• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29 Thời gian xây dựng kế hoạch: 01/04/2022

Thời gian thực hiện: Thứ 2-04/04/2022. Lớp 1C Toán

EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC( Tiết 2) I.Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100. Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chừ nhật.

Thực hiện được phép tính với số đo độ dài xăng-ti-mét.

- Phát triển các NL toán học.

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc II.Đồ dùng dạy học:

- Đồng hồ giấy có kim giờ, kim phút.

- Máy tính, điện thoại, VBT.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động khởi động: 5p

- Cho HS chơi trò chơi “Xây nhà cho thỏ" - Hs tham gia - GV hướng dần HS chơi trò chơi.

- HS chơi

2. Hoạt động thực hành, luyện tập: 25p Bài 4

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau:

a) Quan sát rồi tìm và nêu ra đồng hồ chỉ đúng 3 giờ.

- HS thực hiện

Lưu ỷ: HS phân biệt kim phút và kim giờ. Để chọn được giờ theo đúng yêu cầu cần giữ nguyên kim phút ở vị trí số 12.

b) Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng 2 giờ; 11 giờ.

c) Cho HS thực hiện các thao tác sau:

+ Đọc tình huống “Ngày sách Việt Nam".

+ Xem tờ lịch, đối chiếu với số chỉ ngày, nhìn vào dòng chữ chí tháng, sau đó

đọc thứ rồi trả lời câu hỏi.

- HS thực hiện

- Cho HS thực hiện các thao tác sau:

+ Đọc tình huống “Tuần lễ văn hoá đọc”; “Khai mạc ngày 21 tháng tư”; “Kết thúc vào thứ mấy?”.

- HS thực hiện

+ Suy luận: 1 tuần lễ có 7 ngày; từ thứ tư này đến thứ ba tuần sau là tròn 7

+ Trả lời câu hỏi: Nếu khai mạc ngày 21 tháng tư (thứ tư) thì kết thúc vào ngày thứ ba tuần sau.

- Chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra và nói kết quả.

Bài 5- Gọi HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài

toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. - Hs đọc

(2)

- Cho HS thảo luận với bạn cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra

- HS thảo luận - Cho HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 85 - 35 = 50.

- Cho HS kiểm tra phép tính và kết quả. Nêu câu trả lời.

3. Hoạt động vận dụng: 5p Bài 6

- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.

- Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về chiều cao của các con vật trong bức tranh.

- HS nhận xét các câu trả lời của bạn.

- Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

Trả lời: Thanh gỗ còn lại dài 50 cm.

- HS quan sát tranh - HS chọn con vật cao nhất và lí giải theo cách suy nghĩ của cả nhân mình.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Tiếng việt

Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 1: TIA NẮNG ĐI ĐÂU

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ; cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung tình yêu đối với thiên nhiên, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

* Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Tia nắng đi đâu ? nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (sực nhớ, ngẫm nghĩ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

* Phương tiện dạy học:

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi . - Máy tính, điện thoại

(3)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5p

GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

a. Trong tranh, em thấy tia nắng ở đâu ? b. Em có thích tia nắng buổi sáng không ? Vì sao?

- Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi, các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Tia nắng đi đâu?

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p)

Đọc

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời các câu hỏi

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ dùng nhịp.

- HS đọc từng dòng thơ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần

* GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (dậy, là, lòng tay, sực nhớ, lặng im).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần

* GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ , nhịp thơ. (GV chưa cần dùng thuật ngữ “ nhịp thơ ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được nhịp thơ một cách tự nhiên). HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ thơ , 2 lượt.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (sực nhớ: đột ngột, bỗng nhiên nhớ ra điều gì, ngẫm nghĩ: nghĩ kĩ và lâu).

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá HS đọc cả bài thơ

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

GV và HS nhận xét, đánh giá

- HS đọc

- HS đọc từng dòng thơ

- HS nhận biết khổ thơ.

- 1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ

- HS trình bày

(4)

- GV và HS thống nhất câu trả lời:

(sáng – đang, dậy – thấy, ai - bài)

Tiết 2 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(30p)

* Trả lời câu hỏi

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi

a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở đâu?

b. Theo bé, buổi tối, tia nắng đi đâu ? c. Theo em, nhà nắng ở đâu ?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời:

a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở trong lòng tay, trên bàn học, trên tán cây;

b . Theo bé, buổi tối, tia nắng đi ngủ c. Câu trả lời mở

* Học thuộc lòng

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối

- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng haỉ khổ thơ cuối bằng cách xoá che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá/

che hết.

Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này

* Vẽ bức tranh ông mặt trời và nói về bức tranh em vẽ

+ Vẽ ông mặt trời

+ Mỗi HS vẽ ông mặt trời theo trí tưởng tượng của mình vào vở

+ HS nhận xét bài vẽ của nhau. Nói về bức tranh em vẽ

+ GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

Em vẽ ông mặt trời màu gì ? Ông mặt trời em vẽ có hình gì ?

Em vẽ những gì xung quanh ông mặt trời ? + Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét

* Củng cố

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi) cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi

- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần

+ HS chia nhóm nói về ông mặt trời (có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý): từng HS trong nhóm nói về ông mặt trời trong bức tranh của mình hoặc chia theo nhóm đôi và hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý

- HS thực hiện

(5)

học.

GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh.

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

---

Thời gian xây dựng kế hoạch: 02/04/2022 Thời gian thực hiện: Thứ 3/02/04/2022. Lớp 1C

Toán

EM VUI HỌC TOÁN I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc và vận động theo nhịp bài thơ, thông qua đó củng cố kĩ năng xem đồng hồ và hiểu được ý nghĩa của thời gian. Trải nghiệm các động tác tạo hình đồng hồ chỉ giờ đúng.

- Thực hành lắp ghép, tạo hình phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của HS.

Thực hành thiết kế, trang trí đồng hồ; gấp máy bay và trang trí máy bay; phi máy bay và đo khoảng cách bằng bước chân.

- Phát triển các NL toán học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Một số mặt đồng hồ vẽ trên giấy to. Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy (nửa tờ A4) để gấp máy bay, bút màu để trang trí máy bay.

- Máy tính, điện thoại.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động khởi động: 5p Đọc bài thơ và vận động theo nhịp HS thực hiện theo hướng dẫn GV:

HS đọc bài thơ và vận động theo nhịp.

HS nói cho bạn nghe qua bài thơ em biết thêm điều gì.

Chẳng hạn:

+ Bài thơ nhắc chúng mình nhớ kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.

+ Bài thơ còn nhắc chúng mình: Thời gian trôi nhanh nên em phải chăm chỉ học.

GV khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em. Nhấn mạnh: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút và gợi cho HS về quý trọng

(6)

thời gian. Nhắc HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe.

- Chơi trò chơi vận động theo kim đồng hồ GV hướng dẫn HS chơi trò chơi tạo hình theo kim đồng hồ.

- GV làm mẫu (có thể gọi 1 HS lên bảng làm theo mẫu).

- HS theo dõi

- GV và HS cùng làm: Chơi cả lớp: GV nêu hiệu lệnh (3 giờ).

- HS thực hiện.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập: 20p

*Thiết kế đồng hồ bằng đĩa giấy

- Hướng dẫn HS làm đồng hồ bằng đĩa giấy.

Khuyến khích HS sáng tạo trong các hoạt động:

+ Trang trí đồng hồ cho đẹp.

+ Trình bày, giới thiệu về sản phẩm đồng hồ của nhóm.

Tổ chức các nhóm đi xung quanh lớp quan sát và bình chọn sản phẩm của nhóm bạn.

- Mỗi nhóm làm đồng hồ của nhóm mình; trang trí đồng hồ bằng bút màu; trình bày sản phẩm.

C. Hoạt động 3. Lắp ghép, tạo hình

- Cho HS ghép các hình như trong SGK hoặc ghép hình theo ý thích và giới thiệu về hình mới ghép.

- Gọi HS nói cho bạn nghe hình vừa ghép được là hình gì, hình đó được tạo bởi các hình nào.

- Hoạt động theo nhóm

3. Hoạt động vận dụng: 10p Trò chơi: “Phi máy bay”

a) Gấp máy bay

- GV hướng dần HS gấp máy bay theo từng thao tác:

- Hoạt động theo nhóm

- Hướng dẫn HS dùng bút màu trang trí máy bay, đặt tên cho máy bay của mình (có the viết tên của em hoặc tên khác).

b) Thi máy bay nào bay xa hơn

- GV hướng dẫn các nhóm HS phi máy bay ngoài sân trường (hướng dẫn 1 nhóm làm mẫu):

+ Kẻ một vạch xuất phát,

+ Từng bạn trong nhóm phi máy bay, + Một bạn đo bằng bước chân,

- HS tham gia

(7)

+ Một bạn ghi lại kết quả đo,

+ Chọn máy bay bay xa nhất trong nhóm, + So sánh với các nhóm khác,

+ Chọn ra máy bay bay xa nhất của lóp.

- GV đặt câu hỏi HS suy nghĩ xem tại sao máy bay của bạn lại bay xa hơn (Bạn gấp đầu nhọn hơn, bạn phi mạnh hơn, ...).

* Củng cố, dặn dò

- HS nói cảm xúc sau giờ học.

- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

- HS nói về hoạt động còn lúng túng, nếu làm lại sẽ làm gì.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Tiếng việt

Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 2: TRONG GIẤC MƠ BUỔI SÁNG I. Yêu cầu cần đạt:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cũng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung tình yêu đối với thiên nhiên, có cảm xúc trước những đổi thay của đời sống xung quanh, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

* Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Trong giấc mơ buổi sáng, nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ (thảo nguyên, ban mai) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

* Kiến thức đời sống: GV nắm được đặc điểm của mặt trời buổi sáng là thường chiếu những tia nắng vàng; đặc điểm của thảo nguyên là nhiều cây cỏ, hoa lá; dòng sông phản chiếu những tia nắng buổi sáng thường chuyển sang màu trắng bạc.

* Phương tiện dạy học: Máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động : 5p

(8)

Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

a. Bạn thỏ đang làm gì ? b. Em có hay ngủ mơ không ? c. Em thường mơ thấy gì ?

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Trong giấc mơ buổi sáng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(30p)

* Đọc

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời các câu hỏi

- GV đọc mẫu toàn bài thơ

Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp.

HS đọc từng dòng thơ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (sáng, nắng, nơi, lạ, sông, chảy tràn, dòng, sữa, trắng)

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ. (GV chưa cần dùng thuật ngữ “ nhịp thơ ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được "

nhịp thơ ” một cách tự nhiên).

HS đọc từng khổ thơ

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt . + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (thảo nguyên: vùng đất cao , bằng phẳng, rộng lớn, nhiều cỏ mọc; ban mai: buổi sáng sớm khi mặt trời đang lên.) + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm

+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.

HS đọc cả bài thơ

+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

* Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng cùng vẫn với nhau. HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe

- HS đọc

- HS đọc từng dòng thơ

- HS nhận biết khổ thơ.

- 1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ

- HS trình bày

(9)

GV và HS nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời:

(trời - phơi, sông -hồng - trống, tai – bài, trắng – nắng).

Tiết 2 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p)

* Trả lời câu hỏi

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi

a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời làm gì ?

b. Bạn nhỏ thấy gì trên thảo nguyên?

c. Bạn nhỏ nghe thấy gì trong giấc mơ ? GV và HS thống nhất câu trả lời:

a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời mang túi đầy hoa trắng và trải hoa vàng khắp nơi

b. Bạn nhỏ thấy rất nhiều loài hoa lạ trên thảo nguyên mang tên bạn lớp mình

c. Bạn nhỏ nghe thấy trong giấc mơ lời của chú gà trống gọi bạn nhỏ dậy học bài.

* Học thuộc lòng

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối.

- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.

GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.

* Nói về một giấc mơ của em + GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

Em có hay nằm mơ không ?

Trong giấc mơ em thấy những điều gì ? Em thích mơ thấy điều gì ?

Vì sao em thích mơ thấy điều đó ?

* Củng cố

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

GV tóm tắt lại những nội dung chính.

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi) cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi

- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần

+ HS chia sẻ

- HS thực hiện

(10)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 03/04/2022

Thời gian thực hiện: Thứ 4/06/04/2022. Lớp 1C Buổi sáng:

Tiếng việt

Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 3: NGÀY MỚI BẮT ĐẦU I. Yêu cầu cần đạt:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB miêu tả ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với cuộc sống và những chuyển động hằng ngày của nó, từ môi trường tự nhiên, thế giới loài vật đến sinh hoạt của con người, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB miêu tả ( tả cảnh và các hoạt động của một số loài vật gần gũi với đời sống hằng ngày của con người ) và nội dung VB Ngày mới bắt đầu.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( tinh mơ, lục tục) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Kiến thức đời sống GV có được kiến thức thực tế về hoạt động đặc trưng vào buổi sáng của con người và một số loại vật.

3. Phương tiện dạy học - Máy tính, điện thoại,VTV.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(5p)

- HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi

HS nhắc lại

- HS quan sát tranh

+ Một số ( 2 - 3 ) HS nêu ý kiến . Các

(11)

nhóm để trả lời các câu hỏi:

a. Em thấy những gì trong tranh ?

b. Cảnh vật và con người trong tranh như thế nào ?

(Có thể chiếu clip đã chuẩn bị, clip phải vui nhộn để HS hiểu buổi sáng thường được bắt đầu với năng lượng dồi dào nhất)

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời:

a.Tranh buổi sáng, hoa cỏ đẫm sương mọi người tập thể dục.

b. Cảnh vật và con người trong tranh tươi vui, đầy sức sống, ...). Sau đó dẫn vào bài đọc Ngày mới bắt đầu.

HS khác có thể bổ sung nêu ý kiến của các bạn chưa đầy đủ hoặc có ý kiến khác .

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(30p)

* Đọc

- GV đọc mẫu toàn VB.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu văn 1.

GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (tỉnh, chiều, chuồng, kiếm, ...).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2, GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD:

Buổi sáng tinh mơ,/ mặt trời nhỏ lên đỏ rực.

Những tia nắng toả khắp nơi, đánh thức mọi vật.)

HS đọc đoạn

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (tinh mơ: sáng sớm, trời còn mở mở: lục tục: tiếp theo nhau một cách tự nhiên, không phải theo trật tự sắp xếp từ trước).

+ HS đọc đoạn theo nhóm - HS và GV đọc toàn VB

+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe - HS thực hiện

- HS đọc câu

- HS đọc đoạn

1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB

TIẾT 2.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

(30p)

* Trả lời câu hỏi

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

a. Buổi sáng, cái gì đánh thức mọi vật ?

HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho

(12)

b. Sau khi thức giấc, các con vật làm gì ? c. Bé làm gì sau khi thức dậy ?

GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

GV và HS thống nhất câu trả lời:

a. Buổi sáng tia nắng đánh thức mọi vật.

b. Sau khi thức giấc, chim bay ra khỏi tố, cất tiếng hót; ong bay đi kiếm mật; gà mẹ dẫn con đi kiếm mồi.

c. Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị đến trường

* Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3

từng câu hỏi .

GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.

Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật.

Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị đến trường.

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS

HS quan sát và viết câu trả lời vào vở

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Buổi chiều

Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1O I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

Phát triển các NL toán học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các thẻ số từ 0 đến 10, các thẻ chữ từ “không” đến “mười”, các thẻ hình như trong SGK trang 158.

- Máy tính, điện thoại

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

(13)

1. Hoạt động mở đầu: 5p

Bài 1. Chơi trò chơi “ Tìm nhà cho thỏ”

- Gv đưa ra các phep tính tương ứng vơi chú thở, kêt squả của phép tính là các ngôi nhà cho thỏ.

- HS thực hiện đúng phép tính sẽ tìm đúng nhà cho chú thỏ.

- Phổ biến luật chơi.

- Tổ chức chơi

- HS chơi 2. Hoạt động thực hành, luyện tập: 20p

Bài 2

- Cho HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở.

- Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm.

- HS suy nghĩ, tự so sánh

Bài 3

- Cho HS lấy các thẻ số 3, 9, 6, 7. Đố bạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Có thể thay bằng các thẻ số khác hoặc lấy ra 4 thẻ số bất kì (trong các số từ 0 đến 10) và thực hiện tương tự như trên.

Bài 4

- Cho HS dựa vào việc đếm để tìm các số trong các ô rồi đọc các số đó.

- Cho HS đếm các số theo thứ tự (xuôi, hoặc ngược lại) từ các dãy số vừa thiết lập.

- HS dựa vào việc đếm để tìm các số trong các ô rồi đọc các số đó.

- HS đếm các số theo thứ tự (xuôi, hoặc ngược lại) từ các dãy số vừa thiết lập.

3. Hoạt động vận dụng: 10p Bài 5

- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì. Em đã nhìn thấy những đồ vật nào trong tranh, chúng dùng để làm gì?

- Cho HS đặt câu hỏi cho bạn về số lượng các đồ vật, sự vật trong bức tranh. HS đếm và nói số lượng, chẳng hạn: Có 3 cái búa, có 2 cái cưa, có 5 cái kìm,...

- HS đặt câu hỏi cho bạn về so sánh số lượng liên quan số lượng các đồ vật trong tranh.

* Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em ôn lại được những gì?

- Để có thế làm tốt các bài trên, em nhắn bạn điều gì?

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

(14)

---

Tiếng việt

Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 3: NGÀY MỚI BẮT ĐẦU I. Yêu cầu cần đạt:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB miêu tả ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với cuộc sống và những chuyển động hằng ngày của nó, từ môi trường tự nhiên, thế giới loài vật đến sinh hoạt của con người, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB miêu tả ( tả cảnh và các hoạt động của một số loài vật gần gũi với đời sống hằng ngày của con người ) và nội dung VB Ngày mới bắt đầu.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( tinh mơ, lục tục) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Kiến thức đời sống GV có được kiến thức thực tế về hoạt động đặc trưng vào buổi sáng của con người và một số loại vật.

3. Phương tiện dạy học - Máy tính, điện thoại,VTV.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Hoạt động luyện tập, thực hành(35p)

* Chọn từ ngữ hoàn thiện để viết câu vào vở

- GV hướng dẫn HS làm việc để chọn từ ngữ phủ hợp và hoàn thiện câu.

GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh . a. Những tia nắng buổi sáng mở đầu một ngày mới.

b. Mấy chú chim chích choè đang hót vang trên cành cây.

- HS chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu

(15)

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS

* Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

Tranh vẽ ai, vào khoảng thời gian nào, mọi người đang làm gì? Liên hệ với buổi sáng trong gia đình em. Lưu ý cho HS dùng các từ ngữ gợi ý: buổi sáng, bố, mẹ và em, Tranh chỉ là những gợi ý ban đầu. HS có thể tự do phát triển lời nói cá nhân về buổi sáng trong gia đình em).

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. HS và GV nhận xét.

HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý

- HS thực hiện

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Hoạt động luyện tập, thực hành(25p)

* Nghe viết

- GV đọc to cả đoạn văn. Nắng chiếu vào tổ chim. Chim bay ra khỏi tổ, cất tiếng hót.

Nắng chiếu vào tổ ong. Ong bay đi kiếm mật. Nắng chiếu vào nhà, gọi bé thức dậy đến trường.

GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ (Nắng chiếu vào tổ chim. Chim bay ra khỏi tổ, cất tiếng hót. Nắng chiếu vào tổ ong. Ong bay đi kiếm mật./ Nắng chiếu vào nhà, gọi bé thức dậy đến trường.)

Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần, GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi + HS đổi vở cho nhau để rà soát lại.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS

- HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

- HS viết

(16)

* Tìm trong hoặc ngoài bài đọc “Ngày mới bắt đầu” từ ngữ có tiếng chứa vần iêu, iu, uông, uôn

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần iêu, iu, uông, uôn

- HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần iêu, iu, uông, uôn

Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn;

mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(10p)

* Hát một bài và cùng nhau vận động theo nhịp điệu của bài hát

- GV có thể chiếu phần lời bài hát lên bảng hoặc dùng các phương tiện phù hợp khác, GV hát minh hoạ hoặc mở băng. HS hát theo. Cả lớp đứng dậy, vừa hát vừa làm các động tác thể dục, vận động cho khoẻ người.

Củng cố

- Gv yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

GV tóm tắt lại những nội dung chính (GV nhấn mạnh lợi ích của việc dậy sớm và tập thể dục, khuyến khích HS dậy sớm và tập thể dục thường xuyên).

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

HS nói cảm nhận về hoạt động này:

cảm thấy vui, khoẻ, thích tập thể dục, ...

HS thực hiện IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 04/04/2022

Thời gian thực hiện: Thứ 5/07/04/2022. Lớp 1C Tiếng việt

Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 4: HỎI MẸ

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và

(17)

cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung tình yêu đối với thiên nhiên; ham thích học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, khả năng làm việc nhóm: khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Hỏi mẹ; nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ (nhuộm, trăng rằm) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Kiến thức đời sống: GV nắm được một vài đặc điểm của một số hiện tượng thiên nhiên xung quanh mà HS quan sát được như gió, trăng sao, bầu trời. GV nắm được một số tri thức dân gian liên quan đến sự tích Chú Cuội ngồi gốc cây đa.

3. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động : 5p

Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

a. Em nhìn thấy những gì trong tranh ? b. Hãy nói về một trong những điều em thấy + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Hỏi mẹ.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p)

* Đọc

- GV đọc mẫu toàn bài thơ

Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp.

HS đọc từng dòng thơ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (sáng, nắng, nơi, lạ, sông, chảy tràn, dòng, sữa, trắng)

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ. (GV chưa cần dùng thuật ngữ “ nhịp thơ ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được "

nhịp thơ ” một cách tự nhiên).

- HS nhắc lại

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi.

Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác

- HS lắng nghe

- HS đọc

(18)

HS đọc từng khổ thơ

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt . + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (thảo nguyên: vùng đất cao , bằng phẳng, rộng lớn, nhiều cỏ mọc; ban mai: buổi sáng sớm khi mặt trời đang lên.) + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm

+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.

HS đọc cả bài thơ

+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

- H Sthực hiện

- HS đọc

* Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau

- GV hướng dẫn HS cùng đọc lại bài thơ và tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vẫn với nhau, HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

GV và HS nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời:(trời - đi, phải – mãi, không – công, gió – to).

- HS tìm

Tiết 2 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p)

* Trả lời câu hỏi

GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

a. Bạn nhỏ có những thắc mắc gì ?

b. Theo bạn nhỏ, vì sao chú phi công bay lên thăm Cuội ?

c. Em muốn biết thêm điều gì về thiên nhiên ?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

a. Bạn nhỏ thắc mắc: vì sao có gió, vì sao bầu trời xanh, vì sao ông sao thì bé, trăng rằm tròn to, vì sao Cuột phải chăn trâu mãi.

b. Theo bạn nhỏ, chi phi công bay lên thăm Cuội vì thấy Cuội buồn.

c. Câu trả lời mở

* Học thuộc lòng

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu cả bài

- HS trả lời từng câu hỏi

- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần

(19)

thơ.

- Một HS đọc thành tiếng bài thơ. GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá che dần một số từ ngữ trong bài thơ cho đến khi xoá che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng bài thơ

* Quan sát tranh và nói về một hiện tượng thiên nhiên

+ GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

Em nhìn thấy những hiện tượng thiên nhiên nào trong bức tranh ?

Em biết gì về những hiện tượng thiên nhiên đó ?

Hiện tượng thiên nhiên mà em muốn nói là hiện tượng gì ?

Em nhìn thấy hiện tượng đó ở đâu, vào lúc mùa nào?

Hiện tượng đó có những đặc điểm gì ? * Củng cố

GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

GV tóm tắt lại những nội dung chính.

GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

+ HS chia sẻ

- HS thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 05/04/2022

Thời gian thực hiện: Thứ 6- 08/04/2022. Lớp 1C Tiếng việt

Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ LUYỆN TẬP

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài thiên nhiên đi thủ thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về thiên nhiên , thực hành đọc mở rộng một văn . bản hay quan sát tranh về thiên nhiên , nói cảm nghĩ về văn bản hoặc tranh ; thực hình nói và viết sáng tạo về mặt chủ điểm cho trước ( thiên nhiên ) .

(20)

- Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy tính, điện thoại.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1 . TIA NẮNG Ở ĐÂU

Viết một câu phù hợp với tranh.

- Cho HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.

- Gọi HS nói câu tương ứng với tranh.

- Gọi HS khác nhận xét.

- Thống nhất câu tả lời.

GV trình chiếu các câu hoàn thiện .

Một số HS đọc thành tiếng những câu này .

- HS thực hiện

HS viết vào vở các câu hoàn thiện .

Bài 2. TRONG GIẤC MƠ BUỔI SÁNG 1.Viết một câu phù hợp với tranh.

- Cho HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.

- Gọi HS nói câu tương ứng với tranh.

- Gọi HS khác nhận xét.

- Thống nhất câu tả lời.

GV trình chiếu các câu hoàn thiện .

Một số HS đọc thành tiếng những câu này 2. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc "Trong giấc mơ buổi sáng" các từ ngữ có tiếng chứa vần ât, âc

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Hướng dẫn HS tìm tiếng chứa vần - Thống nhất các từ ngữ đúng

- HS thực hiện

HS viết vào vở các câu hoàn thiện .

- HS nêu - HS thực hiện

TIẾT 2 Bài 3. NGÀY MỚI BẮT ĐẦU

1. Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở

GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

a. mùa xuân, đua nhau, hoa đào, khoe sắc b. qua, ô cửa sổ, tia nắng, chiếu

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS hoàn thiện - Gọi HS nêu bài.

- Thống nhất câu trả lời đúng 2. Chọn từ ngữ đúng và viết lại:

HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu

GV và HS thống nhất phương án đúng a. Mùa xuân, hoa đào đua nhau khoe sắc.

b. Tia nắng chiếu qua ô của sổ.

(21)

đỏ rực đỏ dực ...

tia lắng tia nắng ...

cửa sổ cửa xổ ...

dặng cây rặng cây ...

- Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS nêu kết quả - Thống nhất câu trả lời

- HS thực hiện

- Thống nhất kết quả: đỏ rực, tia nắng, cửa sổ, rặng cây

Bài 4. HỎI MẸ

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ cánh đồng, trải xuống, vàng óng, ánh nắng - GV nêu nhiệm vụ và cho HS hoàn thiện - Gọi HS nêu bài.

- Thống nhất câu trả lời đúng

HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu

GV và HS thống nhất phương án đúng - Ánh nắng vàng óng trải xuống cánh đồng.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

---

Sinh hoạt lớp tuần 29- Hoạt động trải nghiệm CHĂM SÓC VƯỜN CÂY NHÀ TRƯỜNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua. GDHS chủ đề 1 “ Quê hương tươi đẹp”

- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Máy tính, điện thoại.

III. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức:

- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau

- HS hát một số bài hát.

(22)

a/ Sơ kết tuần học

- Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

+ Lần lượt các Tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.

Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà tổ trưởng đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).

- Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp;

đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).

- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:

+ Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).

+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới

- Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện.

- Các tổ trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ.

- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.

- HS nghe.

- HS nghe.

- Các tổ thực hiện theo.

(23)

- Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ.

- Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới.

- Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.

Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

- Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ.

- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.

- Tiếp tục ổn định các nề nếp của trường, lớp.

- Khắc phục dần những khuyết điểm còn mắc.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch covid 19

3. Sinh hoạt theo chủ đề

- GV yêu cầu HS xung phong kể lại những việc em đã làm khi chăm sóc vườn cây nhà trường.

- Cảm nhận cảu em khi làm những việc đó - GV yêu cầu các bạn lắng nghe và có thể hỏi lại

- GV khích lệ các bạn nhút nhát, chưa tự tin tham gia chia sẻ

-GV khen ngợi các em đã vận dụng tốt.

ĐÁNH GIÁ

a) Cá nhân tự đánh giá

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:

-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:

+ Biết được tên và lợi ích của một số loại cây.

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

- Tổ trưởng lên báo cáo.

- 1 vài HS kể:

+ Em nhổ cỏ cho cây.

+ Em tưới nước cho cây.

+ Em dọn dẹp vệ sinh xung quanh vườn cây.

- 1 vài HS trả lời:

+ Em cảm thấy rất vui.

+ Em cảm thấy em đã làm được việc có ích

- HS thực hiện

(24)

- Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên

- Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

- GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau:

- Có biết được ích lợi của một số loại cây và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hay không.

- Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tụ giác, hợp tác, trách nhiệm,… hay không c) Đánh giá chung của GV

GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung

4.Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học của lớp mình.

- GV dặn dò nhắc nhở HS

- HS trong nhóm đánh giá lẫn nhau dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

Nguyễn Huệ, ngày …… tháng …. năm 2022 Tổ trưởng ký duyệt

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

*.. - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ , nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ , nhận biết một số tiếng cùng