• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Nguồn gốc của văn chương

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " 1. Nguồn gốc của văn chương"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ÔN TẬP VĂN BẢN

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

(2)

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. NỘI DUNG

1. Nguồn gốc của văn chương

(3)

Con chim sắp chết.

Thi sĩ thương hại

khóc nức lên.

Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy

chính là nguồn gốc thi

ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu

chuyện hoang đường, song

không phải không có ý

nghĩa

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và

rộng ra là thương cả muôn

vật, muôn loài.

Luận cứ 1 Dẫn chứng

Luận cứ 2 Lí lẽ

Luận cứ 3

Lí lẽ Luận điểm

Lập luận theo kiểu quy nạp

(4)

- Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt.

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

=> Quan niệm của tác giả: đúng đắn, sâu sắc và đầy tính

thuyết phục

(5)

2. N H IỆ M V Ụ C Ủ A V Ă N C H Ư Ơ N G

01 của sự sống Hình dung

02 Sáng tạo ra sự sống

Phản ánh cuộc sống đa dạng, phong phú muôn

màu muôn vẻ.

Đưa ra ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, nhưng sẽ có

nếu con người phấn

đấu.

(6)

3. Công dụng của văn chương

01 Gây những tình cảm không có

02 Luyện những tình cảm sẵn có

Nhen nhóm, khơi gợi, nảy nở những tình cảm

mới tốt đẹp.

Bồi dưỡng, làm phong phú, tinh tế hơn những

tình cảm ta đã có.

(7)

Luyện

những tình cảm sẵn có

Tình yêu ông bà, cha, mẹ… là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở ta tình cảm đối với ông bà, cha, mẹ…Văn

chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người.

Văn chương giúp chúng ta thêm yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất

nước… giúp ta biết phân biệt

phải- trái, xấu- tốt…

(8)

Gây những tình cảm

không có

Văn chương làm cho ta biết vui, buồn, hờn, giận vì những

chuyện không đâu, những người không quen biết.

Văn chương làm cho đời sống

thêm phong phú.

(9)

Từ những ý nghĩa và công dụng của văn chương, tác giả đã đặt ra giả định

Nếu…xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!..”

* Nghệ thuật lập luận theo lối “suy tưởng”  Khẳng định văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu..!

(10)

II. NGHỆ THUẬT

- Kết hợp lí lẽ, cảm xúc và hình ảnh.

- Có luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, thuyết phục

- Cách nêu dẫn chứng đa dạng, khi trước khi sau, khi là một câu chuyện

- Lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc

(11)

B. LUYỆN TẬP.

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:

" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiêng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.

[...] Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào !...

(Trích "Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh)

(12)

Câu 1. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Nội dung chính: công dụng của văn chương.

Câu 2. Giải thích nghĩa từ “phù phiếm” và “thâm trầm”?

- Phù phiếm: viển vông, không thiết thực.

- Thâm trầm: sâu sắc, kín đáo, không dễ dàng để lộ ra bên ngoài những tình cảm, ý nghĩ của mình.

(13)

Các cụm chủ vị làm thành phần câu:

Cụm chủ vị: ta không có, ta sẵn có: làm phụ ngữ ( mở rộng cụm động từ).

Cụm chủ vị:

- Cụm 1: các thi sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ

- Cụm 2: có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh

- Cụm 3: hoa cỏ trông mới đẹp - Cụm 4: tiếng suối nghe mới hay

Đều làm phụ ngữ (mở rộng cụm danh từ).

Câu 3. Tìm các cụm chủ vị làm thành phần câu trong đoạn văn trên? Chỉ ra chúng làm thành phần gì?

(14)

Câu 4. Câu văn “ Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề

ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay” sử dụng biện pháp tu từ gì? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Phép liệt kê:

- “ Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

- Tác dụng: nhấn mạnh công dụng của văn chương.

(15)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Em hiểu ý kiến ấy như thế nào? Hãy viết đoạn văn (8-10 câu) bày tỏ quan điểm của em. Trong đó có sử dụng một câu đặc biệt.

1. Hình thức:

- Trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn, có đủ số câu.

- Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn.

- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.

2. Tiếng Việt

- Gạch chân, chú thích 1 câu đặc biệt.

(16)

3. Nội dung:

*Mở đoạn: giới thiệu vấn đề.

*Thân đoạn: giải thích

- "Văn chương": các tác phẩm văn học.

- "Hình dung": sự phản ánh chân thực và sáng tạo qua trí tưởng tượng, sự quan sát của con người.

- "Cuộc sống muôn hình vạn trạng": cuộc sống biểu hiện ở mọi mặt, mọi phương diện, mọi trạng thái phong phú đa dạng.

=> Văn chương phản ánh đời sống phong phú, chân thực, từ những điều gần gũi, bình dị đến những điều to lớn, vĩ đại; từ thế giới thiên nhiên đến thế giới con người; từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, tình cảm...

- Văn chương là hình dung của sự sống, tái hiện đời sống muôn hình muôn vẻ:

(17)

Dẫn chứng

- Đó là cảm xúc hồi hộp của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.

- Đó là một thế giới đầy những bất công khiến cho người phụ nữ bị tước đoạt quyền được sống hạnh phúc.

- Đó là những cuộc chia li đầy nước mắt mà cảm động nhất là những cuộc chia li giữa vợ và chồng

- Đó là thứ tình bạn cao cả, hiểu biết sâu sắc và kính mến nhau vượt qua những thiếu thốn của vật chất tầm thường.

(18)

- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: văn chương sáng tạo ra

những hình ảnh, sự kiện chưa có trong đời sống, nó thể hiện những ước mơ khát vọng của con người về một thế giới tốt đẹp hơn:

+ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: ước mơ có được một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian cho tất cả những người nghèo khổ, đói kém được cư ngụ.

+ Cuộc chia tay của những con búp bê: ước mơ về một ngôi nhà hạnh phúc có đầy đủ cả cha lẫn mẹ để trẻ em có đầy đủ điều kiện phát triển một cách toàn diện...

....

*Kết đoạn: khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân.

(19)

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Tìm dẫn chứng để chứng minh cho nhận định

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không

có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

(20)

GỢI Ý

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

+ Yêu mùa xuân: Mùa xuân của tôi

+Yêu thành phố thân thương: Sài gòn tôi yêu.

+Yêu mến trân trọng một thứ quà thanh nhã: Một thứ quà của lúa non: Cốm

- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có:

+ Tình mẹ thiêng liêng: Những tấm lòng cao cả

+ Tình cảm gia đình: Cuộc chia tay của những con búp bê.

....

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan