Bài 42. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
A.Mục tiêu.
- Khái niệm về nồng độ phần trăm( C%).
- Công thức tính nồng độ phần trăm ( C%) của dung dịch.
B. Hướng dẫn nghiên cứu bài.
I.Nồng độ phần trăm của dung dịch:
HS đọc phần 1 SGK/ 143 định nghĩa.
-Nếu ký hiệu:
+Khối lượng chất tan là mct
+Khối lượng dd là mdd
+Nồng độ phần trăm là C%.
Rút ra biểu thức tính C%=
- Áp dụng công thức làm các ví dụ sau:
Vd1:Hoà tan15g muối trong 60g dd .Tính nồng độ phần trăm của dd.
Vd2 : Hoà tan 10g đường vào 40g nước. Tính nồng độ phần trăm của dd.
+Khối lượng chất tan là mct= ? +Khối lượng dd là mdd = ?
Nồng độ % là C%.?
* Chú ý : + Muốn tính nồng độ %( C%) thì cần phải có đủ 2 đại lượng là khối lượng chất tan( mct) và khối lượng dung dịch( mdd).
+ Nếu đề bài chưa có đủ 2 đại lượng trên, như chưa có khối lượng dung dịch thì tính khối lượng dung dịch ( mdd= mct + mnước)
C. Kiến thức trọng tâm sau khi nghiên cứu bài.
I.Nồng độ phần trăm của dung dịch:
1/Định nghĩa.
-Nồng độ % (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch.
Vd: Dung dịch đường 20% cho biết: Trong 100g dung dịch có hòa tan 20g đường.
2/Công thức.
C% =
dd ct
m
m . 100%
+Khối lượng chất tan là mct(g) +Khối lượng dd là mdd(g) +Nồng độ % là C%.
* Áp dụng:
Vd1:Hoà tan10g muối trong 50g dd .Tính nồng độ phần trăm của dd.
C%muối =
dd ct
m
m . 100%=
50
10 x 100% = 20%
Vd2 : Hoà tan 10g đường vào 40g nước. Tính nồng độ phần trăm của dd.
Giải: mct = mđường = 10g mH2O = 40g.
mdd = mct + mdm = 10 + 40 = 50g.
C% đường=
dd ct
m
m . 100% =
50
10 x 100% = 20%
Vậy:nồng độ phần trăm của dung dịch là 20%
HS làm bài tập sgk 5/ 146