• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Khối 3

Ngày soạn: 3/9/2021

Ngày giảng: 3A ngày 6/9/2021 3B ngày 9/9/2021

Mĩ thuật

BÀI 1 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH THIẾU NHI

( Đề tài môi trường ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

- Tập mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.

- Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, khoa học, thể chất, … thông qua một số biểu hiện cụ thể như: Quan sát, nhận xét, sử dụng được các chất liệu phù hợp để thực hành; trao đổi, chia sẻ cùng bạn về sản phẩm…

3. Phẩm chất

- Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội…; được biểu hiện ở các mục như: Chuẩn bị đồ dùng học tập, thực hành tạo sản phẩm, cảm nhận, chia sẻ....

* Hs khuyết tật: Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 3A, Chu Tiến Chức lớp 3B Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết về hình ảnh và màu sắc có trong tranh và nhắc lại được một số câu trả lời.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường, tranh đề tài khác 2. Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS KT

(Dũng 3A, Chức 3B)

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (khoảng 3’) - Cho HS nghe bài hát kết hợp vận

động

- Đánh giá hoạt động kết hợp gợi mở, liên hệ giới thiệu nội dung bài học. Giáo dục học sinh biết ơn, yêu quý các cô chú bộ đội.

- Nghe nhạc và vận động theo bài hát

- Nghe nhạc và vận động theo bài hát

Hoạt động 2: Giới thiệu về tranh thiếu nhi (khoảng 6 phút)

- Giới thiệu cho Hs một số tranh - Quan sát - Quan sát

(2)

thiếu nhi.

- Tranh các bạn thường vẽ về các hoạt động gì ?

- Giới thiệu tranh Chăm sóc cây xanh.

- Trả lời - Quan sát

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo, cảm nhận, chia sẻ (khoảng 20’) 3.1. Xem tranh

- Yêu cầu hs quan sát máy chiếu chia nhóm thảo luận đôi.

- Tranh: Chăm sóc cây xanh.

+ Tranh vẽ những hoạt động gì ? + Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh ?

+ Hình dáng, động tác chính như thế nào, tranh vẽ các hình ảnh ở đâu?

+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?Màu sắc có trong tranh ?

+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?

- Yêu cầu 3 nhóm chia sẻ câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp, xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình.

- Các em phải biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Yêu cầu hoạt động cá nhân xem các bức tranh trong vở tập vẽ trang 4 trả lời các nội dung trên

3.2. Cảm nhận chia sẻ

- Yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của mình về các bức tranh SGK trang 4

- Nhận xét.

- Liên hệ: GD học sinh yêu thiên

- Quan sát, thảo luận nhóm 2.nhóm cử đại diện trả lời.

- Tưới cây,vui chơi dưới cây

- Các bạn

- Bạn đứng,bạn ngồi…

- Tranh vẽ các bạn ở ngoài trời…

- Chất liệu sáp màu, màu đỏ , vàng

- HS chia sẻ

- Đại diện 3 nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe, lĩnh hội

- Cá nhân chia sẻ

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Quan sát tranh

- Nhắc lại câu trả lời.

- Lắng nghe, lĩnh hội

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

(3)

nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ cs động vật…

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2’) - Hướng dẫn học sinh về nhà tập

quan sát và nhận xét khi xem tranh.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác

- Quan sát, lắng nghe.

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 2’) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Giáo dục học sinh thêm yêu quý thiên nhiên.

- Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ học sau: Bài 2

- Lắng nghe và ghi nhớ.

Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

- Lắng nghe và ghi nhớ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 2: Tuần 1+2 Ngày soạn: 3/9/2021

Ngày giảng: 2A, 2B ngày 6/9/2021

Mĩ thuật

CHỦ ÐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC Bài 1: VUI CHƠI VỚI MÀU

(2 Tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu về năng lực như sau:

- Nhận biết được tên các màu cơ bản ở hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Sử dụng được các màu cơ bản để sáng tạo sản phẩm theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán… thông qua một số biểu hiện cụ thể như: Sử dụng được giấy và công cụ phù hợp để thực hành, tạo sản phẩm chiếc vòng; Ước lượng được kích thước chiếc vòng phù hợp với cổ tay của mình/người khác; trao đổi, chia sẻ cùng bạn về sản phẩm chiếc vòng của mình…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như:

Yêu nước, trung thực, trách nhiệm…; trong đó góp phần rèn tính kiên trì, ý thức tôn trọng được biểu hiện như: Biết được nhiều nguyên liệu trong tự nhiên, đời sống có thể sử dụng để tạo nên sản phẩm chiếc vòng và các sản phẩm hữu ích khác phục

(4)

vụ đời sống; thấy được sự khéo léo của đôi tay và sáng của con người trong sáng tạo sản phẩm.

* Học sinh khuyết tât: Em Tần 2B: Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết được tên các màu cơ bản có trong tranh và nhắc lại được một số câu trả lời.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở THMT; giấy màu, kéo, hồ dán…; hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: Vở THMT; giấy màu, kéo, hồ dán, màu vẽ…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (Khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

HS KT (Tần 2B) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’)

- Cho HS chơi trò chơi ”Nhanh mắt, nhanh tay”.

- Hướng dẫn cách chơi: Chia 3 đội, mỗi đội 2 HS, các đội quan sát các đồ vật trong lớp và viết tên màu các đồ vật. Đội nào viết nhiều sẽ được khen.

- Giới thiệu vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên, trong đời sống.

- Chơi trò chơi theo hướng dẫn.

- Lắng nghe

- Chơi trò chơi theo hướng dẫn.

- Lắng nghe

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 9’)

* Sử dụng hình ảnh trong SGK- Trang 5

- Cho HS thảo luận nhóm đôi.

+ Em hãy đọc tên các màu của các đồ dùng học tập ở trang 5- SGK?

+ Em tìm xem còn có đồ vật nào có các màu đỏ, vàng, lam?

- Nói cho HS biết các màu đỏ, vàng, lam là những màu cơ bản.

* Sử dụng hình ảnh bắp ngô, cái ô (dù)

- Quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm đôi.

- Quan sát, tìm màu sắc trên đồ vật.

- Lắng nghe.

- Quan sát - Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Quan sát

- Lắng nghe.

(5)

và cánh diều – Trang 6

- Cho HS trao đổi nhóm 4- quan sát hình ảnh trang 6- SGK

+ Em đã nhìn thấy bắp ngô, cái ô, cánh diều ở đâu?

+ Tác dụng của cái ô là gì?

+ Ai trồng, chăm sóc ngô, trồng ở đâu?

+ Em đã tham gia thả diều chưa, thả ở đâu?

- Tóm tắt những chia sẻ của HS, bổ sung, liên hệ đời sống,

+ Em hãy kể thêm những đồ vật có màu cơ bản?

- GV tổ chức HS quan sát, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ nêu trong SGK.

- GV nhận xét HS trả lời, kết hợp gợi mở HS chia sẽ điều biết được về mỗi hình ảnh.

- GV tóm tắt những chia sẻ của HS, giới thiệu, bổ sung thêm thông tin và liên hệ mỗi hình ảnh với đời sống. GV gợi mở HS kể lại những hình ảnh trong thiên nhiên, đời sống hiện màu cơ bản (Mặt Trời, mây, biển, biển báo giao thông, phương tiện giao thông...).

* Hình ảnh tác phẩm "Căn phòng đỏ"

của hoạ sĩ Ma-tit-xơ (t.6)

- GV giới thiệu tên tác phẩm và giao

- Thảo luận nhóm 4.

- Trả lời theo hiểu biết.

- Lắng nghe

- Kể thêm các đồ vật có màu cơ bản.

- HS quan sát tranh - HS lắng nghe

- Quan sát tranh, trao đổi nhóm, đại diện phát

- Thảo luận nhóm cùng bạn.

- Lắng nghe - Nhắc lại câu trả lời.

- Quan sát tranh - HS lắng nghe

- Quan sát tranh.

(6)

nhiệm vụ cho HS: Quan sát, trao đổi và chỉ ra chi tiết hình ảnh thể hiện màu cơ bản và đọc tên các màu đó.

- GV tổng kết nội dung trả lời của HS, kết hợp giới thiệu thêm một số thông tin: Hoa sĩ Ma-tit-xơ (1869 – 1954) là nghệ sĩ người Pháp. Bức tranh được ông vẽ năm 1908. Trong bức tranh, các màu cơ bản được ông sử dụng là chủ yếu, trong đó màu đó được sử dụng nhiều nhất (trên mặt bàn, bức tường, ghế,...), xàu vàng thể hiện màu sắc của một số quả, đồ vật đặt trên bàn, bông hoa trong vườn cây ngoài cửa sổ; màu lam thể hiện ở những hoạ tiết hoa, trên bản, trên tường. Ngoài ra, các màu xanh lá cây, màu trắng, màu cam được ông sử dụng để mô tả vườn cây ngoài cửa sổ. Ông là một trong những danh hoạ nổi tiếng nhất thế giới của thế kỉ XX.

* Hình ảnh sản phẩm mĩ thuật trong Vở thực hành

- GV sử dụng hình ảnh một số bức tranh để giới thiệu, gợi mở HS nhận ra chủ để thể hiện và các màu cơ bản trong mỗi bức tranh

- GV hỏi HS một số câu hỏi:

+ Trong tranh vẽ phong cảnh gì ? + Màu sắc trong bức tranh ? + Em thích nhất bức tranh nào?

+ Em hãy đọc tên các màu cơ bản trong VTH – Trang 4?

+ Em hãy chỉ ra các màu cơ bản có trong hình ảnh sản phẩm?

* Hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ

biểu.

- Nêu hình ảnh, chi tiết, màu cơ bản có trong tranh.

- Lắng nghe.

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV

- Nêu màu cơ bản.

- Phát hiện màu trên hình ảnh

- Lắng nghe.

- HS thực hiện

nhiệm vụ theo

hướng dẫn của GV

(7)

thuật sưu tầm của các tác giả hoặc HS năm trước hoặc nguyên mẫu

- GV giới thiệu thêm tranh của thiếu nhi, HS năm học trước, sản phẩm mĩ thuật trong đời sống và tác phẩm mĩ thuật của hoạ sĩ gợi mở HS chỉ ra màu cơ bản

- GV tóm tắt và chốt nội dung hoạt động (sử dụng hình ảnh trực quan, sơ đồ tư duy).

- GV sử dụng câu hỏi, nêu vấn đề,… kích thích HS suy nghĩ và hứng khởi trước khi vào hoạt động thực hành.

- Giới thiệu thêm tranh của thiếu nhi các năm trước, sản phẩm mĩ thuật trong đời sống, tác phẩm của họa sĩ, có những màu cơ bản.

- Các màu cơ bản xuất hiện trong thiên nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Bằng những điều thú vị chúng ta đã tìm hiểu về màu sắc, các em hãy tạo ra những sản phẩm đặc sắc của riêng mình.

- HS quan sát

- HS lắng nghe

- HS quan sát

- HS lắng nghe

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 21’) 3.1. Trò chơi

- Gọi tên các màu còn thiếu ở nhóm 2, nhóm 3 – Trang 7

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc tên màu sắc ở mỗi thẻ?

+ Nêu thứ tự sắp xếp ba màu cơ bản ở các thẻ nhóm 1?

+ Vận dụng cách sắp xếp thứ tự ba thể thể hiện ba màu cơ bản ở nhóm 1 và gọi nên màu còn thiếu ở thẻ có dấu “?” trong nhóm 2, nhóm 3.

3.2. Thực hành sáng tạo

- Quan sát tranh

- HS cùng GV trao đổi - HS thực hiện nhiệm vụ GV giao

- Quan sát tranh

- Nhắc lại câu trả lời.

(8)

- GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận và giới thiệu:

+ Sản phẩm có nhiều màu vàng màu đỏ màu/lam?

+ Màu vàng/màu đỏ/màu lam được thể hiện ở chi tiết hình ảnh nào sản phẩm?

- Hình ảnh nào là chỉnh ở mỗi sản phẩm?

- Hình ảnh các sản phẩm: Buổi sáng, Bóng bay- Trang 8

- GV tổ chức HS quan sát, trao đổi và gợi mở

+ Giới thiệu hình ảnh chi tiết thể hiện màu cơ bản và màu sắc khác trên m sản phẩm.

+ Giới thiệu hình ảnh chi tiết thấy rõ nhất, thích nhất ở mỗi sản phẩm

+ Giới thiệu sản phẩm thể hiện nhiều màu vàng/màu đỏ/ màu lam.

- GV nhận xét, bổ sung nội dung HS giới thiệu và gợi nhắc

- Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và trao đổi, thảo luận:

+ GV giao nhiệm vụ cho HS: Vẽ bức tranh thể hiện hình ảnh yêu thích bằng các màu cơ bản, vẽ thêm một số màu khác.

+ GV gợi mở HS lựa chọn hình ảnh như:

hoa, quả, con vật, đồ chơi, đồ dùng cá nhân,... và tham khảo một số sản phẩm (tr.8), hình của sản phẩm trong Vở thực hành để sáng tạo sản phẩm theo ý thích + GV gợi ý HS chọn một trong 2 cách thực hành sau:

- HS chú ý lắng nghe - HS trả lời theo ý hiểu.

- HS lắng nghe và cảm nhận

- HS trao đổi, thảo luận và chia sẻ trong thực hành

- HS thực hiện

- HS chú ý lắng nghe chia sẻ

- Lắng nghe, lĩnh hội

- HS lắng nghe và cảm nhận.

- HS thực hiện.

(9)

* Cách 1: Dùng bút chì vẽ hình ảnh yêu thích bằng nét và vẽ màu cơ bản và màu khác cho bức tranh. Có thể tạo thêm chấm, hình theo ý thích.

* Cách 2: Dùng bút màu vẽ hình ảnh yêu thích bằng nét và vẽ màu cơ bản và màu khác cho bức tranh. Có thể tạo thêm chấm, hình theo ý thích

- GV nhắc HS kết hợp thực hành với quan sát các bạn trong nhóm và trao đổi chia sẻ hoặc góp ý, nhận xét và học hỏi bạn thực hành.

+ GV gợi ý HS nội dung trao đổi, thảo luận

? Bạn sẽ vẽ hình ảnh gì ở bức tranh?

? Bức tranh của bạn sẽ vẽ màu cơ bản nào nhiều, màu cơ bản nào ít.

? Bạn có thích bức tranh của mình/tôi tớ không?

? Tên bức tranh của bạn là gì?

3.3: Cảm nhận, chia sẻ

+ GV tổ chức HS quan sát lần lượt các sản phẩm trong lớp

+ Nội dung gợi mở HS giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn nên vận dụng một số gợi ý trong SGK, kết hợp quá trình thực hành, thảo luận, sản phẩm cụ thể của HS và liên hệ sử dụng sản phẩm vào đời sống.

+ Em đã tạo ra sản phẩm gì?

+ Em đã sử dụng những màu sắc nào trong sản phẩm của mình?

+ Trong bức tranh của em những màu nào là màu cơ bản?

+ Trong nhóm của em, các bạn đã vẽ tranh theo các nào?

+ Em thích sản phẩm nào nhất của các bạn? Vì sao?

- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét các sản phẩm (cá nhân nhóm toàn lớp);

kết hợp bồi dưỡng cho HS ý thức làm đẹp cho các đồ dùng cá nhân và mọi vật xung quanh bằng cách sử dụng màu sắc theo ý thích.

- GV giới thiệu hình ảnh về “Làng bích

- HS trả lời dựa vào câu hỏi hướng dẫn của GV

- Trưng bày sản phẩm.

- Quan sát, trao đổi, chia sẻ sản phẩm của mình và bạn.

- HS trả lời câu hỏi chia sẻ

- HS chia sẻ cảm nhận - HS chú ý quan sát và lắng nghe

- Trưng bày sản phẩm.

- HS chú ý quan sát và lắng nghe

(10)

hoạ” ở miền Trung hoặc địa phương và nơi khác, giúp HS thấy được sử dụng màu sắc để góp làm đẹp cho cuộc sống xung quanh

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2’) - Tóm tắt nội dung chính của tiết học

- Nhận xét kết quả học tập; gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sử dụng màu sắc làm đẹp cho bản thân, cuộc sống.

- Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.

- Nhắc HS bảo quản sản phẩm, gợi mở nội dung tiết 2 và hướng dẫn chuẩn bị

- Lắng nghe

- Lắng nghe và ghi nhớ - Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

- Lắng nghe.

Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2’) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Giáo dục học sinh thêm yêu quý thiên nhiên.

- Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ học sau: -

Giữ lại sản phẩm của tiết 1 để tiết 2 tạo sản phẩm nhóm.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

- Lắng nghe và ghi nhớ

Ngày giảng: 2A, 2B ngày 13/9/2021

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

HS KT (Tần

2B) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 2’)

- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học

- Giới thiệu nội dung tiết học.

- Nhắc lại nội dung tiết 1

- Lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 4’) - Sử dụng hình ảnh minh họa

+ Hướng dẫn HS quan sát và thảo luận: Những màu nào có trong tranh?

+ Nêu cảm nhận của em về màu sắc trong bức tranh trên?

- Quan sát, trao đổi

- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi

- Quan sát.

(11)

- Gv nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu rõ hơn cách tạo nên nhiều màu sắc trong tranh là sự pha trộn nhiều màu. Màu sắc là cho hình ảnh trong tranh đẹp và sinh động hơn.

- Gợi mở HS cách tạo sản phẩm nhóm: Mỗi cá nhân tạo một sản phẩm và sắp xếp tạo sản phẩm nhóm (hoặc sử dụng sản phẩm tiết 1)

- Nghe và quan sát GV hướng dẫn - Có thể nêu câu hỏi

- Nghe và quan sát GV hướng dẫn Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 25’)

3.1 Tìm hiểu cách thực hành sáng tạo - Gv gợi mở cách thực hành nhóm:

+ Nếu sử dụng sản phẩm tiết 1 hoặc mỗi thành viên tạo một bức tranh sắp xếp tạo sản phẩm nhóm: Có thể từ 6-8 thành viên hoặc nhiều hơn + Nếu vận dụng cách 1: Dùng bút chì vẽ hình ảnh yêu thích bằng nét và vẽ màu cơ bản và màu khác cho bức tranh. Có thể tạo thêm chấm, hình theo ý thích. Có thể cần từ 3 thành viên để tạo hình ảnh, các thành viên khác tạo màu.

+ Nếu vận dụng cách 2: Dùng bút màu vẽ hình ảnh yêu thích bằng nét và vẽ màu cơ bản và màu khác cho bức tranh. Có thể tạo thêm chấm, hình theo ý thích. Có thể từ 6-10 thành viên hoặc nhiều hơn.

3.2. Thực hành sáng tạo

- Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm.

- Gv gợi ý cho học sinh:

+ Thảo luận, thống nhất nội dung (Tranh, quả bóng, sản phẩm khác…), cách thực hiện (như trên)

+ Phân công thành viên thực hiện

+ Quan sát các bạn trong nhóm, có thể học tập bạn hoặc góp ý để hướng đến sản phẩm cá nhân phù hợp với ý tưởng của nhóm

- Quan sát các nhóm HS thực hành, trao đổi và gợi mở hoặc có thể hỗ trợ

3.3 Cảm nhận, chia sẻ cảm nhận

- Nhắc HS thu dọn đồ dùng học tập và trưng bày sản phẩm

- Gợi mở HS đặt tên cho các sản phẩm trưng bày

- Lắng nghe - Tạo sản phẩm nhóm (số lượng tùy thích)

- Thảo luận: chọn nội dung, phân công thành viên.

- HS thực hành

- Thu dọn đồ dùng, công cụ - Trưng bày, trao đổi, giới thiệu sản phẩm.

- Lắng nghe

- HS thực hành.

- Thu dọn đồ dùng, công cụ - Trưng

(12)

- Gợi mở các nhóm HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận:

+ Cách tạo sản phẩm và tên sản phẩm của nhóm + Thích sản phẩm của nhóm nào, vì sao?

- Nhận xét các ý kiến chia sẻ, bổ sung của các nhóm.

- Nhận xét kết quả thực hành, động viên, khích lệ HS; nhắc HS bảo quản sản phẩm

- Lắng nghe

bày sản phẩm.

- Lắng nghe

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2’)

- GV tổ chức HS quan sát các bức tranh: “Em và gia đình đi bơi” của Phùng Minh Khuê, "Khu tập thể" của Trần Lưu Du, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ

- GV yêu cầu HS chia sẻ các nội dung + Nêu tên mỗi bức tranh?

+ Kể tên các màu cơ bản, các màu khác trong mỗi bức tranh?

+ Giới thiệu các hình ảnh chi tiết được thể hiện bằng các màu cơ bản

- GV tóm lược ý kiến của HS, kết hợp bổ sung hoặc giới thiệu rõ hơn hình ảnh chi tiết trong mỗi bức tranh hiện màu cơ bản, màu khác. Từ đó, GV gợi nhắc HS: sử dụng màu cơ bản và màu sắc khác để vẽ bức tranh thể hiện các hình ảnh theo ý thích về cuộc sống xung quanh.

- GV giới thiệu thêm một số bức tranh vẽ bằng màu sáp/ màu dạ màu goát của HS thiếu nhi, hoạ sĩ và sản phẩm thủ công, gợi mở HS nhận ra các màu cơ bản một số màu khác có ở sản phẩm/tác phẩm.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

- Quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe

Hoạt động 5: Tổng kết bài học (khoảng 2’) - Tóm tắt nội dung của bài học

- Nhận xét kết quả học tập.

- Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.

- Hướng dẫn chuẩn bị: Đọc bài 2 và chuẩn bị theo hướng dẫn ở mục Chuẩn bị.

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(13)

Tiết 1...

...

Tiết 2:...

...

Khối 5

Ngày soạn:3/9/2021

Ngày giảng: 5A: Tiết 1 ngày 6/9/2021 5B: Tiết 1 ngày 9/9/2021

Mĩ thuật

Bài 1: Thường thức mĩ thuật

Tiết 1: XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực mĩ thuật

- HS hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

- HS tập mô tả, nhận xét khi tranh.

- HS cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán… thông qua một số biểu hiện cụ thể như: trao đổi, chia sẻ cùng bạn về tác phẩm, tác giả…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như:

HS biết trân trọng giá trị của tác phẩm nghệ thuật, yêu thích khám phá và cảm nhận thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - SGK, SGK, Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ và một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

2. Học sinh: - SGK, SGV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 3 phút) - Giáo viên dùng kĩ thuật động não tổ chức cho

HS kể tên một số tác phẩm và họa sĩ đã được học.

- Đánh giá kết quả (đúng/sai); kết hợp gợi mở, liên hệ giới thiệu nội dung bài học.

- Suy nghĩ và trả lời nhanh

- Lắng nghe

Hoạt động 2: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (Khoảng 8’) 1. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ

Tô Ngọc Vân (7p)

- Cả lớp lắng nghe.

(14)

- 1 HS đọc mục 1 trong SGK trang 3.

- GV cho HS xem ảnh chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân và đặt câu hỏi.

- Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh năm nào - Ở đâu- Ông mất năm nào?

- Ông tốt nghiệp trường gì?

- Ngoài sáng tác ông còn làm việc gì?

- Ông sáng nhiều nhất vào giai đoạn nào?

- Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân mà em biết?

- GVKL: Họa sĩ Tô Ngọc vân sinh 1906 tại Hà Nội. Tốt nghiệp trường CĐ Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường mĩ thuật kháng chiến mở ở Việt Bắc. Năm 1939 -1944 là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của ông. Năm 1954 họa sĩ đã hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Tô Ngọc Vân là một trong những họa sĩ Việt Nam đầu tiên tiếp thu nghệ thuật phương Tây một cách sáng tạo và biết kế thừa những giá trị của nghệ thuật truền thống. Ông để lại nhiều tác có giá trị nghệ thuật cao trong đó có tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ.

- Năm 1969 ông đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

- HS chú ý quan sát, chuẩn bị trả lời.

- Sinh năm 1906 tại Hà Nội, quê ở làng Xuân Cầu - Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên, mất năm 1954.

- Tốt nghiệp Trường CĐ Mĩ thuật Đông Dương năm 1931.

- Hiệu trưởng đầu tiên của Trường mĩ thuật kháng chiến mở ở Việt Bắc.

- Năm 1939 -1944.

- Thiếu nữ bên hoa huệ , Nghỉ chân bên đồi,...

- HS lắng nghe.

Hoạt động 3: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ (Khoảng 20’) - GV cho HS quan sát tranh trong VTV trang 4

và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

- HS quan sát, thảo luận theo nhóm.

(15)

+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì?

+ Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? + Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa?

+ Màu sắc của bức tranh như thế nào?

+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?

+ Em có thích bức tranh này không ?

- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung

- GVKL: Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ"

tranh vẽ một thiếu nữ mặc áo dài trắng ngồi nghiêng đầu bên bình hoa huệ, dáng uyển chuyển, đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa trông rất duyên dáng và mang nét đẹp dịu dàng của người co gái Hà Nội thời trước. Tranh vẽ bằng sơn dầu, có bố cục chặt chẽ, đường nét uyển chuyển, các mảng sáng tối đơn giản và tinh tế.

Màu sắc chiếm phần lớn trong tranh là màu trắng, màu xanh, màu hồng tạo nên hòa sắc nhẹ nhàng, trong sáng. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật hiện đại Việt Nam.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS khác bổ sung - Lắng nghe

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1’) - GV cho học sinh quan sát thêm tranh và

hướng dẫn học sinh sưu tầm thêm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét.

- HS tập vẽ 1 bức tranh theo ý thích

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- HS tập vẽ 1 bức tranh theo ý thích

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 2’) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Về quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị cho giờ học sau.

- Lắng nghe và ghi nhớ. Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(16)

Tiết 1...

...

...

Tiết 2:...

...

Khối 3

Ngày soạn:3/9/2021

Ngày giảng: 3B: Tiết 2 ngày 6/9/2021 3A: Tiết 2 ngày 10/9/2021

Âm nhạc

Tiết 1: HỌC HÁT: BÀI QUỐC CA VIỆT NAM ( Lời 1 ) Nhạc và lời: Văn Cao

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hs hát đúng giai điệu và lời ca lời 1 bài Quốc ca Việt Nam.

- Biết đứng tư thế hát. Biết hát hòa giọng

- Giáo dục hs có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.

* Hs khuyết tật: Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 3A, Chu Tiến Chức lớp 3B Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết hát giai điệu và lời ca lời 1 bài Quốc ca Việt Nam. Có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên:

2. Nhạc cụ: Đàn, thanh phách, đài, đĩa nhạc. Tranh minh hoạ bài hát.

2. Chuẩn bị của học sinh: Thanh phách III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS KT

(Dũng 2A, Chức 2B)

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (2’) - Gv đàn 1 câu trong bài hát

- Gv cho cả lớp hát bài hát Thật là hay - Gv nhận xét

Hoạt động 2: Hoạt động khám phá Học Bài Quốc ca Việt Nam -Lời 1 (18’)

* Mục tiêu

- Hs hát đúng giai điệu và lời ca lời 1 bài Quốc ca Việt Nam.

* Cách tiến hành:

? Đây là hình ảnh gì?

- Gv giới thiệu bài hát Quốc ca là một bài hát trong lễ chào cờ.Khi hát Quốc ca chúng ta phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn lá Quốc kì

- Gv cho nghe mẫu bài hát(chia làm 4 câu)

- Gv cho Hs đọc lời ca từng câu nối các

- Hs hát

- Hs: Lá cờ - Hs lắng nghe

- Hs đọc lời ca theo hướng dẫn của Gv

- Hs hát

- Hs lắng nghe

- Hs đọc lời ca

(17)

câu theo nối móc xích.

- Gv cho hs khởi động giọng - Dạy hát từng câu

Câu 1 : Đoàn quân Việt Nam … xa + Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 2: Cờ in máu chiến thắng …ca + Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2

Câu 3 : Đường vinh quang … khu.

+ Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát.

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 4 : Vì nhân dân chiến ….bền.

+ Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có )

- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4 - Gv cho hs hát ghép toàn bài

- Gv nhận xét

Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập: Kết hợp gõ đệm (10’)

* Mục tiêu:

- Hs biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát

* Cách tiến hành:

- Gv hướng dẫn hs hát và kết hợp gõ đệm theo phách

- Gv nhận xét sửa sai (nếu có)

* Kết luận: Học sinh kết hợp tốt gõ đệm Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (5’)

* Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học

* Cách tiến hành.

? Bài Quốc ca được hát khi nào?

? Ai là tác giả bài hát Quốc ca Việt Nam Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ nghiêm trang

- Gv nhận xét

- Gv củng cố lại nội dung bài học

- Hs khởi động giọng

- Hs tổ, cá nhân thực hiện

- Hs nghe - Hs hát câu 2

- Hs hát ghép câu 1, 2

- Hs nghe - Hs hát câu 3

- Hs nghe

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv

- Hs hát câu 3, 4 - Hs hát toàn bài

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- Hs: 1 hs thực hiện

- Hs: Chào cờ - Nhạc sỹ Văn Cao - Đứng nghiêm trang thực hiện

theo hướng dẫn của Gv

- Hs nghe - Hát câu 2

- Hát ghép câu 1, 2 - Hs nghe - Hs hát câu 3 - Hát theo hướng dẫn của Gv

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo HD của GV

(18)

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát - Nhắc hs về học bài

- Xem trước bài mới - Gv nhận xét giờ học.

- Hs hát tập thể.

- Hs nghe và lĩnh hội

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 4

Ngày soạn:3/9/2021

Ngày giảng: 4A: Tiết 3 ngày 6/9/2021 4B: Tiết 1 ngày 7/9/2021

Mĩ thuật

BÀI 1: VẼ TRANG TRÍ

MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau:

- HS nhận biết được màu sắc trong cuộc sống và trong mĩ thuật - HS nhận biết được các cặp màu bổ túc, các màu nóng - màu lạnh.

- HS tập pha các màu: Da cam, xanh lá cây, tím; Pha đúng màu da cam, xanh lá cây, tím.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán… thông qua một số biểu hiện cụ thể như: trao đổi, chia sẻ cùng bạn về tác phẩm, tác giả…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như:Yêu quý vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên, trong mĩ thuật. Trân trọng sản phẩm của mình, của bạn. Rèn luyện tính chăm chỉ trong học tập. Có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập chu đáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGV- SGK. Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu, bảng màu nóng - lạnh - màu bổ túc.

2. Học sinh: SGK , Vở tập vẽ. Màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1' - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Khoảng 2’)

(19)

- Kiểm tra đồ dùng cuả HS

- Cho lớp đứng dậy hát, nhún theo giai điệu bài hát Lý cây xanh....

- GV: Màu sắc thay đổi theo ngày, màu sắc làm đẹp thêm con người, đẹp thêm cuộc sống của chúng ta.

- Hs bày đồ dùng học tập

- HS tham gia vận động theo bài hát.

Hoạt động 2: Hoạt động khám phá (Khoảng 10’)

*Quan sát, nhận xét.

- Gọi hs nêu tên 3 màu cơ bản đã học.

- GV treo hình màu sắc lên bảng, gv chỉ tranh giải thích cách pha từ 3 màu cơ bản.

- Yêu cầu hs lên bảng chỉ và gọi tên 3 màu cơ bản.

- Gv giới thiệu các cặp màu bổ túc:

- GV giúp HS nhận ra các cặp màu bổ túc được sắp xếp đối xứng nhau qua mũi tên.

+ Theo em thế nào là màu nóng, màu lạnh?

- Gv yêu cầu học sinh quan sát hình hướng dẫn, lên bảng chỉ ra gam màu nóng, lạnh.

- Yêu cầu hs liên hệ kể tên 1 số màu sắc trên?

- GV chốt lại: Từ 3 màu cơ bản Đỏ, vàng, xanh lam bằng cách pha 2 màu với nhau để tạo ra màu mới. Các màu pha từ 2 màu cơ bản đặt cạnh nhau, màu cơ bản còn lại thành cặp màu bổ túc.

* Quan sát phát hiện cách pha màu

- Gv làm mẫu cách pha bột màu bút vẽ trên khổ giấy lớn để hs quan sát.

- Gv giới thiệu màu ở hộp sáp chì màu để hs nhận biết.

+ Nhắc lại cách pha màu và các cặp màu bổ túc?

- HS quan sát

+ Đỏ, vàng, xanh lam.

- Hs quan sát, lắng nghe.

- Hs tiếp nối nhau nhắc lại - Nêu được tên 3màu cơ bản.

- Màu đỏ + màu vàng = da cam Xanh lam + màu vàng = xanh lục

Màu đỏ + Xanh lam = màu tím - Màu nóng: là những màu gây cảm giác nóng (đỏ, hồng, cam ...) - Màu lạnh: Là những màu gây cảm giác mát lạnh (xanh lá cây) - HS chỉ được một, hai màu nóng hoặc lạnh.

- Hs liên hệ thực tế chọn ra 3 sắc độ đậm nhạt, tự liên hệ và kể tên 1 số vật có màu nóng, lạnh.

- HS lắng nghe.

- Hs quan sát gv thao tác mẫu, sau đó thực hành theo mẫu của gv

- 2 hs nêu lại.

- Hs tập pha màu theo cặp trên giấy.

Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (Khoảng 17’)

*Chép bảng màu

(20)

- Hướng dẫn hs tập pha màu.

- Gợi ý hs tô màu tươi sáng, gọn gàng.

- Gv quan sát hướng dẫn hs hoàn thành bài.

- Giúp đỡ HS làm bài.

- HS vẽ màu vào giấy; vẽ màu theo ý thích, tô màu gọn gàng sạch sẽ, thể hiện được 3 sắc độ.

- Chép 2 bảng màu nóng, lạnh vào hình cánh quạt

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 4’) - Tổ chức trưng bày bài

- Gv gợi ý hs nhận xét.

- Hướng dẫn học sinh sưu tầm bài trang trí đẹp để học tập cách vẽ màu.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 1’) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Về nhà quan sát lá cây.

- Lắng nghe và ghi nhớ. Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

Khối 1: Tuần 1+2 Ngày soạn: 4/9/2021

Ngày giảng 1A: Tiết 3 ngày 7/9/2021 1B: Tiết 3 ngày 9/9/2021

CHỦ ĐỀ 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM BÀI 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM

(2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết được một số đồ dùng, vật liệu cần sử dụng trong học mĩ thuật;

nhận biết tên gọi một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Nêu được tên một số đồ dùng, vật liệu; gọi được tên một số sản phẩm mĩ thuật trong bài học; chọn được hình thức thực hành để tạo sản phẩm theo ý thích.

- Bước đầu biết chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật giới thiệu trong bài học, biết được ứng dụng của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ, Âm nhạc… thông qua các hoạt động: Trao đổi, thảo luận; chọn hình thức thực hành, nội dung thể hiện theo ý thích; nghe và hát bài hát liên quan đến HS lớp 1...

(21)

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS lòng nhân ái, đức tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như: Yêu thích, tôn trọng những sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật; Biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập và chuẩn bị để thực hành, sáng tạo …

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở THMT1; đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK

2. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở THMT1 ; đồ dùng cần thiết như gợi ý trong SGK; hình ảnh liên quan đến bài học…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 3 phút) - Giới thiệu một số đồ dùng, sản phẩm, tác phẩm

thông qua đồ dùng dạy học.

- Quan sát, lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 9 phút) - GV cho Hs quan sát hình ảnh trang 3 SGK:

+ Đây là hoạt động gì?

+ Em đã từng làm việc này chưa?

+ Đây là màu gì? Sự khác nhau giữa các màu? Cảm giác màu phù hợp theo mùa…?

- Gợi ý HS kể/gọi tên các đồ dùng và kết nối các tên với hình ảnh trong trang 4 SGK.

- Gợi ý HS kể/ gọi tên và cho HS bổ sung, mở rộng các loại vật liệu dùng cho môn Mĩ thuật ở trang 5.

- Hướng dẫn HS gọi đúng tên một số sản phẩm mĩ thuật quanh em tại trang 6 SGK.

- Tổng kết lại thông tin.

- Quan sát và trả lời.

+ Hoạt động vẽ tranh, cắt hình, nặn, thăm bảo tàng.

+ Trả lời.

+ Trả lời.

- Hs quan sát trang 4- SGK gọi tên.

- Hs quan sát trang 5- SGK gọi tên.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 21 phút)

(22)

3.1.Tìm hiểu cách thực hành sáng tạo.

- Tổ chức cho HS trao đổi về các sản phẩm phần thực hành, sáng tạo tại trang 6.

+ Nêu các cách thực hành ?

- GV chốt: Chúng ta có các sản phẩm tranh xé dán, tạo hình bằng đất nặn, vẽ tranh, ghép hình bằng lá cây. Để làm các sản phẩm đó chúng ta cần chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cần thiết để tạo sản phẩm.

3.2. Thực hành sáng tạo sản phẩm cá nhân.

- Gv gọi 2-3 hs chia sẻ ý tưởng của mình.

- Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh sản phẩm Hs tham khảo

- Gv yêu cầu Hs thực hành cá nhân tạo sản phẩm nặn, xé dán hoặc vẽ theo ý thích.

- Nhắc HS giữ vệ sinh, dọn dẹp vệ sinh tại chỗ sau khi tạo ra sản phẩm.

3.3. Cảm nhận, chia sẻ.

- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm cá nhân theo nhóm.

- Gợi mở HS giới thiệu:

+ Em đã tạo sản phẩm như thế nào?

- GV mời HS nêu cảm nhận về sản phẩm của bạn.

+ Em thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao?

- GV Nhận xét chung sản phẩm của học sinh. Khen ngợi - động viên học sinh

- Hs quan sát trang 6/SGK.

- Hs trao đổi và phát biểu về cách thực hành các sản phẩm.

- Lắng nghe.

- HS thực hành.

- HS kể tên các vật liệu, các bước để tạo ra sản phẩm.

- Lắng nghe.

- Trưng bày sản phẩm.

- HS chia sẻ về sản phẩm của mình, của bạn dựa trên: kể tên vật liệu, chất liệu, hình thức tạo hình,…

Hoạt động 4: Tổng kết tiết học(khoảng 2 phút) - Tóm tắt nội dung chính của bài học

- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, mức độ tham gia các hoạt động học tập chuẩn bị bài của HS.

- Liên hệ giáo dục HS ý thức giữ gìn vs lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.

- Giữ lại sản phẩm của tiết 1 để tiết 2 tạo sản phẩm

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS chuẩn bị đồ dùng cho

(23)

nhóm tiết học sau.

Ngày giảng 1A: Tiết 3 ngày 14/9/2021 1B: Tiết 3 ngày 16/9/2021

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 2 phút) - Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.

- Kiểm tra các sản phẩm từ tiết 1 của HS.

- Giới thiệu nội dung tiết học.

- HS lắng nghe, cảm nhận - HS trưng bày các sản phẩm của cá nhân trên bàn nhóm (đã phân công) trưng bày các chất liệu, dụng cụ học tập đã chuẩn bị để tạo sản phẩm nhóm.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 7 phút) - Tổ chức học sinh quan sát hình ảnh SGK trang 4,5

SGK

+ Em hãy nhắc các đồ dùng trong hình ? + Tác dụng của chúng ?

- Gv nhắc lại, nhấn mạnh tác dụng của một số đồ dùng.

- Yêu cầu Hs quan sát hình trang 7 SGK thảo luận trả lời câu hỏi.

+ Đâu là tranh, tượng, đồ vật trang trí?

- GV kết hợp phần chia sẻ của học sinh và giới thiếu rõ hơn sản phẩm.

- Hs thảo luận nhóm trả lời hình dáng của túi xách.

+ Hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật...

- Thảo luận nhóm trả lời theo ý kiến chung của nhóm.

- Đưa ra ý kiến các bạn nhóm khác bổ sung.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 22 phút) 3.1.Tìm hiểu cách thực hành sáng tạo

- GV gợi ý một số sản phẩm của nhóm.

+ GV hướng dẫn HS phối hợp ghép sản phẩm cá nhân thành chủ đề của nhóm. Hoặc từ vật liệu đã chuẩn bị các cá nhân tìm ra sản phẩm chung của nhóm.

- HS thảo luận nhóm tìm ra cách tạo hình trang trí.

- Thảo luận tìm ra sản phẩm chung của nhóm

(24)

+ Yêu cầu: Sản phẩm thể hiện được nội dung chủ đề của nhóm, có ý tưởng sáng tạo, độc đáo.

+ Biết kết hợp được nhiều vật liệu tạo ra hình thức trang trí đa dạng, phong phú, đẹp.

+ Thể hiện được tình cảm yêu thương qua sản phẩm.

3.2. Thực hành sáng tạo sản phẩm nhóm

- Các nhóm chia sẻ ý tưởng của mình và tạo sản phẩm chung của nhóm.

- GV quan sát HS thực hành, nắm bắt thông tin học sinh thực hiện nhiệm vụ và thảo luận, kết hợp trao đổi, nêu vấn đề hướng dẫn, hỗ trợ HS một số thao tác (nếu cần thiết)

3.3. Cảm nhận, chia sẻ.

- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Gợi mở HS giới thiệu:

+ Nhóm em đã tạo sản phẩm như thế nào?

+ Hình ảnh được tạo ra là hình ảnh gì,làm từ gì?

+ Nêu ý tưởng vận dụng sản phẩm của nhóm như thế nào?

- Yêu cầu Hs cảm nhận, chia sẻ về sản phẩm của bạn.

+ Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Vì sao?

- GV Nhận xét chung sản phẩm của các nhóm. Khen ngợi - động viên học sinh

- Các nhóm đưa ra ý tưởng, chất liệu, hoặc sáng tạo trưng bày sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm.

- Các cá nhân thực hành tạo sản phẩm chung của nhóm.

- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm thực hiện các bước vẽ hình, cắt hình, dán...

- Các nhóm cử đại diện lên chia sẻ ý tưởng của nhóm, cách tạo ra sản phẩm, cắt, dán, trang trí như thế nào? nhóm, màu sắc, chất liệu được sử dụng. Nhóm sẽ sử dụng sản phẩm để làm gì?

- Các nhóm khác đưa ra ý kiến và hỏi đáp, yêu thích sản phẩm của các nhóm.

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2 phút)

- Cho hs xem thêm 1 số sản phẩm sáng tạo được giới thiệu trong SGK trang 7

+ Kể tên và nối các sản phẩm trong vở thực hành mĩ thuật?

- Làm hoạt động vận dụng

(25)

- Hướng dẫn hs tạo sản phẩm theo ý thích ở nhà.

Hoạt động 5: Tổng kết bài học (khoảng 2 phút) - Tóm tắt nội dung chính của bài học.

+ Hãy kể tên các hoạt động trong môn Mĩ thuật mà em biết?

+ Những đồ dùng, vật liệu môn Mĩ thuật?

+ Hãy nêu tên gọi của các loại hình?( tranh , tượng) + Tên gọi của người làm nghề mĩ thuật? (họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân chạm khắc, …)

+ Ý nghĩ của môn Mĩ thuật, các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật?

- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, mức độ tham gia các hoạt động học tập chuẩn bị bài của HS.

- Liên hệ giáo dục HS ý thức giữ gìn vs lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.

- Xem trước bài 2, chuẩn bị đồ dùng học tập theo phần chuẩn bị SGK trang 8 hoặc chuẩn bị đồ vật theo ý tưởng sáng tạo của mình.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tiết 1:...

...

Tiết 2:...

...

Khối 3:

Ngày soạn: 5/9/2021

Ngày giảng 3B: Tiết 2 ngày 8/9/2021

Đạo đức

BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.

- HS hiểu và ghi nhớ năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng.

- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. Luôn tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với Bác. Hiểu, ghi nhớ và làm theo “5 điều Bác hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng”

* Hs khuyết tật: Em Chu Tiến Chức lớp 3B

Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(26)

1. Giáo viên: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ,về tình cảm giữa Bác Hồ với Thiếu nhi.. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). Năm điều Bác Hồ dạy; Các bức ảnh dùng cho hoạt động 1của tiết 1

2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS KT (Chức 3B) I. Hoạt động khởi động, kết nối

(khoảng 3 phút)

- Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng”

+ Bài hát nói về ai?

+ Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào qua bài hát?

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài

II. Hoạt động hình thành kiến thức mới (khoảng 30 phút)

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:

(khoảng 10 phút)

- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 - Vở BT Đạo đức 3, tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp

cho từng bức ảnh đó.

+ Bác sinh ngày, tháng, năm nào?

+ Bác Hồ còn có tên gọi nào khác?

+ Quê Bác ở đâu?

+ Tình cảm của Bác Hồ đối với Thiếu nhi như thế nào?

+ Bác có công lao gì với đất nước, với dân tộc ta?

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Cả lớp hát

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm.

- 19/ 5/1890

- Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn ái Quốc, Anh Ba, Ông Ké, Hồ Chí Minh

- Làng Sen - xã Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An.

- Bác rất yêu quý quan tâm tới các cháu thiếu nhi.

- Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân đánh giặc và đã giành độc lập.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Các nhóm khác chú ý lắng nghe. Bổ sung cho

- Hát theo

- HS lắng nghe.

- Thảo luận cùng bạn

- HS lắng nghe.

(27)

- Nhận xét, chốt kết quả, đưa ra câu hỏi thảo luận để Hs tìm hiểu thêm về Bác: Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ.

Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác” (khoảng 10 phút)

- Giáo viên kể chuyện.

+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?

+ Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác?

- GV: Bác rất yêu thương và quan tâm đến thiếu nhi. Vì vậy các em hãy chăm ngoan, học giỏi xứng đáng là Cháu ngoan BH

Hoạt động 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy (khoảng 10 phút)

- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

- Yêu cầu HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.

- Nhận xét, tuyên dương những HS đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.

- Nhắc nhở cả lớp noi gương những HS ngoan như thế.

* GV liên hệ giáo dục HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy

III. Hoạt động ứng dụng (1 phút):

- Yêu cầu HS thực hiện tốt 5 điều BH dạy

IV. Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2 phút)

- Tóm tắt nội dung chính của bài học - Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, mức độ tham gia các hoạt động học tập chuẩn bị bài của HS.

- Yêu cầu HS sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh, truyện về Bác...để giờ sau

nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Bác rất yêu quý quan tâm tới các cháu thiếu nhi - Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

- Lắng nghe.

- Thảo luận cặp đôi:

- 2 đến 3 HS đọc những công việc mà thiếu nhi cần làm.

- 2 - 3 HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy.

- Lắng nghe

- 3 đến 4 HS trả lời, lấy ví dụ cụ thể của bản thân.

- Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều BH dạy

- HS lắng nghe và ghi nhớ .

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

- Lắng nghe

- Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều BH dạy

- HS lắng nghe và ghi nhớ .

(28)

học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

Khối 1:

Ngày soạn: 5/9/2021

Ngày giảng 1A: Tiết 3 ngày 8/9/2021 1B: Tiết 4 ngày 9/9/2021

Đạo đức

CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 1: Em giữ sạch đôi tay

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay.

- Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay.

- Tự thực hiện vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1; Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Tay thơm tay ngoan” sáng tác Bùi Đình Thảo.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập đạo đức 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCTIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I. Hoạt động mở đầu (khoảng 5’)

* Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan”

+ Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào?

+ Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào?

- GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bàì: Để có bàn tay thơ, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày.

II. Hoạt động hình thành kiến thức mới (khoảng 30’)

* Khám phá

1. Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay

- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.5, tổchức thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao em cần giữ sạch đôi tay?

+ Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra?

- Mời một số HS trả lời trước lớp

- GV kết luận: Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn. Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó

- HS hát - HS chia sẻ - HS chia sẻ - HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi.

- 2-3 HS trả lời, HS khác bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe.

(29)

chịu, đau bụng, ốm yếu…

2. Hoạt động 2: Em giữ sạch đôi tay - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh

+ Em rửa tay theo các bước như thế nào?

- GV gợi ý:

1. Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước 2. Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay

3. Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay

4. Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay 5. Rửa tay sạch dưới vòi nước

6. Làm khô tay bằng khăn sạch.

- GV: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK

- GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay.

- Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ đôi tay + Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ

+ Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ

- Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay:

+ Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo + Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi

- GV: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4.

Hoạt động 2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi:

+ Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao?

- Gv gợi mở để HS chọn những hành động nên làm:

tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3

- GVKL: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3.

Hoạt động 3: Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em

- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh và trả lời.

- 3 HS chia sẻ, các bạn khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS chọn

- HS lắng nghe

- HS quan sát - HS trả lời - HS chọn - HS lắng nghe

- HS chia sẻ

(30)

giữ sạch đôi tay

- GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất - Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân

Hoạt động 2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày - GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ

- Kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh.

* Củng cố, dặn dò:

+ Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- HS nêu

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nêu

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

Khối 3:

Ngày soạn: 7/9/2021

Ngày giảng 3B: Tiết 1 ngày 10/9/2021

Thủ công

GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.

- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thủy tương đối cân đổi.

- HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng.

Tàu thủy cân đối.

* Hs khuyết tật: Em Chu Tiến Chức lớp 3B

Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. Gấp được tàu thuỷ hai ống khói tương đối cân đối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói đã gấp sẵn. Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.

2. Học sinh: Giấy nháp, giấy thủ công. Bút màu, kéo thủ công.

(31)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

* Ổn định tổ chức (Khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS KT (Chức 3B) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 2’)

- GV cho hs nghe nhạc và vận động theo bài hát Em đi chơi thuyền.

- GV liên hệ giới thiệu nội dung bài học.

- Nghe nhạc và vận động theo lời bài hát.

- Lắng nghe

- Nghe nhạc và vận động theo lời bài hát.

- Lắng nghe Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 4’)

- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói.

+ Tàu thủy hai ống khói có đặc điểm, hình dáng như thế nào?

- Tàu thủy hai ống khói dùng để làm gì?

- HS quan sát mẫu.

- Hs nhận xét đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ.

- Để chở khách, vận chuyển

- HS quan sát mẫu.

- Hs nhận xét đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 25’) 3.1 Giáo viên hướng dẫn gấp mẫu.

- Cho hs tìm hiểu mẫu.

+Em hãy tìm ra cách gấp tàu thủy?

- Gv nhận xét, hướng dẫn:

+ Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông

- GV gợi ý để HS nhớ lại cách cắt tờ giấy hình vuông.

+ Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông – SGV tr.192.

- Lưu ý: không quy định số ô vuông của tờ giấy.

+ Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói – SGV tr.192.

3.2. Thực hành

- Gv yêu cầu 2 hs lên bảng thực hiện gấp tàu thủy hai ống khói. Hs dưới lớp tập gấp ra giấy nháp.

- 1 HS lên bảng mở dần tàu thuỷ mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu.

- HS suy nghĩ và nêu ra cách gấp tàu thuỷ theo suy nghĩ của mình.

- Quan sát Gv làm mẫu.

- 2 HS lên bảng thực hiện, và hs dưới lớp tập gấp bằng giấy nháp

- Quan sát.

- Quan sát Gv làm mẫu.

- Thực hành gấp tàu thủy hai ống khói

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng