• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẢI XUỐNG PDF

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "TẢI XUỐNG PDF"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/2 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

(Đề có 02 trang) Mã đề thi: 132

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN SINH HỌC 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên học sinh:...Số báo danh:………...

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(5 điểm):

Câu 1: Bào quan nào sau đây được ví như “ nhà máy năng lượng” của tế bào?

A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Ribosome. D. Không bào.

Câu 2: Sinh vật nào sau đây có cấu tạo tế bào nhân sơ?

A. Thực vật. B. Nấm.

C. Động vật nguyên sinh. D. Vi khuẩn.

Câu 3: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất gồm những hình thức nào sau đây?

A. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

B. Vận chuyển thụ động và thẩm thấu.

C. Vận chuyển chủ động và thẩm thấu.

D. Thẩm thấu và biến dạng màng sinh chất.

Câu 4: Trong các tổ chức sau đây, cấp độ tổ chức sống nào cao nhất?

A. Cơ thể. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Hệ sinh thái.

Câu 5: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường

A. ưu trương. B. đẳng trương. C. nhược trương. D. bão hoà.

Câu 6: Cho các đặc điểm sau:

(1) Không có nhân hoàn chỉnh.

(2) Không có các bào quan có màng.

(3) Có nhân hoàn chỉnh.

(4) Chất di truyền là DNA dạng vòng, kép.

(5) Chất di truyền là DNA dạng thẳng, kép.

Đặc điểm chung cho các tế bào nhân sơ là

A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (5). D. (1), (2), (5).

Câu 7: Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, sinh học có vai trò A. cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường.

B. đưa ra các biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái.

C. tạo ra giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao và có giá trị.

D. xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế.

Câu 8: Cacbohidrat được cấu tạo bởi những nguyên tố nào sau đây ?

A. C, H, O. B. C, H, P. C. C, H, O, N. D. C, H, O, P.

Câu 9: Phương pháp nghiên cứu (thu thập thông tin) được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm được gọi là phương pháp

A. phân tích số liệu. B. quan sát.

C. thực nghiệm khoa học. D. làm việc trong phòng thí nghiệm.

Câu 10: Các nguyên tố nào sau đây được gọi là nguyên tố vi lượng?

(2)

Trang 2/2 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/

A. C, H, P. B. C, H, O. C. Ca, P, N. D. Fe, Cu, Zn.

Câu 11: Các nguyên tố C, H, O, N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên

A. polysaccharide. B. protein.

C. lipid. D. glucose.

Câu 12: Cấu trúc bậc 4 khác cơ bản so với cấu trúc bậc 3 của protein là

A. Gồm 2 hay nhiều chuỗi polypeptide. B. Không có liên kết hidrogen.

C. Gấp nếp có liên kết hidrogen. D. Cấu trúc chuỗi polypeptide thẳng.

Câu 13: Trong các loại tế bào sau, loại tế bào nào có nhiều lysosome nhất?

A. Tế bào cơ tim. B. Tế bào hồng cầu.

C. Tế bào bạch cầu. D. Tế bào thần kinh.

Câu 14: Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên DNA?

A. Glucose. B. Acid béo. C. Amino acid. D. Nucleotide.

Câu 15: Bào quan nào sau đây có cấu tạo màng đơn?

A. Ribosome. B. Lysosome. C. Ti thể. D. Lục lạp.

II. PHẦN TỰ LUẬN(5 điểm):

Câu 1(2điểm): Trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể.

Câu 2(2 điểm): Một phân tử DNA có chiều dài 5100 Ao, trong đó số nucleotit loại A bằng 900. Tính:

a. Số lượng các nucleotit còn lại trong phân tử DNA.

b. Số liên kết hidro trong phân tử DNA.

Câu 3(1 điểm): Em hãy giải thích, vì sao trong thực tế người ta sử dụng phương pháp ướp muối để bảo quản thực phẩm?

---

--- HẾT ---

(3)

mamon made cautron dapan

CUOI HK S1132 1 B

CUOI HK S1132 2 D

CUOI HK S1132 3 A

CUOI HK S1132 4 D

CUOI HK S1132 5 C

CUOI HK S1132 6 B

CUOI HK S1132 7 C

CUOI HK S1132 8 A

CUOI HK S1132 9 D

CUOI HK S1132 10 D

CUOI HK S1132 11 B

CUOI HK S1132 12 A

CUOI HK S1132 13 C

CUOI HK S1132 14 D

CUOI HK S1132 15 B

CUOI HK S1209 1 D

CUOI HK S1209 2 C

CUOI HK S1209 3 C

CUOI HK S1209 4 B

CUOI HK S1209 5 C

CUOI HK S1209 6 D

CUOI HK S1209 7 A

CUOI HK S1209 8 C

CUOI HK S1209 9 A

CUOI HK S1209 10 C

CUOI HK S1209 11 A

CUOI HK S1209 12 D

CUOI HK S1209 13 B

CUOI HK S1209 14 D

CUOI HK S1209 15 B

CUOI HK S1357 1 B

CUOI HK S1357 2 D

CUOI HK S1357 3 D

CUOI HK S1357 4 C

CUOI HK S1357 5 A

CUOI HK S1357 6 D

CUOI HK S1357 7 C

CUOI HK S1357 8 A

CUOI HK S1357 9 B

CUOI HK S1357 10 A

CUOI HK S1357 11 D

CUOI HK S1357 12 B

CUOI HK S1357 13 C

CUOI HK S1357 14 D

CUOI HK S1357 15 C

CUOI HK S1485 1 D

(4)

CUOI HK S1485 2 B

CUOI HK S1485 3 B

CUOI HK S1485 4 B

CUOI HK S1485 5 B

CUOI HK S1485 6 C

CUOI HK S1485 7 A

CUOI HK S1485 8 C

CUOI HK S1485 9 A

CUOI HK S1485 10 D

CUOI HK S1485 11 A

CUOI HK S1485 12 C

CUOI HK S1485 13 D

CUOI HK S1485 14 A

CUOI HK S1485 15 B

(5)

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phú Ninh, ngày 09 tháng 12 năm 2022 HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN

KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 10

Câu 1: (2 điểm)

- Cấu trúc của ti thể: (1đ)

+ Bên ngoài ti thể: có 2 lớp màng bao bọc: (0,25đ) . màng ngoài không gấp khúc (0,25đ)

. màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp(0,25đ)

+ Bên trong ti thể: là chất nền, chứa DNA và riboxom(0,25đ) - Chức năng của ti thể: (1 điểm)

+ Ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải cacbohidrat giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống (0,5 đ)

+ Đồng thời tạo nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hoá vật chất của tế bào (0,5đ)

Câu 2: ( 2 điểm)

Tổng số nucleotit của pt DNA là: N = 2. L/ 3,4 AO = 3000 (Nucleotit) (0,5 đ) a. Số nucleotit từng loại của DNA là:

A = T= 900 (nu) (0,5đ)

G = X = {3000 – (A+T)} : 2 = 600 (nu)(0,5đ)

b. Số liên kết hidro là: H = 2.A + 3.G = 2. 900 + 3.600 = 3600 (lk) (0,5đ) Câu 3: (1 điểm)

Vì: Trong môi trường muối có nồng cao là môi trường ưu trương, khiến nước từ trong tế bào nấm, vi khuẩn… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến sinh sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân huỷ thực phẩm được.

Điều đó giúp thực phẩm bảo quản được lâu hơn.

https://thi247.com/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là: số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. Những yếu

Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình ñể tính toán sẽ cho biết giá trị cụ thể là với diện tích ñất nhất ñịnh, ñể tối ưu hóa chi phí vận chuyển và xử lý thì công

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định nồng độ radon theo mùa của một số hang động karst đang được sử dụng cho mục đích lao động sản xuất của người dân

Nước vừa là nhân tố sinh thái vừa là môi trường sống của sinh vật vì nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng

* các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất - Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. -Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt

Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan thấp hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường:A. Cấu trúc nào sau đây

Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng vi khuẩn ký hiệu PTST_30 phân lập có khả năng hòa tan silic cao nhất, đạt 51,72 mg/L silic trong môi trường lỏng sau 8 ngày nuôi

Sự phù hợp khá tốt giữa số liệu thực nghiệm với hệ thức Vogel – Fulcher trong Hình 5(a-e) cho thấy rằng hệ thức này có thể được sử dụng để giải thích trạng thái