• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3

NS: 18 / 9 / 2020

NG: 21 / 9 / 2020 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 5: THƯ THĂM BẠN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

2. Kĩ năng: Biết đọc lá thư lưu loát, giọng dọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

3. Thái độ: Biết thông cảm và chia sẻ buồn vui cùng bạn

BVMT: Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Xác định giá trị -Thể hiên sự cảm thông -Tư duy sáng tạo

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ƯDCNTT

- Máy chiếu (Tranh minh họa), Clip về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Em hiểu ý nghĩa của hai dòng cuối bài như tn?

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp (1’)

2. Hdẫn HS luyện đọc - tìm hiểu bài:

HĐ 1: Luyện đọc. (10’)

- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

- Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

Sửa lỗi cho HS: lũ lụt, nước lũ…

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

3 HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa - Hdẫn đọc câu dài: “Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/về tấm lòng dũng cảm của ba/

xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.”.

- Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.

- Gv đọc mẫu

HĐ 2: Tìm hiểu bài: (12’)

* Đoạn 1:

- 2 HS đọc thuộc: Truyện cổ nước mình.

- Là lời dăn dạy của cha ông: Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ.

- HS trả lời – nhận xét

- 1 HS đọc toàn bài.

+ Đ1: Từ đầu đến Chia buồn với bạn.

+ Đ2: Tiếp đến Những người bạn mới như mình.

+ Đoạn 3: Còn lại - Nối tiếp đọc bài.

- HS sửa sai

- HS giải nghĩa các từ như trong SGK - HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- HS luyện đọc nối tiếp - HS lắng nghe.

* Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

(2)

?Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?

?Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?

- Bạn Hồng bị mất mát, đau thương gì?

- Em hiểu “Hi sinh” có nghĩa là gì?

- Nêu ý chính đoạn 1?

* Đoạn 2:

? Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?

? Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?

- Nêu ý chính của đoạn 2?

* Đoạn 3:

- Ở nơi bạn L ở mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt?

- Riêng Lương làm gì để giúp đỡ Hồng?

- “Bỏ ống” có nghĩa là gì?

- Nêu ý chính của đoạn 3?

- ND chính của toàn bài là gì?

HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:(10’) - GV nêu giọng đọc toàn bài.

- HD luyện đọc: “Từ đầu đến chia buồn với bạn”

+ GV đọc mẫu. HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

+ Hai HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

+ Nxét HS đọc hay nhất theo tiêu trí sau:

3. Củng cố- dặn dò: (3’)

? Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của Lương với Hồng?

- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?

* Clip cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn - Nhận xét tiết học.

+ Không mà chỉ biết khi đọc báo.

+ Lương viết thư để chia buồn với Hồng.

+ Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ … + “Hi sinh”: chết vì nghĩa vụ, lí tưởng … 1. Nơi viết thư và lí do viết thư.

- Hôm nay, đọc báo ... ra đi mãi mãi.

- Khơi gợi lòng tự hào về người cha dũng cảm: “ Chắc là Hồng …. nước lũ”

+ Lương khuyến khính Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau: “Mình tin rằng … nỗi đau này”

+ Lương làm cho Hồng yên tâm:

“ Bên cạnh Hồng…..cả mình”

2. Những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng.

+ Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt khắc phục thiên tai.

Trường Lương góp đồ dùng học tập.

+ Riêng Lương gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống từ máy năm nay.

+ “ Bỏ ống”: dành dụm, tiết kiệm

3. Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.

ND: Tình cảm bàn bè cao quý, thương bạn muốn chia sẻ cùng bạn khi bàn gặp chuyện buồn, khó khăn trong c/sống.

- 3 HS đọc bài.

- Cách đọc như đã hướng dẫn.

+ Dòng mở đầu: nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, chào hỏi.

+ Dòng cuối: Ghi lời chúc, lời nhắn nhủ, ký và họ tên người viết.

- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bức thư.

- HS trả lời - HS xem

TOÁN

(3)

TIẾT 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( TT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp. Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.

2. Kỹ năng: Đọc, viết đúng các số đến lớp triệu 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ kẻ sẵn các hàng các lớp. máy chiếu III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Gv ghi số: 370856; 1653; 87506.

? Nêu các số thuộc lớp nào?

- GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Hướng dẫn học sinh đọc và viết số: (8’) - Gv ghi bảng phụ: 342157413.

- GV hướng dẫn cách đọc cụ thể.

+ Tách số ra từng lớp: lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.

+ Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để học đọc rồi thêm tên lớp đó.

+ Đọc từ trái sáng phải.

- HS nêu lại cách đọc số.

- GV nhận xét, đánh giá 3. Luyện tập: (24’)

* Bài 1: 7’

- HS đọc yêu cầu

- GV phân tích mẫu: 28432204

? Nêu các chữ số tương ứng với các hàng?

- Chữa bài:

+ Nhận xét đúng sai.

* Bài 2: 8’

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên hướng dẫn mẫu.

- Học sinh làm bài cá nhân, hai học sinh làm bảng.

- Chữa bài.

* Bài 3: 9’

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm bài cá nhân, 2 hs làm bảng.

- Chữa bài.

- HS trả lời – nhận xét

Hs tự viết các số trong SGK ra bảng:

- HS đọc số vừa viết.

- HS viết và đọc số

-VD : 768 957 421, 312 452 609...

- Cách đọc:

+ Ta tách thành từng lớp

+ Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.

1. Viết theo mẫu:

Số 2: hàng chục triệu Số 8: hàng triệu….

- HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng + HS đổi chéo vở kiểm tra

2. Viết vào chỗ chấm (Theo mẫu):

a/ Trong số 8325714:

chữ số 8 ở hàng triệu, lớp triệu.

Chữ số 7 ở hàng trăm, lớp đơn vị.

Chữ số 2 ở hàng chục nghìn, lớp nghìn Chữ số 4 ở hàng đơn vị, lớp đơn vị.

3. Viết tiếp vào chỗ chấm:

- Số 6231874 đọc: sáu triệu hai trăm ba mươi mốt nghìn tám trăm bảy mươi tư.

(4)

? Giải thích cách làm?

+ Học sinh đọc các số.

+ Nhận xét đúng sai.

+ So sánh đối chiếu bài

3. Củng cố- dặn dò: (3’) - Nêu qui tắc đọc số?

- Gọi vài em lên bảng thi đua đọc và viết các số có 9 chữ số .

- Nhận xét tiết học.

- BTVN: Làm bài tập trong SGK.

- Chuẩn bị bài sau.

- Số 25352206 đọc: Hai mươi năm triệu ba trăm năm mươi hai nghìn hai trăm linh sáu.

- Số 476180230 đọc: Bốn trăm bảy mươi sáu triệu một trăm tám mươi nghìn hai trăm ba mươi.

- Hs nêu

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS có khả năng nhận thức được: mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong c/sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.

2. Kỹ năng: X/định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.

3. Thái độ: Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.

* TT HCM: Tình thương yêu bao la của Bác đối với dân với nước nói chung và đối với thiếu niên, nhi đồng nói riêng.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Lập kế hoạch vượt khó trong học tập

- Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : ƯDCNTT

- SGK, Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : 4’

Trung thực trong học tập - Thế nào là trung thực trong học tập ? - Vì sao cần trung thực trong học tập ?

- Kể những câu chuyện trung thực trong học tập ? B Bài mới :

1. GTbài: “Vượt khó trong học tập” 1’

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

HĐ 1: K/c: “Một học sinh nghèo vượt khó.” 7’

Truyện “Một h/s nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?

- GV kể truyện.

- Yêu cầu HS tóm tắt lại câu chuyện.

- HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở.

(5)

HĐ 2: Thảo luận nhóm 10’

- Chia lớp thành các nhóm

̣ˆNhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?

̣ˆNhóm 2: Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?

- Ghi tóm tắt các ý trên bảng . HĐ 3: (câu hỏi 3 ) 8’

+ Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?

- Ghi tóm tắt lên bảng .

- Kết luận về cách giải quyết tốt nhất . - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK .

3. Thực hành: Làm việc cá nhân (BT1) (7’) + Khi gặp bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?

- Yêu cầu HS nêu cách sẽ chọn và nêu lí do.

=> Kết luận: (a), (b), (d) là những cách giải quyết tích cực.

- Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ rút ra được điều gì ?

4. Củng cố - Dặn dò: 3’

+ Kể các câu chuyện về tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương của Bác Hồ (VD: truyện Chiếc rễ đa tròn – TV2 tập 2)

+ Em hãy kể lại những mẫu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết .

* GDQTE: Trẻ em có quyền gì?

* Xem Clip 1 tấm gương vượt khó trong học tập - Gdục HS: luôn quan tâm, giúp đỡ những bạn gặp khó khăn.

- Ở lớp ta, trường ta có bạn nào là HS vượt khó không ?

- Thực hiện các HĐ ở mục Thực hành trong SGK.

- HS kể lại c/c cho cả lớp nghe.

- Các nhóm thảo luận câu hỏi 1 và 2 trong SGK.

- Đại diện các nhóm trỉnh bày ý kiến của nhóm mình.

- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.

+ Tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học ...

- HS cả lớp trao đổi , đánh giá các cách giải quyết .

- HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK - Làm bài tập 1

+ Em sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác.

- Cho biết suy nghĩ của mình khi nghe bạn kể .

+ Quyền được học tập của các em trai và em gái).

KHOA HỌC

TIẾT 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO

I. MỤC TIÊU Giúp HS:

1. Kiến thức: Kể được tên có chứa nhiều chất đạm và chất béo.

- Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.

- Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo.

- Biết được cần ăn uống phối hợp giữa các loại thức ăn có chứa chất đạm và chất béo.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các thức ăn chứa chất đạm và chất béo.

(6)

3. Thái độ: HS có ý thức ăn đủ chất đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể, tránh ăn quá nhiều chất béo gây béo phì hoặc ăn ít chất đạm gây chậm lớn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, Trứng, Đậu Hà Lan, Đậu phụ, Thịt lợn, Pho- mát, Thịt gà, Cá, Đậu tương, Tôm, Dầu thực vật, Bơ, Mỡ lợn, Lạc, Vừng, Dừa.

- 4 tờ giấy A3 trong mỗi tờ có 2 hình tròn ở giữa ghi: Chất đạm, Chất béo.

- HS chuẩn bị bút màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ.

1) Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn? Đó là những cách nào?

2) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

Vai trò của chất đạm và chất béo.

- Yêu cầu HS hãy kể tên các thức ăn hằng ngày các em ăn.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

* HĐ 1: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo ? 12’

- Yc 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13/SGK thảo luận

? Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ?

- Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày?

-Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thường ăn hằng ngày.

- GV nhận xét, bổ sung nếu HS nói sai hoặc thiếu và ghi câu trả lời lên bảng.

* GV: Hằng ngày chúng ta phải ăn cả thức ăn chứa chất đạm và chất béo. Vậy tại sao ta phải ăn như vậy? Các em sẽ hiểu được điều này khi biết vai trò của chúng.

* HĐ 2: Vai trò của nhóm thức ăn có

- HS trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

HS nối tiếp nhau trả lời: cá, thịt lợn, trứng, tôm, đậu, dầu ăn, bơ, lạc, cua, thịt gà, rau, thịt bò, …

- HS nối tiếp nhau trả lời:

+ Các thức ăn có chứa nhiều chất đạm là: trứng, cua, đậu phụ, thịt lợn, cá, pho-mát, gà.

+Các thức ăn có chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc.

-HS nối tiếp nhau trả lời.

+Thức ăn chứa nhiều chất đạm là:

cá, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, thịt gà, đậu phụ, ếch, …

+Thức ăn chứa nhiều chất béo là:

dầu ăn, mỡ lợn, lạc rang, đỗ tương,..

-Trả lời.

- HS lắng nghe.

(7)

chứa nhiều chất đạm và chất béo. 10’

- Khi ăn cơm với thịt, cá, thịt gà, em cảm thấy thế nào ?

- Khi ăn rau xào em cảm thấy thế nào ? * Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển.

-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK trang 13.

* Kết luận:

+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.

+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K.

* HĐ 3: Trò chơi “Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn” 10’

+Thịt gà có nguồn gốc từ đâu ? + Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu ?

- Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé ! GV tiến hành trò chơi cả lớp theo định hướng sau:

- Chia nhóm HS như các tiết trước và phát đồ dùng cho HS.

- GV vừa nói vừa giơ tờ giấy A3 và các chữ trong hình tròn: Các em hãy dán tên những loại thức ăn vào giấy, sau đó các loại thức ăn có nguồn gốc động vật thì tô màu vàng, loại thức ăn có nguồn gốc thực vật thì tô màu xanh, nhóm nào làm đúng nhanh, trang trí đẹp là nhóm chiến thắng.

- Thời gian cho mỗi nhóm là 7 phút.

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và gợi ý cách tbày theo hình cánh hoa hoặc hình bóng bay.

Tổng kết cuộc thi.

- Yc các nhóm cầm bài của mình trước lớp.

- GV cùng 4 HS của lớp làm trọng tài tìm ra nhóm có câu trả lời đúng nhất và trình bày đẹp nhất.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- 2 đến 3 HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết.

- HS lắng nghe.

- HS lần lượt trả lời.

+ Thịt gà có nguồn gốc từ động vật.

+ Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật.

- HS lắng nghe.

- Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập, chuẩn bị bút màu.

- HS lắng nghe.

- Tiến hành hoạt động trong nhóm.

- 4 đại diện của các nhóm cầm bài của mình quay xuống lớp.

- Câu trả lời đúng là:

+Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu cô-ve, đậu phụ, đậu đũa.

(8)

- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.

* Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ?

3. Củng cố- dặn dò: 3’

- GV nhận xét, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài, nhắc nhỏ những HS còn chưa chú ý.

- Dặn HS về học thuộc mục Bạn cần biết.

- Dặn HS về nhà tìm hiểu xem những loại thức ăn nào có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.

+Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc động vật: thịt bò, tương, thịt lợn, pho-mát, thịt gà, cá, tôm.

+Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ TV: dầu ăn, lạc, vừng.

+Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật: bơ, mỡ.

-Từ động vật và thực vật.

- Hs lắng nghe

THỂ DỤC

TIẾT 5 : ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, QUAY SAU TRÒ CHƠI “KÉO CƯA LỪA XẺ”

A/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Củng cố, nâng cao kĩ thuật đi đều, đứng lại, quay sau.

- Trò chơi: “Kéo cưa, lừa xẻ”.

2.Kỹ năng:

- Y/c bước đầu biết cách đi đều, đứng lại, quay sau.

- Y/c chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.

3.Giáo dục:

- Qua bài học giúp học yêu thích môn học. Tích cực, chủ động học tập.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

. Phần mở đầu.

- Cán sự lớp tập chung lớp báo cáo sĩ số.

- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

- Khởi động xoay các khớp.

5phút Đội hình nhận lớp

(9)

- Kiểm tra bài cũ quay phải, trái, đứng nghiêm, nghỉ, điểm số.

II. Phần cơ bản.

a, Đôi hình đội ngũ:

Học đi đều, đứng lại và quay sau.

- Quay sau

- Đi đều đứng lại theo nhịp

+ Thi đua trình diễn 2 động tác.

GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.

- Củng cố lại kiến thức..

b, Trò chơi “Kéo cưa lửa xẻ”:

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

25phút

5 phút

Đội hình

+ Lần 1-2: GV hướng dẫn làm mẫu phân tích kĩ thuật, hs quan sát và làm theo

+ Lần 3-4 Gv điều khiển các em tập (không làm mẫu). GV quan sát, nhận xét, sửa chữa những sai sót cho HS.

- Gv cùng hs quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ

Đội hình trò chơi

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

Đội hình xuống lớp

(10)

NS: 18/ 9 / 2020

NG: 22 / 9 / 2020 Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020

CHÍNH TẢ (Nghe viết)

TIẾT 3: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nghe – Viết lại đúng chính tả bài thơ cháu nghe câu chuyện của bà.

Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn( tr/ch; dấu hỏ/ dấu ngã) 2. Kỹ năng: Trình bày đúng đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.

3. Thái độ: Cảm thông, thương, kính trọng ông bà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu khổ to, bút dạ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. 3’

- Viết lại 1 số từ ở bài trước: khúc khuỷu, gập ghềnh, Tuyên Quang

- GV n/x, đánh giá.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 1’.

2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết a. Hướng dẫn chính tả (8’)

- GV đọc mẫu bài viết

+ Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?

+ Cháu nghe xong cảm thấy như thế nào?

- Bài thơ nói về tình thương của ai?

 Viết 1 số từ dễ lẫn:

- GV đọc 1 số từ ngữ: (làm đau lưng bà, lối đi về, nước mắt, nhoà rưng rưng)

- GV đánh giá chữ viết & chính tả của HS b. Học sinh viết bài (12’)

 Lưu ý về cách trình bày bài thơ:

- GV đọc từng câu hoặc cụm từ để HS viết?

c. Chấm và chữa bài chính tả: (5’) - Soát bài : GV đọc soát lần 1

GV đọc soát lần 2

- Chấm, chữa: GV chấm chữa 5 – 7 vở 3. Hdẫn HS làm bài tập chính tả: (8’)

* làm bài tập 2a

+ Đọc yêu cầu của bài 2a

- GV chép sẵn bảng phụ ND BT 2a để HS làm

- 2 em lên viết bảng lớp HS viết nháp - HS n/x, đánh giá:

- HS theo dõi ở sách.

- Một học sinh đọc lại.

+ Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy.

* Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.

- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ.

- HS viết vở nháp, 2 em lên bảng lớp + Dòng 6 chữ viế lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề, giữa 2khổ thơ để cách 1 dòng.

- HS định hình cách trình bày bài trong vở - HS viết vào vở.

- HS soát lỗi bài - dưới HS đổi chéo bài để soát lỗi.

Bài 2(a): Điền vào chỗ trống tr/ch?

- HS đọc thầm đoạn văn.

- Làm vào vở, 2 em lên bảng làm.

a. Tre - không chịu - Trúc đầu - Tre - tre

(11)

+ Trúc dẫu cháy, đố ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì?

- ND đoạn văn trong bài tập 2a nói lên điều gì?

4. Củng cố - dặn dò. 3’

- VN tìm và ghi 5 từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ch

- Nhận xét tiết học.

- đồng chí - chiến đấu - tre.

+ Cây trúc, cây tre thân có nhiều đốt dù bị đốt nó vẫn có dáng thẳng.

* Y nghĩa: Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người.

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 5: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng dể tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng phải có nghĩa.

- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ - Bước đầu làm quen với từ điển

2. Kỹ năng: Phân biệt được từ đơn, từ phức. Biết dùng từ điển để tim hiểu về từ.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung cần ghi nhớ và phần luyện tập BT 1.

- 4,5 tờ giấy khổ rộng để làm bài phần nhận xét, Từ điển, SGK, VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Dấu hai chấm có tác dụng gì? Nêu ví dụ?

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục đích yêu cầu.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

HĐ 1: Phần nhận xét: (7’) ? Phần 1 của bài yêu cầu gì?

? Lấy ví dụ từ gồm 1 tiếng, từ gồm nhiều tiếng?

- HS làm vở bài tập, hai HS làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

? Qua ví dụ hãy nhận xét thế nào là từ đơn?

từ phức?

? Lấy ví dụ từ có 3, 4 tiếng tạo thành?

? Tiếng dùng để làm gì?

? Từ dùng để làm gì?

- 3,4 HS trả lời và nêu ví dụ.

- HS nêu yêu cầu phần nhận xét.

Từ chỉ có một tiếng (Từ đơn)

Từ gồm nhiều tiếng (Từ phức) Nhờ, bạn, lại, có,

chí, nhiều,

ăm, liền, Hanh, là Giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.

- Vô tuyến truyền hình, hợp tác xã, liên hợp quốc.

- Dùng để cấu tạo nên từ: Từ có 1 tiếng hoặc từ có hai tiếng.

- Từ được dùng để:

(12)

HĐ 2: Phần ghi nhớ: (3’)

- Từ phần chốt ở hoạt động 1 GV hướng dẫn HS đến phần ghi nhớ.

- GV giải thích rõ phần ghi nhớ (nếu HS còn chưa hiểu)

4. Phần luyện tập: (22’) Bài 1: 7’

- HS nêu yêu cầu.

- HS trao đổi theo nhóm bàn làm bài tập.

- Đại diện nhóm trình bầy.

- Nhận xét đúng sai

* Kết luận: Củng cố từ đơn và từ phức.

Bài 2: 7’

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân,

? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?

- HS giải nghĩa từ.

+ Từ điển: là sách tập hợp các từ Tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ.

Bài 3: 8’

- HS nêu yêu cầu.

- Tổ chức cho Hs chơi trò chơi thi tiếp sức:

Tổ chức 4 đội chơi.

- Nhận xét đội thắng.

4. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Thế nào gọi là từ đơn ? Cho ví dụ . - Thế nào là từ phức ? Cho ví dụ.

- Nhận xét tiết học

Chuẩn bị bài: MRVT: Nhân hậu – đoàn kết

+ Biểu thị sự vật hoạt động, đặc điểm…

+ Cấu tạo câu.

- 3 HS nhắc lại ghi nhớ.

1. Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ sau:

“Rất /công bằng/, rất/ thông minh/

Vừa /độ lượng/ lại/ đa tình/, đa mang/”

+ Từ đơn: rất, vừa lại.

+ Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa năng.

2. Tìm trong từ điển và ghi lại:

- 3 từ đơn: nhà, cốc, bút

- 3 từ phức: sách vở, hoa hồng, xe đạp

Cho HS làm quen với từ điển

3. Đặt câu với một từ đơn hoặc một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.

- HS làm bài

- Hs trả lời

VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 1: ĐI XE ĐẠP ĐÚNG LÀN ĐƯỜNG, PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS biết khi đi xe đạp phải đi đúng làm đường quy định để đảm bảo an toàn.

- HS hiểu khi rẽ trái, rẽ phải hay dừng nên quan sát, ra hiệu, không nên tự ý rẽ mà không quan sát, hay bỏ qua hiệu lệnh.

2. Kỹ năng: - HS nhận biết việc nên làm và không nên làm khi đi xe đạp.

(13)

3. Thái độ: - Có ý thức tuân thủ Luật giao thông; biết nhắc nhở bạn bè đi đúng làn đường, phần đường khi tham gia giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thẻ màu xanh – đỏ (thể hiện quy ước trong thảo luận nhóm), tranh minh họa (nếu có)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động GV Hoạt động HS

A.Ổn định. 3’

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài

Hoạt động 1: Hoạt động cơ bản. 8’

- Hoạt động nhóm 4, đọc mẩu truyện trong sách thảo luận trả lời các câu hỏi phía dưới.

+ Theo các em, khi đi xe đạp em phải đi như thế nào?

+ Nếu đường không có làn đường dành cho xe đạp, em sẽ đi như thế nào?

- GV chốt: khi đi xe đạp phải đi đúng làm đường quy định để đảm bảo an toàn Hoạt động 2: Thực hành. 11’

- GV theo dõi, nhắc nhở,

- GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn khi giải đáp thắc mắc.

- GV chốt: Hình 1, hình 2 và hình 4 là thể hiện hành động đúng.

+ Hình 3, hình 5 và hình 6 là thể hiện hành động chưa đúng.

- Vậy, khi đi xe đạp em muốn rẽ hoặc dừng lại em sẽ làm gì?

- Nhận xét, chốt: khi rẽ trái, rẽ phải hay dừng nên quan sát, ra hiệu, không nên tự ý rẽ mà không quan sát, hay bỏ qua hiệu lệnh.

Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng. 14’

- Thảo luận thực hiện các yêu cầu trong

- Lớp nghe bài hát: “Bài học giao thông”

- HS theo dõi, ghi mục bài.

- HS làm việc dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng.

- Các nhóm chia sẻ.

- Nhận xét.

- HS trả lời: khi đi xe đạp phải đi đúng làm đường quy định

- Đi vào mép đường bên phải.

- HS nhắc lại ghi nhớ.

- HS thực hiện yêu cầu dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- Các nhóm thắc mắc – giải đáp thắc mắc.

- Nhận xét.

- HS trả lời nối tiếp.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- Làm việc theo sự hướng dẫn của nhóm trưởng.

- Các nhóm trình bày, chia sẻ.

(14)

hoạt động ứng dụng.

- GV nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

- GV cùng HS hệ thống bài

- GV dặn dò HS: Khi đi xe đạp phải đi đúng làm đường quy định để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác.

+ Khi rẽ trái, rẽ phải hay dừng nên quan sát, ra hiệu, không nên tự ý rẽ mà không quan sát, hay bỏ qua hiệu lệnh.

- Nhận xét.

- HS hệ thống bài.

- HS lắng nghe.

TOÁN

TIẾT 12: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cách đọc, số viết số đến lớp triệu.

2. Kỹ năng: Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gv đọc số – HS viết:

? Nêu giá trị của từng chữ số?

? nêu lại các hàng thuộc các lớp đã học?

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp (1’) 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (32’)

* HĐ1: Ôn lại kiến thức về các hàng và lớp 8’

Nêu lại hàng và lớp theo thứ tự từ nhỏ - lớn ?

Các số đến lớp triệu có cả thảy mấy chữ số?

Nêu số có đến hàng triệu? (có 7 chữ số) Nêu số có đến hàng chục triệu?….

GV chọn một số bất kì, hỏi về giá trị của một chữ số trong số đó

* Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Viết theo mẫu 5’

- GV treo bảng phụ

? Giải thích cách làm?

? Nêu các hàng thuộc các lớp đã học?

25831004; 198000215.

- 2 HS viết số và trả lời

- HS nêu

- 7 , 8 hoặc 9 chữ số .

1. Viết số thích hợp vào chỗ trống:

- HS làm cá nhân, một Hs làm bảng phụ.

+ Lớp đvị gồm hàng: Trăm, chục, đơn vị.

+ Lớp nghìn gồm: hàng nghìn, chục

(15)

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

Bài 2: Đọc các số sau 4’

32 640 507; 8 500 658; 830 402 960

* GV chốt: Củng cố cách đọc viết số có nhiều chữ số.

Bài 3: Viết các số 6’

? Giải thích cách làm.

- HS nối tiếp đọc các số.

- Nhận xét tuyên dương đội thắng

GV viết số 64973213, yêu cầu HS chỉ vào chữ số 9 trong số 64973213, sau đó nêu : chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn nên giá trị của nó là chín trăm nghìn .

* GV: Củng cố về giá trị của các c/s trong 1 số.

Bài 4:Viết số thích hợp vào ... : 9’

? Giải thích cách làm.

? Muốn điền được số liền sau ta làm ntnào?

- HS nối tiếp đọc các số.

- Nhận xét đúng sai.

* GV: HS tự nhận biết quy luật của dãy số, từ đó biết cách điền những số còn thiếu.

3. Củng cố-dặn dò: (3’)

- Em hãy đọc và viết số có 8 chữ số và cho biết mỗi chữ số ở hàng nào ?

- Cho HS nhắc lại các hàng và lớp của số đó có đến hàng triệu.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập

nghìn, trăn nghìn.

+ Lớp triệu gồm: hàng triệu, chục triệu, trăm triệu.

Nối tiếp đọc các số ( 5 em) Nhận xét, bổ sung, đánh giá

3.Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu

Số 64973213 765432900 768654193 GT của

chữ số 4 4000000 400000 4000 GT của

chữ số 7 70000 700000000 700000000 GT của

ch số 9 9000

0

900 90

4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a/ 35000; 36000; 37000; 38000 ; 39000 ; 40000 ; 41000.

b/169700;169800; 169900 ; 170000 ; 170100 ; 170200 ; 170300.

c/83260; 83270; 83280; 83290; 83300;

83310; 83320.

- HS lắng nghe - 2 HS nêu

NS: 18 / 9 / 2020

NG: 23 / 9 / 2020 Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020

TOÁN

TIẾT 13: LUYỆN TẬP (tt)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố về đọc số viết số đến lớp triệu. Thứ tự các số.

2. Kỹ năng: Nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.

3. Thái độ: Giáo dục HS say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ - Lược đồ BT5.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Kiểm tra bài cũ: (4’)

- HS đọc số và nêu giá trị của từng chữ số: 2 345 800; 50 900 865 ; 789 320 134.

- HS đọc số, nêu các hàng, các lớp và giá trị của một vài số theo câu hỏi của GV.

(16)

? Kể các hàng , các lớp đã học từ nhỏ đến lớn?

? Các số đến lớp triệu có thể có đến mấy chữ số?

- Nhận xét, chữa bài.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp (1’) 2. Hướng dẫn thực hành:

Bài 1: Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 và 5 trong mỗi số: 5’

- GV phân tích mẫu.

? Giải thích cách làm?

? Kể lại tên các hàng thuộc các lớp đã học?

? nêu giá trị của chữ số 3, chữ số 5 trong mỗi số.

Bài 2: Viết số biết 5’

a) 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.

b) 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 nghìn, 3 trăm 4 chục và 2 ĐV

c) 5 chục triệu, 7 chục nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 ĐV

c) 5 chục triệu, 7 triệu, 6 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 4 nghìn và 2 ĐV

- Chữa bài:

Bài 3: Số liệu điều tra dân số của một nước vào tháng 12 năm 1999 được viết ở bảng bên 8’

- GV treo bảng số liệu trong BT lên bảng

? Bảng số liệu thống kê về nội dung gì?

Tên nước Số dân

Việt Nam 77.263.000

Lào 5.300.000

Cam – pu - chia 10.900.0 Liên Bang Nga0 147.200.000

oa Kì

273.300.000

Ấn Độ 989.200.000

Bài 4: Viết vào chỗ chấm theo mẫu 10’

- Nếu đến như trên thì số tiếp theo 900 triệu là số nào?

- 9 chữ số.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân. một HS làm bảng.

Số 35.627.499 123.456.789 82.175.263 GT của

c/số 3 30.

00.000

3.000.000 3

GT của

c/số 5

5.000.000 50.000 5.000

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- HS đọc yêu cầu.- HS làm cá nhân.

5760342 5706342 50076342 57634002.

- HS đọc yêu cầu.

- 1 HS làm trên bảng.

+ Thống kê về dân số 1 số nước vào tháng 12 năm 1999.

- HS tiếp nối nhau đọc số dân của từng nước.

a. Nước có số dân nhiều nhất: ấn Độ.

Nước có số dân ít nhất: Lào.

b.Thứ tự: Lào, Cămpuchia, VN, Liên Bang Nga, Hoa kì, ấn độ.

- HS đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu .

- 3- 4 HS lên bảng viết.

(17)

- GV: Bạn nào có thể viết được số 1 nghìn triệu?

+ Số 1000 triệu gọi là 1 tỉ . + 1 tỉ viết là 1 000 000 000

- Nếu nói 1 tỉ đồng, tức là nói bao nhiêu triệu đồng ?

? Số 1 tỉ có mấy chữ số, là những c/s nào?

- GV cho HS viết từ 1 tỉ đến 10 tỉ.

Lấy vài VD để HS đọc và viết.

Bài 5: Đọc số dân trên lược đồ 4’

- Treo bảng lược đồ và y/c HS quan sát.

- yc HS chỉ tên các tỉnh và đọc số dân.

3. Củng cố – Dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học

- Về nhà hoàn thành bài.

- Làm bài trong SGK.

- Chuẩn bị bài sau.

- Số 1 tỉ có 10 chữ số đó là 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1.

- Nêu số dân của 1 số tỉnh, thành phố được ghi trên lược đồ

TẬP ĐỌC

TIẾT 6: NGƯỜI ĂN XIN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.

3. Thái độ: cần thông cảm và chia sẻ nỗi bất hạnh với mọi người.

II .CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Giao tiếp:Ứng xử lịch sự trong giao tiếp với tất cả mọi người.

- Thể hiện sự cảm thông chia sẻ giúp đỡ những người gặp bất hạnh.

- Xđịnh giá trị .Nhận biết được vẻ đẹp của những tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi 1, 2 - Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Qs tranh minh hoạ: “Người ăn xin”.

2. Hdẫn HS luyện đọc - tìm hiểu bài:

HĐ 1: HD luyện đọc. (10’)

- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

- 3HS đọc nối tiếp lần 1 + Sửa lỗi cho HS:

+ Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài:

- Hai HS đọc bài

- 1 HS đọc toàn bài.

+ Đ1: Từ đầu đến .. cầu xin cứu người”.+

Đ2: Tiếp đến … không có gì để cho ông cả”.

+ Đ3: Còn lại

(18)

Chao ôi! Cảnh nghèo đói…..nhường nào!

Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy … rồi.

- 3HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ:

+ Gv giải nghĩa từ: tài sản; lẩy bẩy; khản đặc.

- Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

- Đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2: Tìm hiểu bài: (12’)

* Đoạn 1:

? Hình ảnh ông lão ăn xin đánh thương như thế nào?

- Nêu ý chính của đoạn 1?

* Đoạn 2:

? Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào?

- Nêu ý chính của đoạn 2?

* Đoạn 3:

? Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “ Như vậy là cháu đã cho lão rồi” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

? Theo em cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin?

- Nêu ý chính của đoạn 3?

ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm: (10’) - Gv nêu cách đọc khái quát toàn bài:

Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thương cảm, ngậm ngùi, xót xa.

- Hdẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn:

+ GV đọc mẫu.

+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

+ Hai HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

- tài sản: (của cải , tiền bạc)

- lẩy bẩy: (run rẩy , yếu đuối, không tự chủ được) - khản đặc: (bị mật giọng, nói gần như không ra tiếng)

- HS đọc nối tiếp cả bài.

* HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

- Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ dọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.

1. H/ả đáng thương của ông lão ăn xin

* HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

- Hành động: rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ đến túi kia. Nắm chặt lấy tay ông lão.

- Lời nói: Xin ông đừng giận.

=> Chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông, muốn giúp đỡ ông.

2. Tình cảm chân thành của cậu bé đối với ông lão ăn xin.

* Hs đọc thầm đoạn còn lại và trả lời:

- Ông lão nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà, qua lời nói xin lỗi chân thành, qau cái nắm tay rất chặt.

- Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm của ông lão hiểu tấm lòng của cậu.

3. Sự đồng cảm giữa cậu bé và ông lão ăn xin.

- Như phần Mục tiêu.

- 3 HS đọc nối tiếp bài.

(19)

3. Củng cố – dặn dò: (3’)

? Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

- Về luyện đọc diễn cảm, Học thuộc ý chính.

- Kể cho người thân nghe về câu chuyện người ăn xin. Chuẩn bị bài sau.

- Con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

- Phải biết thông cảm, chia sẻ với người nghèo.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 3: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người.

- Hiểu truyện trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu truyện.

2. Kĩ năng: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn

3. Thái độ: Gdục HS về tấm lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc lẫn nhau

* GDQTE: Quyền có sự riêng tư và được tôn trọng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- HS: Một số truyện sưu tầm nói về lòng nhân hậu.

- GV: Truyện cổ tích: Thạch Sanh, Sọ Dừa, ngụ ngôn. Viết sẵn đề bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

GV nhận xét B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

- GV mời một số HS giới thiệu những truyện các em đã mang đến lớp.

2. Hướng dẫn HS kể chuyện:

a. Hdẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. 10’

- GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ, hay ai đó kể lại) được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng nhân hậu.

- GV nhắc HS: những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ (Mẹ ốm, Các em nhỏ và cụ già, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu...) là những bài trong SGK, giúp các em biết những biểu hiện của lòng nhân hậu. Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK sẽ được tính điểm cao hơn

GV yêu cầu HS đọc gợi ý 3

- HS kể lại c/c Nàng Tiên Ốc.

Cả lớp lắng nghe, nhận xét

- HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở.

- HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm - Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3- 4 trong SGK - Cả lớp theo dõi sách giáo khoa.

HS đọc thầm lại gợi ý 1

Một vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3

- HS kể chuyện theo nhóm đôi – trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- HS thi kể chuyện trước lớp

(20)

GV đưa bảng phụ viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:

-Trước khi kể các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (tên truyện, em đã nghe câu chuyện này từ ai hoặc đã đọc được câu chuyện này ở đâu?)

- Kể chuyện phải có đầu, có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.

b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 22’

GV đưa bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện, viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để HS nhớ khi nhận xét, bình chọn.

- HS kể trong nhóm

- HS kể trước lớp + nói về nhân vật chính + nêu ý nghĩa c/c

GV nhận xét – khen ngợi 3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Những chuyện kể hôm nay theo đề tài nào ? - Nhận xét tiết học. Biểu dương những em chăm chú nghe bạn kể nên nhận xét chính xác, biết đặc câu hỏi thú vị .

- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước tranh minh hoạ và bài tập ở tiết KC tuần 4.

- Nói ý nghĩa câu chuyện của mình, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện.

Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn sau:

+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?

+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ) + Khả năng hiểu truyện của người kể

- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất

- Các em chú ý nghiêm túc tiếp thu bài học .

LỊCH SỬ

TIẾT 3: NƯỚC VĂN LANG

I MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang : thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

2. Kỹ năng: Xđ trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.

3. Thái độ: - Giữ gìn truyền thống của dân tộc

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : ƯDCNTT

- Hình trong SGK phóng to - Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ . - Phiếu học tập. - Bảng thống kê (chưa điền)

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài Nườc Văn Lang 1’

- HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở.

(21)

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

HĐ 1: Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang. 10’

- Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . - Giới thiệu về trục thời gian : Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên (CN) ; phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước CN; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau CN .

- Yêu cầu HS đọc SGK trả lời :

+Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ?

+Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

+Xđịnh thời điểm ra đời trên trục thời gian?

+Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ? HS xác định trên LĐ?

HĐ 2 : Các tầng lớp trong XH. 10’

- GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền ndung) Hùng Vương

Lạc hầu , Lạc tướng , Lạc dân, ô tì - Yêu cầu HS đọc SGK , điền tên vào sơ đồ:

Các tầng lớp trong XH Văn Lang . + XH Văn Lang có mấy tầng lớp, đó là những tầng lớp nào ?

+ Người đứng đầu nhà nước là ai?

+Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì?

+Người dân thường ...gọi là gì ?

+Tầng lớp thấp kém nhất là tầng lớp nào ? Họ làm gì ?

HĐ 3: Đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . 7’

- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.

- GV ycầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt HĐ 4: Phong tục của người Lạc Việt. 5’

+Hãy kể tên 1 số c/chuyện cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết ? - Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?

HS dựa vào kênh hình và kênh chữ trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian

+ Là nước Văn Lang .

+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm trước CN.

-HS lên bảng xác định

+Được hình thành ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp + Có 4 tầng lớp , đó là Vua Hùng , lạc tướng và lạc hầu , lạc dân và nô tì . + Vua gọi là vua Hùng .

+ Sau vua là lạc hầu, lạc tướng , họ giúp vua Hùng cai quản đất nước . + Dân thường gọi là lạc dân .

+ Là nô tì, họ là người hầu trong các gia đình người giàu phong kiến . - HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lí như bảng thống kê trên

+ HS trình bày nội dung ...

(phần chuẩn bị đồ dùng).

+ Sự tích bánh chưng bánh dày . + Sự tích Mai AN Tiêm .

+ Sự tích Sơn Tinh Thuỷ Tinh .

-Tục ăn trầu, trồng lúa, tổ chức lễ hội mùa xuân ...

(22)

3. Củng cố – dặn dò: 4’

- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và khu vực nào trên đất nước ta?

* Xem Clip Khái quát nhà nước Văn Lang - Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt (bằng lời nói, bằng đoạn văn ngắn, bằng hình vẽ) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: bài “Nước Âu Lạc”

- HS trả lời , HS khác bổ sung . + Thời gian ra đời: ….

+ Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:

- Cả lớp cùng nhận xét.

- Hs trả lời

ĐỊA LÍ

TIẾT 3: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.

2. Kỹ năng: Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.

3. Thái độ: Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

*Giáo dục BVMT: Người dân miền núi sống gần gũi thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên để sống do đó cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên nơi đây luôn xanh tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: ƯDCNTT. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KT bài cũ: 4’ Dãy núi Hoàng Liên Sơn

- Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam & cho biết nó có đặc điểm gì?

- GV nhận xét B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: 1’ Trực tiếp 2. HD tìm hiểu bài

HĐ1: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của dân tộc ít người. 12’

? Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đbằng?

? Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.

- Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.

? Người dân ở khu vực núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao?

- GV chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- HS trả lời - HS nhận xét

- HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở.

- HS dựa vào mục 1 SGK trả lời kết quả trước lớp

+ Thái, Mông, Dao,…

+ Thái – Dao –Mông.

- Người dân thường đi bộ , đi ngựa

(23)

* Clip 1 số dân tộc ít người

HĐ2: Bản làng với nhà sàn: 10’

- dựa vào mục 2 SGK, tranh ảnh về bản làng, nhà sàn và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi:

? Bản làng thường nằm ở đâu?

? Bản có nhiều nhà hay ít nhà?

? Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?

? Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?

? Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay đổi so với trước đây? (nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói,…)

- GV chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- * Clip về Bản làng, nhà sàn

Hđộng 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục. 10’

? Nêu những hoạt động trong chợ phiên?

? Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? (dựa vào H3)

? Kể tên 1 số lễ hội của các dtộc ở Hoàng Liên Sơn?

? Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?

- Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3, 4, 5

- GV chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

*Giáo dục BVMT: Người dân miền núi sống gần gũi thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên để sống do đó cần phải b/vệ m/trường thiên nhiên nơi đây luôn xanh tốt.

* Clip Lễ hội …

3. Củng cố - Dặn dò. 3’

- GV yêu cầu HS trình bày lại:

+ Những đặc điểm tiêu biểu của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn:

? Người dân nơi đây sống ntn để thích nghi với môi trường miền núi và trung du?

* Clip về Lễ hội của người dân Hoàng Liên Sơn (Dãy Hoàng Liên Sơn )

- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn

- HS hđộng nhóm

- Đại diện nhóm t/bày kq trước lớp + Ở sườn núi hoặc thung lũng + Có ít nhà

+ Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp, tránh thú dữ

+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.

+ Hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói .

- HS hoạt động nhóm

+ Mua bán , trao đổi hàng hoá.

+ Hàng thổ cẩm, măng, mộc nhĩ..

Vì đó là những hàng hoá người dân tự làm và tự kiếm được.

+ Hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng …

+ Được tổ chức vào mùa xuân,thi hát, múa sạp, múa còn …

+ Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thiêu và trang trí công phu có màu sắc rực rỡ .

Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp

- Các nhóm HS trao đổi tranh ảnh cho nhau xem

- HS xem

(24)

NS: 18 / 9 / 2020

NG: 24 / 9 / 2020 Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2020

TOÁN

TIẾT 14: DÃY SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.

2. Kỹ năng: Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Vẽ sẵn tia số vào bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Đọc các số:

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

HĐ 1: Gt số TN và dãy số TN: (12’) a. Số tự nhiên

- Cho HS nêu vài số tự nhiên có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số….. và giới thiệu số tự nhiên.

b. Dãy số tự nhiên:

- Y/c 1 HS lên viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0.

- HS nêu đặc điểm của dãy vừa viết.

- Gv đưa ra 1 loạt dãy số hỏi:

? Đây có phải là dãy số TN không? Vì sao?

+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ….

+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ….

+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

- Gv cho HS quan sát tia số và nhận xét.

- Đây là tia số

- Trên tia số này mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểm của tia số - Số 0 ứng với điểm gốc của tia số - Ta đã biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số.

c. Gthiệu một số đđiểm của dãy số TN + Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được gì?

176432800820; 78908865400.

- Gọi HS viết

+ 1, 5, 7, …14, 18, 15….368, ….1998..,0 -> là các số tự nhiên.

- 1 số HS nêu các số tự nhiên đã học.

+ 0, 1, 2, 3, 4, 5…..

- Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0;

đây là một bộ phận của dãy số tự nhiên - Là dãy số tự nhiên, ba dấu chấm để chỉ những số tự nhiên lớn hơn 10

- Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu dấu ba chấm biểu thị các số tự nhiên lớn hơn 10;

đây cũng là một bộ phận của dãy số tự nhiên

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

-> mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với 1 điểm trên tia số, số 0 ứng với điểm gốc của tia số.

+ Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó.

(25)

+ Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó, như thế dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi, điều đó chứng tỏ không có số TN lớn nhất.

- GV: Bớt 1 ở bất kì số nào sẽ được số tự nhiên liền trước số đó.

+ Có thể bớt 1 ở số 0 để được số tự nhiên khác không?

+ Như vậy có số tự nhiên nào liền trước số 0 không? Số tự nhiên bé nhất là số nào?

+ Số 5 và 6 hơn kém nhau mấy đơn vị?

Số 120 & 121 hơn kém nhau mấy đvị?

HĐ 2. Thực hành: (20’)

Bài 1+2: Viết số TN liền sau và liền trước của mỗi số … 7’

? Giải thích cách làm?

? Muốn tìm số liền sau ta làm ntnào?

? Muốn tìm số liền trước ta làm ntnào?

* Gv chốt: Mối quan hệ giữa hai số tự nhiên liên tiếp: hơn kém nhau 1 đơn vị.

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có 3 số TN liên tiếp 6’

a) 4,5,… b) …, 87, 88 c) 896,…, 898 d) 9,10,…

e) 99.100…. g) 9998,9999,…

? Giải thích cách làm?

? Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

Bài 4: Viết số thích hợp vào .... : 7’

a) 909, 910, 911, …, …, …, …, … b) 0, 2, 4, 6, …, …, …, …

c) 1, 3, 5, 7, …, …, …, …,

? Giải thích cách làm?

? Nêu qui luật của từng dãy số?

? Trong ba phần a, b, c đâu là dãy số TN?

3. Củng cố- dặn dò: (3’) - Thế nào là dãy số tự nhiên?

- Em hãy nêu đặc điểm của dãy số TN.

- Nhận xét tiết học.

Cb bài: Viết số TN trong hệ thập phân

- Cho HS nêu ví dụ.

+ Không thể bớt 1 ở số 0 vì 0 là số tự nhiên bé nhất.

+ Không có số tự nhiên liền trước số 0. số tự nhiên bé nhất là số 0

+ Hai số này hơn kém nhau 1 đơn vị

- Hs nêu ycầu. làm cá nhân, hai HS làm bảng BT1: Viết số tự nhiên liền sau vào ô trống:

6 7 ; 2 9

3 0

; 9 9

10 0

; 10 0

10 1 BT2: Viết số TN liền trước vào ô trống:

1 1

1 2

; 9 9

10 0

; 99 9

1000 100

1

100 2

; 999 9

10000

- Hs nêu yêu cầu.

- HS làm bài trong VBT, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

- Hs nêu yc. HS làm bài, 1HS lên bảng làm - HS dưới lớp đọc bài làm của mình, nxét.

- Chữa bài trên bảng, thống nhất kết quả.

a) Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 909.

b) Dãy các số chẵn.

c) Dãy các số lẻ.

- 2 Hs nêu.

TẬP LÀM VĂN

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc lẫn

Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm

Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm

Kiến thức: HS Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thư-

Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc

Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc

Tìm trong sách báo những truyện tương tự các truyện đã học :….. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của

Kiến thức: HS Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm