• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công nghệ 7 Bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi | Giải Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Công nghệ 7 Bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi | Giải Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải Công nghệ 7 Bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi

Hoạt động mở đầu trang 40 Bài 9 Công nghệ lớp 7: Chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế? Ở nước ta, có những vật nuôi phổ biến nào, vật nuôi nào đặc trưng cho vùng miền và được nuôi theo những phương thức nào?

Trả lời:

* Vai trò của chăn nuôi:

+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu + Cung cấp nguyên liệu cho chế biến + Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ

* Vật nuôi phổ biến ở nước ta:

- Gia súc: trâu, bò, chó, lợn, … - Gia cầm: ngan, vịt, …

* Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền

Vật nuôi được hình thành và chăn nuôi nhiều ở một số địa phương, có đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm: gà Đông Tảo, bò vàng, chó Phú Quốc,.

* Các phương thức chăn nuôi:

- Chăn nuôi nông hộ - Chăn nuôi trang trại

I. Vai trò, triển vọng của chăn nuôi

Khám phá trang 40 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 9.1 và nêu một số vai trò của chăn nuôi

(2)

Trả lời:

Vai trò của chăn nuôi:

+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu + Cung cấp nguyên liệu cho chế biến + Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ II. Vật nuôi

Khám phá trang 41 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 9.2 và cho biết những vật nuôi nào là gia súc, vật nuôi nào là gia cầm. Mục đích nuôi từng loại vật nuôi đó là gì?

(3)

Trả lời:

STT Hình Gia súc Gia cầm Mục đích

1 a x Cung cấp thịt

2 b x Cung cấp thịt

3 c x Cung cấp thịt, lông

4 d x Cung cấp thịt, da, sức kéo

5 e x Cung cấp thịt, lông

6 g x Cung cấp thịt, lông

7 h x Cung cấp thịt, lông

(4)

8 i x Cung cấp thịt, sức kéo

Khám phá trang 42 Công nghệ lớp 7: Trong các vật nuôi ở Hình 9.3, em có ấn tượng với loại vật nuôi nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Trong các vật nuôi trong hình, em ấn tượng nhất với vật nuôi Gà Đông Tảo

(5)

- Lí do: đây là giống gà đặc sản dùng để tiến vua, đôi chân to, màu sắc đẹp, khác với giống gà phổ biến ở nước ta.

Kết nối năng lực trang 42 Công nghệ lớp 7: Kể tên một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó.

Trả lời:

- Một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết là: chó Phú Quốc.

- Mô tả về vật nuôi chó Phú Quốc:

+ Có xoáy lông ở lưng, chân có máng bơi + Nổi tiếng về tinh khôn, gan dạ

+ Có 3 màu lông cơ bản: vện, đen và vàng

III. Một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

Khám phá trang 43 Công nghệ lớp 7: Đọc nội dung mục III kết hợp với quan sát Hình 9.4, nêu đặc điểm của từng phương thức chăn nuôi.

Trả lời:

Đặc điểm của các phương thức chăn nuôi là:

* Chăn nuôi nông hộ:

- Quy mô: tại hộ gia đình, số lượng ít - Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.

- Nhược điểm:

+ Năng suất không cao

+ Biện pháp xử lí chất thải chưa tốt

+ Nguy cơ dịch bệnh cao nên anh hưởng đến vật nuôi, con người và môi trường

* Chăn nuôi trang trại

- Quy mô: tập trung tại khu riêng biệt, xa dân cư, số lượng lớn

(6)

- Ưu điểm:

+ Năng suất cao + Ít bị bệnh

+ Có biện pháp xử lí chất thải tốt

+ Không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

- Nhược điểm: cần đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh

Kết nối năng lực trang 44 Công nghệ lớp 7: Tìm hiểu thêm về phương thức chăn nuôi nông hộ và phương thức chăn nuôi trang trại. Cho biết ưu điểm, hạn chế, khả năng phát triển trong tương lai của từng phương thức.

Trả lời:

Chăn nuôi nông hộ Chăn nuôi trang trại Ưu

điểm

Chi phí đầu tư thấp. + Năng suất cao + Ít bị bệnh

+ Có biện pháp xử lí chất thải tốt

+ Không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

Hạn chế

+ Năng suất không cao + Biện pháp xử lí chất thải chưa tốt

+ Nguy cơ dịch bệnh cao nên anh hưởng đến vật nuôi, con người và môi trường

Cần đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh

Triển vọng

Không được chú trọng phát triển do không hiệu quả.

Ngày càng phát triển do hiệu quả cao

(7)

IV. Một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi

Khám phá trang 44 Công nghệ lớp 7: Đọc mục 1, mục 2 dưới đây và cho biết trong hai nghề đó, em thích hay cảm thấy phù hợp với nghề nào hơn. Tại sao?

Trả lời:

- Hai nghề phổ biến trong chăn nuôi, em thích nghề bác sĩ thú y.

- Lí do: Bản thân em rất yêu thích động vật, em muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hơn nữa, em vốn là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ, khéo tay, rất phù hợp với yêu cầu của nghề.

V. Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Khám phá trang 45 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 9.7 và nêu những biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi.

Trả lời:

Những biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi là:

- Đưa công nghệ biogas vào trong chăn nuôi.

- Ủ phân hữu cơ.

(8)

Kết nối nghề nghiệp trang 45 Công nghệ lớp 7: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về các biện pháp thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi.

Trả lời:

Các biện pháp thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi khác như:

- Xử lí chất thải bằng chế phẩm sinh học - Xử lí bằng công nghệ ép tách phân - Xử lí nước thải bằng ô xi hóa Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 46 Công nghệ lớp 7: Nêu mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi là:

- Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ, tác động qua lại lần nhau. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt. Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi.

- Chăn nuôi và trồng trọt đều là một trong những ngành sản xuất chính của nước ta - Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

- Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho trồng trọt.

Luyện tập 2 trang 46 Công nghệ lớp 7: Hãy kể tên 3 loại vật nuôi thuộc nhóm gia súc, 3 loại thuộc nhóm gia cầm và vai trò của chúng theo mẫu bảng dưới đây.

Trả lời:

(9)

Vật nuôi Vai trò

Gia súc Trâu Nuôi lấy thịt, cung cấp sức kéo trong nông nghiệp

Bò Nuôi lấy thịt, cung cấp sức kéo trong nông nghiệp

Chó Nuôi lấy thịt, trông nhà Gia cầm Gà Nuôi lấy thịt

Ngan Nuôi lấy thịt, cung cấp nguyên liệu cho dệt may

Vịt Nuôi lấy thịt, cung cấp nguyên liệu cho dệt may

Luyện tập 3 trang 46 Công nghệ lớp 7: Ngày nay, người ta cho rằng chất thải chăn nuôi là một nguồn tài nguyên nguyên rất có giá trị. Em cho biết ý kiến trên đúng hay sai. Tại sao?

Trả lời:

Nhận xét về ý kiến trên em thấy, ý kiến đó có hai mặt, vừa đúng vừa chưa đúng.

Giải thích:

- Chất thải chăn nuôi chỉ được xem là nguồn tài nguyên có giá trị nếu người chăn nuôi biết cách xử lí, sử dụng đúng cách. Ví dụ sử dụng chất thải chăn nuôi làm nguồn cung cấp khí đốt (biogas)

- Chất thải chăn nuôi được xem là gây hại tới cuộc sống con người và môi trường xung quanh nếu người chăn nuôi không xử lí tốt chất thải. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người dân xung quanh.

Luyện tập 4 trang 46 Công nghệ lớp 7: Biện pháp nào sau đây là nên hoặc không nên làm để bảo vệ môi trường?

(10)

Trả lời:

* Biện pháp nên làm để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là:

- Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

- Thu gom chất thải triệt để và sớm nhất có thể.

- Thu phân để ủ làm phân bón hữu cơ

- Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho trại chăn nuôi

* Biện pháp không nên làm để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là:

- Thả rông vật nuôi, cho vật nuôi đi vệ sinh bừa bãi.

- Nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn hay quá gần nơi ở.

- Chuồng nuôi cạnh đường giao thông, chợ hay khu công cộng để thuận tiện cho việc vận chuyển

- Xả thẳng chất thải chăn nuôi ra ao, hồ, sông, suối, … - Vứt xác vật nuôi chết xuống ao, hồ, sông, suối, …

(11)

- Cho người lạ, chó, mèo, …tự do ra vào khu chăn nuôi

Vận dụng trang 46 Công nghệ lớp 7: Quan sát hoạt động chăn nuôi ở gia đình và địa phương em, tìm ra những hoạt động chưa hợp lí và đề xuất các biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Địa điểm Chưa hợp lí Đề xuất

Gia đình - Không có biện pháp xử lí chất thải.

- Xây dựng chuồng nuôi sát nhà ở.

Xây dựng hầm biogas để xử lí phân chuồng, tạo nguồn chất đốt.

- Di chuyển chuồng nuôi ra xa khu vực nhà ở

Địa phương

- Nhiều khu chăn nuôi tập trung tại chợ trung tâm - Một số gia đình tại địa phương thả rông vật nuôi vệ sinh bừa bãi trên đường phố

- Di chuyển khu chăn nuôi xa chợ, tránh ô nhiễm và ảnh hưởng tới người dân.

- Quán triệt, nhắc nhở về ý thức và việc tuân thủ quy định của chính quyền địa phương.

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ

Bài 13: Thực hành. Lập kế hoạch nuôi vật nuôi trọng gia đình Ôn tập chương 3

Bài 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ Bài 13: Thực hành. Lập kế hoạch nuôi vật nuôi trọng gia đình Ôn tập chương 3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết nối năng lực 2 trang 32 Công nghệ lớp 7: Sử dụng intrernet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về các loại rừng ở Việt Nam và trên thế giới..

Khám phá 1 trang 35 Công nghệ lớp 7: Sử dụng các cụm từ gợi ý sau đây để điền vào từng bước thích hợp trong Hình 8.2: đặt cây vào hố, đào hố trồng cây, nén đất, vun

Luyện tập 3 trang 51 Công nghệ lớp 7: So sánh biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái

Vận dụng trang 57 Công nghệ lớp 7: Hãy cho biết những vật nuôi được nuôi nhiều ở địa phương em và phương thức chăn nuôi đang được áp dụng với các giống vật

Khám phá trang 79 Công nghệ 10: Giải thích tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người của biện pháp sinh học và biện pháp quản lí

Khám phá trang 11 Công nghệ 10: Quan sát Hình 2.2 và cho biết đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí trong hệ thống kĩ thuật cảnh báo cháy là những thiết bị nào.. Để hệ

Khám phá trang 53 Công nghệ 10: Trên Hình 9.3 vẽ người quan sát đang đứng ở vị trí ứng với hướng chiếu từ trước, hãy nêu mối quan hệ về vị trí giữa người quan sát,

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng mô hình công nghệ USBF để xử lý nước thải chăn nuôi, là công nghệ cải tiến của quá trình bùn hoạt tính trong đó kết hợp