• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN NHẤT TÍN CHI NHÁNH HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN NHẤT TÍN CHI NHÁNH HUẾ"

Copied!
120
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-------

K H Ó A L U Ậ N T Ố T NG H I Ệ P

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN NHẤT TÍN CHI NHÁNH HUẾ

Sinh viên thực hiện: Trần Đình Thành Giáo viên hướng dẫn:

Lp: K47B (QTKD)– Thương mại PGS.TS Nguyn Khc Hoàn Niên khóa: 2013 - 2017

ế năm 2017

Trường ĐH KInh tế Huế

(2)

Lời cảm ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trong thời gian qua em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè.

Trước tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cần thiết và bổích cho em trong suốt thời gian học tập tại trường vừa qua. Đó là nền tảng cho quá trình thực hiện khóa luận cũng như công việc của em sau này.

Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn, TS. Lê Thị Phương Thảođã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.

Tiếp đó em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các anh/chịCông ty cổphần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín –Chi nhánh Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em có được một địa điểm thực tập thực sự bổ ích trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn và kính chúc quý Thầy Cô, quý anh chị trong Công ty dồi dào sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc!

Em xin chân thành cám ơn!

Huế, ngày 25 tháng 4năm 2017 Sinh viên thực hiện

Trần Đình Thành

Trường ĐH KInh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu của đềtài: ...8

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...9

1.1.Cơ sởlý luận vềcạnh tranh và lợi thếcạnh tranh...9

1.1.1. Cơ sởlý luận vềcạnh tranh ...9

1.1.2. Cơ sởlý luận vềlợi thếcạnh tranh ...11

1.2. Cơ sởlý luận về năng lực cạnh tranh...13

1.2.1. Định nghĩa về năng lực cạnh tranh ...13

1.2.2. Phân loại năng lực cạnh tranh...15

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ...16

1.3.1. Các yếu tốthuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp:...16

1.3.2. Các yếu tốthuộc môi trường bên trong doanh nghiệp: ...22

1.4. Mô hình nghiên cứu ...25

1.4.1. Vịthếcạnh tranh doanh nghiệp ...25

1.4.2. Năng lực cạnh tranhở cấp độnguồn lực ...26

1.4.3. Năng lực cạnh tranhở cấp độphối thức thị trường ...26

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...26

1.5.1. Vịthếcạnh tranh của doanh nghiệp ...26

1.5.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpởcấp độnguồn lực...27

1.5.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpởcấp độphối thức thị trường...29

1.6. Cơ sởthực tiễn vềtình hình cạnh tranh trong ngành chuyển phát nhanh hiện nay .32 1.6.1. Thị trường chuyển phátởViệt Nam:...32

Trường ĐH KInh tế Huế

(4)

1.6.2. Thị trường chuyển phátởThành phốHuế: ...34

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN NHẤT TÍN CHI NHÁNH HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2016...36

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín – Chi nhánh Huế...36

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...36

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổchức bộmáy công ty...37

2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và thị trường hoạt động ...39

2.1.4. Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Huế năm 2015-2016 ...40

2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huế. ...41

2.2.1. Tác động của các yếu tốthuộc môi trường vĩ mô...41

2.2.2. Tác động của các yếu tố môi trường vi mô (môi trường ngành)...45

2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổphần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huế. ...48

2.3.1. Vịthếcạnh tranh của công ty ...48

2.3.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpởcấp độnguồn lực...50

2.3.3. Năng lực cạnh tranh của công tyởcấp độphối thức thị trường ...56

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huế. ...61

2.4.1. Thông tin chung vềkhách hàng doanh nghiệp. ...61

2.4.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín –Chi nhánh Huếso với các đối thủcạnh tranh ...65

2.4.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huế...70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN NHẤT TÍN – CHI NHÁNH HUẾ...76

Trường ĐH KInh tế Huế

(5)

3.1. Định hướng của công ty trong thời gian tới ...76

3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huếtheo mô hình SWOT...77

3.2.1. Điểm mạnh của công ty ...77

3.2.2. Điểm yếu của công ty ...78

3.3. Cơ hội và thách thức từ môi trường hoạt động kinh doanh ...79

3.3.1. Cơ hội từ môi trường hoạtđộng kinh doanh ...79

3.3.2. Thách thức từ môi trường hoạt động kinh doanh ...79

3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huế...80

3.4.1. Giải pháp từphía công ty...80

3.4.2. Điều kiện đểthực hiện các giải pháp...96

3.4.3. Các kiến nghịvới công ty tổng ...97

3.4.4. Các kiến nghị đối với Nhà nước ...98

PHẦN III: KẾT LUẬN...101

TÀI LIỆU THAM KHẢO...103 PHỤ LỤC

Trường ĐH KInh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TPP WTO AEC CPN CTCP DN COD GDP

Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương Tổchức thương mại Thế giới

Cộng đồng kinh tếAsian Chuyển phát nhanh Công ty cổphần Doanh nghiệp

Cash On Delivery (Thu hộvà chuyển tiền) Tổng sản phẩm quốc nội

Trường ĐH KInh tế Huế

(7)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...31

Bảng 2.1: Doanh thu của các sản phẩm dịch vụ Công ty cổphần Nhất Tín–Huế năm 2015-2016 ...40

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tếViệt Nam từ năm 2014-2016 ...41

Bảng 2.3: Tỷlệlạm phát của Việt Nam từ2014-2016 ...43

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Nhất Tín–Huếtừ 2015 đến 2016...51

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động năm 2016...53

Bảng 2.6: Danh mục xe vận chuyển của công ty (tính đến năm2016)...54

Bảng 2.7: Bảng giá trong nước...58

Bảng 2.8: Thông tin chung vềgiới tính– độtuổi khách hàng được phỏng vấn ...62

Bảng 2.9: Thông tin vềnghềnghiệp - thu nhập của khách hàng được phỏng vấn ...62

Bảng 2.10: Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huế và các công ty đối thủ...66

Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển của công ty cổphần Nhất Tín từ 2017 đến 2019 ...77

Trường ĐH KInh tế Huế

(8)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2014-2016 ... 42

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2014- 2016 ... 43

Biểu đồ2.3: Thịphần các Công ty Chuyển phát tại Tỉnh Thừa Thiên Huế2016... 49

Biểu đồ2.4: Doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2015-2016 ... 52

Biểu đồ2.5: Đánh giá khách hàng vềvịthếthị trường của công ty Nhất Tín–Huế... 63

Biểu đồ 2.6: Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của công ty Nhất Tín – Chi nhánh Huế ởcấp độnguồn lực ... 64

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của công ty Nhất Tín – Chi nhánh Huế ởcấp độphối thức thị trường. ... 64

Biểu đồ2.8: Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty ... 68

Trường ĐH KInh tế Huế

(9)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter ... 18 Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu... 25 Hình 2.1: Cơ cấu tổchức bộmáy quản lý của Công ty... 37

Trường ĐH KInh tế Huế

(10)

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tếthếgiới đang có những bước chuyển mình đáng kểkhi hàng loạt các tổ chức và hiệp định thương mại được hình thành như Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), Cộng đồng kinh tế ASIAN (AEC), gần đây nhất là Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới vừa tạo động lực vừa tạo sự thúc đẩy cho môi trường kinh doanh Việt Nam làm tăng áp lực vềcạnh tranh. Cạnh tranh là xu hướng chung của mọi nền kinh tế, là cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường. Các đối thủ nước ngoài thì có tiềm lực rất mạnh về mọi mặt, trong khi đó khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là năng lực còn hạn chế, quy mô sản xuất, tài chính còn khiêm tốn, năng lực quản lý và hiệu quảsử dụng vốn chưa cao, mối liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu mang tính hình thức. Do vậy nếu mỗi doanh nghiệp trong nước không tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì trong trận đấu vốn không cân sức với đối thủ nước ngoài sẽ rất dễ bị loại khỏi cuộc đua. Gia nhập các tổchức kinh tếlớn là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nào biết tận dụng nó một cách hợp lý song cũng chính là rào cản lớn cho doanh nghiệp nếu không tự nâng cao được năng lực cạnh tranh cần thiết cho mình. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết cho sựphát triển kinh tế, xã hội.

Vận tải giao nhận là yếu tố không thể tách rời khỏi buôn bán trong và ngoài nước. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng xuất nhập khẩu quốc gia thì thị trưởng chuyển phát nhanh trong nước cũng đóng góp một phần không nhỏ đến sựphát triển chung của nền kinh tế. Các công ty chuyển phát nhanh hiện nay ra đời ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt bởi nhu cầu sửdụng dịch vụ này càng cao. Với ưu thế về thời gian, độ an toàn và các điều kiện bảo đảm hàng hóa, dịch vụ chuyển phát nhanh do các doanh nghiệp tư nhân đảm trách đang ngày càng chứng tỏ ưu thế. Bên cạnh đó, sự bùng phát của thương mại điện tử cũng làm phình to "chiếc bánh" chuyển phát nhanh, kéo theo mức độ đầu tư vào lĩnh vực này càng tăng trưởng mạnh. Vì thếmà các chủcông ty chuyển phát nhanh cần phải có các giải pháp, phương án hợp lý trong việc

Trường ĐH KInh tế Huế

(11)

địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, những năm gần đây xuất hiện khá nhiều các công ty chuyển phát nhanh, trong đó có Công ty cổ phần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín (Nhất Tín Logistics). Công ty cung ứng các sản phẩm dịch vụchuyển phát tài liệu, bưu phẩm, hàng hóa trong thời gian ngắn và các giải pháp vận chuyển hàng hóa. Sau thời gian thực tập tại công ty, tôi nhận thấy công ty có những bước thâm nhập thị trường khá tốt song vẫn còn nhiều hạn chế trong cung ứng dịch vụ, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam nói chung và tại Tỉnh Thừa Thiên Huếnói riêng, công ty muốn duy trì vững chắc thị phần và tăng trưởng bền vững thì phải nghiên cứu biện pháp khắc phục các hạn chếvà nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình.

Xuất phát từnhững lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín – Chi nhánh Huế”làm đềtài khóa luận của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

2.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụchuyển phát nhanh của các công ty cungứng dịch vụ này trên địa bàn Thành phố Huế. Và từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian sắp tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

- Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, nét đặc trưng trong kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty cổphần Nhất Tín –Huế.

- Đánh giá thực trạng và năng lực cạnh tranh của dịch vụ chuyển phát nhanh tại Công ty cổphần Nhất Tín - Huế

Trường ĐH KInh tế Huế

(12)

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty cổphần Nhất Tín –Huế một cách phù hợp và đạt hiệu quả trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đềtài tập trung nghiên cứu hệthống các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh và công cụnâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổphần Nhất Tín–Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung:

- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các Công ty cung cấp dịch vụchuyển phát nhanh trên địa bàn thành phốHuế

- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần Nhất Tín–Chi nhánh Huế Về phạm vi không gian:Đềtài thực hiện nghiên cứu trong không gian của Công ty cổphần Nhất Tín và các công ty có cung cấp dịch vụchuyển phát nhanh trên địa bàn thành phốHuế.

Về phạm vi thời gian:

- Nguồn sốliệu thứcấp:Số liệu thứ cấp được thu thập từcác tài liệu của Công ty từ năm 2015-2016

- Nguồn sốliệu sơ cấp: Thu thập sốliệu thông qua phỏng vấn khách hàng trong khoảng thời gian từ2/2017 - 4/2017.

4. Phương pháp nghiên cứu.

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp:

Trường ĐH KInh tế Huế

(13)

tin cần thu thập: tài liệu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, số lượng lao động các phòng ban, cơ cấu vốn,…của Công ty cổphần Nhất Tín–Chi nhánh Huế.

Các dữ liệu thứ cấp khác từ sách báo, website, tạp chí chuyên ngành, thư viện trường Đại học Kinh tếHuế…

Các thông tin từ các công ty đối thủ như thời gian thành lập, điểm mạnh, điểm yếu, … được thu thập từsốliệu sởThông tin và truyền thông, internet, phỏng vấn trực tiếp,…

Số liệu sơ cấp:

Thu thập thông qua việc điều tra phỏng vấn khách hàng bằng bảng hỏi phỏng vấn.

Đặc thù là dịch vụ chuyển phát nên đối tượng khách hàng của công ty khá đa dạng. Có thể nói khách hàng của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nhất Tín –Chi nhánh Huếgồm có: Khách hàng doanh nghiệp và khách hàng vãng lai (khách hàng cá nhân). Tuy nhiên ở mức độ bài viết này cùng với những yếu tốkhách quan tôi tiến hành điều tra khách hàng vãng lai (khách hàng cá nhân).

Để xác định mức được mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổphần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huế, tôi đã tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của 120 khách hàng cá nhân. Đây là những khách hàng mà doanh nghiệp đã, đang phục vụ dịch vụ chuyển phát và các khách hàng này cũng đã, đang sửdụng dịch vụchuyển phát tại các công ty đối thủ

4.2. Phương pháp phân tích số liệu:

Số liệu thứ cấp:

Sửdụng phương pháp thống kê, tính toán, tổng hợp, phân tích theo các tiêu thức khác nhau nhằm mô tả khái quát được tổng quan hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần Nhất Tín –Huế.

Phương pháp phân tích thống kê như: số tương đối, số tuyệt đối, các chỉ tiêu của dãy sốthời gian và phương pháp so sánh để phân tích kết quảvà hiệu quả qua các năm

Trường ĐH KInh tế Huế

(14)

nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh, đồng thời đưa ra kết luận về mối liên hệ của hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty.

Số liệu sơ cấp:

Để đánh giá một cách tổng quát năng lực cạnh tranh của công ty với các công ty đối thủ tôi đã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix), qua đó giúp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thếcủa Công ty cổ phần Nhất Tín –Huếvới các đối thủcạnh tranh trong ngành.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho ta nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và nhược điểm của họ. Ma trận này là sựmởrộng ma trận đánh giá các yếu tốbên ngoài bằng cách đưa vào đó các yếu tố quan trọng của môi trường bên trong đểso sánh giữa các đối thủcạnh tranh trong ngành. Các bước cụthể đểxây dựng công cụma trận đánh giá cácyếu tố môi trường nội bộdoanh nghiệp gồm:

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu nàyđược tiến hành bao gồm ba bước nghiên cứu đó là: (1) Nghiên cứu tài liệu thứcấp; (2) Nghiên cứu sơ bộ định tính; (3) Nghiên cứu sơ bộ địnhlượng.

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ các giáo trình, bài giảng, Internet, các tạp chí khoa học chuyên ngành liên quan đến cạnh tranh và nănglực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp.

Nghiên cứu sơ bộ định tính: Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi. Mục đích của nghiên cứu này chủ yếu nhằm xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chuyển phát nhanh dựa trên các tiêu chí của cơ sở lý thuyết sẽ trình bày ở phần nội dung nghiên cứu.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện thông qua việc điều tra khảo sát một số doanh nghiệp. Mục đích của nghiên cứu này chủyếu nhằm hoàn thiện bảng hỏi phục vụquá trìnhđiều tra chính thức.

Bước 2: Lập danh mục các yếu tốcó vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh

Trường ĐH KInh tế Huế

(15)

của công ty. Những nhân tố này được xác định dựa trên quan điểm của các nhà chuyên môn và khách hàng được xác địnhở bước 1.

Bước 3: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 1 (Không quan trọng) đến 5 (Quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưuý, tầm quan trọng đượcấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh.

Bước 4: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tếcó thể định khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm trung bình khi phân loại bằng 3, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 4 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 5. Như vậy, đây là điểm sốphản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tốcủa doanh nghiệp so với đối thủtrong ngành.

Bước 5:Nghiên cứu chính thức:

Với đối tượng điều tra là khách hàng: Là những người đã và đang sửdụng dịch vụ với công ty và các công ty đối thủ. (Bưu điện Tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần bưu chính Viettel Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Kerry Express....)

Bước 6: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm sốphân loại tương ứng.

Bước 7: Tính tổng điểm cho toàn bộcác yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đóthứtự năng lực cạnh tranh các công ty là thứ tự tổng điểm, công ty có tổng điểm lớn hơn sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn. Cuối cùng, thông qua khung đánh giá này sẽ xác định những năng lực cạnh tranh nào cần được duy trì, cũng như cần được củng cố thêm và những năng lực nào cần phải xây dựng. Từ đó đềra các biện pháp nhằm duy trì, củng cốvà xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty

Trường ĐH KInh tế Huế

(16)

Quy trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huế

Trường ĐH KInh tế Huế

(17)

5. Kết cấu của đề tài:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần đặt vấn đề nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, trình bày rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sởkhoa học của vấn đềcần nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín–Chi nhánh Huế

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín –Chi nhánh Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Phần này tóm tắt kết quảnghiên cứu của đề tài sau đó rút ra kết luận và kiến nghị đối với nhà trường và nội tại doanh nghiệp

Trường ĐH KInh tế Huế

(18)

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh 1.1.1.Cơ sở lý luận vềcạnh tranh

1.1.1.1.Định nghĩa vềcạnh tranh

Cạnh tranh là những hoạt động của một cá nhân hay tổchức hướng đến mục tiêu là giành được những lợi thếcó thể đạt được so với các cá nhân, tổchức khác trong một môi trường nhất định. Cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình bằng cách khuyến khích họluôn phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao vềchất lượng, dịch vụvà giá cả. Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau vềcạnh tranh.

Theo cuốn Kinh tếhọc của P.Samuelson thì: “Cạnh tranh là sựkìnhđịch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau đểgiành khách hàng, thị trường’’.

Còn như C.Mác (1840): “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụhàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.

Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụthị trường có lời nhất”.

Theo Micheal Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.

Doanh nghiệp nào có thịphần càng lớn thì càng có vịthế, địa vị trên thị trường.

Tóm lại, cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức, cùng hoạt động trong một lĩnh vực, để giành phần hơn (về thị trường, khách

Trường ĐH KInh tế Huế

(19)

1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh

Trong nền kinh tếthị trường, sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với lợi nhuận và cạnh tranh. Cạnh tranh tác động đến mọi thành phần trong nền kinh tế.

Đối vi toàn bnn kinh tế:

Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế và nâng cao năng suất lao động xã hội.

Như chúng ta đã biết, kết quảcủa cạnh tranh là loại bỏcác doanh nghiệp có chi phí sản xuất kinh doanh cao, kinh doanh không hiệu quả. Một nền kinh tếmạnh là khi có các công ty, doanh nghiệp vững mạnh và có khả năng cạnh tranh cao.

Cạnh tranh sẽ đảm bảo việc điều chỉnh quan hệcung cầu. Cạnh tranh sẽlà tiền đề thuận lợi làm cho sản xuất thíchứng linh hoạt dưới sựbiến động của cầu và công nghệ sản xuất. Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến việc phân phối thu nhập tạo sự cân bằng trên thị trường.

Bên cạnh đó, cạnh tranh còn là nguyên nhân thúc đẩy sự đổi mới vềmọi mặt của nền kinh tế.

Đối vi doanh nghip:

Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu và bất khả kháng. Cạnh tranh là cuộc đua mà trong đó các doanh nghiệp luôn phải tìm cách để vươn lên chiếm ưu thế và giành thắng lợi. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiếnlược cạnh tranh hợp lý. Coi cạnh tranh như là một công cụ, là bàn đạp vươn lên.

Cạnh tranh buộc các nhà sản xuất phải tìm mọi cách đểlàm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệtri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị hiếu của khách hàng. Điều này đã khiến các doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương án chiến lược tối ưu như: chi phí sản xuất thấp nhất, công nghệhiện đại, sửdụng có hiệu quảcác nguồn lực đểgiảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm...

Trường ĐH KInh tế Huế

(20)

Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất và phát triển, cạnh tranh sẽ đào thải những doanh nghiệp hoạt động yếu kém, giúp doanh nghiệp tìm tòi và khắc phục những yếu điểm để vươn lên nắm giữ thị trường. Doanh nghiệp nào có các chính sách cạnh tranh hiệu quảsẽtạo rađược vịthếtrên thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, vịthế cạnh tranh chỉ mang tính tương đối, không hoàn toàn triệt để. Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn nhìn nhận cạnh tranh, điều kiện cạnh tranh là các căn cứquan trọng để xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.

Đối vi khách hàng:

Cạnh tranh làm cho người tiêu dùng được tiêu dùng hàng hóa cũng như dịch vụ có chất lượng cao hơn với giá thành hợp lý hơn và nhu cầu của người tiêu dùng cũng được đáp ứng tốt hơn. Có đượcnhư vậy là vì có cạnh tranh nên hàng hóa trong nước và trao đổi quốc tếtrở nên phong phú và đa dạng vềchủng loại, bao bì, mẫu mã và hơn hết là chất lượng ngày càng tốt hơn mà giá lại rẻ hơn.

1.1.2.Cơ sở lý lun vli thếcnh tranh 1.1.2.1.Định nghĩavềlợi thếcạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để

“nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm cho doanh nghiệp, có tính vi mô chứ không phải có tính vĩ mô ởcấp quốc gia.

Như vậy không có cái gọi là “lợi thế Việt Nam” mà chỉ có lợi thế của doanh nghiệp A hoặc doanh nghiệp B. Những giá trị nào quyết định lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp? Đó là sự thôi thúc, đam mê, khả năng và bản chất đặc thù của người doanh nhân cộng với điều kiện hoàn cảnh cá nhân, tài nguyên sẵn có, nhu cầu của thị trường mà họ tiếp cận được, tạo ra những cơ hội kinh doanh đặc thù đểdoanh nhân có thểnắm bắt. Như vậy mỗi doanh nhân có mỗi lợi thếkhác nhau.

Một công ty được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷlệlợi nhuận cao hơn tỷ lệ bình quân trong nghành. Và một công ty có lợi thếcạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỷlệlợi nhuận cao trong một thời gian dài.

Trường ĐH KInh tế Huế

(21)

Hai yếu tố cơ bản hình thành tỷ lệ lợi nhuận của một công ty, và do đó biểu thị nó có lợi thế cạnh tranh hay không, đó là lượng giá trị mà khách hàng cảm nhận được vềhàng hóa hay dịch vụcủa công ty, và chi phí sản xuất của nó. Giá trịcảm nhận của khách hàng là sự lưu giữ trong tâm trí của họvềnhững gì mà họcảm thấy thỏa mãn từ sản phẩm hay dịch vụcủa công ty. Nói chung giá trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá vềsản phẩm của công ty thường cao hơn giá mà công ty có thể đòi hỏi vềcác sản phẩm/ dịch vụcủa mình.

Theo các nhà kinh tếphần cao hơn đó chính là thặng dư nhà tiêu dùng màkhách hàng có thể dành được. Cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các công ty giúp khách hàng nhận được phần thặng dư này. Cạnh tranh càng mạnh thì thặng dư người tiêu dùng càng lớn. Hơn nữa công ty không thểphân đoạn thị trường chi tiết đến mức mà có thể đòi hỏi mỗi khách hàng một mức giá phản ánh đúng đắn những cảm nhận riêng của họvềgiá trị sản phẩm, hai lí do này chỉ có thể đòi hỏi mức giá thấp hơn giá trịmà khách hàng cảm nhậnvà đánh giá vềsản phẩm

Cách thức mà công ty có được các lợi thếcạnh tranh:

Th nht, công ty sẽ cố gắng tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng, làm cho họcó sựthõa mãn vượt trên cảsự mong đợi của chính họ. Các nỗlực của công ty làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn nhờ sự vượt trội vềthiết kế, tính năng, chất lượng và điều gì đó tương tự để chính khách hàng cảm nhận được được một giá trị lớn hơn và họsẵn sàng trả giá cao hơn.

Th hai, công ty có thể cố nâng cao hiệu quả các hoạt động của mình để giảm chi phí. Hệquảlà biên lợi nhuận tăng lên, hướng đến một lợi thếcạnh tranh. Nói cách khác, khái niệm về sự sáng tạo giá trị là hạt nhân của lợi thế cạnh tranh. Bằng việc khai thác các năng lực cốt lõi hay lợi thế cạnh tranh để đáp ứng và đáp ứng trên tất cảcác chuẩn mực yêu cầu của cạnh tranh, các doanh nghiệp tạo ra giá trịcho khách hàng. Về bản chất, việc tạo ra giá trị vượt trội không nhất thiết yêu cầu một công ty phải có cấu trúc chi phí thấp nhất trong ngành hay tạo ra một sản phẩm có giá trị nhất trong mắt của khách hàng, mà quan trọng là độ

Trường ĐH KInh tế Huế

lệch giữa gía trị nhận thức được và chi
(22)

1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thếcạnh tranh:

Bao gồm là hiệu quả, chất lượng, sựcải tiến và đáp ứng khách hàng.

Vhiu qu: nếu coi một doanh nghiệp như là một hệ thống chuyển hóa các hệ thống đầu vào thành đầu ra. Các đầu vào là các yếu tố cơbản của sản xuất như là lao động, vốn,đất đai, quản trị và bí quyết công nghệ. Đầu ra là các hàng hóa và dịch vụmà doanh nghiệp sản xuất. Cách đơn giản nhất của hiệu quả là là đem chia số lượng các đầu ra cho các đầu vào. Một công ty càng hiệu quả khi nó cần càng ít đầu vào để sản xuất một đầu ra nhất định.

Vchất lượng: các sản phẩm có chất lượng phải đáng tin cậy theo nghĩa mà nó được thực hiện đúng như thiết kế và làm tốt điều đó, ngoài ra chất lượng cao dẫn đến hiệu quả cao hơn và đem lại chi phí thấp hơn. Chất lượng cao sẽlàm giảm thời gian lao động bị lãng phí để làm ra các chi tiết sản phẩm bị khuyết tật hay cung cấp dịch vụ không đáp ứng đủtiêu chuẩn và giảm thời gian bỏ ra đểsữa chữa khuyết tật sẽlàm cho năng xuất lao động cao hơn và chi phí đơn vịthấp hơn. Như vậy, chất lượng sản phẩm cao không chỉ để cho công ty đòi hỏi giá cao hơn vềsản phẩm của mình mà còn hạthấp chi phí .

Vci tiến: cải tiến là bất kì những gì được coi là mới hay mới lạtrong cách thức mà một công ty vận hành hay sản xuất sản phẩm của nó. Cải tiến bao gồm những tiến bộ mà công ty phát triển về các loại sản phẩm, quá trình sản xuất, hệ thống quản trị,cấu trúc tổ chức và các chiến lược. Cải tiến có lẽlà khối quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh. Vềdài hạn cạnh tranh có thể coi như một quá trìnhđược dẫn dắt bằng sự cải tiến.

Về đáp ứng khách hàng: một công ty có khả năng đáp ứng khách hàng tốt phải có khả năng nhận diện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơnso với các đối thủ cạnh tranh. Có như vậy khách hàng sẽcảm nhận gía trị sản phẩm của công ty, và công ty có lợi thếcạnh tranh trên cơ sởkhác biệt.

1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh 1.2.1.Định nghĩa về năng lực cạnh tranh

Trường ĐH KInh tế Huế

(23)

Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sửdụng rộng rãi trong rất nhiều các lĩnh vực nhưng đến nay vẫn là khái niệm khó hiểu và rất khó đo lường.

Theo Từ điển thuật ngữkinh tếhọc, năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủcạnh tranh trên thị trường, kểcảkhả năng giành lại một phần hay toàn bộthị phần của đồng nghiệp.

Tổchức hợp tác và phát triển kinh tế(OECD) định nghĩa năng lực cạnh tranh là

“khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sởbền vững”.

Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được hiểu là thể hiện thực lực và lợi thếcủa doanh nghiệp so với đối thủcạnh tranh trong việc thoảmãn tốt nhất cácđòi hỏi của khách hàng đểthu lợi ngày càng cao hơn.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽlà vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánhgiá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.

Thực tếcho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủtất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chếvề mặt khác.Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cốgắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mìnhđang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như

Trường ĐH KInh tế Huế

(24)

marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệthống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tốphản ánh năng lực cạnh tranh từnhững lĩnh vực hoạtđộng khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cảsản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thịphần; vịthế tài chính; năng lực tổchức và quản trịdoanh nghiệp.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình .Đặc biệt trong thời kỳ Việt nam đã gia nhập các tổchức kinh tếthếgiới, để nâng cao năng lưc cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải hiểu rõ các yêu cầu khi tham gia hội nhập đối với ngành SXKD của đơn vị, để từ đó thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố để đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.2. Phân loại năng lực cạnh tranh

Đã có rất nhiều những nhà chuyên môn đã nghiên cứu và có những công trình nghiên cứu công phu về năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn như Momaya (2002), Ambastha và cộng sự(2005), hoặc các tác giả người Mỹ như Henricsson và các cộng sự (2004)… đã hệ thống hóa và phân loại các nghiên cứu và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo 3 loại: nghiên cứu năng lực cạnh tranh hoạt động, năng lực cạnh tranh dựa trên khai thác, sử dụng tài sản và năng lực cạnh tranh theo quá trình.

 Năng lực cạnh tranh hoạt động là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt dộng kinh doanh trên thực tế như: thị

Trường ĐH KInh tế Huế

(25)

có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp…

 Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản là xu hướng nghiên cứu nguồn hình thành năng lực cạnh tranh trên cơ sởsửdụng các nguồn lực như nhân lực, công nghệ, lao động. Theo đó, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao động, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này.

 Năng lực cạnh tranh theo quá trình là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh. Các quá trình bao gồm: quản lý chiếnlược, sửdụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp (sản xuất, chất lượng…)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

1.3.1. Các yếu tthuộc môi trường bên ngoài doanh nghip:

1.3.1.1. Các yếu tốthuộc môi trường vĩ mô:

1.3.1.1.1. Yếu tốkinh tế:

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tốkinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là: tỷ giá hối đoái, tỷlệlạm phát và tỷlệlãi suất.

Tgiá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của các quốc gia khác. Thay đổi về tỷgiá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên thị trường quốc tế. Khi giá trị của đồng tiền trong nước thấp hơn so với giá trị củacác đồng tiền khác, hàng hóa sản xuất trong nước sẽ tương đối rẻ hơn, còn hàng hóa sản xuất ngoài nước sẽ tương đối đắt hơn. Một đồng tiền thấp hay đang giảm giá sẽ làm giảm sức ép từ các công ty nước

Trường ĐH KInh tế Huế

(26)

ngoài, tạo ra nhiều cơ hội để tăng sản phẩm xuất khẩu và ngược lại.

Tllm phát

Lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, tỷlệ lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước được.

Nếu lạm phát tăng liên tục, các hoạt động đầu tư trở thành công việc hoàn toàn mới.

Thực trạng của lạm phát là làm cho tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán được, khi đó nó sẽhạn chế sự hoạt động của nền kinh tế, gây nên tình trạng thất nghiệp, và cuối cùng thìđẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Tllãi sut

Tỷ lệ lãi suất có thể tác động đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Tỷlệ lãi suất rất quan trọng khi người tiêu dừng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hóa của mình. Tỷ lệ lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Chi phí này là nhân tố chủ yếu khi quyết định tính khảthi của chiến lược.

1.3.1.1.2. Yếu tốkỹthuật - công nghệ:

Ngày nay công nghệ được coi là yếu tốquan trọng trong cạnh tranh. Thay đổi về công nghệcó thể làm cho các sản phẩm hiện đang sản xuất trở nên lỗi thời trong một khoảng thời gian ngắn. Cũng với thời gian đó có thể tạo ra được sản phẩm mới. Như vậy, công nghệ đồng thời có thểvừa là cơ hội cũng như mối đe dọa của doanh nghiệp.

Do sựphát triển nhanh chóng của công nghệ đã diễn ra xu hướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản phẩm. Bên cạnh đó, công nghệ cũng tạo ra nhiều phương pháp sản xuất mới, những phương pháp này cũng sẽ là những cơ hội hoặc thách thức của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải lường trước được những thay đổi do công nghệ mang lại.

1.3.1.1.3. Các yếu tốchính trị- pháp luật:

Các yếu tố chính trị - pháp luật cũng có tác động lớn đến mức độ thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động

Trường ĐH KInh tế Huế

(27)

nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường,… Những quy định này cũng có thể là cơ hội hoặc mối đe dọa với doanh nghiệp. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh thông qua luật pháp và quản lý nhà nước sẽ đảm bảo cho sựphát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là bình đẳng và lành mạnh.

1.3.1.2. Các yếu tốthuộcmôi trường ngành:

Sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter, theo mô hình này thì ảnh hưởng đến cầu trúc cạnh tranh trong một ngành có các yếu tốsau:

Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

(Nguồn: Michael Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh)

Trường ĐH KInh tế Huế

(28)

1.3.1.2.1. Áp lực từphía nhà cung cấp:

Người cung cấp được coi là sự đe dọa với doanh nghiệp khi họ có thể đẩy mức giá hàng cung cấp cho doanh nghiệp lên, ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau như thiết bị vật tư, nguồn lao động và tài chính. Yếu tố làm tăng thế mạnh của các tổ chức cung ứng cũng tương tự như các yếu tố làm tăng thế mạnh của người mua sản phẩm.

Các nhân tố tác động trực tiếp và tạo ra sức ép từ phía các nhà cung cấp tới hoạt động mua sắm và dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp: số lượng nhà cung cấp nhiều hay ít, tính chất thay thếcủa các yếu tố đầu vào khó hay dễ, tầm quan trọng của các yếu tố đầu vào đối với hoạt động của doanh nghiệp, khả năng của các nhà cung cấp và vịtrí quan trọng đến mức độnào của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp.

1.3.1.2.2. Áp lực cạnh tranh từ đối thủtiềmẩn:

Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng có khả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Tác động của các doanh nghiệp này đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp đó như công nghệ chế tạo, quy mô…. Sự xuất hiện của các đối thủ mới này có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hay còn làm thay đổi bức tranh cạnh tranh ngành. Dù thay đổi cục diện cạnh tranh cạnh tranh kiểu nào thì sựxuất hiện của chúng cũng làm gia tăng mức cạnh tranh của ngành. Do đó, các doanh nghiệp đang hoạt động tìm mọi cách để hạn chế các đối thủcạnh tranh tiềmẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ.

Theo M. Porter, những nhân tố tác động đến quá trình tham gia thị trường của các đối thủmới đó là: các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quảkinh tếcủa quy mô, bất lợi vềchi phí do các nguyên nhân khác, sựkhác biệt hóa sản phẩm, yêu cầu vềvốn cho sựthâm nhập, chi phí chuyển đổi, sựtiếp cận đường dây phân phối, các chính sách thuộc quản lý vĩ mô,…

Trường ĐH KInh tế Huế

(29)

1.3.1.2.3. Sựcạnh tranh của sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các doanh nghiệp trong những ngành khác nhau nhưng thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng giống như các công ty trong ngành. Những doanh nghiệp này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau. Càng nhiều loại sản phẩm thay thếxuất hiện bao nhiêu sẽ càng tạo ra sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bấy nhiêu. Đặc điểm của sản phẩm thay thế như: sản phẩm sẽ được tiếp tục đưa vào sản xuất hay sẽ được sửdụng trong tiêu dùng cũng như tính chất của sản phẩm thay thế đều tác động trực tiếp, tạo ra sức ép đối với doanh nghiệp.

Như vậy, sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành, một sức ép cạnh tranh rất lớn, nó giới hạn mức giá mà một doanh nghiệp có thể định ra và do đó giới hạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có rất ít các sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá và kiếm được lợi nhuận tăng thêm.

1.3.1.2.4. Sức ép từkhách hàng

Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu về sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng không chỉ là các khách hàng hiện tại mà phải tính đến cảkhách hàng tiềmẩn. Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi của doanh nghiệp. Họ được xem như là sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại, nếu người mua có những yếu thế sẽ tạo cho doanh nghiệp cơ hội để tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Người mua có thểgây áp lực với doanh nghiệp đến mức nào phụ thuộc vào thếmạnh của họtrong mối quan hệvới doanh nghiệp.

Theo M. Porter, những yếu tốtạo áp lực cho người mua đó là:

 Khi ngành cung cấp gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ còn người mua chỉ là sốít doanh nghiệp nhưng có quy mô lớn.

 Khi người mua mua với số lượng lớn, họ có thể sử dụng sức mua của mình

Trường ĐH KInh tế Huế

(30)

như một đòn bẩy đểyêu cầu được giảm giá.

 Khi người mua có thểlựa chọn đơn đặt hàng giữa các doanh nghiệp cungứng cùng loại sản phẩm.

1.3.1.2.5. Sựcạnh tranh nội bộngành:

Cạnh tranh nội bộ là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện đang có mặt trong ngành. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa cho các doanh nghiệp. Nếu sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành yếu, các doanh nghiệp có cơ hội nâng giá nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Nếu sựcạnh tranh này là gay gắt thì sẽ dẫn đến cạnh tranh quyết liệt về giá, nguy cơ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành chịu tác động tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: cơ cấu ngành, mức độ cầu và những trở ngại ra khỏi ngành.

Cơ cấu ngành:đó là sựphân bốvềsố lượng và quy mô của các công ty trong ngành. Có thểphân biệt hai loại cơ cấu chính: Thứnhất, ngành phân tán, bao gồm số lượng lớn các công ty có quy mô vừa và nhỏ, không có công ty nào có vai trò chi phối toàn bộ ngành như ngành sản xuất lương thực trong nông nghiệp, ngành dệt, ngành kinh doanh khách sạn, du lịch, nên không có sức mạnh chi phối thị trường và thường phải chấp nhận mức giá của thị trường. Thứ hai, ngành hợp nhất, bao gồm số lượng ít các công ty có quy mô lớn hoặc chỉ có một công ty độc quyền như ngành sản xuất ôtô, sản xuất điện. Các công ty trong nhóm ngành hợp nhất hoạt động phụthuộc vào nhau và do đó hoạt động cạnh tranh của một công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lợi nhuận của các công ty khác trong ngành.

Mc độ cu: tình trạng về cầu trong ngành cũng là một yếu tố tác động đến cạnh tranh. Tăng nhu cầu tạo ra cơ hội cho việc mở rộng sản xuất, làm dịu bớt sựcạnh tranh. Cầu tăng lên khi trên thị trường có thêm người tiêu dùng mới hoặc làm tăng sức mua của người tiêu dùng hiện tại. Các doanh nghiệp có thể tăng doanh thu mà không làmảnh hưởng đến thị trường của các doanh nghiệp khác. Như vậy việc tăng cầu đưa đến cơ hội mởrộng hoạt động cho các doanh nghiệp.

Trường ĐH KInh tế Huế

(31)

Ngược lại cầu giảm khi có người tiêu dùng rời bỏthịtrường của ngành, hoặc sức mua của những người tiêu dùng hiện tại giảm. Khi đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn, một doanh nghiệp chỉcó thể đạt tới sự tăng trưởng mạnh bằng cách lấy đi thị phần của những doanh nghiệp khác. Sự biến động của mức cầu phụthuộc nhiều vào sựphát triển của ngành.

Nhng tr ngi ra khi ngành: Những trở ngại ra khỏi ngành đe dọa khi cầu đang có xu hướng giảm. Nếu như những trở ngại này rất khó vượt qua thì các doanh nghiệp có thểbị buộc chặt vào nhau, mặc dù hoạt động kinh doanh không có hứa hẹn gì tốt đẹp, và nó sẽ làm cho sựcạnh tranh trở nên gay gắt. Các trở ngại chính ra khỏi ngành đó là: Thứ nhất, các mày móc thiết bị khó có thể sử dụng vào ngành khác, do vậy doanh nghiệp không bán được, khi doanh nghiệp ra khỏi ngành phải bỏtoàn bộtài sản này. Thứ hai, những chi phí cố định rất lớn khi ra khỏi ngành như trả lương cho công nhân khi chưa hết hợp đồng. Thứ ba, đó là sựgắn bó về tình cảm đối với ngành như những công ty thuộc gia đình, dòng họ.

1.3.2. Các yếu tốthuộc môi trường bên trong doanh nghiệp:

Phân tích nội bộ doanh nghiệp nhằm làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chính doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh để cuối cùng chỉ ra doanh nghiệp có những năng lực riêng biệt nào đó và những năng lực riêng biệt này tạo ra lợi thế cạnh tranh.

1.3.2.1. Các chính sách chiến lược của công ty

Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, giúp hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nó vạch ra phương hướng và mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp trong trung hạn và dài hạn, giúp doanh nghiệp hạn chếrủi ro, vượt qua khó khăn thử thách để đi đến thành công. Chính sách và chiến lược bao gồm nhiều loại như: chính sách nhân sự, chính sách sản phẩm, chính sách thị trường...Việc đề ra được các chính sách và chiến lược đúng là điều cơ bản để mọi doanh nghiệp giành được thành công trên thương trường. Làm được điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài, đức và nghệthuật quản lý của lãnhđạo doanh nghiệp.

Trường ĐH KInh tế Huế

(32)

1.3.2.2. Sựsẵn sàng của các nhân tố đầu vào

Các nhân tố đầu vào bao gồm: nhân lực, nguyên vật liệu, phụ liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, công nghệ, thông tin. Các nhân tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải dựtrữ đủsố lượng, chủng loại và chất lượng, để kịp thời cung cấp cho các bộphận sản xuất kinh doanh khi cần, nếu không sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, làm giảm năng suất và chất lượng, hậu quảlà làm giảm năng lực cạnh tranh. Đặc biệt trong thời đại ngày nay việc cung cấp thông tin về đối thủvà thị trường đúng và kịp thời cho các bộphận là cực kỳquan trọng để doanh nghiệp có thểchiến thắng trong cạnh tranh.

1.3.2.3. Nhận thức chung của người lao động trong doanh nghiệp

Th nht là, nhận thức của người lao động vềcạnh tranh: Quy luật của cạnh tranh là sẽ đào thải những cái yếu, cái không đủ năng lực. Do vậy nếu người lao động trong công ty chưa nhận thức được quy luật và không chịu rèn luyện, phấn đấu, học tập nâng cao trình độ, chưa nhận thức được vai trò và địa vị của mình trong dây chuyền sản xuất sẽ làm cho sản phẩm không đảm bảo chất lượng và như vậy sẽ gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh, cũng như sựtồn tại của doanh nghiệp

Th hai là, sựhiểu biết của người lao động vềchính sách luật pháp của Nhà nước. Điều này rất quan trọng vì nếu kiến thức này của người lao động chưa được trang bị đầy đủ thì rất có thể gây ra những hành vi sai lầm xâm hại tới lợi ích của tập thể, của quốc gia, làm giảm uy tín của doanh nghiệp như : họcó thểtham gia biểu tình, đình công mà pháp luật không cho phép.

Th ba là, quan điểm về lao động: Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mọi người cần nhận thức rõ rằng là mình làm cho ai? và để làm gì? chứ không chỉ đơn thuần là làm thuê kiếm sống. Từ đó mới có ý thức lao động tốt, chủ động và sáng tạo nhằm xây dựng và phát triển công ty. Nếu quan điểm laođộng không đúng sẽ dẫn tới kỷluật lao động chấp hành không tốt, người laođộng làm với tinh thần nghĩa vụ, hoàn thành công việc với chất lượng không cao, sản phẩm không có tính cạnh tranh và điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Trường ĐH KInh tế Huế

(33)

1.3.2.4. Vềtrìnhđộtổchức, quản trịdoanh nghiệp

Th nht là về cơ cấu t chc ca doanh nghip: Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổchức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, có năng suất. Ngược lại một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được phân chia thì hiệu quả hoạt động sẽ kém. Trong đó thì cơ cấu Ban lãnh đạo có phẩm chất và tài năng có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới sựthành công của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ biết làm cho bộ máy công ty vận hành đúng quy luật và còn phải làm cho nó hoạt động một cách linh hoạt, uyển chuyển cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường trong và ngoài doanh nghiệp

Thứ hai là công tác đào tạo: Quản trị doanh nghiệp trước hết là phải làm tốt công tác giáo dục đào tạo trong công ty. Lãnhđạo doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho mọi thành viên.Từ đó giúp họ nhận thức tốt về pháp luật, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, khuyến khích mọi người tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, giảm thiểu những chi phí vô ích, ngoài ra còn tạo môi trường văn hoá lành mạnh trong công ty giúp mọi người đoàn kết, gắn bó, tạo dựng được tập thểvững mạnh cùng phấn đấu cho mục tiêu

"nâng cao nănglực cạnh tranh" của doanh nghiệp

Thba là vic áp dụng các phương pháp quản trmi: Nếu biết áp dụng các phương pháp và biện pháp quản trị mới sẽ mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm được nhiều chi phí, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu ta sửdụng một lối mòn trong quản trị sẽ dẫn đến sự trì trệ, bảo thủ, không phù hợp với những thay đổi của cơ chế thị trường và đặc biệt sẽ bị đối thủ "bắt bài" tìm kẽ hở để chiếm mất thị phần của công ty.

1.3.2.5. Hoạt động Marketing

Chức năng cơ bản của hoạt động Marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và

Trường ĐH KInh tế Huế

(34)

ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.

Tính chất cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt, thôi thúc của quá trình hội nhập kinh tếquốc tếchắc chắn sẽlà nguyên nhân trọng yếu thúc đẩy các doanh nghiệp phải hiểu biết và vận dụng marketing một cách linh hoạt vào kinh doanh, tạo dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày một cao hơn.

1.4. Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sởnghiên cứu các lý thuyết của tác giảtrên thếgiới và Việt Nam [1] [9], bài viết này đã vận dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu 1.4.1. V thếcnh tranh doanh nghip

Vị thế cạnh tranh phản ánh vị trí của doanh nghiệp trong thị trường mà nó phục vụ. Vị thế cạnh tranh được xác định bởi các chỉ tiêu như thị phần, khả năng thay đổi thị phần, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và các bên liên đới, khả năng thu lợi,… Vị thếmạnh nghĩa là doanh nghiệp phải chiếm được thị phần đáng kể trong các thị trường phục vụ hoặc trong các phần thị trường thích hợp. Việc xây dựng vịthếmạnh trong những thị trường hấp dẫn mà công ty phục vụlà nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của chiến lược cấp công ty.

Trường ĐH KInh tế Huế

(35)

1.4.2.Năng lực cạnh tranhở cấp độnguồn lực

Liên quan đến khả năng sởhữu và sửdụng các nguồn lực để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

1.4.3.Năng lực cnh tranh cấp độphi thc thị trường

Năng lưc cạnh tranh trong phối thức thị trường có thể đạt được theo nhiều cách, như chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn, chiến dịch quảng cáo mạnh mẽvà hiệu quả hơn, các lợi thếdài hạn vềgiá, khuyến mãi,...

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.5.1. Vthếcnh tranh ca doanh nghip

1.5.1.1. Thịphần của doanh nghiệp trên thị trường

Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành, là chỉ tiêu được doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi phí sản xuất do lợi thếvề quy mô. Thị phần của doanh nghiệp trong một thời kỳlà tỷ lệphần trăm thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trong thời kỳ đó.

Xét một cách tổng quát nhất, thị phần là tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh hiện tại của một doanh nghiệp trong việc thu hút và duy trì khách hàng, Thị phần của mỗi doanh nghiệp chính là kết quả của việc doanh nghiệp đó sử dụng nguồn lực của mình như thế nào, và trên cơ sởnguồn lực có sẵn đó đã phát huyđược những khả năng gìđểthu hút và duy trìđược một lượng khách hàng nhất định trên thị trường.

1.5.1.2. Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp

Đây là chỉ tiêu có tính chất rất khái quát, nó bao gồm rất nhiều yếu tố như:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất giải pháp và

Nhận thức được điều này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân (Ngân hàng BIDV Phú Xuân) đang ngày một hoàn thiện công tác

Từ những kết quả của nghiên cứu về đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ tư, Tư vấn khách hàng áp dụng các biện pháp nhằm giảm rủi ro về mức độ chấp nhận để cho vay Một số chỉ tiêu định hạng tín dụng có thể khắc phục bằng cách nâng cao năng lực quản