• Không có kết quả nào được tìm thấy

TIẾNG VIỆT (NGÀY 29/12/2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TIẾNG VIỆT (NGÀY 29/12/2021)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Các em mở SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 / trang 127 Nhà rông ở Tây Nguyên

Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.

Gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung tại nhà rông để bảo vệ buôn làng.

Theo NGUYỄN VĂN HUY - Rông chiêng : một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên.

- Nông cụ : đồ dùng để làm ruộng (cuối, cày, bừa,. liềm, hái…)

I. Mục đích , yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ khó : lim, thần làng, lập làng, nông cụ, truyền lại, việc lớn, múa rông chiêng, vướng mái, giỏ mây,truyền lại,bếp lửa, bảo vệ,

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi trảy được toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: múa rông chiêng, nông cụ,

- Hiểu được nội dung bài: Bai văn giới thiệu với chúng ta về nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên, qua đó cũng giới thiệu những sinh hoạt cộng đồng gắn bó với nhà rông.

Luyện đọc

a ) GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả, chậm rãi.

b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

- Đọc từng câu.

- Đọc từng đoạn trước lớp.

- Gv hướng dẫn HS chia đoạn. bài gồm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng xem là 1 đoạn.

- HS tìm hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK (rông chiêng, nông cụ) 1. Tìm hiểu bài:

Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... không vướng mái.

- Vì sao nhà rông phải chắc và cao ? (Nhà rông phải chắc và cao để voi đi qua mà không bị đụng sàn và khi múa cồng chiêng, giáo không vướng mái.)

Em hãy đọc đoạn sau: Gian đầu nhà rông.... khi cũng tế.

- Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào ? (Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần, quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.) Em hãy đọc đoạn sau: Gian giữa với bếp lửa... nơi tiếp khách của làng.

- Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ? (Gian giữa có bếp lửa là trung tâm của nhà rông vì đây chính là nơi tiếp khách của làng và cũng là nơi các già làng thường họp bàn

(2)

các việc lớn.)

Nội dung bài thơ: Nhà rông ở Tây Nguyên rất đặc biệt. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.

Luyện đọc lại:

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

- Một vài HS thi đọc cả bài.

2. Củng cố, dặn dò:

- Một hoặc hai HS nói hiểu biết mình có được sau khi học bài Nhà rông ở Tây Nguyên.

(Nhà rông Tây Nguyên rất độc đáo. Đó là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.)

CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT NHÉ!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đặt bút giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét cong dưới lượn trở lên giữa ĐK ngang 3 và 4, chuyển hướng bút viết tiếp nét lượn dọc, rồi chuyển hướng bút viết

Những con đường ấy vươn dài từ miền đồng bằng phì nhiêu lên các đỉnh núi chon von, qua những làng bản thấp thoáng mái nhà sàn, những đồng cỏ đầy đàn trâu bò với tiếng