• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11 Lớp 8

Ngày soạn: Ngày 14/11/2021

Ngày giảng: 8A sáng ngày 17/11/2021

Bài 14: Thường thức mĩ thuật

MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được thân thế, sự nghiệp và đặc điểm về phong cách sáng tác một số tác phẩm tiêu biểu của một số họa sĩ nổi tiếng giai đoạn này.

2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử, phân biệt được đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của những chất liệu trong sáng tác.

3. Phẩm chất: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. Cảm thụ thẩm mĩ về mĩ thuật truyền thống cách mạng VN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính

2. Học sinh: SGK, Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: (khoảng 01 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (Khoảng 3 phút) a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG

- GV đặt vấn đề: MT Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Qua tác phẩm cho thấy các họa sĩ bám sát thực tế, hòa đồng cùng quần chúng trong lao động và chiến đấu. Các tác phẩm của họ phản ánh sôi động thực tiễn cách mạng ở nước ta. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 3 tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này.

1. Khởi động

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khoảng 35 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu vài nét về các họa sĩ thời kì 1954 - 1975 và tác phẩm nổi bật của họ.

1

(2)

a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm vài nét về các họa sĩ thời kì 1954 - 1975 và tác phẩm nổi bật của họ.

b, Nội dung: Quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.

c, Sản phẩm: HS nêu vài nét về các họa sĩ thời kì 1954 - 1975 và tác phẩm nổi bật của họ.

d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS tìm hiểu về họa sĩ Trần Văn Cẩn và tác phẩm “Tát nước đồng chiêm”.

- Gv gọi hs đọc bài và đặt câu hỏi

+ Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Trần Văn Cẩn?

- HS tìm hiểu nội dung sgk trả lời - GV nhận xét, kết luận, ghi bảng - HS ghi bài.

- GV cho hs quan sát tranh :

+ Em hiểu gì về tác phẩm “Tát nước đồng chiêm” của họa sĩ Trần Văn Cẩn?

- HS trình bày ý kiến của mình.

- GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm và ghi bảng.

- HS lắng nghe, ghi bài.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

1. Họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranh sơn mài “Tát nước đồng chiêm”.

a. Tác giả: Họa sĩ Trần Văn Cẩn sinh năm 1910, mất năm 1994 tại Kiến An - Hải Phòng. Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1931-1936. Trong CM tháng 8 và kháng chiến chống Pháp ông tham gia hoạt động trong hội văn hóa cứu quốc, làm việc ở chiến khu Việt Bắc và sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị.

b, Tác phẩm: Tát nước đồng chiêm - Bức tranh sơn mài “Tát nước đồng chiêm” được vẽ năm 1958 diễn tả một nhóm gồm 10 người, được chia làm 5 cặp đang tát nước nhịp nhàng như cảnh lễ hội. Người và cảnh vật hòa quyện vào nhau được thể hiện bằng màu sắc mạnh mẽ. Bức tranh ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người nông dân lao động.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Sáng và tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”.

- GVgọi hs đọc sgk, quan sát tranh

2. Họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”

a, Tác giả 2

(3)

+ Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Sáng?

- Em hiểu gì về tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc sách và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chốt ý, HS lắng nghe, ghi bài.

- GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm và ghi bảng.

- HS lắng nghe, ghi bài.

- Ông sinh năm 1923, mất năm 1988 tại Tiền Giang. Tốt nghiệp trường trung cấp MT Gia Định sau đó học tiếp CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945. Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sôi nổi và sáng tác được nhiều tác phẩm nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam. Tiêu biểu như:

Giặc đốt làng tôi, thanh niên thành đồng, thiếu nữ và hoa sen …

b, Tác phẩm:

- Tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” diễn tả cảnh lễ kết nạp Đảng cho các đồng chí bị thương ngay tại chiến hào ngoài mặt trận.

Với khối hình đơn giản, chắc khỏe, tác giả sử dụng gam màu nâu vàng diễn tả được khí thế rực lửa của cuộc đấu tranh và nói lên được chất hào hùng và lý tưởng cao đẹp của người Đảng viên.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS tìm hiểu về họa sĩ Bùi Xuân Phái và các bức tranh vẽ về phố cổ Hà Nội?

- GV gọi hs đọc sgk, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái?

+ Em hiểu gì về các bức tranh “Phố cổ Hà Nội” của họa sĩ Bùi Xuân Phái?

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

3. Họa sĩ Bùi Xuân Phái và các bức tranh về phố cổ Hà Nội.

a, Tác giả:

- Ông sinh năm 1920, mất năm 1988 tại Quốc Oai - Hà Tây. Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945. Ơng tham gia hoạt động cách mạng rất tích cực. Sau cách mạng ông tham gia giảng dạy tại trường CĐMT Việt Nam và sáng tác.

3

(4)

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức - GV tóm lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm và cho HS ghi bài.

- HS lắng nghe, ghi bài.

b, Tác phẩm:

- Phố cổ Hà Nội là đề tài luôn được ông say mê khám phá và sáng tạo.

Những cảnh phố vắng, những mái tường rêu phong, đường nét xô lệch tạo cho người xem thêm yêu Hà Nội cổ kính. Phố cổ Hà Nội luôn có vị trí xứng đáng trong nền mỹ thuật đương đại Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Khoảng 4 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi và thực hành luyện tập

c) Sản phẩm: Nêu khái quát được sơ lược về một số tác giả, tác phẩm của mĩ thuật việt nam giai đoàn 1954 – 1975.

d) Tổ chức thực hiện:

GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học.

Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp.

Đồng thời tuyên dương những cá nhân có tinh thần học tập tốt, những nhóm thảo luận tích cực và sôi nổi.

GV cho HS quan sát tranh của một số họa sĩ và yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về nội dung, chất liệu và hình thức thể hiện của tác phẩm

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Khoảng 2 phút)

a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.

b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Sản phẩm học tập của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Tìm hiểu thêm một số tác giả, tác phẩm của mĩ thuật VN giai đoạn 1954- 1975.

* Hướng dẫn về nhà

- Đọc trước bài mới “Trình bày bìa sách”

- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

- Nội dung: ...

- Phương pháp: ...

- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ...

---

4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

Yêu cầu, cách làm bài thuyết minh - Người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng -> Trình

Các em chuẩn bị bài và ghi lại những điều chưa hiểu, để hỏi Thầy, Cô khi học online theo

Kết luận : Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải một chữ số và số chia chuyển thành số tự nhiên rồi

Kết luận : Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải một chữ số và số chia chuyển thành số tự nhiên rồi