• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

NS: 25 / 03 / 2022

NG: 28 / 03 / 2022 Thứ 2 ngày 28 tháng 3 năm 2022

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP VỀ MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố thêm một số từ ngữ nói về Du lịch – Thám hiểm - Biết đặt câu với một số từ thuộc chủ điểm

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác + Giáo dục học sinh ý thức rèn luyện sức khỏe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, từ điển - HS: sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

- HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì?

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

-HS tham gia chơi

+ 2 HS đọc một đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì?

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 1 : Du ngoạn có nghĩa là gì? Ghi dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng 10’

+ Đi chơi ở trong nước + Đi chơi ở nước ngoài + Đi chơi ngắm cảnh - Yêu cầu h/s đọc yêu cầu.

- GV q/sát hdẫn thêm cho HS.

- Gọi HS đọc bài của mình G/v chốt câu đúng

Bài 2: Kể tên các đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm mà em biết. 10’

Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- T/c cho HS trả lời nhanh.

- GV làm trọng tài theo dõi HS nào tìm được nhiều từ nhất và đúng.

Bài 3 : đặt câu có từ : Du lịch, du ngoạn, du học 10’

- Học sinh làm bài vào vở

- 3 Học sinh lên bảng – Nhận xét - Dưới lớp nêu miệng

- 1 h/s đọc yêu cầu bài + Đi chơi ở trong nước + Đi chơi ở nước ngoài + Đi chơi ngắm cảnh X

- HS đọc bài làm của mình- lớp nhận xét bổ sung.

- H/s đọc yêu cầu bài - HS trả lời nhanh.

+ La bàn, lều trại …

- H/s đọc yêu cầu bài - HS đặt câu

+ Hè này, cả nhà em đi du lịch ở Đà Nẵng.

(2)

3- HĐ Vận dụng. (5’) Củng cố, dặn dò:

- HS ghi nhớ những từ ngữ và thành ngữ vừa học.

- GV nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP TẢ CON VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết quan sát con vật theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát.

- Biết ghi lại được các ý q/sát về một con vật mà em thích theo một trình tự nhất định.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác + HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, tranh 1 số con vật - HS: sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

+ Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật?

+ Gọi HS đọc dàn ý của tiết trước.

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

-HS tham gia chơi

+ Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần…

+ HS lần lượt đọc dàn ý tả một cây ăn quả đã làm ở tiết TLV trước.

- Nhận xét, bổ sung.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1: Quan sát và lập dàn ý tả con mèo mà em thích … 15’

- Dựa vào quan sát một con mèo ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.

(GV có thể đưa tranh, ảnh về một con mèo cụ thể để HS quan sát).

- GV nhận xét theo 3 ý a, b, c trong SGK một số bài ghi tốt.

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS ghi những gì q/s được ra nháp.

- HS quan sát tranh ảnh kết hợp và làm bài.

- Một số HS trình bày.

- Lớp nhận xét.

I. Mở bài: Giới thiệu về con mèo II. Thân bài:

Tả bao quát:

o Con mèo được 2 tuổi nặng gần 3 ki lô gam

o Con mèo khoác lên mình bộ lông màu trắng

Tả chi tiết

o Đầu: đầu nó tròn như trái banh

o Mắt: long lanh

o Hai cái tai: vểnh vểnh hình tám giác trông vui mắt

(3)

o Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt

o Bộ ria bao giờ cũng vểnh lên trông rất oai vệ

o Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoản 15cm

o Chân: có móng vuốt

Hoạt động, tính nết của mèo

o Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa

o Khi ăn rất từ tốn và gọn gang

o Khi bắt chuột, đôi mắt mở to, phóng nhanh như bay...

III. Kết bài:

Gia đình em đều rất yêu chú mèo

Mỗi ngày, em đều cho mèo ăn và chơi với mèo.

Bài tập 2: Viết MB, KB tả con mèo mà em thích … 15’

- Y/c nhắc lại các cách MB, KB - HS lựa chọn - viết

- nhắc lại các cách MB, KB

- MB gián tiếp: Trên giàn mướp trước sân, khẽ vang lên tiếng xào xạc. Từ trong những tầng lá mướp xanh và những bông hoa vàng tươi, một cái đuôi đen bụ bẫm nhô lên, rồi đến cái lưng, rồi cá cái đầu. Ồ, thì ra là một chú mèo đang chơi với mấy chú ong trên giàn mướp. Đó chính là Min - chú mèo cưng của em.

- KB mở rộng: Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh những bài tả hay.

3- HĐ Vận dụng. (5’) Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS ở nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn, viết lại vào vở.

- Dặn HS đọc 2 đoạn văn đọc thêm.

- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới,

- Một số HS đọc.

- Lớp nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

ÔN TẬP VỀ QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố quy đồng mẫu số hai phân số - Thực hành quy đồng mẫu số hai phân số.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Giáo dục ý thức tư duy và ý thức rèn luyện toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ

(4)

- HS: sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Trongcác phân số dưới đây, phân số nào bằng

3

2?

30 20 ;

9 8 ;

30 48

2 HS trả lời + Ta có phân số

3 2 12

8 30

20

- HS nhận xét bạn.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài - TK trò chơi - Dẫn vào bài 2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

Bài 1:10’ Qui đồng mẫu số các phân số.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

a) 6 5

4 1

b) 5 3

7 3

c) 8 9

9 8

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2: 10’ Qui đồng mẫu số các phân số.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

a) 5 7

11 8

b) 12 5

8 3

c) 10 17

7 9

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 3: Qui đồng mẫu số các psố. 5’’

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

a) 3 2 9

7 b) 20

11 10

4 - GV nhận xét, đánh giá.

1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

HS làm vào vở.

- HS làm vào vở.

a) 24

20 4 6

4 5 6

5

x

x

24 6 6 4

6 1 4

1

x x

b) 35

21 7 5

7 3 5

3

x

x

35 15 5 7

5 3 7

3

x x

c) 72

64 8 9

8 8 9

8

x

x

72 81 9 8

9 9 8

9

x x

1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS làm vào vở.

a) 55

77 11 5

11 7 5

7

x

x

55 40 5 11

5 8 11

8

x x

b) 96

40 8 12

8 5 12

5

x

x

96 36 12 8

12 3 8

3

x x

c) 70

119 7 10

7 17 10

17

x

x

70 90 10 7

10 9 7

9

x x

- HS nhận xét, chữa sai.

- 1 HS nêu ycầu của bài tập.

- HS làm vào vở.

a)

9 6 3 3

3 2 3

2

x

x giữ nguyên

9 7

b)

20 8 2 10

2 4 10

4

x

x giữ nguyên

20 11

- HS nhận xét, chữa bài.

3- HĐ Vận dụng. (5’) Củng cố, dặn dò:

- Hãy nêu qui đồng mẫu số phân số ?

- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

(5)

….……….

KHOA HỌC

ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.

- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.

- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập. Thực hành làm thí nghiệm để phát hiện kiến thức.

+ Vận dụng bài học trong cuộc sống.

+ Học sinh biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật

+ GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường; tích cực, tự giác, chủ động tham gia các HĐ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: - Dụng cụ thí nghiệm

2. HS: - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước âm thanh ánh sáng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh- Ai đúng”

+ Nêu vai trò của nhiệt đối với động vật, thực vật?

+ Nếu không có mặt trời, trái đất sẽ như thế nào? Tại sao?

- Nhiệt có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật.

- Gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá

* Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã được ôn tập về vật chất và năng lượng . Tiết học hôm nay cô cùng các em ôn tập về các kiến thức thuộc chủ đề này nhé! GV ghi bảng tên bài.

2. HĐ Luyện tập, thực hành:

a. Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi ôn tập.

(20')

- Hs theo nhóm đôi đọc các câu hỏi 1, 2, 3 (SGK - 110, 111) và trả lời

- Hs lần lượt báo cáo kết quả. Gv điền thông tin vào bảng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

2 HS đọc lại các kết quả BT.

Câu 1: Dựa vào bảng, so sánh tính chất của nước ở các thể rắn - lỏng - khí.

Nước ở thể

lỏng Nước ở thể khí Nước ở thể rắn

Có mùi không? Không Không Không

Có vị không? Không Không Không

Có nhìn thấy bằng mắt bình Có Không (có) Có

(6)

thường không?

Có hình dạng nhất định không?

Không Không Có

Câu 2: Vẽ sơ đồ vào vở bài tập và điền từ: "Bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy" vào đúng vị trí

Câu 3: Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ?

+ Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?

+ Giải thích tại sao bạn nam trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách?

+ Rót vào hai cốc nước giống nhau một lượng nước lạnh như nhau (lạnh hơn không khí xung quanh). Quấn một cốc bằng bông. Sau đó,..

- Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.

- Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.

- Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.

- Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.

b. Hoạt động 2: Trò chơi "Đố bạn chứng minh được" (1’)

VD: Bạn hãy chứng minh rằng:

+ Nước không có hình dạng xác định?

+ Ta chỉ có thể thấy ánh sáng từ vật tới mắt.

+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn

- Rót nước vào cái cốc thì nước có hình dạng của chiếc cốc, đổ nước vào cái chai thì nước có hình dạng trong lòng của cái chai…

- Để một vật vào trong một cái hộp kín có khe hở ở miệng của chiếc hộp. Khi đèn trong hộp chưa sáng thì ta không nhìn rõ vật, khi đèn sáng ta nhìn rõ vật ở trong hộp.

- Bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm.

Nước ở thể rắn

Hơi nước

Nước ở thể lỏng Nước ở thể lỏng

nóng chảy đông đặc

bay hơi ngưng tụ

(7)

ra. Dùng tay kéo thân bơm lên không khí từ ngoài vào, sau đó dùng tay ấn thân bơm xuống lúc này không khí bị nén lại. Khi thả tay ra, thân bơm sẽ về vị trí ban đầu, lúc này không khí giãn ra.

Gv chốt kết quả

3. Hoạt động vận dụng (5’)

* Củng cố - Dặn dò

- Thực hành làm các TN để kiểm chứng các KT

- Dặn HS chuẩn bị cho giờ sau: Ôn tập (tiết 2)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KĨ THUẬT

ÔN TẬP VỀ CẮT, KHÂU, THÊU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

*Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.

+ Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật.

+ Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh quy trình của các bài trong chương.

- Mẫu khâu, thêu đã học.

2. Chuẩn bị của học sinh: - Bộ ĐD KT lớp 4.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- TBVN cho HS lên hát tập thể

GV: Trong giờ học trước, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Sau đây, mỗi em sẽ tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn.

- TBVN điều khiển

2. HĐ thực hành

Hoạt động 3: 1. Chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm. 25’

Cá nhân – Lớp

(8)

Ví dụ:

a) Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút.

- Nêu qui trình Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút?

* Chú ý: Thêu trang trí trước khi khâu thân túi.

b) Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê.

- Nêu qui trình cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê?

- Học sinh thực hành, giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

HĐ3: Đánh giá kquả học tập của HS.

GV đánh giá kết quả học tập của HS 5’

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu tiêu chuẩn đ/giá sản phẩm:

+ Thêu đúng kỹ thuật.

+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối

- Cắt một mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 20 x 10 cm.

- Gấp mép và kkhâu đường viền làm miệng túi trước.

- Vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản bằng mũi thêu móc xích.

- Khâu phần thân túi bằng các mũi khâu thường hoặc khâu đột.

- Cắt một mảnh vải hình chữ nhật có kích thức 25 x 30cm.

- Gấp đôi mảnh vải theo chiều dài.

- Gấp đôi một lần nữa.

- Vạch dấu hình cổ tay, thân váy liền lên vải.

- Cắt theo đường vạch dấu.

- Gấp, khâu đường viền mép cổ áo, gấu áo, gấu tay áo, thân áo.

- Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích đường cổ áo, gấu tay áo, gấu váy.

- Cuối cùng khâu vai và thân áo bằng cách ghép 2 mép vải.

- Cắt một mảnh vải hình chữ nhật có kích thức 25 x 30cm.

- Gấp đôi mảnh vải theo chiều dài.

- Gấp đôi một lần nữa.

- Vạch dấu hình cổ tay, thân váy liền lên vải.

- Cắt theo đường vạch dấu.

- Gấp, khâu đường viền mép cổ áo, gấu áo, gấu tay áo, thân áo.

- Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích đường cổ áo, gấu tay áo, gấu váy.

- Cuối cùng khâu vai và thân áo bằng cách ghép 2 mép vải.

Cá nhân – Lớp

- HS trưng bày sản phẩm trong nhóm - HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên – Chọn sản phẩm trưng bày trước lớp

(9)

vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.

+ Đường thêu phẳng, không bị rúm.

+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định

- GV nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của HS.

4. Hoạt động vận dụng 5’

+ Em sẽ làm gì với sản phẩm khâu thêu của mình?

+ Với những sản phẩm khâu thêu đẹp như thế các em cần có thái độ như thế nào?

*GV kết luận: Để tạo ra các sản phẩm khâu thêu cần đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, khâu thêu từng mũi cẩn thận. Vì vậy khi tạo được các sản phẩm như thế này các em cần quý trọng sản phẩm của mình nhé!

Củng cố- dặn dò:

- GV hệ thống lại bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

ÔN TẬP TRƯỜNG HỌC – VĂN HỌC- KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục, tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.

- Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nề nếp hơn.

- Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích việc học tập.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Có ý thức tự hào về truyền thống hiếu học có từ lâu đời.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Phiếu học tập cho HS. Tranh minh hoạ như SGK (nếu có) - SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Cho HS quan sát ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhà Thái học, bia tiến sĩ và hỏi:

+ Ảnh chụp di tích lịch sử nào? Di tích có từ bao giờ?

- HS mô tả, nói lên hiểu biết của mình

+ Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Trường đại học đầu tiên của nước ta

(10)

xây thời Lý.

* GV giới thiệu:

HĐ1:Ôn tập về Tổ chức GD dưới thời Hậu Lê:15’

- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS đọc SGK, TLN 4 trả lời các câu hỏi sau:

+ Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?

+ Dưới thời Lê, những ai được vào học trong trường Quốc Tử Giám?

+ Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì?

+ Nền nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được quy định như thế nào?

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Yc các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

- Em hãy mô tả lại tổ chức giáo dục thời Hậu Lê?

- GV giới thiệu cho HS hiểu về thi Hương, thi Hội, thi Đình

Nhóm – Lớp

- HS làm việc nhóm 4 – Chia sẻ lớp:

+ Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .

+ Trường thu nhận con cháu vua quan và cả con dân thường nếu học giỏi.

+ Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là Nho giáo.

+ Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Tổ chức trường học: Nhà nước lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường học, có chỗ ở cho cả HS và kho sách

+ Người được đi học: con cháu vua, quan và con em thường dân học giỏi.

+ Nội dung học: Nho giáo.

+ Nền nếp thi cử: 3 năm có 1 kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kin thành. Những người đỗ thi Hội được thi Đình để chọn tiến sĩ.

Giải nghĩa từ:

Thi Hương: Cứ 3 năm tổ chức 1 lần ở tỉnh hoặc khu vực và lấy đỗ một số người nhất định.Những người đỗ cao được nhận danh hiệu cử nhân, những người đỗ thấp hơn được nhận văn bằng tú tài.

Thi Hội: Tổ chức tại kinh đô, chỉ những người đỗ cử nhân mới được dự. Những người đậu kì thi Hội được tặng học vị Tiến sĩ (Thời Trần là thái học)

Thi Đình: Tổ chức để phân loại những người đỗ tiến sĩ.Những người giỏi, đỗ cao, được nhận học vị Trạng nguyên (đỗ đầu), bảng nhãn,thám hoa.

(11)

- GV liên hệ tổ chức thi trạng nguyên TV tại trường.

* Nhà Hậu Lê tổ chức các chế độ thi cử để làm gì?

+ Nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước.

Giảng: Giáo dục thời Hậu Lê đã có nề nếp và quy củ nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và đào tạo nhân tài cho đất nước. Vậy nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập,chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

HĐ2: Ôn tập Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê: 15’

+ Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?

- GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh tham khảo thêm: Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục.

Cá nhân – Lớp

+ Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.

- HS xem tranh, ảnh.

* GV kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Em đã bao giờ đến thăm quan di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám chưa?

+ Qua bài học em thấy truyền thống học tập của nước ta như thế nào?

+ Bài học này giúp em hiểu biết thêm điều gì về GD thời Hậu Lê?

+ Khi đến thăm quan những nơi có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh em cần phải làm gì?

- HS trả lời

+ Truyền thống hiếu học.

+ Giáo dục thời Hậu Lê đã có nền nếp và quy củ.

+ Tuân theo quy định nơi mình đến thăm quan.

* GV kết luận: Chúng ta thật tự hào về truyền thống hiếu học có từ lâu đời của cha ông ta. Là học sinh, các em cần phát huy truyền thống đó, cố gắng học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Tổng kết bài học.

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐỊA LÍ

ÔN TẬP DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(12)

- Ôn một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:

+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.

+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lút; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.

- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

+ HS thêm yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước. Có ý thức bảo vệ môi trường.

CV 3969: Rà soát, tinh giản, sắp xếp 03 bài thành 2 bài.

Cụ thể: Tiết 1: kết hợp bài 24, mục 1 của bài 25 (dân cư ở đồng bằng duyên hải), mục 5 của bài 26 (Lễ hội) dạy trong khoảng 1 tiết;

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy tính. Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ?

+ Nêu dẫn chứng cho thấy thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long?

- TBHT t/c trò chơi “Bông hoa may mắn”

- nêu lại cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

- Nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.

- Có các trường đại học, viện nghiên cứu đào tạo ra nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật giỏi; Hệ thống kệnh rạch chằng chịt tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng thủy sản, nông sản ở trong nước và thế giới.

- TBHT nhận xét.

GV cho hs quan sát lược đồ:

- Ngoài 2 ĐBằng rộng lớn của nước ta, còn có hệ thống các dải đồng bằng nhỏ hẹp nằm sát biển chủ yếu do biển và các sông khi chảy ra biển bồi đắp nên. Đó là dải đồng bằng duyên hải Miền Trung, chúng ta sẽ học hôm nay.

2- HĐ thực hành

Ôn tập Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.

- GV treo bản đồ và chỉ cho học sinh toàn bộ vùng miền Trung của nước ta và dải ĐB Duyên hải miền Trung (Màu xanh- giáp biển

+ Nêu giới hạn, vị trí của ĐB Duyên hải - Phía Bắc giáp với ĐBBB.

(13)

miền Trung?

- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vị trí của ĐB Duyên hải miền Trung.

- Yêu cầu từng nhóm quan sát lược đồ (SGK-135) và cho biết:

+ Tên, vị trí của các ĐB Duyên hải miền Trung?

+ Nhận xét về độ lớn của các ĐB này so với ĐBBB và ĐBNB?

=>Các ĐB này được gọi tên theo các tỉnh có ĐB đó.

+ Yc hs quán sát lược đồ hình 2, 3 –SGK.

+ Ven biển miền Trung có đặc điểm gì?

- GV giải thích: đầm - phá

+ Để ngăn cát, người dân làm gì?

+ Đọc tên các đầm – phá ở Thừa Thiên Huế?

- Phía Nam giáp với ĐBNB.

- Phía Tây giáp dãy Trường Sơn.

- Phía Đông giáp với Biển Đông.

- ĐB Thanh-Nghệ Tĩnh.

- ĐB Bình-Trị-Thiên.

- ĐB Nam-Ngãi.

- ĐB Bình Phú-Khánh Hoà.

- ĐB Ninh Thuận-Bình Thuận.

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp vì các dãy núi lấn ra biển.

- Có nhiều cồn cát, đầm-phá.

- Trồng phi lao ven biển.

- Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai

=>Do địa hình giáp biển, nhiều gió cát nên ở đây có nhiều cồn cát cao, nhiều đầm phá lấn vào ĐB.

+ Ở khu vực ĐB DHMT có dãy núi cao, đèo nào? Chỉ trên bản đồ?

+ Tại sao khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc – Nam?

+ Quan sát hình 4 và mô tả đèo Hải Vân?

+ Tại sao miền Trung hay có bão?

- Dãy Trường Sơn, dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân.

- Dãy Bạch Mã kéo dài tạo thành bức tường chắn gió mùa đông bắc.

- Đèo dài, cao, ngoằn ngoèo.

- Do địa hình kéo dài, giáp biển lớn, khí hậu khắc nghiệt.

=>Do những dãy núi cao cản gió nên khí hậu và cuộc sống người dân miền Trung có sự khác biệt so với các vùng khác.

- GV treo bản đồ dân cư Việt Nam, yêu cầu học sinh quan sát nhận xét sự phân bố dân cư ở đây.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

+ So sánh lượng người sinh sống ở vùng duyên hải miền Trung với vùng núi Trường Sơn?

+ So sánh lượng người sinh sống ở vùng duyên Hải miền Trung với đồng bằng Bắc Bộ, với đồng bằng Nam Bộ?

- Yc HS thảo luận cặp đôi, đọc mục 1 SGK, q/sát hình 1,2 và trả lời các câu hỏi:

+ Người dân chủ yếu là dân tộc gì?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Số người ở vùng duyên hải miền Trung nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn.

+ Số người ở vùng duyên hải miền Trung ít hơn so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB.

+ Người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác.

+ Phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao;

(14)

+ Trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm như thế nào?

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Ycầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

còn phụ nữ Chăm mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*GV kết luận: Dân cư tập trung khá đông đúc, phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố ... Trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất. Còn trang phục trong ảnh chụp là trang phục truyền thống, họ thường mặc trong các dịp lễ hội.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, kết hợp với những hiểu biết của mình thảo luận nhóm 4 để nói về môt vài lễ hội ở duyên hải miền Trung

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Ycầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Lễ hội cá Ông: gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu người trên biển, hàng năm tại Khánh Hòa có tổ chức lễ hội cá Ông. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng cá Ông tại các đền thờ cá Ông ở ven biển.

+ Lễ hội Tháp Bà diễn ra vào đầu mùa hạ tại Nha Trang. Người dân làm lễ ca ngợi công đức nữ thần và cầu chúc một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phần hội có nhiều hoạt động đặc sắc,...

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*GV kết luận: Ở nhiều vùng ven biển, người dân tổ chức cúng cá Ông tại các đền thờ cá Ông, đặc biệt ở Khánh Hòa có lễ hội cá Ông gắn với truyền thuyết cá voi cứu người trên biển. Người dân tham gia lễ hội với mong muốn sẽ được giúp đỡ, gặp thuận lợi khi đi biển. Các hoạt động lễ hội cũng là dịp để thu hút khách du lịch từ các vùng khác đến tham dự.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Chỉ vị trí và giới hạn của dải đồng bằng duyên hải miền Trung?

GDBVMT: Tại sao phải biết chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung?

- Học sinh lên bảng chỉ bản đồ.

- Vì họ luôn chịu những hậu quả do thiên tai gây ra: lũ lụt, bão,...

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Tổng kết bài học.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà ghi nhớ nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.

(15)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

NS: 25 / 03 / 2022

NG: 29 / 03 / 2022 Thứ 3 ngày 29 tháng 3 năm 2022

TOÁN

ÔN TẬP VỀ SO SÁNH HAI PHÂN SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

- Thực hành thành thục so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Giáo dục ý thức tư duy và ý thức rèn luyện toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

? Nêu cách so sánh 2 p/số cùng mẫu số

? Nêu cách so sánh 2 p/số khác mẫu số

2 HS trả lời

- Ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.

- HS nhận xét bạn.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài - TK trò chơi - Dẫn vào bài 2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

Bài 1: So sánh hai phân số. 10’

- GV yêu cầu HS tự so sánh các phân số, sau đó báo cáo kết quả.

- GV chữa bài, có thể yêu cầu HS giải thích cách so sánh của mình. Ví dụ: Vì sao

7 3<

7 5

- GV nhận xét

Bài 2: So sánh hai phân số. 10’

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

5 3

5 1

17 13

17 15

+ Nhận xét và sửa sai.

Bài 3: So sánh hai phân số: 10’

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

a. Vì hai phân số có cùng mẫu số là 7, so sánh hai tử số ta có 3 < 5 nên

7 3 <

7 5. b. 3

2 3

4 vì 4 > 2 ; c.

8 5 8

7 vì 7 > 5;

d. 11 9 11

2 vì 2 < 9 + HS làm bài tập

5 3

5

1 Vì 3 > 1 nên

5 3 >

5 1

17 13

17

15 Vì 13 < 15 nên

17 13 <

17 15

- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

(16)

a) Quy đồng mẫu số 2 phân số

4 3

5 4:

b) Quy đồng mẫu số 2 p/số

6 5

8 7 :

c) Quy đồng mẫu số 2 p/số

5 2

10 3 :

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh

a) 4 3 =

5 4

5 3

x x =

20

15 ;

5 4 =

4 5

4 4

x x =

20 16

20 15 <

20 16 nên

4 3 <

5 4

b) 6 5 =

4 6

4 5

x x =

24 20 ;

8 7 =

3 8

3 7

x x =

24 21

24 20<

24 21 nên

6 5 <

8 7 c) 5

2 =

2 5

2 2

x x =

10

4 . Giữ nguyên

10 3

10 4 >

10 3 nên

5 2 >

10 3

3- HĐ Vận dụng. (5’) Củng cố, dặn dò:

- Hãy nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số?

- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP VỀ MIÊU TẢ CON VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố bài văn miêu tả cây cối phần thân bài.

- Nhắc lại trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối;

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, tranh con mèo - HS: sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

+ Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật?

+ Gọi HS đọc dàn ý của tiết trước.

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

-HS tham gia chơi

+ Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần…

+ HS lần lượt đọc dàn ý tả một cây ăn quả đã làm ở tiết TLV trước.

- Nhận xét, bổ sung.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1: Quan sát và tả đặc điểm ngoại

hình con mèo mà em thích … 15’ + HS đọc yêu cầu bài tập.

(17)

- Dựa vào quan sát một con mèo ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.

(GV có thể đưa tranh, ảnh về một con mèo cụ thể để HS quan sát).

- GV nhận xét

- Đọc một số đoạn viết tốt.

- HS ghi những gì q/s được ra nháp.

- HS quan sát tranh ảnh kết hợp và làm bài.

- Một số HS trình bày.

- Lớp nhận xét.

Chà! Kitty có bộ lông mới đẹp làm sao! Đó là một màu trắng tinh khiết như bông tuyết đầu mùa. Đầu nó tròn như quả bóng sờ vào rất thích, trên đỉnh đầu mọc ngay ngắn hai cái tai hình tam giác xinh xinh. Hai con mắt to tròn, xanh biếc, trong trẻo như nước biển. cái mũi hồng xinh xắn, ướt nhẹp. Bốn chân Kitty dài và thon thả.

Mỗi bước đi đều nhẹ nhàng, lanh lẹ như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thật thướt tha, duyên dáng…

Bài tập 1: Quan sát và tả hoạt động thường xuyên con mèo mà em thích … 15’

- Y/c nhắc lại các hoạt động thường xuyên con mèo

- HS lựa chọn - viết

- nhắc lại các hoạt động thường xuyên con mèo

Cam nghịch ngợm lắm. Nó rất thích chạy trên sân nô đùa, đuổi theo những cánh bướm vàng. Nhiều khi nó mải đùa mà quên mất phải về ăn trưa, cũng chẳng nghe lời em gọi mà về nhà nữa. Hay nhiều khi nó sẽ chạy mà chẳng nhìn bất kỳ ai xung quanh cả, cứ thế va vào chân rất nhiều người.

Tuy nghịch nhưng mà Cam lại rất chăm chỉ bắt chuột nhé. Ngày nào nó cũng như một chàng dũng sĩ đi vòng quanh nhà, kiểm tra từng ngóc ngách một để xem còn con chuột hư đốn nào trốn không. Cái dáng nằm rình mò trông cũng sang chảnh quý phái chẳng kém ai đâu. Từ ngày Cam biết bắt chuột, chỉ sau một thời gian là nhà em đã chẳng còn âm thanh “chít, chít” nào vào ban đêm nữa cả.

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh những bài tả hay.

3- HĐ Vận dụng. (5’) Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS ở nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn, viết lại vào vở.

- Dặn HS đọc 2 đoạn văn đọc thêm.

- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới,

- Một số HS đọc.

- Lớp nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP MIÊU TẢ CON VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết quan sát con vật theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát.

- Biết ghi lại được các ý q/sát về một con vật mà em thích theo một trình tự nhất định.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác + HS yêu thích môn học

(18)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, tranh 1 số con vật - HS: sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

+ Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật?

+ Gọi HS đọc dàn ý của tiết trước.

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

-HS tham gia chơi

+ Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần…

+ HS lần lượt đọc dàn ý tả một cây ăn quả đã làm ở tiết TLV trước.

- Nhận xét, bổ sung.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1: Quan sát và lập dàn ý tả con trâu mà em thích … 15’

- Dựa vào quan sát một con trâu ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.

(GV có thể đưa tranh, ảnh về một con trâu cụ thể để HS quan sát).

- GV nhận xét .

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS ghi những gì q/s được ra nháp.

- HS quan sát tranh ảnh kết hợp và làm bài.

- Một số HS trình bày.

- Lớp nhận xét.

1. Mở bài

Giới thiệu về con trâu mà em tả: Con trâu của gia đình em nuôi hay con trâu mà em có dịp nhìn thấy ngoài đồng.

2. Thân bài

- Tả về ngoại hình bên ngoài của con trâu:

+ Là một chú trâu đực có lớp da dày màu đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn + Nổi bật trên khuôn mặt con trâu là 2 cái sừng dài cong vút.

+ Hai lỗ tai to bè như cánh quạt lâu lâu lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt.

+ Đôi mắt của con trâu đen láy tròn xoe rất dễ thương

+ Miệng con trâu rất to và nó liên tục nhồm nhoàm nhai cỏ. Và con trâu nó không có hàm răng trên nên mỗi lần nó ăn cỏ là lại thè chiếc lưỡi to bè ra liếm lấy bụi cỏ tạo nên âm thanh bục bục

+ Hai lỗ mũi con trâu cũng to và liên tục thở phì phò phì phò + Bốn chân của con trâu cao và to gần bằng cột nhà

+ Phía sau là cái đuôi dài có dính một ít lông, và chiếc đuôi phẩy qua phẩy lại 2 bên mình liên tục để đuổi bầy ruồi.

- Tả về hành động của con trâu

Là con trâu đực nên nó khá hung dữ, người lạ đến đụng vào người nó là quay đầu lại và khịt khịt mũi rất đáng sợ.

Đang gặm cỏ nhưng chốc chốc nó lại ngẫng đầu lên như đang quan sát có ai đến quấy rầy nó không.

Khi phát hiện có con trâu đực khác đi lại gần là nó gầm lên Ọ Ọ Ọ và giương cặp sừng lên cảnh báo không cho lại gần.

Mỗi ngày con trâu này giúp ích cho gia đình em rất nhiều, nó kéo xe chở đất, chở phân và cày ruộng rất khỏe.

Khi nào ba em đeo xe vào cho nó kéo là em leo lên ngồi trên lưng nó cảm giác rất

(19)

tuyệt như đang cởi ngựa trong mấy bộ phim trên tivi

Vào thời gian gặt lúa mùa hè con trâu làm việc rất vất vả, nó liên tục phải chở lúa gặt ngoài đồng về cho nhà em rồi những nhà hàng xóm thuê. Nên vào buổi tối nó được ba em cho ăn rất nhiều và còn tắm cho nó nữa.

3. Kết bài

Em rất yêu quý con trâu này, hàng ngày em đều đi với nó như một người bạn thân thiết. Và ba em cũng thường hay nói Con trâu là đầu cơ nghiệp nên cả nhà em rất quan tâm chăm sóc nó.

Bài tập 2: Viết MB, KB tả con trâu mà em thích … 15’

- Y/c nhắc lại các cách MB, KB - HS lựa chọn - viết

- nhắc lại các cách MB, KB

- MB gián tiếp: Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.

- KB mở rộng: Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh những bài tả hay.

3- HĐ Vận dụng. (5’) Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS ở nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn, viết lại vào vở.

- Dặn HS đọc 2 đoạn văn đọc thêm.

- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới,

- Một số HS đọc.

- Lớp nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH KĨ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết ý nghĩa của việc làm bảo vệ MT.

- Nêu được ví dụ về việc làm bảo vệ MT.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL tư duy - lập luận logic.

+ Biết hành động việc làm bảo vệ MT

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường?

- 4HS nêu - HS nhận xét

(20)

- TK trò chơi - Dẫn vào bài - TK trò chơi - Dẫn vào bài

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Câu 1: Những việc làm nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường? 10’

a. Mở xưởng của gỗ gần khu dân cư.

b. Trồng cây gây rừng.

c. Phân loại rác trước khi xử lí.

d. Không hút thuốc lá ở nơi công cộng.

đ. Làm ruộng bậc thang e. Vứt rác xúc vật ra đường.

g. Dọn sạch rác thải trên đường phố.

h. Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn thức ăn.

- GV nhận xét và chốt lại

- HS TLN - trả lời Trả lời:

Những việc làm có tác dụng bảo vệ môi trường là:

b. Trồng cây gây rừng.

d. Không hút thuốc lá ở nơi công cộng đ. Làm ruộng bậc thang

g. Dọn sạch rác thải trên đường phố.

Những việc làm ở câu a, c, e, là những việc không bảo vệ môi trường mà còn ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm cho môi trường.

Câu 2: Em hãy dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người nếu: 10’

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - GV nhận xét chung.

Trả lời:

Tình huống Dự đoán điều xảy ra

a. Dùng điện, dùng chất nổ để đánh cá, tôm.

Làm chết nhiều loại sinh vật khác, thậm chí người sử dụng có thể bị điện giật

b. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định.

Làm cho thực vật có thể bị chết, người ăn thực vật sẽ bị bệnh

c. Đốt phá rừng. Mưa lũ sẽ sạt lở đất gây lũ quét làm thiệt hại người và của nhất là vùng núi

d. Chất thải nhà máy chưa được xử lí đã cho chảy xuống sông, hồ.

Nước sông hồ ô nhiễm, các sinh vật dưới nước sẽ bị chết, nước bẩn bốc mùi ô nhiễm người dân sống gần đó

đ. Quá nhiều ô tô, xe máy chạy trong thành phố

Ùn tắc giao thông, dễ xảy ra va chạm và tai nạn e. Các nhà máy hóa chất nằm

gần khu dân cư hay đầu nguồn nước.

Làm ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho người dân sử dụng nước gần đó.

(21)

Câu 3: Em hãy kể một số việc đã làm để bảo vệ môi trường. 10’

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

- GV nhận xét và chốt lại

Một số việc em đã làm để bảo vệ môi trường là:

Vứt rác đúng nơi quy định

Thường xuyên quét dọn nhà cửa, đường làng ngõ xóm sạch sẽ

Hạn chế sử dụng các vật liệu khó tái chế như túi nilon

Tiết kiệm nguồn nước sạch và điện sinh hoạt khi không cần thiết...

Cùng các bạn tham gia trồng cây ở trường để môi trường xanh sạch đẹp.

Tuyên truyền để mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường....

3- HĐ Vận dụng. (5’)

Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?

a. Mẹ em đặt bếp than tổ ong trong phòng ở để đun nấu.

b. Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn.

c.

c. Lớp em tổ chức thu nhặt phế liệu và dọn sạch trường làng.

Củng cố, dặn dò : - Cbị bài sau

a. Em sẽ khuyên mẹ nên đưa bếp than tổ ong ra ngoài, để trong phòng khói của than rất độc nên khi mẹ nấu hít nhiều khói than sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoặc có thể mẹ nên chuyển sang dùng một loại chất đốt khác tốt hơn như củi khô hoặc sạch nhất là khí bioga.

b. Em sẽ bảo anh vặn nhỏ loa lại ở mức đủ nghe, như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến người khác.

c. Em sẽ cùng các bạn trong lớp vì như vậy vừa làm sách trường làng vừa góp phần bảo vệ môi trường.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

======================================

NS: 25 / 03 / 2022

NG: 30 / 03 / 2022 Thứ 4 ngày 30 tháng 3 năm 2022

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP: LUYỆN TẬP VỀ MRVT: LẠC QUAN - YÊU ĐỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố thêm một số từ ngữ nói về Lạc quan - Yêu đời

(22)

- Biết đặt câu với một số từ thuộc chủ điểm - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

+ Giáo dục HS luôn có thái độ lạc quan, yêu đời trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, từ điển - HS: sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

- HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì?

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

-HS tham gia chơi

+ 2 HS đọc một đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì?

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 1 : Lạc quan có nghĩa là gì? 10’

- Yêu cầu h/s đọc yêu cầu.

- GV q/sát hdẫn thêm cho HS.

- Gọi HS đọc bài của mình G/v chốt câu đúng

- 1 h/s đọc yêu cầu bài

+ 2 nét nghĩa: Tin tưởng ở tương lai tốt đẹp và Có triển vọng tốt đẹp

* GV kết luận: Các em đã hiểu nghĩa của từ lạc quan, các em thấy nếu chúng ta sống lạc quan, yêu đời,tin tưởng vào tương lai tốt đẹp chúng ta sẽ có triển vọng tốt đẹp.

Bài 2: Tìm từ coa tiếng “vui”. 10’

a- Từ chỉ hoạt động: …..

b- Từ chỉ cảm giác: ……

c- Từ chỉ tính tình: …..

d- Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: … Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- T/c cho HS trả lời nhanh.

Bài 3 : Đặt câu với từ ở mỗi nhóm ở BT2.

10’

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS chọn và đặt câu

- Gọi HS nối tiếp đọc câu của mình. HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá

- HS đọc bài làm của mình- lớp nhận xét bổ sung.

a- Từ chỉ hoạt động: vui chơi, giúp vui, mua vui. . .

b- Từ chỉ cảm giác: vui lòng, vui mừng, vui sướng, vui thích, vui thú, vui vui.

c- Từ chỉ tính tình: vui nhộn, vui tính, vui tươi.

d- Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ.

- HS nối tiếp nói câu rồi viết câu VD: Bạn Quang lớp em rất vui tính.

Em vui sướng vì cuối tuần được đi chơi.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

(23)

Củng cố, dặn dò:

- HS ghi nhớ những từ ngữ vừa học.

- GV nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP VỀ MIÊU TẢ CON VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố bài văn miêu tả cây cối phần thân bài.

- Nhắc lại trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối;

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, tranh con mèo - HS: sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

+ Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật?

+ Gọi HS đọc dàn ý của tiết trước.

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

-HS tham gia chơi

+ Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần…

+ HS lần lượt đọc dàn ý tả một cây ăn quả đã làm ở tiết TLV trước.

- Nhận xét, bổ sung.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1: Quan sát và tả đặc điểm ngoại hình con trâu mà em thích … 15’

- Dựa vào quan sát một con trâu ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.

(GV có thể đưa tranh, ảnh về một con trâu cụ thể để HS quan sát).

- GV nhận xét

- Đọc một số đoạn viết tốt.

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS ghi những gì q/s được ra nháp.

- HS quan sát tranh ảnh kết hợp và làm bài.

- Một số HS trình bày.

- Lớp nhận xét.

Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.

Bài tập 1: Quan sát và tả hoạt động thường xuyên con trâu mà em thích … 15’

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 2: Học sinh tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.. - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn

Ví dụ: Khâu vải mỏng phải chọn sợi chỉ mảnh, nhưng nếu khâu trên vải dày thì phải dùng chỉ sợi to hơn... Lưỡi kéo sắc, nhọn dần về

- Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn chọn sản phẩm : sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt khâu

Kiến thức: Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.. Thái độ : Vận dụng kiến thức , kĩ năng cắt , khâu , thêu

Kiến thức: Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.. Thái độ : Vận dụng kiến thức , kĩ năng cắt , khâu , thêu

Kiến thức: Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.. Thái độ : Vận dụng kiến thức , kĩ năng cắt , khâu , thêu

Kiến thức: Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.. Thái độ : Vận dụng kiến thức , kĩ năng cắt , khâu , thêu

Kiến thức: Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.. Thái độ : Vận dụng kiến thức , kĩ năng cắt , khâu , thêu