KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 Năm học: 2022-2023
TT Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kĩ năng
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm Nhận
biết (Số câu)
Thông hiểu (Số câu)
Vận dụng (Số câu)
Vận dụng
cao (Số câu) T
N K Q
TL T N K Q
TL T N K Q
TL TN
K Q
TL
1 Đọc hiểu
Văn bản nghị luận hoặc sử thi
(Văn bản ngoài SGK)
4 0 3 1 0 2 0 0 60
2
Làm văn (Viế)
Viết văn bản nghị luận về một
tác phNm thơ. 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 40 Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 20 10 15 20 0 25 0 10 100 Tỉ lệ điểm các mức độ nhận
thức 30 35 25 10
Tổng % điểm 65 35
BẢNG ĐẶC TẢ MINH HOẠ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn Ngữ văn 10 – Năm học 2022-2023
T T
Kĩ năng
Đơn vị kiến thức/Kĩ năng
Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
N B TH VD VDC 1 Đọc
hiểu
Văn nghị luận
Nhận biết:
- N hận biết được thể loại, chi tiết, biện pháp tu từ có trong văn bản.
- N hận biết được phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Thông hiểu:
Hiểu được các chi tiết, nội dung của ngữ liệu; tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ngữ liệu.
Vận dụng:
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận/
nêu quan điểm cá nhân về một vấn đề liên quan đến nội dung ngữ liệu.
- N êu được thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
4C- TN
3C- TN 01C- TL
2C- TL
2 Làm văn
Viết văn bản nghị luận về một đoạn thơ.
Nhận biết:
- Giới thiệu được tác giả.
- Giới thiệu được tác phNm: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và nội dung khái quát của đoạn thơ.
- Giới thiệu được vị trí và đại ý của đoạn thơ cần nghị luận.
Thông hiểu:
- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.
Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của đoạn thơ.
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.
1* 1* 1* 1 TL
- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuNn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- N êu được tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ.
Vận dụng:
- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức đoạn thơ.
Vận dụng cao:
- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.
Tổng số câu
4 TN
3TN,
1TL 2 TL 1 TL*
Tỉ lệ %
30
% 35% 25% 10%
Tỉ lệ chung 65% 35%
ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜN G THPT QUẾ SƠN
TỔ: NGỮ VĂN
(Đề gồm có 02 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ 1- NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
(1) Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
(2 )Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.
(3)Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
(Trích “Chiếu cầu hiền” (*) - N gô Thì N hậm) Chú thích
(*) Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do N gô thì N hậm viết thay vào khoảng năm 1788-1789, nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 7: (mỗi câu đúng: 0.5đ)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Cáo C. Hịch B. Chiếu D. Phú
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
A. N ghị luận. B.Thuyết minh.
C. Miêu tả. D. Tự sự.
Câu 3. Trong đoạn (2) , tác giả sử dụng biện pháp tu từ chính là gì?
A. Liệt kê. B. So sánh.
C. N hân hóa. D. Hoán dụ.
Câu 4. Đối tượng hướng tới của bài chiếu là ai?
A. N gười ăn ở hiền lành. B. N gười có tài.
C. N gười có đức. D. Các sĩ phu Bắc Hà.
Câu 5 . N ội dung của câu: "Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao" là…?
A. nhân tài Bắc Hà nhiều như sao trên trời.
B. người hiền theo Quang Trung rất nhiều như sao trời C. người hiền ở Bắc Hà rất hiếm có
D. so sánh người hiền tài như tinh tú, đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.
Câu 6. N ội dung của đoạn (3) là…?
A. qui luật xử thế của người hiền.
B. cách ứng xử của giới sĩ phu Bắc Hà trước đây.
C. tấm lòng mong mỏi cầu hiền của vua Quang Trung.
D. thái độ của các sĩ phu Bắc Hà với thời cuộc.
Câu 7. Đâu không phải là thái độ của vua Quang Trung khi cầu hiền?
A. Thái độ khiêm tốn
B. Tha thiết cầu hiền, lo lắng cho sự nghiệp của đất nước C. Dùng mệnh lệnh để bắt người tài ra giúp nước
D. Thái độ chân thành, trân trọng người có tài.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8 (1.0đ): N êu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao”?
Câu 9 (1.0đ): Theo anh (chị) ngày nay, người hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước không? Vì sao?
Câu 10 (0,5đ): Anh (chị) rút ra được thông điệp gì sau khi đọc văn bản?
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người qua đoạn thơ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử) ---Hết---
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 10 – Năm học 2022-2023
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 B 0.5
2 A 0.5
3 A 0.5
4 D 0.5
5 D 0.5
6 C 0.5
7 C 0.5
8 Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao”
- Làm cho câu văn gợi hình, gợi cảm…
- N hấn mạnh vai trò của người hiền đối với đất nước.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
1.0
9 HS nêu ý kiến: Có hoặc không có, lí giải phù hợp Hướng dẫn chấm:
Học sinh nêu ý kiến: 0.25 điểm.
- Lí giải phù hợp: 0,75 điểm.
1.0
10 Học sinh rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Sau đây là một số gợi ý:
- Thấy được vai trò và trách nhiệm của bản thân với đất nước.
- Ra sức học tập, rèn luyện và cống hiến…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời 01 ý như đáp án: 0.5 điểm..
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
0.5
II II LÀM VĂN 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong khổ một của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề: không cho điểm
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các kỹ năng phân tích một văn bản thơ trữ tình (kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật). Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu tác giả tác phNm và vấn đề nghị luận
- Phân tích được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong khổ một của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
+ Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.
+Vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, trong trẻo, tinh khiết, tràn đầy sức sống,…
+Vẻ đẹp con người: hiền hòa, phúc hậu, dịu dàng, kín đáo.
Đánh giá chung:
- Trí tưởng tượng phong phú. N ghệ thuật so sánh, sử dụng câu hỏi tu từ,... Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ trong khoảnh khắc hừng đông và tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích chi tiết, làm rõ vẻ đẹp của các hình ảnh thơ , 1.5 điểm-2.0 điểm
- Phân tích được vẻ đẹp nhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ:
0.5 điểm -1.0 điểm
- Phân tích chung chung, chưa làm rõ hình ảnh thơ 0,25 điểm -0.5 điểm
2,0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuNn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
e. Sáng tạo:
- Liên hệ, so sánh với các văn bản thơ trữ tình khác liên quan đến vấn đề phân tích, đánh giá.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.
Hướng dẫn chấm:
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
Tổng điểm 10,0