• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I NĂM HỌC 2021– 2022 Môn thi: NGỮ VĂN Dành cho các lớp: 10 (Anh1, Anh 2, Sử, Địa)

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I NĂM HỌC 2021– 2022 Môn thi: NGỮ VĂN Dành cho các lớp: 10 (Anh1, Anh 2, Sử, Địa)"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH TỔ NGỮ VĂN

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1 Năm học: 2021 - 2022

MÔN NGỮ VĂN

(Dành cho các lớp Anh1, Anh2, Sử, Địa)

Câu

Nội dung

kiến thức

Đơn vị kiến thức/Kĩ

năng

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

1 ĐỌC

HIỂU

Văn bản thơ

“Những điều bé nhỏ”

(Thái Bá Tân dịch từ bản tiếng Anh)

Nhận biết:

- Xác định được phương thức biểu đạt của văn bản thơ

- Chỉ ra được các chi tiết/ hình ảnh Thông hiểu: Hiểu được nghĩa ngôn ngữ của đoạn thơ.

Vận dụng: Bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề tác giả đề cập tới trong đoạn thơ.

2 1 1

2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (khoản g 200 chữ)

Nghị luận về tư tưởng, đạo lí

Nhận biết:

- Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu: Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.

Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.

Vận dụng cao: Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống

1

3 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Nghị luận về một nhân vật truyền thuyết hoặc cổ tích trong chường trình Ngữ Văn 10:

Nhận biết: Nhận biết kiểu bài nghị luận; xác định vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu: Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các thao tác lập luận để cảm nhận nhân vật.

Vận dụng cao: Vận dụng kiến thức văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận

1

Tỉ lệ %: 20 30 40 10

(2)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH TỔ NGỮ VĂN

(Đề thi gồm 01 trang)

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I NĂM HỌC 2021– 2022

Môn thi: NGỮ VĂN

Dành cho các lớp: 10 (Anh1, Anh 2, Sử, Địa) Thời gian làm bài: 120 phút(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:

NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (1) Những giọt nước bé nhỏ,

Những hạt bụi đang bay Đã làm nên biển lớn Và cả trái đất này.

(2) Cũng thế, giây và phút, Ta tưởng ngắn, không dài, Đã làm nên thế kỷ,

Quá khứ và tương lai.

(3) Những sai lầm nhỏ bé, Ta tưởng chẳng là gì, Tích lại là tai họa, Làm ta chệch hướng đi.

(4) Những điều tốt nhỏ nhặt;

Những lời nói yêu thương Làm trái đất thành đẹp, Đẹp như chốn thiên đường.

(Thái Bá Tân dịch từ tiếng Anh) Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra "những điều nhỏ bé" trong bài thơ.

Câu 3: Nêu tác dụng của phép đối trong khổ thơ thứ nhất.

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ thơ thứ ba không? Vì sao?

II. Làm văn

Câu 1(2,0 điểm): Từ nội dung phần đọc hiểu anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống

Câu 2(5.0 điểm).

Cảm nhận về một nhân vật truyền thuyết hoặc một nhân vật cổ tích mà anh/chị có ấn tượng nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

---HẾT--- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

(3)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I NĂM HỌC 2021 -2022

Môn: Ngữ văn

Dành cho các lớp: 10 (Anh1, Anh 2, Sử, Địa)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm

0,5

2 Câu 2: "Những điều nhỏ bé" trong bài thơ: giọt nước; hạt bụi; giây và phút; sai lầm nhỏ bé; điều tốt nhỏ nhặt; lời nói yêu thương

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được 02 điều: 0.25 điểm - Học sinh trả lời được 04 điều: 0.5 điểm - Học sinh trả lời được 06 điều: 0.75 điểm

- Học sinh chép cả những câu thơ có chứa điều nhỏ bé cho 0.5 điểm

0,75

3 Câu 3: Nêu tác dụng của phép đối trong khổ thơ thứ nhất.

- Phép đối: giữa những giọt nước, những hạt bụi với biển lớn và trái đất.

- Tác dụng:

+ Thể hiện mối tương quan giữa những điều nhỏ bé và những điều to lớn; chính những điều nhỏ bé vụn vặt lại là nguyên nhân đạt được những kết quả to lớn.

+ Giúp cho lời thơ hài hòa, cân đối, nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh nêu được 2 ý: 1,0 điểm.

- Học sinh chỉ nêu tác dụng hoặc nêu được 2 ý nhưng phần tác dụng chỉ được 1 ý : 0,75.

- Học sinh trả lời được một ý: 0.5 điểm

1,0

4 Học sinh có thể đồng tình hay không đồng tình nhưng phải lí giải thuyết phục. Tham khảo phương án sau:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả.

- Những sai lầm nhỏ bé nhưng nếu không sửa chữa, khắc phục kịp thời thì lâu dần sẽ thành thói quen, tính cách xấu và là nguyên nhân của mọi tai họa.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm - Học sinh được 1 ý: 0,5 diểm.

0,75

II LÀM VĂN 7,0

1 Viết đoạn văn về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của những điều nhỏ

bé trong cuộc sống 0,25

(4)

c. Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống

Có thể triển khai theo hướng: Những điều nhỏ bé trong cuộc sống có thể hiểu là những gì gần gũi, gắn bó thân thiết với chúng ta… tạo nên nhân cách của mỗi cá nhân, giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng, là cơ sở quan trọng để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người sống chân thành và kết nối với nhau nhiều hơn, xã hội phát triển văn minh…

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm).

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 – 0,75 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

HS đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.

0,25

2 Cảm nhận về một nhân vật truyền thuyết hoặc một nhân vật cổ tích có

ấn tượng sâu sắc nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 10. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Học sinh có quyền lựa chọn và cảm nhận về một nhân vật truyền thuyết hoặc nhân vật cổ tích mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để giải quyến vấn đề song phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật mình lựa chọn và đưa ra lí do vì sao mình

ấn tượng sâu sắc với nhân vật đó 0,5

- Phân tích nhân vật: ngoại hình, phẩm chất, số phận...

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa tính cách, nghệ thuật kể chuyện, yếu tố kì ảo, các chi tiết giàu sức gợi…

Hướng dẫn chấm:

2,5

(5)

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.

- Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 0,75 điểm - 1,25 điểm.

- Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,5 điểm.

* Đánh giá:

- Thể hiện triết lí dân gian: nhân ái, khoan dung…

- Thể hiện khát vọng hòa bình, tự do, hạnh phúc… của nhân dân.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết phân tích, đánh giá; biết so sánh với các nhân vật khác, biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

Tổng điểm 10,0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về suy nghĩ về hành động của tuổi trẻ

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cảm nhận được nội dung (Khẳng định đất nước của nhân dân vì chính

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về những điều bản thân cần làm

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải làm rõ vai trò của ước mơ trong

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện rõ suy nghĩ về những bài học quý giá mà thất bại, vấp

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ bài học của sự thành công trong cuộc sống..

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống.. Có