• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra học kỳ 2 môn tiếng Việt lớp 5

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra học kỳ 2 môn tiếng Việt lớp 5"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PGD ĐÀO TẠO YÊN LẠC TRƯỜNG TH TAM HỒNG 2

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ 2 Năm học: 2021-2022

Môn: Tiếng Việt - Lớp 5

Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề) HỌ VÀ TÊN……….LỚP………….

A. Phần Đọc Hiểu- Luyện từ và câu I /Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

Bốn mùa Hạ Long phủ bên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanhlam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũngtrẻ trung, cũng phơi phới. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he...

1. Đoạn văn trên có mấy câu ghép?

a) Một câu ghép b) Hai câu ghép c) Ba câu ghép d) Bốn câu ghép

2. Các câu ghép trên được nối với nhau bởi từ chỉ quan hệ hay cặp từ chỉ quan hệ?

a) Từ chỉ quan hệ ( Nếu ... )

b) Cặp từ chỉ quan hệ ( Tuy ... nhưng ... ) c) Cặp từ chỉ quan hệ ( Nếu ... thì ... ) d) Cặp từ chỉ quan hệ ( Giá ... thì ... ) 3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

a) Khuyên nhủ mọi người phải nhớ đến cội nguồn dân tộc.

b) Kêu gọi mọi người đoàn kết cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi.

c) Ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.

d) Nhắc nhở mọi người ngày Giỗ Tổ của dân tộc.

4. Khi viết tên người tên địa lí nước ngoài ta cần viết như thế nào?

a) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo nên tên đó.

b) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.

c) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên. Nếu các tên đó gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.

5. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước Đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa.

Trong đoạn văn trên, có từ nào được lặp lại, việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?

a) Từ được lặp lại là : ..., nhằm nhấn mạnh ý.

b) Từ được lặp lại là : ..., nhằm gây sự chú ý với người đọc.

(2)

c) Từ được lặp lại là : ..., nhằm giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu.

d) Từ được lặp lại là : ..., làm cho đoạn văn liền mạch.

6. Dòng nào dưới đây nêu rõ danh hiệu cao quí nhất cho các nghệ sĩ tài năng.

a) Nghệ sĩ ưu tú. b) Nghệ sĩ nhân dân.

c) Nghệ sĩ tài ba. d) Nghệ sĩ tài tử.

7. Dòng nào dưới đây nêu rõ nghĩa của từ bất khuất?

a) Biết gánh vác lo toan việc nhà.

b) Có tài năng, khí phách làm nên những việc phi thường.

c) Không chịu khuất phục trước kẻ thù. 8. Câu tục ngữ "Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi” nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ?

a) Phụ nữ trung hậu, dũng cảm, anh hùng.

b) Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ tổ ấm gia đình.

c) Phụ nữ bất khuất, đảm đang.

d) Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.

9. Đọc câu văn và cho biết tác dụng của dấu phẩy được dùng trong trường hợp nào?

Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân.

a) Dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu ghép.

b) Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c) Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

10. Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào?

a) Trẻ sơ sinh đến 6 tuổi . b) Trẻ sơ sinh đến 11 tuổi.

c) Người dưới 18 tuổi. d) Người dưới 16 tuổi.

11/ Hãy xếp các từ: truyền nghề, truyền hình, truyền tin ,truyền ngôi, truyền thống vào 2 nhóm:

a.Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác.

b.Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết 12/ Xác định trạng ngữ,chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a. Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai ,nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh.

b. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

c. Mẹ về, cơm nước đã xong xuôi II/ Tập làm văn: ( 3điểm)

Đề bài: Tả quang cảnh trường em trước buổi học.

………

………

………

………

………

………

………

………

(3)

………

……….

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……….

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……….

………

………

………

………

………

………

………

………

III/ Chính tả: Cô gái của tương lai ( 2 điểm)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……….

………

………

………

………

(4)

ĐÁP ÁN PHẦN(ĐỌC - HIỂU)

Mỗi câu chọn 1 đáp án đúng được 0,25 điểm ,chọn 2 đáp án trở lên cho 1câu không được

điểm . Câu 1 : Đáp án : a Câu 2 : Đáp án : b

Câu 3 : Đáp án : c Câu 4 : Đáp án : c Câu 5 : Đáp án : c Câu 6 : Đáp án : b Câu 7 : Đáp án : c Câu 8 : Đáp án : b Câu 9 : Đáp án : b Câu 10: Đáp án :d

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát,

Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.. Mùa hè của HạLong là mùa gió nồm nam và

Về các thành tựu đã đạt được của công trình nghiên cứu, tôi đã phân tích được những hiệu quả của dự án mang lại. Đó chính là những lợi ích kinh tế, những con số và biến

Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi......

a.Hát đồng thanh: Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách,

Nội dung: Tác giả miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luơn biến đổi của sơng Hương một đặc ân mà thiên nhiên dành cho

Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi.... Sau

Nội dung: Qua hình ảnh “mặt trời xanh”và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả.. MẶT