• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chủ đề 2: ÂM THANH I. Mục tiêu

a, Kiến thức

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

- Nêu được nguồn âm là một vật dao động.

- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.

Nêu được ví dụ.

- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

âm khác nhau.

b, Kỹ năng

- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.

c, Phẩm chất

Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm d, Các năng lực hướng tới

* Năng lực chung - Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp * Năng lực chuyên biệt:

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4 - Nhóm NLTP về phương pháp: P1, P2, P4, P5, P8, P9

- Nhóm NLTP trao đổi thông tin: X1, X2, X7, X8 - Nhóm NLTP liên quan đến cá thể:C1, C2

(2)

Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các năng lực

hướng tới của chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng

cao Nguồn âm và đặc

điểm chung của nguồn âm

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp

- Nêu được nguồn âm là vật dao động. C1, C2

- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,... C3

- Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4

- Nhóm NLTP về phương pháp:

P1, P2, P4, P5, P8, P9

- Nhóm NLTP trao đổi thông tin: X1, X2, X7, X8

- Nhóm NLTP liên quan đến cá thể:C1, C2

Độ cao của âm - Nêu được khái niệm

tần số dao động - Nêu được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. C4, C5

- Lấy được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật. C6

Độ to của âm - Nêu được khái niệm

biên độ dao động - Nêu được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.

C7, C8

- Nêu được ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động. C9, C10

(3)

3. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức C1. Hãy kể tên một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống?

C2. Hãy nêu đặc điểm chung của các nguồn âm?

C3. Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra nốt nhạc khi gảy đàn, khi thổi sáo.

C4. Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số?

C5. Hãy so sánh tần số dao động của âm cao, âm thấp. Vật phát ra âm cao dao động nhiều hơn hay vật phát ra âm thấp dao động nhiều hơn.

C6. Khi bay nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm.

a, Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn?

b, Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay phát ra?

C7. Biên độ dao động là gì? Đơn vị của biên độ?

C8. Hải đang chơi ghi ta

a, Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?

b, Dao động và biên độ dao động của sợi dây khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?

c, Dao động của các sợi dây đàn ghi ta khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?

C9. Muốn cho kén lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy.

C10. Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?

4. Tổ chức dạy học chủ đề

Tiết Nội dung Ghi chú

1 Bài 10: Nguồn âm GD BVMT

C9 (tr 29) không bắt buộc HS thực hiện

2 Bài 11 +12: Độ cao của âm và Độ to của âm GD BVMT

C5, C7 không yêu cầu HS trả

lời 3

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

Tiết Nội dung Ghi chú

1 Hoạt động 1 (Khởi động):….

(4)

Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức):….

2 Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức): Tiếp theo

3

Hoạt động 3 (Luyện tập):………

Hoạt động 4 (Vận dụng):……….

Hoạt động 5 (Tìm tòi, mở rộng):

……….

IV. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

1. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe. Em hãy nêu những âm mà em nghe được và tìm xem chúng được phát ra từ đâu.

2. Em hãy kể tên một số nguồn âm.

3. Hãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được.

4. Vật nào phát ra âm ?

5. Âm thoa có dao động không ? Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không ?

6. Em có thể làm cho một số vật như tờ giấy, lá chuối…phát ra âm được không ? 7. Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào dao động phát ra âm trong hai nhạc cụ mà em biết.

8. Nếu em thổi vào miệng một lọ nhỏ, cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột không khí dao động không ?

9. Khi nào âm phát ra cao, thấp?

10. Tần số là gì? Đơn vị của tần số?

11. Khi nào âm phát ra to, nhỏ?

12. Biên độ dao động là gì? Đơn vị của độ to của âm?

V. ĐÁNH GIÁ

1. Bằng chứng đánh giá:

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

+ Trong giờ học: Đọc thông tin SGK, vận dụng kiến thức cũ trả lời các câu hỏi, Hoàn thành các nội dung trong phiếu giao việc và phiếu học tập

+ Sau giờ học: Hoàn thành công việc GV giao về nhà.

2. Hình thức đánh giá

- Quan sát, nhận xét, đánh giá ,cho điểm VI. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên

Bộ thí nghiệm H10.4(sgk)

(5)

- Đồ dùng thí nghiệm cho mỗi nhóm

+ 1 đàn ghi ta hoặc một cây sáo(hoặc một dây cao su buộc căng trên giá đỡ)

+ 1 giá thí nghiệm

+ 1 con lắc đơn có chiều dài 20cm + 1 con lắc đơn có chiều dài 40cm

+ 1 đĩa phát âm có 3 hàng lỗ vòng quanh,1 mô tơ 3V-6V một chiều + 1 miếng phim nhựa

+ 1 thép lá (0,7 x 15 x 300)mm + 1 trống, dùi

- Phiếu nhiệm vụ học tập số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

Phiếu học tập số 1 (Hoạt động nhóm: 3 phút ) Nhóm số: ...

Cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi C1 và C2:

C1: Tất cả chúng ta hãy cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe. Em hãy nêu những âm mà em nghe được và tìm xem chúng được phát ra từ đâu.

C2: Em hãy kể tên một số nguồn âm.

...

...

...

Phiếu học tập số 2:

(Hoạt động nhóm: 8 phút) Nhóm số: ...

Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát H 10.1, thảo luận:

+ Mục đích của TN?

...

...

+ Dụng cụ của TN?

...

...

...

+ Cách tiến hành TN0 ?

...

...

+ Mô tả điều mà em nhìn, nghe được

...

...

Phiếu học tập số 3:

(Hoạt động nhóm: 8 phút) Nhóm số: ...

Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát H 10.2, thảo luận:

(6)

+ Mục đích của TN?

...

...

+ Dụng cụ của TN?

...

...

+ Cách tiến hành TN0 ?

...

...

+ Trả lời câu hỏi C4:

Vật nào phát ra âm?

Vật đó có rung động không? Nhận biết điều đó bằng cách nào?

...

...

Phiếu học tập số 4:

(Hoạt động nhóm: 8 phút) Nhóm số: ...

Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát H 10.3, thảo luận:

+ Mục đích của TN?

...

...

+ Dụng cụ của TN?

...

...

+ Cách tiến hành TN0 ?

...

...

+ Trả lời câu hỏi C5:

Âm thoa có giao động không?

Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có giao động không?

...

...

- Phiếu nhiệm vụ học tập số 5, 6, 7,8,9

Phiếu học tập số 5:

(Hoạt động nhóm: 8 phút) Nhóm số: ...

Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm thí nghiệm 1, thảo luận:

+ Mục đích của TN?

...

...

+ Dụng cụ của TN?

...

...

+ Cách tiến hành TN0 ?

(7)

...

...

+ Điền vào bảng sau:

Con lắc Con lắc nào dao động nhanh?

Con lắc nào dao động chậm?

Số dao động trong 10 giây

Số giao động trong 1 giây a

B

Phiếu học tập số 6:

(Hoạt động nhóm: 8 phút) Nhóm số: ...

Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm thí nghiệm 2, thảo luận:

+ Mục đích của TN?

...

...

+ Dụng cụ của TN?

...

...

+ Cách tiến hành TN0 ?

...

...

+ Trả lời câu hỏi C3: Chọn từ thích hợp “ cao, nhanh, thấp, chậm ‘’điền vào chỗ trống:

Phần tự do của thước dài dao động..., âm phát ra...

Phần tự do của thước ngắn dao động..., âm phát ra...

Phiếu học tập số 7:

(Hoạt động nhóm: 8 phút) Nhóm số: ...

Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm thí nghiệm 3, thảo luận:

+ Mục đích của TN?

...

...

+ Dụng cụ của TN?

...

...

+ Cách tiến hành TN0 ?

...

...

+ Trả lời câu hỏi C4: Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động..., âm phát ra...

Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động..., âm phát ra...

Phiếu học tập số 8:

(8)

(Hoạt động nhóm: 8 phút) Nhóm số: ...

Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm thí nghiệm 1, thảo luận:

+ Mục đích của TN?

...

...

...

+ Dụng cụ của TN?

...

...

...

+ Cách tiến hành TN0 ?

...

...

+ Trả lời câu hỏi C1:Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:

Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu?

Âm phát ra to hay nhỏ?

a, Nâng đầu thước lệch nhiều b, Nâng đầu thước lệch ít

Phiếu học tập số 9:

(Hoạt động nhóm: 8 phút) Nhóm số: ...

Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm thí nghiệm 2, thảo luận:

+ Mục đích của TN?

...

...

...

+ Dụng cụ của TN?

...

...

...

+ Cách tiến hành TN0 ?

...

...

+ Trả lời câu hỏi C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Quả cầu bấc lệch càng..., chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng..., tiếng trống càng...

2. Học sinh

-Nghiên cứu trước nội dung bài học

- Học sinh: Một sợi dây cao su mảnh, 1 thìa và cốc thủy tinh mỏng,

VII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC

(9)

TIẾT 1: ÂM THANH

* Ổn định lớp (1 phút)

Ngày dạy Lớp Sĩ số

1. Hoạt động 1. Khởi động ( 5 phút)

Mục tiêu: Tổ chức tình huống học tập tạo hứng thú cho học sinh vào bài mới Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng - Hằng ngày, chúng ta vẫn

thường nói chuyện với nhau. Lắng nghe những âm thanh phát ra như tiếng chim hót, tiếng cười vui vẻ, tiếng ồn ào ngoài đường phố…

- Vậy có em nào đặt ra câu hỏi:

+ Âm thanh được tạo ra như thế nào?

+ Các nguồn âm có đặc điểm gì?

+ Âm trầm, âm bổng khác nhau ở chỗ nào?

+ Âm truyền qua những môi trường nào?

+ Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào?

- Chương II: Âm học sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề vừa nêu ra.

- Trong chủ đề: Âm thanh chúng ta nghiên cứu các vấn đề về nguồn âm, độ cao của âm và độ to của âm.

* Khởi động: Hãy quan sát các hình (4 hình: đánh trống, gãy đàn, chim hót, hát song ca). Cho biết âm thanh phát ra từ đâu?

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(10)

HĐ 2.1: Tìm hiểu nguồn âm

- Mục tiêu: Hs nhận biết được nguồn âm, các đặc điểm chung của nguồn âm - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực nghiệm,....

- Phuơng tiện, tư liệu: Sgk, tranh ảnh,DCTN,máy tính Hoạt động của giáo viên Hoạt động của

học sinh

Ghi bảng - GV: Chuyển giao nhiệm

vụ : Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu :

+ 1 HS đọc nhiệm vụ của phiếu ?

+ Nhóm trưởng

điều khiển nhóm thực hành, thảo luận, báo cáo kết quả.

- GV chốt lại: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

GV : Chuyển giao nhiệm vụ : Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu :

+ 1 HS đọc nhiệm vụ ? + Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

? Sợi dây rung ntn?

Điều kiện để nghe thấy âm phát ra từ sợi dây?

GV : Chuyển giao nhiệm vụ : Phát phiếu học tập số 3, yêu cầu :

+ 1 HS đọc nhiệm vụ ? + Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ theo điều khiển của nhóm trưởng, báo cáo:

- Hs lắng nghe

- Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Thảo luận rút ra nhận xét.

- Cá nhân trả lời:

Lên trên, xuống dưới quanh vị trí cân bằng

- Cá nhân trả lời:

Khi sợi dây cao su rung động

- Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí

I. Nhận biết nguồn âm

C1: Từ con chim, loa, tiếng cô giáo giảng bài…

C2: Kèn, đàn, sáo, tivi, trống…

II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì

1. Thí nghiệm 1

C3: Sợi dây cao su rung và nghe được âm phát ra.

2. Thí nghiệm 2

C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm, không nhìn thấy cốc rung.

+ Treo con lắc sát thành cốc,

(11)

quả.

- Gv thông báo: Sự rung động chuyển động qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc gọi là sự dao động

? Con tàu rời khỏi nhà ga có phải là dao động không?

vì sao.

GV : Chuyển giao nhiệm vụ : Phát phiếu học tập số 4, yêu cầu :

+ 1 HS đọc nhiệm vụ ? + Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

? Các nguồn âm khi phát ra âm có chung đặc điểm gì.

- GV chốt lại: Khi phát ra âm các vật đều dao động.

? Gió nhẹ thoảng qua làm lá dao động, lá có phát ra âm không?

KT GDBVMT:

? Theo em, để bảo vệ giọng nói ta cần làm gì

nghiệm. Thảo luận rút ra nhận xét

- Cá nhân trả lời:

Không vì không

chuyển động

quanh vị trí cân bằng.

- Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Thảo luận rút ra nhận xét:

- Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Thảo luận rút ra nhận xét:

- Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Thảo luận rút ra nhận xét

khi gõ thìa vào thành cốc thành cốc rung làm con lắc dao động.

3. Thí nghiệm 3:

C5: + Âm thoa có giao động.

+ Gõ vào 1 nhánh của âm thoa đưa nhánh kia vào cốc nước, nước bắn ra chứng tỏ âm thoa dao động

(12)

- Cá nhân trả lời:

Đặc điểm: Đều dao động

- Cá nhân trả lời : Có vì lá đã DĐ nhưng ta không nghe được âm này

- Cá nhân trả lời : Cần tập luyện giọng nói thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá,...

HĐ 2.2: Tìm hiểu độ cao của âm

Mục tiêu: - Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

- Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.

Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực nghiệm,....

Phuơng tiện, tư liệu: Sgk, tranh ảnh,DCTN,máy tính.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng GV : Chuyển giao nhiệm

vụ : Phát phiếu học tập số 5, yêu cầu :

+ 1 HS đọc nhiệm vụ ? + Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

- Gv thông báo: Số dao động vừa tính được gọi là tần số.

’ Tần số là gì?

- GV chốt.

- Gv thông báo đơn vị

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ: đề xuất phương án TN. Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Thảo luận rút ra nhận xét và điền kết quả vào bảng.

- Cá nhân trả lời: Tần số là số dao động trong 1s.

III. Dao động nhanh, chậm – Tần số

1. Thí nghiệm

(13)

tần số

Y/c hs hoàn thành phần nhận xét.

- Cá nhân trả lời KL: Tần số là số dao động trong 1s.

2. Nhận xét:

….nhanh (chậm)…;

….lớn (nhỏ)….

TIẾT 2: ÂM THANH ( tiếp)

* Ổn định lớp (1 phút)

Ngày dạy Lớp Sĩ số

7A 7B HĐ 2.2: Tìm hiểu độ cao của âm (tiếp)

Mục tiêu: - Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

- Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.

Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực nghiệm,....

Phuơng tiện, tư liệu: Sgk, tranh ảnh,DCTN,máy tính.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng GV : Chuyển giao nhiệm

vụ : Phát phiếu học tập số 6, yêu cầu :

+ 1 HS đọc nhiệm vụ ? + Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

? Vật dao động chậm có tần số như thế nào, vật dao động nhanh có tần số như thế nào.

- GV : Chuyển giao nhiệm vụ : Phát phiếu học tập số 7, yêu cầu :

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ: đề xuất phương án TN. Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Thảo luận rút ra câu trả lời

- Cá nhân trả lời: Dao động chậm ’ tần số nhỏ.

Dao động nhanh ’ tần số lớn.

- Nhóm thực hiện nhiệm

IV. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm).

+ C3:…chậm…thấp …nhanh…cao

* Thí nghiệm 3 + C4:…chậm…thấp …nhanh…cao .

(14)

+ 1 HS đọc nhiệm vụ ? + Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

?Vật dao động chậm tần số như thế nào? Âm phát ra như thế nào?

? Hoàn thành KL(SGK)

*Lưu ý: Hs điền cả 2 trường hợp: dao động nhanh và dao động chậm.

- GV chốt lại.

*Tích hợp KTGDBVMT:

Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt;

một số sinh vật nhạy cảm hơn với hạ âm nên có biểu hiện khác thường.

? Người xưa thường ứng dụng hiện tượng này vào việc gì

? Loài rơi có khả năng gì đặc biệt?

=> Có thể chế tạo máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của rơi để đuổi muỗi.

vụ: đề xuất phương án TN. Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Thảo luận rút ra câu trả lời

- Cá nhân trả lời: Vật dao động chậm, tần số nhỏ, âm phát ra thấp

* Kết luận:

Dao động càng nhanh (chậm) tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)

- Nắm được ảnh hưởng của hạ âm đến con người và sinh vật.

- Cá nhân trả lời: Dựa vào dấu hiệu này để nhận biết cơn bão.

- Cá nhân trả lời: Phát ra siêu âm để săn tìm muỗi.

HĐ 2.3: Tìm hiểu độ to của âm

Mục tiêu: - Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra.

Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực nghiệm,....

Phuơng tiện, tư liệu: Sgk, tranh ảnh,DCTN,máy tính.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng

GV : Chuyển giao nhiệm vụ : Phát phiếu học tập số 8, yêu cầu :

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ: đề xuất phương án

V. Âm to, âm nhỏ, biên độ dao động

1. TN 1 C1:

+ Đầu thước lệch nhiều ’

(15)

+ 1 HS đọc nhiệm vụ ? + Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

- Gv chốt kết quả:

+ Đầu thước lệch nhiều ’ đầu thước dao động mạnh âm phát ra to.

+ Đầu thước lệch ít ’ đầu thước dao động yếu ’ Âm phát ra nhỏ.

- Gv thông báo: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động.

’ Thước thép lệch nhiều có biên độ lớn hơn hay nhỏ hơn?

- Yêu cầu hs hoàn thành C2

- Gv lưu ý hs điền cả 2 TH: nhiều và ít.

- GV : Chuyển giao nhiệm vụ : Phát phiếu học tập số 9, yêu cầu : + 1 HS đọc nhiệm vụ ? + Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

- Gv lưu ý: Khi chưa tiến hành quả cầu bấc phải vừa chạm mặt trống.

Gõ từ 3-4 lần, không gõ nhiều tránh gây ồn.

- Từ 3 nhận xét (C1, C2, C3) yêu cầu hs hoàn

TN. Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành . Thảo luận rút ra câu trả lời C1

- Cá nhân trả lời: Lớn hơn

- Cá nhân trả lời:

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ: đề xuất phương án TN. Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành . Thảo luận rút ra câu trả lời C3:

đầu thước dao động mạnh âm phát ra to.

+ Đầu thước lệch ít ’ đầu thước dao động yếu ’ Âm phát ra nhỏ.

.

C2:

...nhiều (ít) ...

...lớn (nhỏ) ...

...to (nhỏ) ...

2. TN 2 C3:

...nhiều (ít) ...

...lớn (nhỏ) ...

...to (nhỏ) ...

* Kết luận:

Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

(16)

thành KL

- Gv chốt kết luận đúng.

- Cá nhân trả lời:

TIẾT 3: ÂM THANH ( tiếp)

* Ổn định lớp (1 phút)

Ngày dạy Lớp Sĩ số

7A 7B HĐ 2.3: Tìm hiểu độ to của âm (tiếp)

Mục tiêu: - Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra.

Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực nghiệm,....

Phuơng tiện, tư liệu: Sgk, tranh ảnh,DCTN,máy tính.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng - Gv yêu cầu học sinh

đọc SGK (thông báo):

Độ to của âm đo bằng đơn vị Đề xi ben.

- Gv treo bảng 2: giới thiệu độ to của 1số âm.

? Độ to của tiếng nói chuyện bình thường là bao nhiêu.

? Ước lượng độ to của âm trên sân trường trong giờ ra chơi?

- Âm có thể làm đau tai?

- Thông báo: Nếu tai người nghe đến 130dB có thể gây đau nhức, thậm chí điếc tai.

- Cá nhân trả lời: 40 dB - Cá nhân trả lời: 70 – 90 dB

- Cá nhân trả lời: 130 dB

VI. Độ to của 1 số âm

HĐ 3: Hoạt động luyện tập – vận dụng - Mục đích: Hs nhận biết được âm thanh

- Phương pháp:Hoạt động cá nhân, Hợp tác nhóm, vấn đáp - Phương tiện, tư liệu:Sgk

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng - Yêu cầu HS trả lời câu

C6(SGK T29): Làm cho một tờ giấy, lá

VII. Vận dụng

C6 (SGK T29): Cuộn lá

(17)

chuối,...phát ra âm

- Yêu cầu HS trả lời câu C7(SGK T29). Gọi một HS trả lời, HSkhác nhận xét

- Yêu cầu HS đọc C5 (SGK trang 33) và trả lời - Yêu cầu học sinh làm cá nhân C4, C6 (SGK trang 36)

- Độ to của tiếng nói chuyện bình thường là bao nhiêu dB ?

- Độ to của âm có thể làm điếc tai là bao nhiêu dB ?

- Yêu cầu HS ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường trong giờ ra chơi (C7)

- GV thông báo giới hạn ô nhiễm tiếng ồn

chuối thành kèn, xé,....

C7 (SGK T33): Dây đàn ghi ta,đàn bầu,nhị,....

Cột không khí thong ống sáo, kèn,....

- C5 (SGK trang 33): Vật phát ra âm có tần số 70Hz dao động nhanh hơn và vật phát ra âm có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.

C4 (SGK trang 36): Khi gảy mạnh dây đàn, biên độ dao động lớn nên âm phát ra to

C6 (SGK trang 36): Khi phát ra âm to thì biên độ dao động của màng loa lớn. Khi phát ra âm nhỏ, biên độ dao động của màng loa nhỏ

HĐ 4: Hoạt động tìm tòi – mở rộng. Hướng dẫn về nhà Mục tiêu, thời gian: Xác định được NV học tập ở nhà Phương pháp:Giao nhiệm vụ

Phương tiện, tư liệu: Sgk, sách bài tập

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng 1. Hạ âm là gì? Siêu âm

là gì? Ảnh hưởng đến động vật và con người như thế nào?

2. Dơi săn mồi vào ban đêm bằng cách nào?

3. Yêu cầu HSước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường trong giờ ra chơi (C7)

4. Tìm hiểu bộ phận

- HS tìm hiểu viết thành 1 báo cáo, trình bày trước lớp (nếu có thể) hoặc để ở góc học tập

(18)

phát ra âm từ cơ thể người? Nêu ra cách bảo vệ giọng nói?

. 5. Về nhà các em tìm hiểu: Trong cuộc sống hàng ngày em thường nghe thấy những âm thanh rất to, kéo dài ở đâu? Do vật nào phát ra?

Từ đó em rút ra biện pháp bảo vệ tai của mình như thế nào?

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa, sách GV, sách thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức và kĩ năng, tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thư viện giáo án điện tử, trang youtube,...

IX. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tính khối lượng của muối sắt(II) sunfat ngậm 7 nước cần thiết để tạo thành dung dịch muối Mohr bão hòa 80 0 C, sau khi làm nguội dung dịch này xuống 20 0 C để thu

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7-10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.. Cho các phát

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số hiện tượng thời tiết và cách sử dụng trang phục cho phù hợp với từng hiện tượng thời tiết đó..

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi : Liên hệ cơ thể của mình quan sát hình 2,3 chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai, bạn gái trên hình.. - HS

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,