• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá công tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc đối với đơn hàng TEXLAND tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đánh giá công tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc đối với đơn hàng TEXLAND tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An"

Copied!
111
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC ĐỐI

VỚI ĐƠN HÀNG TEXLAND TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN

ĐOÀNTHỊTÂM

NIÊN KHÓA 2017 –2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC ĐỐI

VỚI ĐƠN HÀNG TEXLAND TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN

Sinh viên thực hiện Đoàn ThịTâm Lớp: K51 TMĐT Khóa: 2017 - 2021

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

Huế, tháng 1/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

L ờ i c ảm ơn

Sau 3 năm ngồi trên giảng đường Đại học, với sựchỉbảo và giảng dạy tận tình của các thầy cô trong khoa, trong trường. Sau những bài học lý thuyết và thực hành trên lớp, tháng 10 vừa rồi, được sự đồng ý và tạo điều kiện của trường Đại học Kinh Tế- Đại Học Huếcho em được đi thực tập, đến nay em đã chính thức bước vào môi trường mới, nơi mà em được làm quen, trải nghiệm với công việc thực tế. Nơi em chọn là công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An với đề tài “Đánh giá công tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc đối với đơn hàng Texlandtại Công ty Cổphần Dệtmay Phú Hòa An”

Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện, đặc biệt trong giai đoạn thực tập cuối khóa này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế-Đại Học Huế và tất cả các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em được học tập, tiếp cận nhiều vốn kiến thức hữu ích, giúp em trang bịnhững hành trang đầu tiên trước khi bước vào môi trường làm việc chính thức.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Th.S Lê Ngọc Anh Vũ- giảng viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập tốt nghiệp, thầy đã tận tình chỉbảo, hướng dẫn, đưa ra những lời khuyên và hướng đi tốt nhất cho bài khóa luận tốt nghiệp của em. Giúp em có thểhoàn thành bài khóa luận một cách hoàn thiện nhất. Một lần nữa em xin chân thành gửi lời cảm ơn thầy.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnhđạo Công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa Anđã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được tiến hành thực tập tại công ty. Đặc biệt, cảm ơn các anh chị tại phòng Kinh doanh, Kế toán, các anh chị Kho phụ liệu, …đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, cung cấp tài liệu và thông tin hữu ích giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.

Cảm ơn tất cả người thân, gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, quan tâm và ủng hộ em trong suốt thời gian qua.

Trong quá trình làm đề tài, thời gian thực tập còn ngắn và kinh nghiệm còn thiếu nên mặc dù em đã cố để hoàn thiện tốt nhất bài khóa luận nhưng không thể không tránh khỏi những sai sót. Mong rằng các thầy cô quan tâm và góp ýđểbài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Đoàn ThịTâm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC MỤC

LỜI CẢM ƠN... I DANH MỤC VIẾT TẮT... VI DANH MỤC BẢNG ... VII DANH MỤC SƠ ĐỒ... VIII

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1.1 Mục tiêu chung ...2

2.1.2 Mục tiêu cụthể...2

2.2. Câu hỏi nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

3.1 Đối tượng nghiên cứu ...3

3.1 Phạm vi nghiên cứu ...3

4. Phương pháp nghiêncứu ...3

4.1 Phương pháp thu thập dữliệu...3

4.2. Phương pháp phân tích và xửlí dữliệu...4

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU...5

1.1 Cơ sởlý luận...5

1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu, sản xuất, gia công, hàng may mặc...5

1.1.1.1 Nguyên vật liệu...5

1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu ...5

1.1.1.3 Phân loại nguyên vật liệu ...6

1.1.1.4 Vai trò của nguyên vật liệu...7

1.1.2 Lý thuyết vềquản trịnguyên vật liệu trong doanh nghiệp...7

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.2.1 Khái niệm vềquản trịnguyên vật liệu ...7

1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu ...8

1.1.2.3 Nhiệm vụcủa quản trịnguyên vật liệu...8

1.1.2.4 Yêu cầu của quản trị...8

1.1.3 Nội dung công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp ...9

1.1.3.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ...9

1.1.3.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất ...10

1.1.3.3 Xây dựng tiến độmua sắm nguyên vật liệu ...11

1.1.3.4 Tổchức quá trình mua và tiếp nhận nguyên vật liệu ...12

1.1.3.5 Tổchức bảo quản nguyên vật liệu...13

1.1.3.6 Tổchức cấp phát nguyên vật liệu...13

1.1.3.7 Tổchức thanh quyết toán nguyên vật liệu...14

1.1.3.8 Sửdụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu...15

1.1.4 Phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp ...15

1.1.4.1 Phân tích tình hình cungứng nguyên vật liệu ...15

1.1.4.2 Phân tích tình hình dựtrữnguyên vật liệu ...16

1.1.4.3 Phân tích tình hình sửdụng nguyên vật liệu ...17

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trịnguyên vật liệu trong doanh nghiệp ....17

1.1.5.1 Nhân tốchủquan...17

1.1.5.2 Nhân tốkhách quan ...18

1.2 Cơ sởthực tiễn...19

1.2.1 Khái quát ngành công nghiệp dệt mayởViệt Nam ...19

1.2.1.1 Tình hình thị trường ngành công nghiệp dệt mayở Việt Nam ...19

1.2.1.2 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho ngành dệt may của các doanh nghiệp trong nước...22

1.2.1.3 Một sốnghiên cứu có liên quan ...24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC ĐỐI VỚI ĐƠN HÀNG TEXLAND TẠI CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN ...27

2.1 Khái quát vềCông ty cổphần dệt may Phú Hoà An...27

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển ...28

2.1.2 Phương thức kinh doanh...31

2.1.3 Cơ cấu tổchức bộmáy quản lý của công ty...31

2.1.3.1 Cơ cấu tổchức ...31

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụcủa các vịtrí trong công ty...33

2.1.5 Nguồn lực của công ty qua các năm 2017-2019 ...40

2.1.5.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty...40

2.1.5.3 Tình hình laođộng của công ty. ...44

2.2 Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. ...46

2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu ...46

2.2.2 Quy trình sản xuất ...48

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trịnguyên vật liệu tại công ty...52

2.2.3.2 Nhân tốchủquan...52

2.2.3.2 Nhân tốkhách quan ...53

2.2.4 Phần mềm HS-GiMM trong quản trị nguyên vật liệu tại công ty ...53

2.2.4.1 Khái quát vềphần mềm HS-GiMM ...53

2.2.4.2Ứng dụng phần mềm HS-GiMM tại công ty cổphần dệt may Phú Hòa An....54

2.2.5 Phân tích thực trạng công tác quản trịnguyên vật liệu tại công ty ...55

2.2.5.1 Tổchức công tác xây dựng định mức tiêu dụng nguyên vật liệu...55

2.2.5.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất ...56

2.2.5.3 Lập và tổchức thực hiện kếhoạch mua sắm nguyên vật liệu ...56

2.2.5.4 Tổchức công tác tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào ...61

2.2.5.5 Tổchức bảo quản nguyên vật liệu...64

2.2.5.6 Tổchức cấp phát nguyên vật liệu...65

2.2.5.7 Công tác thống kê, kiểm kê nguyên vật liệu ...67

2.2.5.8 Công tác quyết toán nguyên vật liệu ...71

2.3 Phân tích tình hình quản trịnguyên vật liệu công ty năm 2020...71

2.3.1 Phân tích tình hình cungứng nguyên vật liệu ...71

2.3.2 Phân tích tình hình dựtrữnguyên vật liệu ...78

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản trịnguyên vật liệu tại công ty...82

2.3.1 Những mặt đãđạt được ...82

2.3.2 Hạn chế...84

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN. ...88

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quảcông tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc tại công ty cổphần dệt may Phú Hòa An. ...88

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty CP dệt may Phú Hòa An...89

3.2.1 Nâng cao hiệu quảcông tác tiếp nhận nguyên liệu ...89

3.2.2 Nâng cao hiệu quảcông tác mua sắm nguyên vật liệu...90

3.2.3 Nâng cao hiệu quảcông tác cấp phát ...91

3.2.4 Đảm bảo dựtrữnguyên vật liệu hợp lý an toàn ...92

3.2.5 Tăng cường sửdụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu ...92

3.2.6 Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và tay nghềcho cán bộ công nhân viên...92

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...94

1. Kết luận...94

2. Kiến nghị...95

2.1. Đối với công ty ...95

2.2. Đối với Nhà nước ...96 TÀI LIỆU THAM KHẢO...97

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC VIẾT TẮT

FOB Free On Board (giao trên tàu)

XK Xuất khẩu

HĐQT Hội đồng quản trị

GĐ Giám đốc

SXKD Sản xuất kinh doanh

CBCNV Cán bộcông nhân viên

CP Cổphần

QC Kiểm soát chất lượng

PĐNMH Phiếu đềnghị mua hàng

NCC Nhà cung cấp

PO Đơn đặt hàng

NVCƯ Nhân viên cung ứng

NVL Nguyên vật liệu

NPL Nguyên phụliệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổphần dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2017-2019 ...42 Bảng 2: Kết quảsản xuất kinh doanh công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An giai đoạn năm 2017-2019 ...43 Bảng 3: Tình hình lao động của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An qua 3 năm 2017-2019 ...45 Bảng 3: Danh mục các nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty ...60 Bảng 4: Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt số lượng cho đơn hàng TEXLAND 5/2020 ...71 Bảng 5: Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho đơn hàng TEXLAND 5/2020 ...74 Bảng 6: Tình hình cungứng vềmặt kịp thời của công ty CP dệt may Phú Hòa An năm 2020. ...75 Bảng 7: Tình hình cung ứng nguyên vật liệu vềmặt đều đặn cho đơn hàng TEXLAND năm 2020...76 Bảng 8: Tình hình xuất–nhập–tồn nguyên vật liệu đơn hàng TEXLAND năm 2020....79 Bảng 9: Tình hình sửdụng nguyên vật liệu năm 2020...81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Cơ cấu tổchức bộmáy...32

Sơ đồ2. Quy trình sản xuất ...48

Sơ đồ3: Quy trình mua nguyên vật liệu...58

Sơ đồ4: Quy trình nhập kho ...62

Sơ đồ5: Quy trình vận chuyển nguyên phụliệu đến khu sản xuất ...65

Sơ đồ6: Quy trình kiểm kê nguyên phụliệu tại kho...68

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì cạnh tranh luôn là yếu tố quan trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tỉnh táo để tháo gỡ khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh để đảm bảo có lãi. Người tiêu dùng luôn có xu hướng thích dùng các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả thấp. Nhận thức được điều đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp sản xuất sản phẩm có chất lượng, đồng thời giá cảphải chăng, tạo ra sự khác biệt, thu hút chú ý của khách hàng để tạo ra lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Một trong những biện pháp đểhạgiá thành sản phẩm là tiết kiệm yếu tố đầu vào trong đó cho nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là một trong những nhân tố chính quyết định đến chất lượng sản phẩm cuối cùng,ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất có thể tiến hành một cách thuận lợi thì hoạt động quản trị nguyên vật liệu phải được tiến hành một cách có hiệu quả đảm bảo 3 tiêu chí chính xác, kịp thời và toàn diện.

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trịhàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trang thiết bịcủa ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệgắn bó chặt chẽvới nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thếvề chi phí lao động, kỹ năng và tay nghềmay tốt.

Công ty cổphần dệt may Phú Hòa An với nhiều năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển là một doanh nghiệp đi đầu ngành dệt may cũng như sản xuất hàng may mặc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với đội ngũ nhân lực trẻ trung năng động và chuyên nghiệp công ty đã tựhoàn thiện chính mình và có vịthếtrên thị trường.

Vì nhận biết được tầm quan trọng của quá trình quản trị nguyên vật liệu, cũng như đi sâu vào quá trình tìm hiểu thực tế, cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, các nhân viên trong công ty, giảng viên hướng dẫn nên tôi đã chọn đề tài cho khóa luận của mình là: Đánh giá công tác quản tr nguyên vt liu cho quá trình sn xut hàng gia công may mc đối với đơn hàng TEXLAND ti công ty c phn dt may Phú Hòa An”.

2. Mục tiêu nghiên cứuvà câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu đểphát hiện những ưu điểm thiếu sót cũng như các nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quảquản trịnguyên vật liệu tại công ty.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận thực tiễn về nguyên liệu và quản trị nguyên vật liệuở doanh nghiệp sản xuất.

Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An.

Đềxuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động quản trịnguyên vật liệu tại Công ty Cổphần dệt may Phú Hòa An.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Công tác quản trịnguyên vật liệu Công ty cổphần dệt may Phú Hòa An như thếnào?

Các chỉtiêu phản ánh tình hình cungứng, sửdụng và dựtrữnguyên vật liệu tại Công ty Cổphần dệt may Phú Hòa An ra sao?

Giải pháp đểnâng cao hoạt động quản trịnguyên vật liệu tại Công ty Cổphần

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An.

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian:Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An.

Phạm vi thời gian: các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 2017 – 2019. Để đảm bảo tính chi tiết và cụ thể của đềtài, phản ánh rõ thực trạng hoạt động quản trịnguyên vật liệu tại công ty, dữliệuđược tập trung phân tích vàonăm 2020 của đơn hàng TEXLAND.

4.Phương pháp nghiên cứu 4.1Phương pháp thu thập dữ liệu

Tiến hành thu thập tài liệu vềnhững lí thuyết liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu.

Các báo cáo về kết quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động, tình hình sản xuất – gia công, nguồn vốn, tài sản và một số thông tin khác của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An.

Các hoạt động quản trịnguyên vật liệu của công ty: các báo cáo vềtình hình cung ứng nguyên vật liệu, tình hình xuất kho nhập kho bảo quản nguyên vật liệu, các quy trình cụthể liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An.

Ngoài ra còn tiến hành thu thập các thông tin từ các website Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An (https://phugatex.com.vn/), thông tin từcác tạp chí, sách báo, các khóa luận tốt nghiệp và các bài viết tham khảo trên Internet liên quan đến hoạt động quản trịnguyên vật liệu ngành sản xuất gia công hàng may mặc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.2.Phương phápphân tích và xử lí dữ liệu

Dựa trên những dữ liệu thu thập được từnhững nguồn trên có thể là những dữ liệu thô, chưa qua xử lí do đó tôi tiến hành xửlý bằng cách tập hợp, lựa chọn và phân tích các dữliệu cần thiết liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu như phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, sửdụng chỉ tiêu thống kê như số tương đối, sốtuyệt đối,… đểphục vụcho nội dung của đềtài nghiên cứu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu, sản xuất, gia công, hàng may mặc

1.1.1.1 Nguyên vật liệu

Theo chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho (Ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ – BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001) hàng tồn kho là những tài sản:

-Được giữ đểbán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường.

-Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang.

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ được sửdụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Như vậy nguyên vật liệu là một bộphận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện dưới dạng vật hóa. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giá trịcủa nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trịcủa sản phẩm dịch vụ tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu chiếm tỷtrọng lớn và chủyếu trong giá trịsản phẩm.

1.1.1.2Đặc điểm nguyên vật liệu

- Là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, vật liệu tham gia giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới, chúng rất đa dạng và phong phú vềchủng loại.

-Là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm, trong quá trình sản xuất vật liệu không ngừng biến đổi vềmặt giá trịvà chất lượng.

- Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh và chỉtham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Toàn bộgiá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm và là căn cứ cơ sở đểtính giá thành cho sản phẩm cấu thành.

- Vềmặt kĩ thuật, nguyên vật liệu là những tài sản tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, dễbị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh.

- Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động và chi phí sản xuất.

1.1.1.3 Phân loại nguyên vật liệu

- Phân loại theo nội dung kinh tế, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trịdoanh nghiệp gồm có:

Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thểvật chất, thực thểchính của sản phẩm.

Nguyên vật liệu phụlà những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thểchính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, tăng thêm chất lượng sản phẩm…

Nhiên liệu: là những vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình diễn ra bình thường.

Phụ tùng thay thế: là những loại phụ tùng chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụsản xuất.

Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản.

- Phân loại theo nguồn hình thành gồm có:

Vật liệu tự chế biến, thuê gia công: là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụcho nhu cầu sản xuất.

Vật liệu mua ngoài: là loại vật liệu doanh nghiệp không tựsản xuất mà do mua ngoài từthị trường trong nước hoặc nhập khẩu.

Vật liệu khác: là loại vật liệu hình thành do được cấp phát, biếu tặng, góp vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

- Phân loại theo mục đích sửdụng gồm có:

Vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.

Vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụcho nhu cầu sản xuất chung, cho nhu cầu bán hàng, cho quản trịdoanh nghiệp.

1.1.1.4 Vai trò của nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tốcủa quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) trực tiếp tham gia vào quá trình cấu tạo nên sản phẩm, do vậy chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và hiệu quảsửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủvề số lượng, chất lượng, chủng loại,…sẽ có tác động đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2 Lý thuyết vềquản trịnguyên vật liệutrong doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm vềquản trịnguyên vật liệu

Có nhiều quan điểm khác nhau vềquản trị vật tư nói chung hay nguyên vật liệu nói riêng. Một hệ thống quản trị nguyên vật liệu cần phải có tiêu chuẩn, thủ tục cho việc lập kếhoạch, theo dõi tiến độ, vận chuyển, tiếp nhận, lưu trữ và đảm bảo một hệ thống hiệu quả để kiểm soát nguyên vật liệu (Gomsson, 1983). Quản trị nguyên vật liệu liên quan đến việc kiểm soát dòng chảy của hàng hóa trong công ty. Nó là sựkết hợp mua với sản xuất, phân phối, tiếp thị tài chính (Cavinto,1984). Hay quản trị nguyên vật liệu là một chức năng chịu trách nhiệm lập kế hoạch và kiểm soát dòng chảy nguyên vật liệu (Arnold, 1991). Ông cho biết rằng một người quản trị nguyên vật liệu nên tối đa hóa việc sửdụng nguồn lực của công ty.

Nói tóm lại thì quản trị nguyên vật liệu liên quan đến việc lập kế hoạch, xác định, mua sắm, lưu trữ, tiếp nhận và phân phát nguyên vật liệu. Mục đích của việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

quản trị nguyên vật liệu là để đảm bảo rằng nó phải đáp ứng đúng thời gian, địa điểm và số lượng khi cần. Trách nhiệm của bộ phận này là quản trị dòng chảy nguyên vật liệu từthời điểm các nguyên vật liệu được đặt hàng cho đến khi chúng được sửdụng là các cơ sởquản trịnguyên vật liệu.

1.1.2.2 Mục tiêu củaquản trịnguyên vật liệu

-Đáp ứng yêu cầu vềnguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp trên cơ sở đúng chủng loại và thời gian.

-Đảm bảo có đủcác chủng loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp yêu cầu.

-Đảm bảo sự linh hoạt của dòng nguyên vật liệu để làm cho chúng có sẵn khi cần đến.

- Mục tiêu chung là để có đủ nguyên vật liệu từ phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2.3 Nhiệm vụ củaquản trịnguyên vật liệu

- Tính toán số lượng mua sắm và dựtrữtối ưu (kế hoạch nguyên vật liệu).

-Đưa ra các phương án cũng như quyết định mua sắm.

- Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu xác định bạn hàng, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán.

- Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từkhâu lựa chọn và quyết định phương án vận chuyển.

- Tổchức cung ứng và tổchức quản trịnguyên vật liệu và cung cấp kịp thời cho sản xuất.

1.1.2.4 Yêu cầu củaquản trị

Khâu lập kế hoạch: Doanh nghiệp cần phải xây dựng tốt kế hoạch nguyên vật liệu bao gồm kếhoạch thu mua, sửdụng, dựtrữvềcảsố lượng và chất lượng của từng khoảng thời gian trong năm (tháng, quý và cả năm) nếu việc này thực hiện tốt sẽgiúp cho quá trình sản xuất diễn ra được liên tục. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu vềmục tiêu phát triển trong kì tới, bám sát với thực tiễn đểkểhoạch lập ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

không có sự chênh lệch với thực tế sử dụng của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt trong sản xuất.

Khâu thu mua: Việc đáp ứng khịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất cũng như các nhu cầu khác của doanh nghiệp là rất cần thiết. Vì thếphải quản lí chặt chẽ về số lượng chất lượng, các yêu cầu về mặt kĩ thuật, giá cả, chi phí và kế hoạch mua để việc thu mua có thểdiễn ra đúng thời gian phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

Khâu bảo quản, dựtrữ: Để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục thì nguồn nguyên vật liệu đầy đủ là điều không thểthiếu, tuy nhiên dựtrữnguyên vật liệu không nên quá nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn và tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các quy trình để bảo quản nguyên vật liệu, bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải lập kếhoạch để xây dựng định mức sửdụng nguyên vật liệu và mức hao hụt hợp lí trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

Khâu sử dụng: Tổng hợp, đánh giá và phản ánh đầy đủ chính xác số liệu các loại nguyên vật liệu khi xuất kho và sử dụng trong quá trình sản xuất. Thường xuyên đối chiếu kiểm tra tình hình sửdụng nguyên vật liệu đảm bảo cho mức sửdụng là hợp lí và tiết kiệm nhất.

Khâu thu hồi phếliệu: mọi doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất nào cũng có phế liệu, phế phẩm chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy vào tình trạng của mỗi loại phế liệu, phế phẩm mà có thể đưa vào tái sản xuất hoặc có thể thanh lí cho các doanh nghiệpđó. Vì thếnếu việc quản lí phếphẩm hiệu quảthì có thểtiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và đôi khi có thểgiảm giá thành sản phẩm.

1.1.3 Nội dung công tácquản trịnguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.3.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Khái niệm:Là lượng nguyên vật liệu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm, hoặc để hoàn thiện một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức và điều kiện kỹthuật nhất định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Vai trò: Là công cụ để điều hành các hoạt động sản xuất của nhà quản trị, đồng thời nó là cơ sở giúp cho việc hạch toán đầy đủ cho doanh nghiệp. Mức tiêu dùng nguyên vật liệu thểhiệnởmột số đặc điểm sau:

-Là cơ sở để xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.

- Là chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng kỹ thuật trong sản xuất, trình độ của công nhân và trìnhđộtổchức quản trịsản xuất của các nhà quản trị.

- Là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm vật liệu có cơ sở quản trị chặt chẽvới việc sửdụng nguyên vật liệu.

Phương pháp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu:

-Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm: là phương pháp dựa vào hai căn cứ: các số liệu thống kê về mức tiêu dùng nguyên vật liệu của kỳ báo cáo những kinh nghiệm của những công nhân tiên tiến rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định định mức.

-Phương pháp thực nghiệm: phương pháp này trên kết quả phòng thí nghiệm kết hợp với những điều kiện sản xuất nhất định để kiểm tra sửa đổi và kết quả đã tính toán đểtiến hành sản xuất thửnhằm xác định mức cho kếhoạch.

-Phương pháp phân tích: Là kết hợp việc tính toán về kinh tế kĩ thuật với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu hao nguyên vật liệu được tiến hành theo hai bước:

Bước 1: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu đến mức đặc biệt là về thiết kếsản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị,…

Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sửdụng và đềra biện pháp phấn đấu giảm mức trong kỳkếhoạch.

1.1.3.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất

Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng: Lượng nguyên vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, đồng thời còn phải tính đến nhu cầu nguyên vật liệu cho chế thử sản phẩm mới, sửa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

chữa máy móc thiết bị,… và được tính toán cụthểtừng loại theo quy cách chủng loại của nó ở từng bộ phận sử dụng, sau đó tổng hợp lại cho toàn bộ doanh nghiệp. Khi tính toán phải dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một sản phẩm, nhiệm vụ sản xuất, chế thử sản phẩm và sửa chữa trong kì kế hoạch. Tùy thuộc vào từng loại nguyên vật liệu, từng loại sản phẩm hay đặc điểm kĩ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp thích hợp.

Xác định nguyên vật liệu cần dự trữ: Là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định trong kì kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường.

- Dựtrữ thường xuyên: là lượng nguyên vật liệu tối thiểu để đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành bình thường giữa hai lần mua sắm nguyên vật liệu.

- Dựtrữbảo hiểm:là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành liên tục trong điều kiện cungứng không diễn ra bình thường.

- Dựtrữtheo mùa vụ: để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, đặc biệt đối với các thời gian “giáp hạt” vềnguyên vật liệu.

Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua:

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý và số nhu cầu vật tư được xét duyệt, Phòng kếhoạch sẽtìm kiếm nguồn cung cấp thích hợp, đảm bảo nguồn vật liệu đúng chất lượng số lượng và đảm bảo vềcảgiá cảhợp lí.

1.1.3.3 Xây dựng tiến độ mua sắm nguyên vật liệu

Xác định số lượng, chất lượng, quy cách và thời điểm mua của mỗi lần. Khi xây dựng kếhoạch tiến độmua sắm nguyên vật liệu cần phải căn cứtrên các nguyên tắc sau:

- Không bị ứ đọng vốnởkhâu dựtrữ.

-Luôn đảm bảo lượng dựtrữhợp lí vềsố lượng, chất lượng và quy cách.

- Góp phần nâng cao các chỉtiêu hiệu quảsửdụng vốn.

- Khi tính toán phải tính cho từng loại, mỗi loại tính riêng cho từng thứ.

Xây dựng kếhoạch tiến độmua sắm phải dựa vào các nội dung sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Kếhoạch sản xuất nội bộ.

- Hệthống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vịsản phẩm.

- Các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu và giao nộp sản phẩm cho khách hàng.

- Mức độthuận tiệnvà khó khăn khi mua nguyên vật liệu trong năm.

-Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán.

- Hệthống kho bãi hiện có của doanh nghiệp.

Phương pháp xây dựng tiến độmua sắm:

-Đối với loại nguyên vật liệu có định mức tiêu hao thì tính trực tiếp: Lấy số lượng sản phẩm nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vịsản phẩm.

-Đối với những loại nguyên vật liệu chưa xây dựng được định mức thì dùng phương pháp tính gián tiếp. Lấy mức tiêu hao kì trước làm gốc nhân với tỉ lệ tăng sản lượng của kì cần mua sắm.

1.1.3.4 Tổ chức quá trình mua và tiếp nhận nguyên vật liệu

Tổchức quá trình mua

-Xác định nhu cầu trên cơ sởkếhoạch nguyên vật liệu.

- Tìm kiếm lựa chọn nhà cungứng.

-Thương lương và đặt hàng.

Tốchức tiếp nhận nguyên vật liệu

- Tiếp nhận một cách chính xác vềsố lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng quy định trong hợp đồng đã kí kết.

- Vận chuyển một cách nhanh chóng nhất nguyên vật liệu từ điểm tiếp nhận đến kho của doanh nghiệp, tránh hư hỏng, mất mát và đảm bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời cho sản xuất.

Đểthực hiện hai nhiệm vụnày công tác tiếp nhận phải tuân thủnhững yêu cầu:

Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận phải đầy đủ những giấu tờ hợp lệ tùy theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Nguyên vật liệu khi tiếp nhận phải qua đủ thủtục kiểm nhận và kiểm nghiệm.

Xác định chính xác số lượng, chất lượng và chủng loại.

Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận sẽ được thủ kho ghi số thực nhập cùng và người giao hàng cùng với thủ kho kí vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho sẽ chuyển cho bộphận kếtoán ký nhận vào sổgiao nhận chứng từ.

1.1.3.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu

Muốn bảo quản nguyên vật liệu được tốt thì cần có một hệthống kho bãi hợp lí mỗi kho phải phù hợp với đặc tính của nguyên vật liệu để sắp xếp chúng đúng với cơ sởkhoa học từ đó tránh hư hỏng nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần phải xây dựng nội quy chế độ trách nhiệm và cần phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo công tác bảo quản nguyên vật liệu được thực hiện đúng quy trình và yêu cầu.

1.1.3.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu

Vai trò: Cấp phát nguyên vật liệu là hoạt động chuyển nguyên vật liệu từkho về cho bộ phận sản xuất. Việc cấp phát một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sản xuất có hiệu quả cao do có thể khai thác tốt năng suất của công nhân, máy móc thiết bị làm cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm đầu ra đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm.

Nội dung:

- Cấp phát theo yêu cầu của bộphận sản xuất: Căn cứ yêu cầu vềnguồn nguyên vật liệu của từng phân xưởng, bộphận sản xuất đó báo cho bộ phận kho trước từmột đến ba ngày để tiến hành cấp phát. Số lượng nguyên vật liệu được yêu cầu tính toán dựa trên nhiệm vụsản xuất và hệthống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đó xây dựng.

- Cấp phát theo cấp độ kếhoạch (cấp phát theo hạn mức): Đây là hình thức cấp phát quy định cảsố lượng và thời gian nhằm tạo sựchủ động cho bộphận cấp phát và bộphận sản xuất. Dựa vào khối lượng sản xuất và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

trong kì kếhoạch, kho cấp phát nguyên vật liệu cho các bộphận sau từng kỳsản xuất doanh nghiệp quyết toán vật tư nội bộnhằm so sánh sốsản phẩm đó sản xuất ra với số lượng nguyên vật liệu tiêu dùng.

Với bất kì hình thức nào muốn quản lý tốt nguyên vật liệu thì cần phải thực hiện tốt công tác ghi chép ban đầu, hạch toán chính xác việc cấp phát nguyên vật liệu thực hiện tốt các quy định của nhà nước và doanh nghiệp.

1.1.3.7 Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu

Đây là bước chuyển giao trách nhiệm giữa các bộ phận sử dụng và quản trị nguyên vật liệu. Đó là sựso sánh giữa nguyên vật liệu nhận vềvới số lượng sản phẩm giao nộp, nhờ đó mới đảm bảo được việc sửdụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo hạch toán đầy đủ chính sách nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm.

Khoảng cách và thời gian để thanh quyết toán là tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất, nếu chu kỳsản xuất dài thì thực hiện một quý một lần, nếu ngắn thì được thanh quyết toán theo từng tháng.

Nếu gọi:

A: lượng nguyên vật liệu nhận vềtrong tháng.

Lsxsp: Lượng nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm trong tháng.

Lbtp: Lượng nguyên vật liệu bán thành phẩm kho.

Lspd: Lượng nguyên vật liệu trong sản phẩm dởdang.

Ltkx: Lượng nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng.

Theo lý thuyết ta có: A = Lsxsp+ Lbtp + Lspd + Ltkx

Trong thực tếnếu A lớn hơn tổng trên tức là có hao hụt. Do vậy, khi thanh toán phải giảm trừ lượng hao hụt, mất mát này. Từ đó đánh giá được tình hình sử dụng nguyên vật liệu và có các biện pháp khuyến khích hay bồi thường chính đáng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

1.1.3.8 Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu

Đểthực hiện tốt việc sửdụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu doanh nghiệp cần:

-Thường xuyên cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, tổchức sản xuất hợp lí góp phần giảm các tổn thất trong quá trình sản xuất.

- Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, lợi ích của tiết kiệm đối với xí nghiệp, đối với cá nhân.

- Nâng cao trìnhđộkỹthuật công nghệ, trìnhđộtay nghềcho công nhân.

- Có biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần thích đáng, kịp thời đối với việc tiết kiệm.

- Sử dụng nguyên vật liệu thay thế và phế liệu phế phẩm trong những trường hợp có thể.

1.1.4 Phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.4.1 Phân tích tình hình cungứng nguyên vật liệu

Là phân tích tình hình thực hiện hợp đồng mua bán giữa các đơn vịkinh doanh và các đơn vị tiêu dùng theo số lượng, chất lượng, theo quy cách mặt hàng, theo khả năng đồng bộ, theo mức độnhịp nhàng và đều đặn, theo từng đơn vịkinh doanh.

Phân tích về mặt số lượng: Là chỉ tiêu cơ bản nhất nói lên quá trình nhập nguyên vật liệu của doanh nghiệp, thểhiện số lượng của một loại nguyên vật liệu nào đó trong kỳkếhoạch từtất cảcác nguồn.

Phân tích vềmặt chất lượng:

- Chỉsốchất lượng: là chỉsốgiữa bình quân nguyên vật liệu thực tếmua so với giá bán buôn bình quân theo kếhoạch dựkiến. Người ta thường sửdụng công thức (Tác giả Trần Văn Thắng, Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Đại học kinh tếquốc dân, 2015):

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Trong đó:

Icl: Chỉ số chất lượng.

Gi: Giá bán phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm.

: Khối lượng nguyên vật liệu loại i mua theo kế hoạch dự kiến.

: Khối lượng nguyên vật liệu loại i thực tế mua.

Phân tích về mặt kịp thời:

Điều kiện quan trọng để đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp hoàn thành tốt và nhịp nhàng. Nhập nguyên vật liệu vào doanh nghiệp đều đặn, tức là theo thời hạn ghi trong hợp đồng mua bán là điều kiện quan trọng để đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất được tiến hành đều đặn. Để phân tích mặt đều đặn trong kế hoạch mua sắm theo thời gian có thể dùng một số phương pháp sau:

Thứ nhất: Kế hoạch mua và thực tế mua được rải theo từng giai đoạn của kỳ báo cáo. Sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch chứng tỏ rằng kế hoạch mua sắm hoàn toàn không đều đặn.

Thứ hai: Tính toán sự chênh lệch giữa thực tế mua và kế hoạch trong từng giai đoạn của thời kì báo cáo, theo đại lượng và dấu chênh lệch, ta có thể đánh giá mức độ không đều đặn trong việc thực hiện mua sắm.

1.1.4.2 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu

Là so sánh mức dự trữ nguyên vật liệu với tồn kho thực tế, là phân tích dự trữ về khối lượng, mức độ dự trữ và quá trình biến đổi dự trữ qua các năm.

Nói về khối lượng dự trữ nguyên vật liệu tức là nói về số lượng nguyên vật liệu tuyệt đối hiện có ở kho. Để phân tích về tình hình dự trữ nguyên vật liệu về số lượng tuyệt đối người ta thường đem so sánh lượng nguyên vật liệu hiện có trong kho với mức dự trữ đã quyđịnh. Mức dự trữ có dự trữ tối đa và tối thiểu. Nếu nguyên vật liệu trên mứctối đa thì phải có biện pháp giảm nguyên vật liệu đó xuống và ngược lại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

1.1.4.3 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Tình hình sử dụng nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Cùng một lượng nguyên vật liệu nếu biết sử dụng hợp lí và tiết kiệm thì sẽ sản xuất ra được nhiềusản phẩm hơn. Ngược lại nếu sử dụng nguyên vật liệu bừa bãi, không hợp lý thì dù kế hoạch nguyên vật liệu có hoàn thành thì cũng không đảm bảo cho quá trình sản xuất có nguyên vật liệu. Vì thế khi phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hậu cần nguyên vật liệu cần thiết phải phân tích tình trạng sử dụng nguyên vật liệu.

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.5.1 Nhân tố chủ quan

- Về phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho:Vật liệu xuất kho phản ánh rõ công tác bảo quản nguyên vật liệu trong quá trình nguyên vật liệu ở trong kho. Chính vì vậy phương pháp đánh giá nguyên vật liệu xuất kho nếu được thực hiện đúng sẽ giúp cho nhà quản trị thực hiện công tác quản trị nguyên vật liệu ở giai đoạn kế cận được tốt hơn.

- Về phương pháp kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho:Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiếp nhận và sử dụng nguyên vật liệu. Chính vì vậy số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào cũng như hoạt động quản trị nguyên vật liệu trong giai đoạn tiếptheo sẽ chịu sự chi phối rất lớn bởi giai đoạn này.

- Về mã hóa vật liệu: Mã hóa vật liệu giúp cho công tác quản trị nguyên vật liệu được tiến hành dễ dàng và ít sai sót hơn.

- Về cách quản lý: Cách thức quản lý của doanh nghiệp nói chung và của nhà quản lý nói riêng sẽ quyết định thành bại của mọi hoạt động trong đó có hoạt động quản trị nguyên vật liệu. Cách thức quản lý tốt thì công tác quản trị nguyên vật liệu sẽ tốt và ngược lại.

- Về số lượng:Số lượng nguyên vật liệu càng lớn thì công tác quản trị nguyên vật liệu sẽ gặp khó khăn hơn so với lượng nguyên vật liệu nhỏ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.1.5.2 Nhân tố khách quan

- Số lượng nhà cung cấp trên thị trường: Số lượng đông đảo các nhà cung cấp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là thể hiện sự phát triển của thị trường các yếu tổ đầu vào nguyên vật liệu. Thị trường này càng phát triển bao nhiêu càng tạo ra khả năng lớn hơn cho sự lựa chọn nguồn nguyên vật liệu bấy nhiêu. Mặt khác, sức ép của nhà cung cấp có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quản trị nguyên vật liệu. Sức ép này gia tăng trong những trường hợp như một số công ty độc quyền cung cấp, không có sản phẩm thay thế, nguồn cung ứng trở nên khó khăn hay do các nhà cung cấp đảm bảo các nguồn nguyên vật liệu quan trọng nhất cho doanh nghiệp.

- Giá cả của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường: Trong cơ chế thị trường giá cả thường xuyên thay đổi. Vì vậy việc hội nhập và thích nghi với sự biến đổi đó là rất khó khăn do việc cập nhật các thông tin hạn chế. Do vậy nó ảnh hưởng tới việc định giá nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Việc thay đổi giá cả thường xuyên là do tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho các nguyên vật liệu nhập khẩu với giá cũng khác nhau, các chính sách của chính phủ hay do độc quyền cung cấp của một số hãng mạnh.

- Hệ thống giao thông vận tải: Một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu là hệ thống giao thông vận tải của một nơi, một khu vực, một quốc gia, những nhân tố này thuận lợi sẽ giúp cho mọi quá trình giao nhận nguyên vật liệu thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, làm cho mọi hoạt động không bị ngừng trệ mà trở nên đồng đều, tạo ra mức dự trữ giảm, kết quả sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Thực tế đối với mỗi doanh nghiệp nguồn nhập nguyên vật liệukhông chỉ trong nước mà còn ở cả các nướckhác trên thế giới. Như vậy hệ thống giao thôngvận tải có ảnh hưởng lớn tới công tác quản trị nguyên vật liệu của một doanh nghiệp. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc kìm hãm một doanh nghiệp phát triển, đồng nghĩa với nó là việc hoạt động cóhiệu quả haykhông của một doanh nghiệp.

- Sự phụ thuộc vào tiến độ công trình: Tiến độ của công trình thi công nhanh sẽ giúp cho nguyên vật liệu nằm kho được rút ngắn chu kỳ sử dụng nguyên vật liệu được tiến hành nhanh chóng hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

1.2Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam

1.2.1.1 Tình hình thị trường ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam

Hiện nayở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện đểphát triển nền kinh tế.

Trong những năm gần đây ngành công nghịêp dệt mayđã có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh nghiệp. Ngành dệt may có năng lực như sau:

Vềthiết bị: có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải; 450 máy dệt kim và 190.000 máy may.

Về lao động: ngành dệt may đang thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động, chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp.

Về thu hút đầu tư nước ngoài: tính đến nay có khoảng 180 dựán sợi-dệt-nhuộm -đan len-may mặc còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD, trong đó có 130 dự án đãđi vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp.

Tổng nộp ngân sách thông qua các loại thuế ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân khoảng 15%/ năm.

Vềthì trường xuất khẩu: chúng ta xuất khẩu nhiều sang các thị trường Mỹ, EU, Canada và Nhật Bản trong đó các nước EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam chiếm 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Nam. Còn sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản đã được hưởng thuế ưu đãi theo hệthống GSP nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này tăng khá nhanh trong những năm gần đây, thịphần hàng dệt thoi và dệt kim của nước ta trên thị trường hàng dệt may của Nhật Bản tương ứng là 3,6% và 2,3%, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30% sản phẩm dệt may.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu và mởrộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may.

Qua tình hình sản xuất-xuất khẩu của ngành dệt may đã nói ở phần trên ta có thểthấy rõ được vai trò của hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may đối với nền kinh tế nước ta và đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may:

Thứ nhất, xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may sẽ tạo nguồn thu nhập, tích luỹ cho Nhà nước một nguồn vốn ngoại tệ lớn cho việc nhập khẩu thiết bịsản xuất hiện đại, nguyên phụliệu…đểphát triển sản xuất phục vụcho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Đồng thời cũng giúp cho mỗi doanh nghiệp có cơ sở đểtựhiện đại hoá sản xuất của mình. Khi xuất khẩu các sản phẩm dệt may nước ta sẽ có một nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tếquốc dân, đáp ứng cho việc nhập khẩu các mặt hàng mà chúng ta cần để đảm bảo cho sựphát triển cân đối,ổn định của nền kinh tế; giúp chúng ta khai thác tối đa tiềm năng của đất nước.

Thứhai, xuất khẩu và mởrộng thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng được xem là một yếu tố để thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế vì nó cho phép mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, gây phản ứng dây truyền kéo theo một loạt các ngành khác có liên quan phát triển theo. Khi ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu thì sẽbuộc phải mở rộng quy mô sản xuất và cần nhiều nguyên liệu hơn để phục vụcho ngành dệt và may, điều đó sẽdẫn theo sựphát triển của ngành trồng bông và các ngành có liên quan đến việc trồng bông như phân bón, vận tải…

Thứ ba, việc ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giúp Nhà nước và chính bản thân các doanh nghiệp sử dụng có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

hiệu quả nhất các nguồn lực có sẵn và các lợi thế vốn có của quốc gia cũng như của doanh nghiệp, đồng thời tiếp cận với sự phát triển của khoa học-công nghệ trên mọi lĩnh vực để nâng cao chất lượng, tăng sản lượng và hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước và doanh nghiệp.

Thứ tư, tiến hành các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may góp phần giúp Nhà nước giải quyết vấn đề công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân, đưa quốc gia thoát khỏi sự đói nghèo và lạc hậu. Việc ngành dệt mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khi đó ngành dệt may sẽthu hút được nhiều hơn nữa lao động và giúp họ có được một mức thu nhập cao và ổn định, tay nghề của người lao động được nâng cao do họ sẽ được đưa vào đào tạo một cách bài bản và có kế hoạch cụthể, đồng thời có cơ hội tiếp cận với những công nghệsản xuất dệt may hiện đại.

Thứ năm, để việc đẩy mạnh xuất khẩu và mởrộng thị trường xuất khẩu có hiệu quả cao, các doanh nghiệp dệt may phải không ngừng đầu tư vào trang thiết bị máy móc, công nghệsản xuất đểvừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa tăng năng xuất thì mới tạo ra được những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Như vậy xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu còn có vai trò kích thíchđổi mới công nghệsản xuất cho nền kinh tếnói chung và cho ngành dệt may nói riêng.

Thứsáu, nhờ có hoạt động xuất khẩu và công tác mở rộng thị trường xuất khẩu mà sựhợp tác kinh tếgiữa nước ta với các nước khác ngày càng phát triển bền chặt và thân thiện. Điều đó là do xuất khẩu chính là sự trao đổi giữa các quốc gia, là sự thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và là hình thức ban đầu của các hoạt động đối ngoại. Không chỉ thế nó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường tiếp cận với thế giới bên ngoài, từ đó có một nguồn thông tin vô cùng phong phú và nhạy bén với cơ chế thị trường; thiết lập được nhiều mối quan hệvà tìm được nhiều bạn hàng trong kinh doanh hợp tác xuất nhập khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Như vậy đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may có vai trò rất quan trọng đối với không chỉ bản thân mỗi doanh nghiệp dệt may mà cònđối với cảnền kinh tế quốc dân. Chính vì thế mà nó được xem như là một hướng phát triển có tính chiến lược để góp phần hiện đại hoá nền công nghiệp nước ta.

1.2.1.2 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho ngành dệt may của các doanh nghiệp trong nước.

Ngành Dệt may kỳ vọng xuất khẩu đạt 42 tỷ USD trong năm 2020 (tăng 3 tỷ USD so năm 2019). Tuy nhiên, ngành Dệt may phải nhập khẩu 80%, trong đó nhập khẩu nhiều nhất là thị trường Trung Quốc (chiếm gần 50%) nhưng dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp, dự báo năm 2020 sẽ tiếp tục là một năm hết sức khó khăn của ngành dệt may trong nước.

Trong khi đó, nhà máy nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm trong nước còn thiếu hụt, ngành dệt may chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Trung–Mỹcũng đã tácđộng bất lợi đến ngành dệt may Việt Nam.

Tại diễn đàn “Đối đầu thương mại Mỹ- Trung và Hiệp định thương mại tự do VN-EU” vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: “Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, các doanh nghiệp (DN) trong ngành dệt sợi gần như không xuất khẩu sang Trung Quốc được, tỷ lệxuất khẩu rất nhỏso với mục tiêu đặt ra”.

Cụ thể, ngành sợi xuất khẩu trên 3 tỉ đô la Mỹ/năm và thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 2,4 tỉ đô la Mỹ, nhưng nay không xuất được. Nguyên nhân, Trung Quốc đang mua với giá rất thấp, nên DN không thểbán. Trong khi Việt Nam không thểxuất khẩu sợi sang Trung Quốc được thì Trung Quốc lại khuyến khích DN của họ xuất khẩu sợi ngược trở lại Việt Nam.

Bởi, đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc không phá giá, nhưng ngược lại thuế VAT đầu vào của họ khá cao 17%, trong khi thuếVAT của Việt Nam chỉ 10%.

Đây là mức chênh lệch DN Việt Nam không theo được. Chưa kể, do bị áp lực Mỹ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

đánh thuế 25% đối với sản phẩm dệt may Trung Quốc xuất sang Mỹ, nên thị trường Trung Quốc đòi hỏi DN Việt Nam phải giảm giá tối thiểu 15% họmới mua. Chính vì những yêu cầu này mà ngành sợi của Việt Nam bị lao đao.

Một thách thức nữa, đó là hiện nay Việt Nam xuất khẩu 40 tỷ USD/năm, trong đó có đến 42% vào thị trường Mỹ nhưng khâu thanh toán hiện gặp nhiều áp lực. Ngoài ra, Mỹcũng giám sát chặt chẽ hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹvì lo ngại việc chuyển tải hàng hóa từTrung Quốc sang Việt Nam rồi xuất sang Mỹ.

Vì vậy, theo khuyến cáo của ông Vũ Đức Giang, có một số đối tác mua hàng ở Mỹ đưa ra đề nghị thanh toán 70% bằng hợp đồng chính thức, 30% còn lại yêu cầu chuyển qua tài khoản khác, mục đích là để họ đánh thuế chỉ 70% sản phẩm của đơn hàng đó. 30% chuyển qua tài khoản thì họ gộp với các nước khác để có mức thuếkhác.

Với những trường hợp này, DN Việt Nam đừng bao giờ chấp nhận phương thức thanh toán này vì vô tình tiếp tay để né thuế Mỹ và DN Việt sẽ bị truy cho tới cùng, dẫn đến hậu quảrất khó lường.

Mặc khác, với các FTA Việt Nam đã ký, các DN dệt may đặt rất nhiều kỳvọng vì sẽ được hưởng lợi từviệc cắt giảm thuế quan. Trong đó, FTA với EU (Hiệp định EVFTA) vừa ký kết, được các DN dệt may trông đợi từnhiều năm nay, vìđây là thị trường có giá trị gia tăngcao, sản phẩm có chất lượng, đa dạng hóa được mẫu mã, chủng loại và là thị trường truyền thống với mức tăng trưởng duy trìđều đặn hàng năm.

Bộ Công thương cũng đánh giá, ngành dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định EVFTA. Nhưng thực tế, sau khi Hiệp định được ký kết, DN dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU chưa thể hưởng được mức giảm thuế ngay, và theo lộtrình từ 3-7 năm, mức thuếsẽgiảm dần từ12% về 0%. Trước mắt, DN chưa thấy hưởng lợi về thuế ưu đãi, nhưng khó khăn mà DN dệt may phải đối mặt đó là phải thực hiện nghiêm yêu cầu vềquy tắc xuất xứ.

Theo đó, hàng dệt may khi xuất khẩu vào EU phải sửdụng vải sản xuất tại Việt Nam, việc cắt may phải được thực hiện bởi DN Việt Nam hoặc DN Châu Âu. EU chỉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

cho phép sử dụng thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc vì nước này đã có FTA song phương với EU.

Điều kiện này gây khó khăn cho DN dệt may trong việc nhận ưu đãi từ Hiệp định mang lại do DN trong nước chưa chủ động sản xuất sợi và vải. Nguồn nguyên liệu này chủ yếu nhập từ những quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có Hiệp định thương mại tựdo với EU.

Tương tự, với Hiệp định CPTPP, ngành dệt may kỳ vọng nhiều nhất là thị trường Canada và Australia. Nếu như các FTA mà Việt Nam đã tham gia chỉ áp dụng nguyên tắc từ1-2 công đoạn, thì với CPTPP áp dụng nguyên tắcba công đoạn gồm tạo xơ, xe sợi; dệt và hoàn thiện vải; cắt may.

Các công đoạn này đều phải thực hiện ở các nước thành viên nằm trong Hiệp định CPTPP. Quy tắc xuất xứ từ vải trở đi cũng là khâu yếu nhất của ngành dệt may trong nước, khi phải nhập khẩu đến 80% vải. Trong đó, nhập gần 50% từTrung Quốc, 18% từ Hàn Quốc, 15% từ Đài Loan. Trong khi đó, Trung Quốc không tham gia CPTPP.

Trước áp lực vềquy tắc xuất xứcủa EVFTA và CPTPP, để được hưởng lợi về thuế, buộc ngành dệt may trong nước phải đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm... để chủ động được nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đó là một số địa phương rất “dị ứng” với các ngành dệt may, đặc biệt hóa nhuộm, bởi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nên không cấp phép để xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụcho ngành dệt may xuất khẩu.

Tuy nhiên, với lợi thếtừcác FTA mà Việt Nam ký kết cùng với chính sách mở cửa của Chính phủ, hy vọng sẽtạo lực hút cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư những công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại vào lĩnh vực đang còn thiếu hụt này của ngành dệt may.

1.2.1.3 Một số nghiên cứu có liên quan

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã được thực hiện trước đó để rút ra những kinh nghiệp phục

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

“Hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam”–Luận văn tốt nghiệp – Trần ThịNhung– Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên.

Nội dung: Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty tác giả đưa ra một số giải pháp như hoàn thành công tác quản trị nguyên vật liệu, công tác dự phòng đánh giá hàng tồn kho, … nhằm hoạn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty.

Ưu điểm:

- Làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn về nguyên vật liệu và công tác quản trị nguyên vật liệu.

- Phân tích thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty như công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu, lập sự toán chi phí nguyên vật liệu, công tác nhập – xuất tồn nguyên vật liệu,

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

SERVQUAL và trong quá trình nghiên cứu định tính để có thể kết luận chính xác hơn về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện của Công ty cổ phần

Kết quả nghiên cứu về đánh gía sự hài lòng của khách hàng đối với các website thương mại điện tử được thiết kế bởi công ty TNHH công nghệ truyền thông Tổng Lực ...33

Tôi quyết định xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đối với sản phẩm FPT Play Box của công ty Cổ phần viễn thông FPT – Chi nhánh

Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Phong Phú- Nhà máy sản xuất. Dược Phẩm

Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê và các tài liệu đã được tổng hợp, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống

Đối với công ty cổ phần Thông Quảng Phú, khi ngành nhựa thông ở Việt Nam vẫn chưa thực sự pháp triển, và từ đặc điểm hoạt động, sản xuất kinh doanh của mình, công ty

Nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc góp phần giúp công ty có kế hoạch mua sắm

Công Ty cũng có thể thu thập thông tin từ các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, biểu diễn thời trang hoặc tìm hiểu thị trường, khách hàng bằng cách liên kết với các