• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn10/10//2020

CHỦ ĐỀ 2: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN (Số tiết: 04)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường

- Biết được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo, lực đẩy vật hoặc hướng của lực.

- Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

- Nêu được cấu tạo, tác dụng của đòn bẩy. Nêu được chỉ được đâu là điểm tựa, điểm tác dụng của lực

- Nêu được cách sử dụng đòn bẩy

- Nêu được cấu tạo và tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động.

- Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế 2. Kỹ năng

- Học sinh làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.

- Vận dụng kiến thức mặt phẳng nghiêng vào cuộc sống và biết được lợi ích của chúng.

- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp.

- Biết sử dụng đòn bẩy trong công việc thực tiễn và cuộc sống.

- Tuỳ theo công việc mà biết cách sử dụng ròng rọc thích hợp 3. Phẩm chất

- Chú trọng rèn luyện cho học sinh có thái độ tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác khi làm thí nghiệm

- Rèn luyện thái độ sẵn sàng nghiên cứu vấn đề mới, cách tiếp cận vấn đề, có trách nhiệm trong học tập và trong cuộc sống.

- Tạo cho các em có lòng yêu thích môn học.

4. Năng lực định hướng

- Năng lực sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4

- Năng lực về phương pháp: P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, P9 - Năng lực trao đổi thông tin: X1, X2, X3, X5, X6, X7,X8 - Năng lực cá thể: C1, C2

5. Nội dung tích hợp:

(2)

5.1. Tích hợp đạo đức:

+ Thái độ tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, trung thực

+ Giáo dục lòng yêu lao động và sự sáng tạo trong lao động 5.2. Tích hợp bảo vệ môi trường

+ Qua việc tìm hiểu tác dụng của ruộng bậc thang ở miền núi và vai trò của rừng đối với môi trường và con người (Bài 14), giáo dục học sinh ý thức, biện pháp ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu.

II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN

* Bảng mô tả năng lực:

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Các năng lực hướng tới trong chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng

cao Máy cơ

đơn giản

- Các loại máy cơ đơn giản thường gặp và lợi ích của chúng.

- Lực khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng.

- Ứng dụng thực tế của máy cơ đơn giản.

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác - Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí:

K1, K2, K3, K4

- Nhóm NLTP về phương pháp:

P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, P9 - Nhóm NLTP trao Mặt

phẳng nghiêng

- Nhận biết cách sử dụng mặt phẳng nghiêng trong đời sống và lợi ích của chúng.

- Lực khi kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ

hơn trọng

lượng của vật.

- Vận dụng kiến thức mặt phẳng

nghiêng vào cuộc sống và biết được lợi

ích của

chúng.

Đòn bẩy

- HS xác định được điểm tựa O, các điểm tác dụng lực F1 là O1, lực F2 là O2.

- Nêu được tác dụng của đòn bẩy.

- Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng đòn bẩy

- Biết sử dụng đòn bẩy trong công việc thực tiễn và cuộc sống.

C6

Ròng - Nhận biết cách - Ròng rọc cố - Tuỳ theo

(3)

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Các năng lực hướng tới trong chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng

cao rọc sử dụng ròng rọc

trong đời sống và lợi ích của chúng.

định làm thay đổi hướng của lực kéo so với kéo trực tiếp - Ròng rọc động làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

công việc mà biết cách sử dụng ròng rọc thích hợp.

đổi thông tin:

X1, X2, X3, X5, X6, X7, X8

- Nhóm Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức

* Nhận biết

Câu 1. Hãy nêu tên ba loại máy cơ đơn giản thường dùng?

Câu 2. Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m thì sử dụng loại máy cơ đơn giản nào?

Câu 3. Hãy điền các kí hiệu O (điểm tựa), O1 (điểm tác dụng của vật) và O2 (điểm tác dụng của người) vào các vị trí thích hợp trên các vật là đòn bẩy ở hình vẽ.

Câu 4. Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao xi măng lên tầng 2 thường sử dụng loại máy cơ đơn giản nào?

* Thông hiểu

Câu 5. Chú Bình đã dùng một lực 500N để đưa một thùng phuy nặng 2000N từ mặt đất lên xe ô tô. Nếu sử dụng một tấm ván dài hơn thì chú Bình nêu dùng lực bao nhiêu Niutơn thì có lợi hơn?

* Vận dụng thấp

Câu 6. Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản để làm những việc gì?

Câu 7. Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài?

(4)

Câu 8. Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp sữa. Dùng vật nào sẽ mở dễ hơn? Tại sao?

Câu 9. Người ta thường lắp ròng rọc cố định hay ròng rọc động ở đầu cần cẩu của các xe cẩu?

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

Tiết Nội dung Ghi chú

1 Hoạt động 1 ( Khởi động)

Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức) Tích hợp GDĐĐ 2 Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức) Tích hợp GDĐĐ 3 Hoạt động 3 ( Luyện tập)

Hoạt động 4 ( Vận dụng) Tích hợp BVMT

Hoạt động 5 ( Tìm tòi, mở rộng) IV. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

Câu 1. Hãy nêu tên các máy cơ đơn giản thường gặp?

Câu 2: Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi như thế nào?

Câu 3: Lực dùng để kéo vật lên mặt phẳng nghiêng phụ thuộc thế nào vào độ nghiêng của mặt phẳng đó?

Câu 4: Hãy nêu ví dụ các vật dụng trong đời sống có ứng dụng mặt phẳng nghiêng?

Câu 5: Tác dụng của đòn bẩy là gì? Hãy nêu ví dụ các vật dụng trong đời sống có ứng dụng đòn bẩy?

Câu 6: Có mấy loại ròng rọc? Tác dụng của các loại ròng rọc?

Câu 7: Cho ví dụ về sử dụng ròng rọc trong đời sống?

Câu hỏi – Bài tập TNKQ

Câu 1: Kết luận nào là đúng khi nói về việc sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một thùng hàng lên thùng xe ô tô?

A. Lực để kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của thùng hàng.

B. Lực để kéo vật lên bằng trọng lượng của thùng hàng.

C. Lực để kéo vật lên lớn hơn trọng lượng của thùng hàng.

D. Lực để kéo vật lên có cường độ bất kì.

Câu 2: Dụng cụ không phải máy cơ đơn giản là:

A. Cái búa nhổ đinh B. Cái bấm móng tay C. Cái thước dây

(5)

D. Cái kìm

Câu 3: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách OO1 > OO2

B. Khoảng cách OO1 = OO2

C. Khoảng cách OO1 < OO2

D. Khoảng cách OO1 = 2OO2

Câu 4: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ hoạt động như một đòn bẩy là:

A. Cái cầu thang gác B. Mái chèo

C. Thùng đựng nước D. Cân đồng hồ

Câu 5: Ròng rọc cố định giúp:

A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.

B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

D. cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 6: Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng A. ròng rọc cố định

B. mặt phẳng nghiêng.

C. đòn bẩy.

D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.

Câu 7: Trong các cách sau, cách nào không làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?

A. tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

B. giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

C. giảm chiều cao kê của mặt phẳng nghiêng.

D. tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.

Câu 8: Dụng cụ không phải là ứng dụng của đòn bẩy là:

A. Cái kéo B. Cái kìm

C. Cái cưa D. Cái mở nút chai

Câu 9: Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?

A. Một ròng rọc cố định.

(6)

B. Một ròng rọc động.

C. Hai ròng rọc cố định.

D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định

Câu 10: Kết luận đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động là:

Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên A. lớn hơn trọng lượng của vật.

B. bằng trọng lượng của vật.

C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.

V. ĐÁNH GIÁ

1. Bằng chứng đánh giá:

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

+ Trong giờ học: Đọc thông tin SGK, vận dụng kiến thức cũ trả lời các câu hỏi.

Hoàn thành các nội dung trong các hoạt động nhóm.

+ Sau giờ học: Hoàn thành công việc GV giao về nhà.

2. Hình thức đánh giá

- Quan sát, nhận xét, đánh giá ,cho điểm VI. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, PHT

Phiếu học tập số 1 (Hoạt động nhóm: 3 phút) Nhóm số:...

1. Cho các dụng cụ: khối trụ kim loại có trục quay ở giữa nặng 2N, mặt phẳng nghiêng có đánh dẫu sẵn độ cao, lực kế có giá trị lớn hơn 2N

+ Tiến hành: Đo trọng lượng của vật P = F1. Ghi lại kết quả vào bảng sau. Đo lực kéo vật F2 trên mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng khác nhau:

- Lần 1: Dùng tấm ván có độ dài ngắn nhất và lắp thí nghiệm như hình 14.2. Cầm lực kế kéo vật lên từ từ dọc theo mặt phẳng nghiêng. Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng.

- Lần 2: Tìm cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp số chỉ lực kế vào bảng.

- Lần 3: Tiếp tục làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp số chỉ của lực kế vào bảng.

Lần đo Mặt phẳng nghiêng Trọng lượng của vật: P = F1

Cường độ của lực kéo vật F2

(7)

1 Độ nghiêng lớn F1 = ...N F2 =...N

2 Độ nghiêng vừa F2 =... N

3 Độ nghiêng nhỏ F2 =... N

2. Trong thí nghiệm trên em đã làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào?

...

...

Phiếu học tập số 2

Bảng 15.1 Kết quả thí nghiệm So sánh OO2 với OO1 Trọng lượng của

vật P = F1 Cường độ của lực kéo vật F2

OO2 > OO1

F1 = …….N

F2 =……… N

OO2 = OO1 F2 = ……… N

OO2 < OO1 F2 =……… N

Phiếu học tập số 3

Bảng 15.1 Kết quả thí nghiệm Lực kéo vật lên trong

trường hợp Chiều kéo của vật Cường độ của lực kéo Không dùng ròng rọc

F1 = …….N

……… N

Dùng ròng rọc cố định ……… N

Dùng ròng rọc động ……… N

Phiếu học tập số 4 (Hoạt động nhóm: 3 phút) Nhóm số:...

1. Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn?

...

2. Ở hình 14.3, chú Bình đã dùng một lực 500 N để đưa một thùng phuy nặng 2000N từ mặt đất lên ô tô. Nếu sử dụng một tấm ván dài hơn thì chú Bình nên dùng lực nào có lợi hơn trong các lực sau đây:

a) F = 2000N b) F > 500N c) F < 500N d) F = 500N

3. Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp sữa. Dùng vật nào sẽ mở dễ hơn? Tại sao?

...

...

(8)

4. Người ta thường lắp ròng rọc cố định hay ròng rọc động ở đầu cần cẩu của các xe cẩu?

………

……….

2. Học sinh :

- Nghiên cứu trước nội dung bài học.

VII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC TIẾT 1: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

* Ổn định lớp (1 phút)

Ngày dạy Lớp Sĩ số

.../.../2020 6...

.../.../2020 6...

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

Mục tiêu: Tổ chức tình huống học tập tạo hứng thú cho học sinh vào bài mới, giúp học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn.

Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng GV đặt vấn đề bằng cách yêu

cầu HS đọc thông tin và kết hợp quan sát hình ảnh của 4 bài 13, 14, 15, 16 SGK.

GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút:

- Có những loại máy cơ đơn giản nào?

- Khi sử dụng máy cơ đơn giản giúp chúng ta làm việc như thế nào?

GV: gọi các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình

- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, đọc SGK, ghi vào vở ý kiến của mình.

HS tiến hành thảo luận nhóm, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến ghi biên bản.

+ Máy cơ đơn giản gồm mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

+ Lợi ích của các máy cơ đơn giản là giúp ta làm việc dễ dàng hơn.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(9)

Hoạt động 2.1: Kéo vật lên theo phương thẳng đứng (20 phút) - Mục tiêu: Biết sử dụng lực kế trong thí nghiệm

- Phương pháp: Thí nghiệm thực hành

- Phương tiện, tư liệu: Hai lực kế, khối trụ kim loại có móc

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Đưa ra hình vẽ H13.2 đây là

1 phương án liệu rằng có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với 1 lực nhỏ hơn P của vật được không ?

- Gọi 1  2 học sinh dự đoán - Làm thế nào để kiểm tra dự đoán?

- Muốn tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đó ta cần những dụng cụ gì ?

- Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm và hoàn thành bảng kết quả 13.1

- Theo dõi, nhắc nhở học sinh điều chỉnh lực kế về vạch số 0, cách cầm lực kế để đo lực chính xác.

- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và dựa vào bảng kết quả trả lời C1

 Thống nhất kết quả, nhận xét của các nhóm

 Yêu cầu học sinh trả lời tiếp C2  hoàn thành kết luận

- Gọi vài học sinh nhắc lại kết luận

- Yêu cầu học sinh nghiên cứu C3 và trả lời câu hỏi, hướng

- Đưa ra dự đoán - Suy nghĩ tìm cách kiểm tra dự dđoán

- Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm

- Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và trả lời C1

HS nêu kết luận - Hoạt động cá nhân trả lời C3

I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng - Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật

(10)

dẫn để học sinh có câu trả lời đúng.

- Trong thực tế để khắc phục những khó khăn đó người ta làm như thế nào ?

- Qua thí nghiệm giáo dục học sinh thái độ tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với mọi người, có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc. Giáo dục học sinh lòng yêu lao động và sự sáng tạo trong lao động giúp con người không ngừng cải tiến các công cụ lao động để thực hiện công việc dễ dàng hơn.

HS nêu

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về mặt phẳng nghiêng (24 phút)

- Mục đích: Thông qua thí nghiệm HS có thể rút ra kết luận về công dụng của mặt phẳng nghiêng.

- Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại

- Phương tiện: Khối trụ kim loại có trục quay ở giữa nặng 2N, mặt phẳng nghiêng có đánh dẫu sẵn độ cao, lực kế có giới hạn đo lớn hơn 2N.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Chuyển giao nhiệm vụ:

Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu:

+ 1 HS đọc nhiệm vụ

+ Nhóm trưởng điểu khiển nhóm thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

- Phân tích kết quả thí nghiệm

- Từ kết quả thí nghiệm, yêu cầu HS thảo luận trả lời các

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ đề xuất phương án TN. Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành. Hoàn thành phiếu học tập số 1 Thảo luận đưa ra các phương án làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.

- Tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi của GV:

II. Mặt phẳng nghiêng

+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật

+ Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực kéo vật lên mặt phẳng càng nhỏ.

(11)

câu hỏi sau:

+ Vậy dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có làm giảm lực kéo vật lên không? Và muốn làm giảm lực kéo vật ta phải tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván?

- Em có kết luận gì?

+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

- HS nêu kết luận

TIẾT 2: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN (tiếp)

* Ổn định lớp (1 phút)

Ngày dạy Lớp Sĩ số

.../.../2020 6...

.../.../2020 6...

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về đòn bẩy (20 phút)

- Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và công dụng của đòn bấy - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm

- Phương tiện, tư liệu: SGK, thanh đòn bẩy, lực kế, 1 khối trụ kim loại có móc 2N, 1 giá đỡ có thanh ngang

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Đưa ra tranh vẽ Hình 15.2 và 15.3

và giới thiệu đó là đòn bẩy

- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết “ Các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có mấy yếu tố, đó là những yếu tố nào ? “

- Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó được không ?

 yêu cầu học sinh khác nhận xét đánh giá  bổ sung

 để hoàn thiện ý chính  gọi học sinh khác nhắc lại 3 yếu tố

- Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời C1 trên hình vẽ H15.2 và H15.3

- Lấy ví dụ về đòn bẩy trong thực tế và chỉ rõ 3 yếu tố của đòn bẫy ?

Quan sát hình vẽ Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi của GV

- HS trả lời

- HS đọc đề và trả lời C1

- Lấy ví dụ phân tích

III. Đòn bẩy 1. Cấu tạo:

- 3 yếu tố của đòn bẩy:

+ Điểm tựa O + Điểm tác dụng của lực F1 là O1

+ Điểm tác dụng của lực F2 là O2

2. Đòn bẩy giúp

(12)

- Gợi ý để học sinh dự đoán về F1;

F2 như thế nào

- Ghi phần dự đoán của học sinh lên bảng

ĐVĐ: khi thay đổi khoảng cách OO1 và OO2 thì độ lớn của lực bẫy F2 thay đổi so với trọng lượng F1 như thế nào

- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK để nắm vững mục đích và các bước tiến hành thí nghiệm

- Yêu cầu học sinh trình bày phương án thí nghiệm

 chốt lại ý chính

Hỏi: muốn F2 < F1 thì OO1 và OO2

phải thoã mãn điều kiện gì ?

- Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm ghi kết quả vào phiếu HT số 2  hoàn thành C2  gọi đại diện nhóm lên điền

- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu số liệu ở bảng, đồng thời luyện cho học sinh cách diễn đạt bằng lời khoảng cách OO1 và OO2

- Yêu cầu học sinh căn cứ bảng 15.1 rút ra kết luận hoàn thành C3

 hướng dẫn học sinh thảo luận đi đến kết luận chung.

Tích hợp GDĐĐ: Thông qua làm các thí nghiệm giáo dục học sinh tính đoàn kết trung thực, ý thức trách nhiệm, hợp tác trong công việc.

- Suy nghĩ câu hỏi GV và nêu dự đoán

- Hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK

Hoạt động nhóm nhận dụng cụ tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào PHT

 Cử đại diện nhóm lên điền - So sánh được độ lớn của lực F2 với trọng lượng F1 của vật trong 3 trường hợp thu được ở bảng 15.1

con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về ròng rọc (24 phút)

(13)

- Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và công dụng của đòn bấy - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm

- Phương tiện, tư liệu: SGK, 1 lực kế có GHĐ 5N, 1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc, giá thí nghiệm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Yêu cầu học sinh đọc

SGK và trả lời câu hỏi C1.

Như thế nào là RRCĐ?

Như thế nào là RRĐ?

Giáo viên có thể diễn giảng thêm cho học sinh về các loại ròng rọc nếu học sinh trả lời chưa chính xác và cho học sinh ghi tóm tắt vào vở.

HS nghiên cứu SGK và trả lời

IV. RÒNG RỌC

1. Tìm hiểu về ròng rọc C1:

- Ròng rọc là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe mắc cố định có móc treo trên xà, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định đó là RRCĐ.

- RRĐ là loại ròng rọc mà khi kéo dây bánh xe vừa quay quanh trục vừa đi lên theo vật.

- Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm.

Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và cách lắp ráp thí nghiệm.

Lưu ý cho học sinh mắc ròng rọc sao cho khối trụ khỏi rơi.

Yêu cầu nhóm học sinh thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên, điền KQ vào PHT số 3

- Tổ chức cho học sinh nhận xét kết quả

Yêu cầu các nhóm học sinh trình bày kết quả thí nghiệm vào câu C3, và

HS hoạt động nhóm nêu dự đoán và tiến hành làm thí nghiệm.

điền KQ và PHT 3

HS các nhóm cử đại diện nêu nhận xét kết quả TN và cả lớp hoàn thành câu C3 Từng HS hoàn thành nhận xét và vở.

2. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?

C3:

a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRCĐ là khác nhau. Độ lớn như nhau.

b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRĐ là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua RRĐ.

C4:

- RRCĐ có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi

(14)

thống nhất câu trả lời.

GV hướng dẫn học sinh thống nhất phần kết luận theo câu hỏi C4

HS nêu kết luận và ghi vở

kéo trực tiếp.

- Dùng RRĐ thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

TIẾT 3: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN (tiếp)

* Ổn định lớp (1 phút)

Ngày dạy Lớp Sĩ số

.../.../2020 6...

.../.../2020 6...

Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)

- Mục tiêu: Nắm được công dụng của các loại máy cơ đơn giản - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm

- Phương tiện, tư liệu: SGK, phiếu trắc nghiệm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng GV đặt lần lượt các câu hỏi. HS

suy nghĩ trả lời cá nhân

Câu 1. Hãy nêu tên các máy cơ đơn giản thường gặp?

Câu 2: Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi như thế nào?

Câu 3: Lực dùng để kéo vật lên mặt phẳng nghiêng phụ thuộc thế nào vào độ nghiêng của mặt phẳng đó?

Câu 4: Hãy nêu ví dụ các vật dụng trong đời sống có ứng dụng mặt phẳng nghiêng?

Câu 5: Tác dụng của đòn bẩy là gì?

Hãy nêu ví dụ các vật dụng trong đời sống có ứng dụng đòn bẩy?

Câu 6: Có mấy loại ròng rọc? Tác dụng của các loại ròng rọc?

Câu 7: Cho ví dụ về sử dụng ròng rọc trong đời sống?

- Chia lớp thành 6 nhóm

- HS suy nghĩ trả lời cá nhân

- HS thảo luận theo nhóm

* Luyện tập

(15)

- Chuyển giao nhiệm vụ: phát phiếu trắc nghiệm. Thời gian hoàn thành 5’

- GV đưa ra đáp án, các nhóm chấm chéo

- Gọi các nhóm báo cáo

- GV rút kinh nghiệm sau hoạt động nhóm

hoàn thành phiếu trắc nghiệm

- Các nhóm chấm điểm - HS báo cáo kết quả

Hoạt động 4: Vận dụng (20 phút)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về máy cơ đơn giản trong một số tình huống thực tiễn

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm - Phương tiện, tư liệu: SGK, PHT

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Chuyển giao nhiệm vụ:

phát phiếu học tập số 4, yêu cầu:

+ 1 HS đọc nhiệm vụ?

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện nhiệm vụ - Chiếu bài tập sau:

Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài?

* Tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu

GV: + Tìm hiểu tác dụng của ruộng bậc thang ở miền núi?

+ Tìm hiểu vai trò của rừng đối với môi trường và với con người?

- HS thảo luận theo nhóm bàn, hoàn thành phiếu học tập số 4

- Hoạt động cá nhân trả lời bài tập vừa đưa ra

- HS trình bày nội dung tích hợp đã tìm hiểu, chuẩn bị ở nhà.

+ Ở miền núi, do độ dốc của sườn đồi lớn nên khó giữ nước. Để canh tác, đồng bào đã làm ruộng bậc thang để giảm độ dốc. Do vậy, ở miền núi vẫn có thể trồng lúa và các cây hoa màu khác + Việc phá rừng đầu

* Vận dụng

(16)

nguồn là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt và sạt lở đất vào mùa mưa.

Việc trồng cây xanh là biện pháp cần thiết để phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

Hoạt đông 5: Tìm tòi mở rộng - Hướng dẫn về nhà (9 phút)

- Mục tiêu: Biết ứng dụng của máy cơ đơn giản trong thực tế cuộc sống Giao nhiệm vụ về nhà cho HS

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm - Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT, máy chiếu

- Năng lực hướng tới: K1, K2, K3, C1, C2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - GV cho các nhóm báo cáo

vòng tròn về ứng dụng của Máy cơ đơn giản trong đời sống

- GV đưa ra hình ảnh ứng dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Đọc phần "Có thể em chưa biết"

GV đưa ra hình ảnh của Pa lăng và nêu công dụng - Giao nhiệm vụ :

+ Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học + Làm BT về các loại máy cơ đơn giản trong SBT

- Các nhóm báo cáo

- HS quan sát và ghi nhớ

- HS đọc

- Chú ý theo dõi

- Học bài ở nhà theo hướng dẫn của GV.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Vật lý 6

- Sách giáo viên Vật lý 6

(17)

- Sách bài tập Vật lý 6 - Sách thiết kế vật lý 6

- Chuẩn kiến thức kĩ năng Vật lý 6

- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học Vật lý THCS (giảm tải) VII. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì cần phải dùng lực như thế nào so với trọng lượng của vật?..  Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực

- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. - Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật

Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp chứ không có tác dụng làm giảm lực nâng. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

là chiều cao cột nước bị hạ xuống và được dâng lên so với mực nước ban đầu ở bình A và B; hx và hy là chiều cao cột nước ở bình A và B ở trạng thái cân bằng mới.. Khi

Dựa vào đặc điểm hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất, thông tin từ phía công ty Scavi Huế và thừa kế các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu về thang đo

Hoạt động trang 96 SGK Vật Lí 10: Hai anh công nhân dùng ròng rọc để kéo xô vữa lên các tầng cao của một công trình xây dựng. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy xác

Nếu khối lượng của ròng rọc mới nhỏ hơn khối lượng của ròng rọc ban đầu thì sẽ đo được t 1 &lt; t 0 , chứng tỏ khối lượng của ròng rọc giảm thì mức quán tính giảm.

 Sử dụng độc lập hoặc làm nhiệm vụ cơ cấu nâng trong các máy như cầu trục, cổng trục, cần trục công xôn,… khi đó nó được trang bị thêm cơ cấu di chuyển... PA LĂNG