế, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự động viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Ban lãnhđạo Đại học Kinh tế Huế, các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học.

Đặc biệt tôi vô cùng trân trọng biết ơn PGS.TS Mai Văn Xuân, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúpđỡ tôi để hoàn thành luận văn này.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu hoàn thành luận văn, nhưng chắc chắn không thể tránhkhỏi những khiếm khuyết, kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc thông cảm.

Xin trân trọng cảm ơn!

Quảng Bình, ngày tháng1006năm 20178 Tác giả luận văn

Trương Minh Quang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên:TRƯƠNGMINH QUANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2015-2017 Giáo viên hướng dẫn:PGS.TS. MAI VĂN XUÂN

Tên đề tài:

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI

NHÁNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng (NH) đầu tư cho các DNNVV còn rất hạn chế vì các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và có hiệu quả. Bên cạnh đó,hầu hết các ngân hàng thương mại hiện mới chỉ quan tâm đến việc mởrộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà ít chú ý tới việc nâng cao chất lượng tín dụng với đối tượng khách hàng này. Đặc biệt chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại bịgiảm sút nghiêm trọng trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp nhỏvà vừa đã gặp rất nhiều khó khăn khi ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệvà tín dụng.Do đó, vấn đề đặt ra là, làm thế nào đểnâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa là một yêu cầu bức xúc, là một định hướng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của tín dụng đối với DNNVV, trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng quy mô cho vay đối với các DNNVV về cả số lượng và chất lượng. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài:“Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình”làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp:

-Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Thống kê, tổng hợp, chọn mẫu, so sánh, phân tích, đánh giá

Đồng thời tiến hành thu thập và xử lý số liệu sơ cấp qua điều tra- phỏng vấn khách hàng nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đốivới dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn:

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giác đã tiến hành đánh giá thực trạng dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Viecombank Quảng Bình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM TMCP CHXHCN NHTW CNH -HĐH VAT XNK TCTD DN CBNV QLTD PGD NHNN TNHH

Ngân hàngthương mại Thương mại cổ phần Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ngân hàng trung ương

Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa Thuế giá trị gia tăng

Xuất nhập khẩu Tổ chức tín dụng Doanh nghiệp Cán bộ nhân viên Quản lý tín dụng Phòng giao dịch Ngân hàng Nhà Nước Trách nhiệmhữu hạn

SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC CÁC BẢNG... ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ...x

LỜI NÓI ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...2

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...3

6. Phương pháp nghiên cứu...4

7. Kết cấu luận văn...4

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỬA...5

1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ...5

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa...5

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại ...5

1.1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏvà vừa ...7

1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sựphát triển kinh tế...9

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...11

1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại...11

1.2.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại ...12

1.2.2.1. Chức năng trung gian tín dụng...12

1.2.2.2. Chức năng trung gian thanh toán...12

1.2.2.3. Chức năng tạo tiền ...13

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.2.3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tếthị trường...13

1.3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA. ...14

1.3.1. Dịch vụtín dụng ngân hàng đối với DNNVV. ...14

1.3.1.1. Khái niệm dịch vụtín dụng ngân hàng. ...14

1.3.1.2. Đặc điểm và rủi ro tín dụng đối với DNNVV...14

1.3.1.3. Quy trình cho vay...16

1.3.2. Nội dung phát triển dịch vụtín dụng đối với DNNVV ...17

1.3.2.1. Mởrộng dịch vụtín dụng của các NHTM đối với DNNVV. ...17

1.3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụtín dụng đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa của Ngân hàng thương mại ...19

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụtín dụng của Ngân hàng thương mại đối với DNNVV. ...24

1.3.3.1. Nhóm nhân tốchủquan ...24

1.3.3.2. Nhóm nhân tốkhách quan...27

1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀPHÁT TRIỂN DỊCH VỤTÍN DỤNG DNNVV CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...30

1.4.1. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam ...30

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi Nhánh Quảng Bình...31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM–CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH...34

2.1. KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM– CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH. ...34

2.1.1. Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình...34

2.1.2. Cơ cấu tổchức và nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình. ...35

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam–Chi nhánh Quảng Bình. ...37

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM–CN QUẢNG BÌNH. ...38

2.2.1. Những quy định chung vềtín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình...38

2.2.2. Thực trạng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình...45

2.2.2.1. Mởrộng các sản phẩm dịch vụtín dụng đối với DNNVV ...46

2.2.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụtín dụng đối với DNNVV. ...55

2.3. Đánh giá kết quả khảo sát chất lượng cho vay DNNVV tại Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình...62

2.3.1. Đặc điểm của khách hàng điều tra...63

2.3.2. Đánh giá của khách hàng đối với cho vay DNNVV...62

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ..69

2.4.1. Kết quả đạt được...69

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại. ...71

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế...72

2.4.3.1. Những nguyên nhân chủ quan...72

2.4.3.2. Những nguyên nhân khách quan...74

CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN DỊCH VỤTÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVVTẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ...77

3.1. ĐỊNH HƯỚNGHOẠT ĐỘNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TÍN...77

DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH...77

3.1.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình...77

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng DNVVN của Chi nhánh...78

3.2. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ..79

3.2.1. Giải pháp mở rộng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Quảng Bìnhđối với DNNVV...79

3.2.1.1. Các giải pháp gia tăng nguồn vốn...79

3.2.1.2.Tăng cường liên kết, hợp tác với các hiệp hội, các tổ chức tài chính tín dụng trongvà ngoài nước trong việc cho vay hỗ trợ DNNVV...81

3.2.1.3. Xây dựng mục tiêu tín dụng và chính sách lãi suất đối với DNNVV...82

3.2.1.4. Hoàn thiện điều kiện cho vay một số sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa...83

3.2.1.5. Tăng cường công tác tiếp thị, giới thiếu sản phẩm cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa...84

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Quảng Bình...85

3.2.2.1. Hoàn thiện công tác quản trị nội bộ trong Ngân hàng ...85

3.2.2.2. Hoàn thiện công tác tín dụng DNVVN...85

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...90

3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đẩy mạnh phòng ngừa rủi ro...92

3.2.3. Kiến nghị...93

3.2.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước...93

3.2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...94

3.2.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.95 KẾT LUẬN...98

TÀI LIỆU THAM KHẢO...100

PHỤ LỤC...103

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng khách hàng DNNVV ...54

Bảng 2.2: Dư nợcho vay ...55

Bảng 2.3: Doanh sốcho vay và doanh sốthu nợ...57

Bảng 2.4: Tình hình nợquá hạn của DNNVV ...59

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo nhóm dư nợDNNVV ...60

Bảng 2.6: Thu lãi hoạt động cho vay đối với DNNVV ...61

Bảng 2.7 : Đặc điểm của khách hàng điều tra ...64

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá độtin cậy...65

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá Tính trách nhiệm ...66

Bảng 2.10: Kết quả đánh giá Sự đảm bảo...67

Bảng 2.11: Kết quả đánh giá độtin cậy...67

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá Tính hữu hình...68

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ: 2.1. Bộmáy tổchức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình và các Phòng Giao dịch trực thuộc: ...36 Biểu đồ2.2: Thịphần tín dụng trung bình của các Ngân hàng thương mại trên địa

bàn tỉnh Quảng Bình các năm 2014-2016...37 Biểu đồ2.3: Tỷtrọng dư nợDNNVV so với tổng dư nợ...56 Biểu đồ2.4: Tỷtrọng Doanh sốcho vay DNNVV trong tổng sốDoanh sốcho vay ...57

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtài

Đối với bất cứquốc gia nào, doanh nghiệp nhỏvà vừa (DNNVV) luôn chiếm tỷlệcao trong tổng sốdoanh nghiệp (DN). Vì thế, DNNVV luôn được xác định có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, DNNVV đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tế, ngoài việc huy động mọi nguồn lực bên trong, các DNNVV cần nhận được sựhỗtrợ vềnguồn vốn từ các ngân hàng thương mại (NHTM). Chính vì vậy, DNNVV trở thành đối tượng cho vay đặc biệt quan trọng và nhiều tiềm năng đối với các NHTM đặc biệt làởcác nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng (NH) đầu tư cho các DNNVV còn rất hạn chế vì các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và có hiệu quả. Bên cạnh đó,hầu hết các ngân hàng thương mại hiện mới chỉ quan tâm đến việc mởrộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà ít chú ý tới việc nâng cao chất lượng tín dụng với đối tượng khách hàng này. Đặc biệt chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại bịgiảm sút nghiêm trọng trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp nhỏvà vừa đã gặp rất nhiều khó khăn khi ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệvà tín dụng.Do đó, vấn đề đặt ra là, làm thế nào đểnâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa là một yêu cầu bức xúc, là một định hướng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của tín dụng đối với DNNVV, trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng quy mô cho vay đối với các DNNVV về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tìm ra giải pháp để giải quyết các tồn tại giúp phát triển dịch vụ tín dụng đối với DNNVV đạt hiệu quả tốt nhất là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Quảng Bình. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Liên quan đến đề tài “Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình” đã có một số công trình khoa học nghiên cứu công bố dưới dạng luận văn thạc sỹ và các công trình nghiên cứu luận án tiến sỹ. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài như:

Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến sự phát triển DNNVV. Tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trên thế giới. Phân tích, đánh giá thực trạng DNNVV vàmôi trường thể chế phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh quốc tế.

Nguyễn Minh Tuấn (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng hổ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề quản lý rủi ro, chi phí giao dịch và chi phí hành chính, sự cần thiết có hệ thống kế toán tài chính đặc thù cho doanh nghiệp vừa và nhỏ... xem xét các DNNVV như là các khách hàng tiêu dùng cá nhân, phân loại các DNNVV thành nhóm đại chúng và nhóm có nhiều lợi nhuận.

Lê Hữu Thọ- Luận văn thạc sỹ (2013) Học viện Ngân hàng. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thông Việt Nam chi nhánh Đông Anh.

Lưu Đồng Thủy –Luận văn thạc sĩ (2014) Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Tuy nhiên chưa có một đề tài luận văn thạc sĩ hay công trình nghiên cứu nào về đánh giá tình hình dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Bình nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ tín dụng đối với donh nghiệp nhỏ và vừa một cách hiệu quả cả về quy mô và chất lượng.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệthống hóa cơ sởlý luận vềtín dụng đối với DNNVV của ngân hàng thương mại.

- Đánh giáthực trạng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình.

- Phân tích các nhân tố tác động đến đánhgiá của khách hàng DNNVV đối với chất lượng dịch vụtín dụng.

- Đềxuất hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình vềcảquy mô và chất lượng.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

-Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển tín dụng SMEs của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

-Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

+ Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 – 2016, định hướng đến năm 2020.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trên cơnsở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Quảng Bình với những đóng góp chủ yếu sau:

-Về mặt lý luận: Đề tài nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng của NHTM, xu thế phát triển tín dụng đối với DNNVV tại các NHTM cũng như các nhân tố ảnh hưởng và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

rủi ro khi các NHTM mở rộng qui mô cho vay đối với DNNVV

-Về mặt thực tiễn:Đề tài đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cũng như kiến nghị nhằm mở rộng qui mô cho vay DNNVV. Những giải pháp có khả năng ứng dụng vào hoạt động của Chi nhánh đồng thời có thể để các ngân hàng khác tham khảo.

6. Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Thống kê, tổng hợp, chọn mẫu, so sánh, phân tích, đánh giá 7. Kết cấu luận văn

Tên đề tài: “Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình. Thực trạng và giải pháp”

Bên cạnh lời mở đầu kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1:Lý luận cơ bảnCơ sở khoa họcvềdịch vụ tín dụngphát triển tín dụngđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

CHƯƠNG 1

Ý LUẬN CƠ BẢN VỀDỊCH VỤTÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICƠ SỞ

KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỬA

Tên chương 1: cơ sở khoa học về phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp NVV

1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1 Khái niệm và phân loại

Trên thếgiới có rất nhiều khái niệm khác nhau vềdoanh nghiệp nhỏvà vừa (DNNVV), tùy thuộc vào trìnhđộ phát triển kinh tếcủa một quốc gia; tính chất ngành nghềsản xuất; tính chất lịch sử. Song nhìn chung các nước thường sửdụng hai tiêu thức phổ biến nhất là số lượng lao động trung bình và tổng sốvốn của doanh nghiệp để đưa ra khái niệm DNNVV cũng như phân loại các DNNVV.

Một cách chung nhất có thể hiểu DNNVV - Small and medium enterprise (SME)là cơ sởsản xuất kinh doanh đãđăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật với quy mô vốn và lao động được xác định theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp.

Như vậy, khái niệm DNNVV cho thấy:

1. DNNVV phải là cơ sởsản xuất kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh bao gồm sản xuất, phân phối, lưu thông và dịch vụtrên thịtrường; tham gia thị trường với tư cách là một chủthể kinh doanh độc lập.

2. DNNVV phải được đăng kí kinh doanh, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. DNNVV được xác định theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp bao gồm vốn

Formatted:Font: (Default) Times New Roman, 1 pt, Bold, Dutch (Netherlands)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

và lao động do pháp luật quốc gia quy định tùy theo mỗi nước và tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, việc xác định doanh nghiệp nhỏvà vừa chủyếu theo hai tiêu chí là lao động thường xuyên và sốvốn tham gia sản xuất vì chúng dễ xác định và có tính chính xác cao. Chúng có thể xác định dễdàng tại mọi cấp độdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếvà tại mọi thời điểm.

Đểcụthể hóa các tiêu chí này và đểthuận tiện cho việc phân loại doanh nghiệp nhỏvà vừa, ngày 20/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số681/CP-KTN quy định tiêu chí tạm thời việc xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó doanh nghiệp vừa và nhỏlà các doanh nghiệp có vốn pháp định tối đa 5 tỷ đồng và sốlao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Đến ngày 23/11/2001, Chính phủban hành Nghị định số 90/2001/NĐ- CP vềtrợgiúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đãđịnh nghĩa:“Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sởsản xuất, kinh doanh độc lập, đãđăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kỷkhông quá 10 tỷ đồng và sốlao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển doanh nghiệp, các tiêu chí đưa ra chưa thực sự hợp lý và chưa phù hợp; vì vậy, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP vềtrợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏvà vừa đã đưa ra khái niệm:“Doanh nghiệp nhỏvà vừa là cơ sởkỉnh doanh đãđãng ký kinh doanh theo quy định Pháp luật, được chia thành ba cấp; siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kếtoán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụthể như sau:

Khu vực

Doanh nghiệp siêu

nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Sốlaođộng

Tổng nguồn

vốn

Số lao động Tổng nguồn

vốn Số lao động I. Nông, lâm

nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từtrên 10 người đến 200 người

Từtrên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

Từtrên 200 người đến 300người

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Khu vực

Doanh nghiệp siêu

nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Sốlaođộng

Tổng nguồn

vốn

Số lao động Tổng nguồn

vốn Số lao động II. Công nghiệp

và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từtrên 10 người đến 200 người

Từtrên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

Từtrên 200 người đến 300 người III. Thương

mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

Từtrên 10 người đến 50

người

Từtrên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

Từtrên 50 người đến 100 người Với cách phân loại này thìởViệt Nam sốdoanh nghiệp nhỏvà vừa chiếm tới khoảng 95% tổng số doanh nghiệp hiện đang hoạt động. Việc xác định doanh nghiệp nhỏvà vừa như trên là phù hợp với thực tếkhách quan của nước ta, một nước với nguồn vốn có hạn nhưng nguồn lao động dồi dào. Việc xác định này nhằm đưa ra những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển, để đáp ứng được yêu cầu cấp bách của xã hội là đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của đại đa số nhân dân lao động và dần đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo.

1.1.1.2.Đặc điểm doanh nghiệp nhvà vừa

Các DNNVV dù theo loại hình nào, hoạt động trong lĩnh vực nào thì nhìn chung cũng có những đặc điểm nổi bật như sau:

+ Doanh nghiệp nhỏvà vừa có quy mô vốn chủsởhữu nhỏ, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, số lượng lao động ít. Đặc điểm này của DNNVVảnh hưởng lớn đến sựlựa chọn lĩnh vực ngành nghềhoạt động kinh doanh, cơ cấu tổchức, phương thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; năng động, dễdàng chuyển đổi ngành nghềsản xuất kinh doanh; tổchức gọn nhẹvà quản lý dễdàng.

+ Các doanh nghiệp nhỏvà vừa có mặtởhầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đa sốcác DNNVVở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, không cần số vốn đầu tư lớn, không cần có lao động có trìnhđộcao, gia nhập thị trường và rút

Formatted:Default Paragraph Font, Font:

(Default) Times New Roman, 11 pt, Bold Formatted:Font: (Default) Times New Roman, 13 pt, Bold, Vietnamese

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

khỏi thị trường dễdàng. Các doanh nghiệp thương mại chủyếu tập trungởthành phốlớn, có kết cấu hạtầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức mua lớn. Do tập trung quá nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bàn nên tính cạnh tranh thường rất gay gắt.

+ Để thích nghi với quy mô nhỏ, doanh lợi thấp, các DNNVV thường tổ chức bộmáy quản lý đơn giản, không quá cồng kềnh. Nhiều DNNVV không có sự phân chia phòng ban, bộphận rõ ràng, thậm chí một người có thể đảm nhiệm nhiều vịtrí, nhiệm vụ.

+ Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động của DNNVV nhìn chung chưa cao. Một sốchủdoanh nghiệp kiến thức quản lý, trìnhđộchuyên môn thấp, khả năng xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong trung hạn và dài hạn không cao. Đa sốcác DNNVV hiện nay được thành lập với các thành viên là người trong gia đình, họhàng nên tính chuyên nghiệp trong quản lý và trong sản xuất kinh doanh là chưa cao. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu đội ngũ lao động có trìnhđộtay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tếvà khu vực.

+ Nguồn tài chính hạn chế, việc tiếp cận vốn trên thị trường vốn của các DNNVV gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn của các DNNVV chủyếu từtài sản của chủ doanh nghiệp và các thành viên góp vốn, mà lượng vốn này thường nhỏ và phân tán dẫn đến vốn đầu tư cho doanh nghiệp bịhạn chếnên các DNNVV sẽgặp khó khăn trong giai đoạn mới hình thành. Các tổchức tín dụng (TCTD) thường e ngại khi họcó nhu cầu vay vốn vì họ chưa tạo lập được uy tín trong kinh doanh và tạo được niềm tin trong trảnợ.

+ Cơ sởvật chất kỹthuật và thiết bịcông nghệcủa các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường manh mún và lạc hậu. Do vậy, năng suất lao động, sản phẩm và chất lượng sản phẩm thấp làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏvà vừa cũng rất khó tiếp cận với thị trường công nghệ, máy móc và thiết bịhiện đại. Rất ít doanh nghiệp vừa và nhỏ được trang bịcông nghệhiện đại, trừ khi liên doanh với nước ngoài.

+ Các doanh nghiệp nhỏvà vừa chưa coi trọng đúng mức việc thiết lập một hệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

thống sổsách, báo cáo tài chính một cách rõ ràng và minh bạch. Khả năng lập các phương án sản xuất kinh doanh còn yếu, chưa tính toán một cách đầy đủdoanh thu, chi phí, lợi nhuận và đặc biệt là rủi ro thị trường. Do vậy độchính xác và minh bạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏvà vừa thông qua sổsách kếtoán là thấp.

Qua những đặc điểm trên của các doanh nghiệp nhỏvà vừa, cho chúng ta thấy vì sao hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đều có chiến lược phát triển và hỗtrợ cho loại hình doanh nghiệp này. Và muốn phát triển được thì Chính phủ các nước cần đưa ra những chính sách, biện pháp hỗtrợphù hợp, vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong quá trình phát triển kinh tếcủa đất nước.

1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế

Hiện nay số lượng DNNVV chiếm trên 95% trong tổng sốdoanh nghiệpở Việt Nam cho thấy các DNNVV đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tếquốc dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế.

+ Doanh nghiệp nhỏvà vừa góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho người lao động, giảm bớt áp lực vềviệc làm và thất nghiệp.

Hiện nay, giải quyết việc làm cho người lao động góp phầnổn định trật tựxã hội là vấn đề nan giải và cấp thiết cho nhiều quốc gia. Tỷlệ lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước và cơ quan hành chính sự nghiệp có chiều hướng giảm.

Trong hoàn cảnh này, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trở thành nơi giải quyết nhu cầu vềviệc làm cho số lao động được tinh giảm trong các doanh nghiệp và hệ thống hành chính Nhà nước. Các DNNVV còn là nơi tạo ra việc làm cho số lượng lớn những người mới tham gia vào lao động hàng năm.

+ Doanh nghiệp nhỏvà vừa tham gia vào quá trình tạo lập sựphát triển công bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo vùng, lãnh thổ.

Thực tếlà các doanh nghiệp lớn thường tập trung chủyếuởcác thành phố, thị xã lớn. Chính xu hướng đó đã gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về trìnhđộphát triển kinh tế, văn hoá xã hội cả nước giữa thành thịvà nông thôn, giữa các vùng miền với nhau. Sựphát triển của loại hình DNNVV là một giải pháp cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

việc tạo lập lại sựcân bằng vềtrìnhđộ phát triển giữa các vùng miền và sự phát triển đồng đều giữa các lĩnh vực của nền kinh tế, đồng thời thu hút laođộng trong xã hội. Việc nhiều DNNVV được thành lậpởnông thôn, vùng miền núi đã hạn chế sựchuyển dịch lao động từnông thôn ra thành thịtìm việc làm, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷtrọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp ra thị trường khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đa dạng và phong phú vềmẫu mã, chủng loại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các DNNVV tham gia hoạt động trong mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất, cộng với số lượng doanh nghiệp lớn nên số lượng hàng hoá dịch vụ cung cấp ra thị trường là nhiều, có tính cạnh tranh cao nên rất đa dạng vềchủng loại, mẫu mã, giá thành. Vì thế, đóng góp của loại hình doanh nghiệp này vào tổng sản phẩm quốc gia là đáng kể, từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

+ Sự ra đời của DNNVV đã tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và gia tăng nguồn hàng xuất khẩu.

Quá trình hội nhập kinh tếthếgiới của Việt Nam ngày càng sâu rộng, cộng với số lượng các DNNVV được thành lập trong các lĩnh vực ngành nghềngày càng nhiều. Vì thếcác DNNVV của Việt Nam phải đối mặt với sức cạnh tranh gay gắt hơn. Đây là động lực đểcác doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, cải tiến công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mãđẹp hơn để đủ sức cạnh tranh hàng hoá với doanh nghiệp trong nước cũng như hàng hoá của doanh nghiệp nước ngoài đang vào thị trường Việt Nam ngày một nhiều. Từ đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu, thu lượng ngoại tệkhông nhỏcho quốc gia.

+ Doanh nghiệp nhỏvà vừa còn góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong dân cư, đồng thời khai thác và sửdụng tối ưu các nguồn lực của địa phương.

Với quy mô hoạt động nhỏvà vừa thì các DNNVV là mô hìnhđầu tư phù hợp cho những chủ thể có nguồn vốn và trình độ hạn chế muốn tham gia kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, các DNNVV có khả năng huy động vốn từbạn bè, người thân. Đây là phương tiện hiệu quảtrong việc huy động vốn từcác tầng lớp dân cư. Số lượng DNNVVđông và thường phân tánởhầu khắp các địa phương,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

chính vì thế sẽ tận dụng được lao động, nguyên nhiên liệu, phế liệu ở các địa phương. Từ đó nguồn lực của địa phương được khai thác một cách có hiệu quả hơn.

+ Doanh nghiệp nhỏvà vừa là tiền đềtạo ra các doanh nghiệp lớn.

Với những doanh nghiệp thành công, quy mô của các doanh nghiệp sẽ được mởrộng và nhiều doanh nghiệp trong sốnày dần dần trởthành các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế.

Việc xác định tầm quan trọng của DNNVV đối với sựphát triển kinh tếxã hội đất nước theo xu thế hội nhập kinh tếquốc tế, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quảhoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tếnày. Có thểthấy rõ, hệthống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện và ngày càng có chuyển động tích cực. Các DNNVV ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và bìnhđẳng hơn. Tình trạng phân biệt, đối xử so với các doanh nghiệp nhà nước được giảm nhiều. Đặc biệt,ởmột sốyếu tốquan trọng, có tính chất sống còn với sựtồn tại và phát triển của các DNNVV như việc tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ, đất đai, lao động tay nghề, thông tin thị trường đãđược thông thoáng hơn rất nhiều so với trước đây. Vì vậy, việc tăng cường hoạt động cho vay đối với các DNNVV không chỉcó ý nghĩa làtăng dư nợvà lợi nhuận cho ngân hàng mà đối với nền kinh tếnó còn là thúcđẩy quá trình sản xuất kinh doanh làm tăng trưởng sản phẩm quốc dân, qua đó đạt được nhiều các mục tiêu về tăng trưởng kinh tếxã hội của đất nước.

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổc+hức trung gian tài chính có vị trí quan trọng trong nền kinh tếquốc dân và hoạt động theo định chếtrung gian mang tính chất tổng hợp. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng,ngân hàng thương mại hình thành trên cơ sởcủa sựphát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. Khi sản xuất phát triển thì nhu cầu trao đổi mởrộng sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia tăng lên, để khắc phục sự khác biệt vềtiền tệ giữa các khu vực thì thì xuất hiện các thương gia làm nghề đổi tiền. Khi trao đổi hàng hoá phát triển quay trở lại kích

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

thích sản xuất hàng hóa. Cùng với sựphát triển đó, các nghiệp vụ được phát triển dần như giữtiền hộ, chi trảhộ… trên cơ sở đó thực hiện hoạt động tín dụng.

Do quá trình phát triển mạnh mẽcủa kinh tếtừ đó hình thành hệthống các Ngân hàng đa dạng phát triển nhanh và các loại hình ngân hàng lần lượt ra đời do đòi hỏi của sựphát triển cần phải xã hội hóa nhằm tích tụvà tập trung tư vốn hình thành nên Ngân hàng cổphần. NHTM là một định chếtài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng, vậy NHTM là gì. Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá 10 thông qua ngày 12/12/2010:“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổchức tín dụng được thực hiện toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan (cũng theo luật này thì tổchức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật đểhoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng sốtiền này đểcấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán)”.

1.2.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng thương mại một mặt thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, mặt khác nó dùng chính sốtiền đã huyđộng được để cho vay đối với các thành phần kinh tếtrong xã hội, hay nói cách khác là một tổchứcđóng vai trò “cầu nối” giữa các đơn vịthừa vốn với các đơn vịthiếu vốn. Thông qua sự điều chuyển này. ngân hàng thương mại có vai trò quan trong trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm, cải thiện mức sống dân cư, ổn định thu chi Chính phủ.Đồng thời chức năng này còn góp phần quan trọng trong việc điều hoà lưu thông tiền tệ, kiềm chếlạm phát. Từ đó cho thấy rằng, đây là chức năng cơ bản nhất của ngân hàng thương mại.

1.2.2.2. Chức năng trung gian thanh toán

Nếu như mọi khoản chi trảcủa xã hội đều được thực hiện bên ngoài ngân hàng thì chi phí thực hiện là rất lớn, bao gồm: chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

tiền... Với sự ra đời của ngân hàng thương mại, phần lớn các khoản chi trảtrong hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụcủa xã hội dần được thực hiện qua ngân hàng, với những hình thức thanh toán phù hợp, thủtục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện với công nghệ ngày càng hiện đại hơn. Chính nhờ tập trung công việc thanh toán của xã hội ở ngân hàng nên việc lưu thông hàng hoá dịch vụtrở nên nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm hơn. Không những vậy, do thực hiện chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có điều kiện huy động tiền gửi của toàn xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng tới mức tối đa, tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.2.2.3. Chức năng tạo tiền

Xuất phát từ khả năng thay thế lượng tiền giấy bạc trong lưu thông bằng những phương tiện thanh toán khác như séc, uỷnhiệm chi... Chức năng này được thực hiện thông qua nghiệp vụtín dụng và đầu tư của hệthống ngân hàng thương mại, trong mối liên hệchặt chẽvới hệthống dựtrữquốc gia. Hệthống tín dụng là điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tếtheo hệsố tăng trưởng vững chắc. Mục đích của chính sách dựtrữquốc gia là đưa ra một khối lượng tiền cungứng phù hợp với chính sáchổn định vềgiá cả, tăng trưởng kinh tế ổn định và tạo được việc làm.

1.2.3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tếthị trường

Bất kỳmột quốc gia nào thì hoạt động ngân hàng cũng có tác dụng to lớn đến hoạt động của nền kinh tế. Trong nền kinh tếthị trường, vai trò của ngân hàng càng trởnên quan trọng, được thểhiện như sau:

-Ngân hàng là nơi tập trung tiền nhàn rỗi và cungứng tiền vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.

- Ngân hàng là trung gian trong quá trình thanh toán góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá nhanh chóng.

- Ngân hàng góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ, thị trường vốn.

- Ngân hàng góp phần thu hút, mởrộng đầu tư trong và ngoài nước và cung cấp các dịch vụtài chính khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

1.3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA.

1.3.1. Dịch vụtín dụng ngân hàng đối với DNNVV.

1.3.1.1. Khái niệm dịch vụtín dụng ngân hàng.

Có thể hiểu dịch vụ tín dụng đối với DNNVV là những dịch vụ cung ứng những tiện ích cũng như tín dụng ngân hàng đối với đối tượng khách hàng là DNNVV. Hiện này lĩnh vực dịch vụ tín dụng được quy định nhưng không có định nghĩa và giải thích rõ ràng. Tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 Luậtcác Tổ chức tín dụng có ghi: “Hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng được bao hàm cả 3 nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cungứng dịch vụ thanh toán”.

Tín dụng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa 2 loại chủ thể: người có vốn dư thừa và người cần được bù đắp nhu cầu vốn tạm thời thiếu, trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau và trên nguyên tắc có hoàn trả lại cả vốn và lãi.

Theo các tác giả cuốn giáo trình “Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng” (Học viện Ngân hàng), tín dụng được định nghĩa như sau: “ Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sa ng người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Hoặc theo các tác giả cuốn sách “Tiền tệ ngân hàng” (Đại học Ngân hàng TP.HCM), khái niệm tín dụng được nêu ra như sau: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu”.

1.3.1.2. Đặc điểm và rủi ro tín dụng đối với DNNVV.

Xuất phát từ đặc điểm của các DNNVV như qui mô vốn và tài sản nhỏ bé; sổ sách và báo cáo kế toán không rõ ràng, minh bạch; sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất kinh doanh; trìnhđộ tay nghề công nhân viên cũng như trìnhđộ quản lý của chủ doanh nghiệp cònở mức thấp …. Do đó, quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các ngân hàng thương mại có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, về quy mô tín dụng:rấtthấp nếu tính bình quân trên một doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

nghiệp nhỏ và vừa

Thứ hai, về thời hạn tín dụng:chủ yếu là vay ngắn hạn.

Thứ ba, về đảm bảo tín dụng:hầu hết các DNNVV phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, về mục đích sử dụng của vốn vay: chủ yếu sử dụng bổ sung vốn lưu động.

Thứ năm, về lãi suất: ít được ưu đãi lãi suất, lãi suất theo sự ấn định của các ngân hàng thương mại do DNNVV chưa có sự tín nhiệm cao từ các ngân hàng thương mại.

Thứ sáu, về khả năng hoàn trả nợ vay: DNNVV dễ gặp khó khăn trong việc trả nợ vay khi có sự biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tài chính ….

Với đặc điểm của các DNNVV và tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV, nên quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại tiềm ẩn các rủi ro sau đây:

- Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho ngân hàng không nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro của DNNVV một cách toàn diện và đầy đủ, do đó các ngân hàng dễ bị mất vốn khi quyết định cho vay. Các DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ thường kinh doanh dựa vào mối quan hệ quen biết và manh mún nên ngân hàng khó phát hiện được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi đã giải ngân.

- Khả năng tài chính của các DNNVV bị hạn chế, cụ thể là vốn tự có thấp dođó khi gặp khó khăn thì dẽ bị mất tính thanh khoản, dẫn đến việc thu hồi nợ vay của ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

- Việc sử dụng vốn sai mục đích của các DNNVV cũng làm nảy sinh các rủi ro mất vốn của ngân hàng. Các DNNVV thường sử dụng vốn vay cho mục đích cánhân và gia đình.

- Các DNNVV kinh doanh thường phụ thuộc vào một số khách hàng lớn,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

khi những khánh hàng này gặp khó khăn thì DNNVV cũng sẽ khó khăn theo, từ đó gâp rủi ro cho ngân hàng.

1.3.1.3. Quy trình cho vay.

Nhằm đảm bảo hoạt động cho vay được tiếnhành một cách khoa học theo một trình tự hợp lý, trên cơ sở đó hạn chế tối đa rủi ro khi cấp tín dụng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phiền hà … các ngân hàng thương mại thường xây dựng qui trình cho vay. Trên thực tế, mỗi ngân hàng thương mại có thể xây dựng cho mình một quy trình cho vay riêng, phù hợp với đặc điểm tình hình của mình. Tuy nhiên, về cơ bản nội dung của qui trình cấp tín dụng bao gồm bảy bước chủ yếu sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng. Khách hàng có nhu cầu vay lập bộ hồ sơ đềnghị ngân hàng phục vụ mình xem xétđáp ứng nhu cầu vay vốn của mình.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng.Đây là bước có ý nghĩa rất quan trọng để ngân hàng có thể đi đến quyết định có cho khách hàng vay hay không?

Mức cho vay bao nhiêu? Thời hạn cho vaybao lâu, lãi suất bao nhiêu? ….

Bước 3: Ra quyết định tín dụng. Với những kết quả sau khi thẩm định và phân tích tín dụng, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng đãđược thẩm định.

Bước 4: Giải ngân. Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, việc giải ngân cho khách hàng vay được ngân hàng thực thi theo điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.

Bước 5: Kiểm tra sử dụng vốn vay. Kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc giá trị tài sản đảm bảo không cònđủ đáp ứng yêu cầu.

Bước 6: Đôn đốc thu hồi nợ.Căn cứ kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng nhắc nhở khách hàng để có thể thực hiện thu hồi nợ theo đúng kỳ hạn thỏa thuận

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng. Kết thúc thời hạn hợp đồng, ngân hàng và khách hàng cùng xem xét kết quả thực hiện từng điều khoản hợp đồng đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

được thỏa thuận giữa hai bên.

1.3.2. Nội dungphát triển dịch vụ tín dụng đối với DNNVV 1.3.2.1. Mở rộng dịch vụ tín dụng của các NHTM đối với DNNVV.

Mở rộng dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc các ngân hàng thương mại cải thiện, đổi mới cách thức và tăng cường cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cho vay của ngân hàng thương mại, từ đó ngân hàng thương mại tăng được doanh số cho vay, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại.

Việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo được hai mặt sau:

- Mặt định tính: đó là NHTM phải nâng cao được chất lượng và hiệu quả của các khoản cho vay đối với DNNVV. Để làm đảm bảo được mặt này thì NH cần phải giảm được nợ quá hạn, nợ xấu đồng thời tăng thu nhập, lợi nhuận từ hoạt đông cho vay.

- Mặt định lượng:đó là sự gia tăngsố lượng các DNNVV tiếp vay vốn, tăng dự nợ đối với các DNNVV, tăng doanh số cho vay đối với DNNVV.

Các tiêu chí phản ánh quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Đây là tiêu chí cơ bản thường được sửdụng đầu tiên khi đánh giá hoạt động tín dụng của một NHTM đối với một đối tượng khách hàng nhất định.

Doanh sốcho vay trong kỳ đối với DNNVV: là tổng sốtiền mà ngân hàng đã cho các DNNVV vay trong một kỳ (thường là một năm). Đây là tiêu chí phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng của Ngân hàng với các DNNVV.

Khi xem xét doanh số cho vay người ta thường tính tỷlệ tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNNVV để đánh giá khả năng mở rộng quy mô cho vay tới DNNVV qua các thời kỳ.

Tỷlệ tăng trưởng doanh sốcho vay

s

=

(Doanh số CV DNNVV năm nay –Doanh số

cho vay DNNVV năm trước) x 100%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

đối với DNNVV

Doanh số cho vay năm trước đối với DNNVV

Đây là số tương đối (%), nếu chỉtiêu tỷlệ tăng trưởng doanh số cho vay dương thểhiện quy mô cho vay tăng lên, âm thểhiện quy mô cho vay đã sụt giảm qua các kỳ.

Doanh sốcho vay và tỷlệ tăng trưởng doanh số cho vay cao là cơ sởphản ánh một chất lượng tín dụng đối với DNNVV tốt.

- Dư nợtín dụng đối với DNNVV:Dư nợcủa DNNVV là sốtiền mà ngân hàng hiện đang còn cho DNNVV vay tại một thời điểm nhất định, thường xem xétở thời điểm cuối kỳ. Đây là sốtuyệt đối thểhiện quy mô cho vay tới các DNNVV tại một thời điểm nhất định. Tiêu chí này lớn chứng tỏquy mô cho vay càng lớn, ngân hàng đang mởrộng cho vay đối với DNNVV.

Tổng dư nợthấp chỉra rằng ngân hàng không có khả năng mởrộng hoạt động cho vay, khả năng tiếp thịkém, trìnhđộnguồn nhân lực không cao. Tuy nhiên, không phải bất kỳthời điểm nào chỉtiêu này cao cũng là tốt và ngược lại. Do vậy, khi phân tích tiêu chí này, không nên xem xét chúng theo từng thời kỳriêng rẽmà phải xem xét trong cảmột quá trình trên cơ sởphân tích các yếu tố tác động bên ngoài đểchỉsốnày phản ánh một cách tốt nhất thực tếhoạt động tín dụng của ngân hàng.

Xét vềsố tương đối, tỷlệ tăng trưởng dư nợtín dụng đối với DNNVV phản ánh mức độcho vay của ngân hàng đối với DNNVV qua các kỳlà nhanh hay chậm.

Tỷlệ tăng trưởng tín dụng đối với

DNNVV

=

(Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước) đối với DNNVV

x 100%

Dư nợ năm trước đối với DNNVV

Tỷlệnày lớn hơn không, có thểkết luận rằng năm sau đã có sựmởrộng tín dụng so với năm trước.Trong điều kiện các chỉtiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với DNNVV khác đảm bảo thì tỷlệ tăng trưởng tín dụng cũng có ý nghĩa phản ánh chất lượng tín dụng tốt.

Như vậy, phân tích nhóm chỉtiêu về dư nợ, doanh số cho vay đối với DNNVV cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vềvốn của khách hàng là các DNNVV, khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng của ngân hàng, điều này thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

hiện phần nào chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này.

Tuy nhiên, khi đánh giá phát triển dịch vụtín dụng, không thểchỉthông qua việc phân tích hoạt động tín dụng vềmặt lượng mà cần xem xét tới các yếu tốphản ánh khả năng an toàn và lành mạnh của các khoản tín dụng đó.

1.3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại

a. Các chỉ tiêu sử dụng vốn và phản ánh dư nợ.

Chỉ tiêu sử dụng vốn:

Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớnthì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một các hiệu quả nguồn vốn huy động được.

Chỉ tiêu dư nợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung dài han)/tổng dư nợ.

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn vay(ngắn, trung, dài hạn). Tiêu chí này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau.

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

b. Các chỉ tiêu phản ảnhnợ xấu của DNNVV.

Tiêu chí nợquá hạn của DNNVV: là khoản nợgốc hay lãi mà DNNVV không trả được khi đãđến hạn thoảthuận ghi trên hợp đồng tín dụng giữa DN và ngân hàng.

Trên thực tế, các khoản vay bịchuyển sang trạng thái quá hạn là các khoản vay có vấn đề, DN không có khả năng trảnợngân hàng, khả năng mất vốn của ngân hàng cao, điều đó có nghĩa là tính an toàn của khoản vay thấp. Khi đó sẽ liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản, khiến ngân hàng gia tăng chi phí do phải tìm nguồn mới đểchi trảtiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Đồng thời DN phải chịu lãi suất quá hạn sẽkhiến cho DN đã khó sẽ càng khó khăn hơn trong việc trảnợ.

Nợquá hạn cao phản ánh chất lượng dịch vụtín dụng thấp song không một NHTM nào tránh được nợquá hạn. Đôi khi nợquá hạn xảy ra không phải do phía DN mà là từ chính Ngân hàng như: cán bộtín dụng không quan tâm thích đáng chu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

kỳkinh doanh của DNNVV, kỳhạn nợkhông phù hợp chu kỳkinh doanh của DN có thểgây nợquá hạn.

Tuy nhiên khi xem xét chất lượng tín dụng DNNVV không chỉ đơn thuần đánh giá nợquá hạn mà cònđánh giá chỉtiêu tỷlệnợquá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVVlà chỉtiêu quan trọng và phổbiến nhất khi đánh giá vềchất lượng tín dụng ngân hàng vì nó biểu hiện cho những rủi ro tiềmẩn về khả năng thu hồi gốc và lãi vay mà ngân hàngđang phải đối mặt.

Có hai tỷlệ nợ quá hạn cần quan tâm, đó là: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNNVV / Tống dư nợcho vay DNNVV.

Tỷlệnợquá hạn cho vay DNNVV

=

Nợquá hạn cho vay DNNVV

x 100%

Tống dư nợcho vay DNNVV

Tổng dư nợcho vay DNNVV

Tổng dư nợcho vay DNNVV Chỉtiêu này phản ánh tỷlệnợquá hạn cho vay DNNVV chiếm trong tổng dư nợcho vay DNNVV của ngân hàng.

Và tiêu chí: Tỷlệnợquá hạn cho vay DNNVV / Tổng dư nợcho vay:

Tỷlệnợquá hạn cho vay DNNVV

=

Nợquá hạn cho vay DNNVV

x 100%

Tống dư nợcho vay Tổng dư nợcho vay

Tiêu chí này phản ánh tỷlệnợquá hạn cho vay DNNVV trên tổng dư nợcho vay của ngân hàng.

Tỷlệnợquá hạn cao chứng tỏchất lượng tín dụng thấp, khả năng thu hồi vốn đúng hạn kém và có khả năng làm giảm lợi nhuận và khả năng thanh toán của ngân hàng. Ngược lại, tỷlệnợquá hạn thấp chứng tỏchất lượng tín dụng cao, hoạt động tín dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, nợquá hạn nhưng có khả năng thu hồi do khách hàng có kếhoạch kinh doanh và trảnợtốt, tài sản đảm bảo giá trịlớn thì không thểvì thế đánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

giá ngay chất lượng tín dụng là thấp. Vì vậy, dùng tiêu chí nợquá hạn để đánh giá chất lượng tín dụng phải đưa ra một tỷlệ% theo từng thời kỳmới là hợp lý.

Ngoài ra, khi đánh giá nợquá hạn có thểxem xét chi tiết hơn thông qua việc phân loại nợ. Đểtiêu chí này phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợquá hạn có thể được phân loại nhỏ hơn theo thời gian quá hạn thành nợquá hạn thông thường, nợquá hạn khó đòi, nợcó khả năng mất vốn...

Hiện nay, đối với Việt Nam, việc phân loại nợtín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD được chia thành các nhóm sau:

- Nợ đủtiêu chuẩn - Nhóm 1, bao gồm:

+ Các khoản nợtrong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cảgốc và lãiđúng hạn.

+ Các khoản nợquá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủgốc và lãi bịquá hạn và thu hồi đầy đủgốc và lãiđúng thời hạn còn lại.

- Nợcần chú ý - Nhóm 2, bao gồm:

+ Các khoản nợquá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳhạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổchức thì tổchức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trảnợ đầy đủgốc và lãiđúng kỳhạn được điều chỉnh lần đầu).

- Nợ dưới tiêu chuẩn - Nhóm 3, bao gồm:

+ Các khoản nợquá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợlần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳhạn trảnợkỳhạn trảnợlần đầu phân loại vào nhóm 2 kểtrên.

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng khôngđủkhả năng trảlãiđầy đủtheo hợp đồng tín dụng.

- Nợnghi ngờ- Nhóm 4, bao gồm:

+ Các khoản nợquá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần đầu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứhai.

- Nợquá hạn có khả năng mất vốn - Nhóm 5, bao gồm:

+ Các khoản nợquá hạn trên 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần đầu quá hạn từ90 ngày trởlên theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứhai quá hạn theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần thứhai.

+ Các khoản nợ cơcấu lại thời hạn trảnợlần thứba trởlên, kểcả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

+ Các khoản nợkhoanh, nợchờxửlý.

Như vậy, nợquá hạn của NHTM cóởcả5 nhóm nợ. Khi cả4 tiêu chí nợquá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5ởmức độcao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang gặp rất nhiều rủi ro, khả năng bảo toàn vốn thấp, có thể đe doạ đến sựtồn tại của ngân hàng.

Tuy nhiên trong thực tế, do những rủi ro trong hoạt động kinh doanh là không thểtránh khỏi nên các NHTM hiện nay thường chấp nhận một tỷlệnợquá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn tín dụng đối với NHTM. Thông thường, tỷlệ này được duy trìởmức dưới 5% là có thểchấp nhận được.

c. Các chỉ tiêu thu lãi từ hoạt động tín dụng.

Là một DN, do đó lợi nhuận cũng là mục tiêu cuối cùng của ngân hàng. Kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt nên lợi nhuận của ngân hàng có được là do chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Nguồn thu lãi từhoạt động cho vay là nguồn thu chủyếu đểngân hàng tồn tại phát triển. Khi hoạt động tín dụng thuđược lãi cao chứng tỏcác kho

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin về sự phổ biến của internet, ATM không chỉ đơn thuần chỉ để rút tiền mà còn hơn thế nữa, nó có thể cung cấp một cách hiệu

Tuy nhiên để dịch vụ NHĐT thực sự đi vào cuộc sống của người dân thì Agribank cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm khuyến khích, đào tạo nhân viên, giúp nhân

Kết quả nghiên cứu (xem Bảng 2.12) chỉ ra rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng cá nhân gồm: Nhận thức sự hữu

Do đó, phát triển TDCN là một bước đi rất cần thiết đối với ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần, phân tán rủi ro trong

- Chỉ đạo các NHTM tập trung hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân được quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

Tóm lại, chu ̛ o ̛ ng 2 của luạ ̂ n va ̆ n đã trình bày kết quả hoạt đọ ̂ ng kinh doanh của BIDV Quảng Nam, phân tích các nhân tố ảnh hu ̛ ởng đến hoạt đọ ̂ ng quản trị

- Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu định tính trong bài làm tôi có phỏng vấn những cán bộ tín dụng cá nhân để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những