• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 02 / 12 / 2020

Tiết 14 Ngày dạy: 07 / 12 / 2020 TUẦN 14

BÀI 10:

TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

- Hiểu được ý nghĩa của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

2. Kĩ năng:

a.Kĩ năng bài học:

- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội của bản thân và mọi người

- Biết động viên bạn bè anh em tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

b.Kĩ năng sống:

- Giáo dục kĩ năng sống: hợp tác, tự tin, đảm nhận trách nhiệm, tư duy phê phán.

3. Thái độ:

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

- Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thương, trung thực, trách nhiệm, đoàn kết. Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội :

+ Học sinh cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng tham gia.

4. Phát triển năng lực:

- Thể hiện hành vi tự rèn luyện, tự học…

II. Tài liệu phương tiện:

- Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

- SGK, SGV, máy chiếu.

- Sách, gương người tốt, việc tốt, làm nhiều việc tốt.

- Sưu tầm trang ảnh về hoạt động của thầy cô trong các hoạt động truyền thống nhà trường.

III. Ph ư ơng pháp và các kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp dạy học - Thảo luận nhóm.

- Giải quyết tình huống.

- Tổ chức sắm vai.

2. Kĩ thuật dạy học

(2)

- Kĩ thuật động não - Kĩ thuật lược đồ tư duy - Kĩ thuật hỏi đáp.

- Kĩ thuật trình bày một phút.

IV. Tiến trình giờ dạy:

1.Ổn định tổ chức: (01’) 2. Kiểm tra bài cũ: (05’)

? Thế nào là lịch sự, tế nhị?

? Kể lại một 2 việc làm của em thể hiện sự lịch sự tế nhi?

* Yêu cầu ;

- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, đạo đức của dân tộc.

- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ của người có hiểu biết, có văn hoá.

- Thể hiện trong lời nói, hành vi, phép tắc, văn hoá, đạo đức...) - Học sinh tự bộc lộ.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (01’)

GV Là học sinh, ngoài nhiệm vụ học tập tốt, nâng cao kiến thức chúng ta còn phải rèn luyện những đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính đó là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu hơn về vấn đề này.

b. Các hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (06’) Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.

Phương pháp: đàm thoại, sắm vai

Cách thực hiện:GV nêu câu hỏi – HS trả lời

? Nhắc lại nội dung kiến thức đã học trong tiết học trước?

- HS nhắc lại.

? Em đã tích cực tham gia các hoạt động tập thể và XH chưa? Hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực HĐTT và HĐXH?

-Tham gia văn nghệ và các hoạt động thể dục thể thao.

? Một số người không tích cực tham gia hoạt động tập thể ở lớp, trường ta được thể hiện như thế nào?

- Trốn tránh các hoạt động của chi đội, Liên đội.

- Không tham gia văn nghệ, TDTT.

- Không trực nhật lớp, trốn chào cờ…

? Đối với những người như vậy, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?

- Khuyên, tuyên truyền…

? Ngoài ra, có rất nhiều người tự giác khi tham gia các HĐ này, em tìm những biểu hiện của tính tự giác trong HĐTT & HĐXH?

- Tích cực đi tập văn nghệ dù trời mưa….

G: Chúng ta cần học tập và phát huy những năng lực của bản thân qua việc tự giác tham gia ác HĐTT & HĐXH.

? Em có ước mơ gì về nghề nghiệp, tương lai?

- Trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mọi người...

? Ngay từ bây giờ em đã xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ đó như thế nào?

(3)

- Học chăm ngoan, tích cực, tự giác trong mọi hoạt động…quyết tâm thực hiện kế hoạch…

GV: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hieur sâu hơn về ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và XH.

GV: Chuyển ý.

HOẠT ĐỘNG 2: (12’) Kiến thức bài học

Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu ý nghĩa, cách rèn luyện để trở thành người tích cực, tự giác…

Phương pháp: vấn đáp Cách thực hiện:

GV: Cho HS đóng vai

“Nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ.

Mai- lớp trưởng 6A khuyến khích các bạn tham gia và phân công cho từng bạn. Cả lớp đều sôi nổi, nhiệt tình, người lo kịch bản, người diễn xuất, hát, múa, ... duy nhất có Lan là không hưởng ứng. Khi lớp được giải, tất cả các bạn đều vui mừng, thầy cô khen ngợi lớp trưởng tháo vát. Riêng có Lan thì thui thủi một mình, không ai nhắc đến.”

? Nhận xét hành vi của Mai và Lan ?

HS: Mai tích cực, chủ động trong hoạt động tập thể.

- Lan trầm tính, xa rời tập thể.

? Khi tham gia các hoạt động tập thể, hòa mình với những hoạt động xã hội, các em cảm thấy như thế nào ?

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Đặt câu hỏi để h/s tìm hiểu

bài, trả lời và đưa dần vào nội dung, ý nghĩa của bài học.

? Khi tham gia các hoạt động tập thể, hòa mình với những hoạt động xã hội, các em cảm thấy như thế nào ?

G chốt KT- H ghi bài.

? Để có tính tích cực, tự giác, em sẽ rèn luyện như thế nào ?

? Để đạt được ước mơ đó, em sẽ XD kế hoạch thực hiện như thế nào ?

-> G chốt kiến thức H ghi

- H/s trả lời;

- Mở rộng tầm hiểu biết.

- Học hỏi những điều tốt đẹp trong cách ứng xử, giao tiếp, hiểu biết những điều mới mẻ trong cuộc sống -> rèn luyện được những kỹ năng cần thiết.

- Mối quan hệ tập thể trở nên hài hòa và tốt đẹp.

- Phát triển toàn diện nhân cách.

- Phải có ước mơ.

- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đó định.

- Phải có ước mơ.

- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đó định.

2. Ý nghĩa:

- Sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân.

Đồng thời, thông qua hoạt động tập thể sẽ góp phần XD quan hệ gắn bó

trong sự hiểu biết quý mến lẫn nhau.

(4)

bảng.

? Để đạt được ước mơ đó, em sẽ XD kế hoạch thực hiện như thế nào ?

Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động TT và XH sẽ đem lại lợi ích gì.

? Nếu em được đứng ra tổ chức một hoạt động tập thể em sẽ chọn hoạt động nào?

? Em sẽ làm thế nào để các bạn tích cực, tự giác tham gia?

? Em có yêu thích các hoạt động tập thể ở trường mình

không? sao?

Ä Chính ước mơ và lý tưởng sẽ trở thành động lực thôi thúc bản thân luôn phấn đấu, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xã hội.

- Học sinh bộc lộ

- Khuyến khích, động viên, rủ bạ cùng tham gia những hoat động chung và giải thích cho bạn hiểu ý nghĩa của việc tham gia vào các hoạtđộng.

- Yêu thích vì hoạt động này đem lại lợi ích cho bản thân giúp tạo nên sự tự tin mạnh dạn?

? Đọc nội dung bài học.

- Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực.

HO T Ạ ĐỘNG 3: Ho t ạ động luy n t p (07')ệ Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Phương pháp:Nhóm

Cách thực hiện: H/s thực hiện làm bài cá nhân sau đó soanhs với bài của bạn.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

? Nêu yêu cầu bài tập a?

- H làm nhanh.

? Nêu yêu cầu bài b?

H thảo luận nhóm- trình bày ý kiến của nhóm.

? Nếu là Tuấn , em sẽ khuyên Phương như thế nào?

Phương chưa tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể.

-> Tuấn đã có ý thức tập thể bạn, nên rủ thêm các bạn khác vận động bạn.

? Sưu tầm các tấm gương học sinh thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?

HS lấy tấm gương trên truyền hình, đài báo hoặc những tấm gương gần gũi xung quanh các em.

? Em học được những gì từ họ?

- Học được tính tích cực, tự giác trong học tập, nhiệt tình tham gia các phong trào.

III. Luyện tập:

1.Bài tập a:

- Đánh dấu X: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12.

2.Bài tập b:

- Phương chưa tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể.

-> Tuấn cần vận động.

(5)

HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (06’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

? Để có tính tích cực, tự giác, em sẽ rèn luyện như thế nào ?

- Phải có ước mơ.

- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đó định.

? Để đạt được ước mơ đó, em sẽ XD kế hoạch thực hiện như thế nào ?

-> G chốt kiến thức H ghi bảng.

Ä Chính ước mơ và lý tưởng sẽ trở thành động lực thôi thúc bản thân luôn phấn đấu, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xã hội.

Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động TT và XH sẽ đem lại lợi ích gì.

? Nếu em được đứng ra tổ chức một hoạt động tập thể em sẽ chọn hoạt động nào?

- Học sinh bộc lộ

? Em sẽ làm thế nào để các bạn tích cực, tự giác tham gia?

3. Rèn luyện:

- Mỗi người phải có ước mơ.

- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học thật giỏi.

- Nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội.

- Không ngại khó không lẩn tránh những việc chung

HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng (03’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: T/h theo nhóm.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

- GV hỏi: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ trong dân gian từ xưa đến nay nói về việc các hoạt động xã hội, tập thể sẽ hoàn thành tốt công việc.

Vd: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

4. Củng cố: (03’)

? Nhắc lại những biểu hiện cụ thể của tính tích cưc, tự giác?

- Tham gia đầy đủ nhiệt tình, làm tốt nhiệm vụ được giao, không cần ai phải kiểm tra nhắc nhở.

GVKL: Như vậy, ngoài việc học tập, chúng ta còn phải hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để phát triển toàn diện bản thân.

5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới: (01’) a. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài theo các đơn vị kiến thức cơ bản

(6)

- Liên hệ thực tế vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

- Hoàn thành các bài tập trong SGK.

b. Chuẩn bị bài mới:

- Chuẩn bị: Bài ôn tập học kì I.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết được cách rèn luyện bản thân trở thành người tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội2.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.. - Hình thức tổ chức dạy học: Cá

Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập và thực hành, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 5 phútI. - Cách thức

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.. - Hình thức tổ chức dạy học: Cá

- Tự giác chấp hành những quy định và yêu cầu của môn học, chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của TDTT.. - Tiếp tục hình thành thói quen tập thể dục để

- Tự giác chấp hành những quy định và yêu cầu của môn học, chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của TDTT.. - Tiếp tục hình thành thói quen tập thể dục để

- Tự giác chấp hành những quy định và yêu cầu của môn học, chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của TDTT.. - Tiếp tục hình thành thói quen tập thể dục để