• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương | Kết nối tri thức"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 21: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG 1. Đại dương thế giới

- Khái niệm: Đại dương là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Có 4 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển a. Độ muối

- Nước trong biển và đại dương là nước mặn.

- Độ muối trung bình ở đại dương là 35%.

- Độ muối của nước biển không giống nhau, tùy thuộc vào lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ,...

+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%.

+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%.

b. Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình của nước biển khoảng 170C.

- Do ảnh hưởng của lượng bức xạ Mặt Trời nên nhiệt độ ở từng vùng khác nhau:

+ Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 24 - 270C.

+ Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 16 - 180C.

3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương a. Sóng biển

- Khái niệm: là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: do gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn.

- Sóng thần: là sóng lớn cao trên 20m, di chuyển nhanh theo chiều ngang, có sức tàn phá khủng khiếp; nguyên nhân do động đất, núi lửa ngầm hoặc bão.

(2)

b. Thủy triều

- Khái niệm: là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.

- Biểu hiện:

+ Thời gian: 1 chu kì kéo dài 1 tháng.

+ Triều cường: mỗi tháng có 2 lần thủy triều lên lớn nhất vào ngày trăng tròn và không trăng.

+ Triều kém: mỗi tháng có 2 lần thủy triều xuống thấp nhất vào các ngày trăng khuyết.

- Chế độ thủy triều ở mọi nơi không giống nhau.

c. Dòng biển

- Khái niệm: là hiện tượng chuyển động của nước biển tạo thành các dòng chảy có nhiệt độ khác nhau trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới.

- Phân loại:

+ Dòng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.

+ Dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em hãy phân biệt ba dạng vận động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều và dòng biển... VẬN DỤNG –

- Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do tác động của vật chất nóng chảy trong tầng Manti trên.. - Hệ quả: tại nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng

a) Dòng biển là các dòng nước chảy trong biển và đại dương. b) Dòng biển được hình thành chủ yếu do tác động của quá trình nội sinh. c) Dòng biển lạnh là dòng biển chảy từ

Dòng biển là hiện tượng chuyển động của nước biển tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.. Nước của dòng biển có nhiệt độ khác

- Độ muối trung bình của nước đại dương là 35% o và khác nhau giữa các vùng.. - Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là

Hãy sử dụng bản đồ kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet để tìm và điền tên các biển thuộc các đại dương vào bảng sau:.. Đại dương

Nhiệt độ làm ảnh hướng tới độ muối trong nước biển và đại dương do nhiệt độ có tác động tới độ bốc hơi của nước biển. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm dần, dẫn tới độ

+Sóng sinh ra nhờ gió, bão…. +Sóng thần: do động đất dưới đáy đại dương. b) Thủy triều: Là hiện tượng dâng lên hoặc hạ xuống của nước biển theo chu kì trong một