• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ……… Tiết 1 Ngày giảng:...

CHÍ CÔNG VÔ TƯ I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là chí công vô tư.

- Kể được một số biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống.

- Giải thích được vì sao con người cần có phẩm chất chí công vô tư.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được những biểu hiện của chí công vô tư và những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

3. Thái độ

TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, HỢP TÁC - Giáo dục đạo đức:

+ Biết tôn trọng, ủng hộ người có phẩm chất chí công vô tư.

+ Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.

+ Giáo dục học sinh học tập những tấm gương chí công vô tư.

- Giáo dục kĩ năng sống: tìm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, ra quyết định.

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương chí công, vô tư của Bác:

+ Trong công việc, Bác luôn công bằng không thiên vị.

+ Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.

4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- HS: SGK,giấy A0, bút dạ, băng keo, các phiếu xanh đỏ trắng ( Mỗi học sinh có một bộ ba giấy)

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp dạy học: Giảng giải, vấn đáp, nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đọc tích cực

(2)

- Kĩ thuật dạy học: Động não, thảo luận nhóm, đóng vai, xử lí tình huống, trình bày một phút, khăn trải bàn.

IV. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 4.2. Kiểm tra bài cũ

4.3. Giảng bài mới (1 phút)

GV nêu vấn đề: Các em thử hình dung xem, nếu trong xã hội, trong tập thể ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, của người khác thì tình hình sẽ ra sao? Xã hội có phát triển được không? Quyền lợi của mỗi người khi ấy có được bảo đảm không? Nội dung bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

* HĐ 1 : Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của phần đặt vấn đề

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút - Thời gian: 10 phút

- Cách thức tiến hành:

GV cho HS tự đọc hai câu chuyện trong SGK, GV chia thành ba nhóm để thảo luận.

Nhóm1:

Câu 1: Nhân xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?

-Vũ Tán Đương hầu hạ Tô Hiến Thành chu đáo.

-Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương.

Câu 2:

Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?

-Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.

Câu 3: Việc làm của Tô Hiến thành biểu hiện những đức tính gì?

- Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.

Nhóm 2:

Câu 1: Mong muốn của Bác Hồ là gì?

- Là tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc ấm no.

I.Đặt vấn đề:

1. Đọc truyện:

- Tô Hiến Thành - một tấm gương về chí công vô tư.

- Điều mong muốn của Bác Hồ.

2. Nhận xét:

Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư

(3)

Câu 2: Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?

- Mục đích sống của Bác Hồ là làm cho ích quốc lợi dân.

Câu 3: Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? Suy nghĩ của bản thân em.

- Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi thân thiết.

- Bản thân em luôn tự hào là con cháu của Bác Hồ.

Nhóm3:

Câu 1: Việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ chí Minh có chung một phẩm chất đạo đức gì?

- .Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư Câu 2: qua hai câu chuyện về Tô Hiến Thành và Bác Hồ em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người ? - Bản thân học tập tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong ước của Bác.

GV cho các nhóm trình bày.

GV kết luận chuyển ý: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống.

GV cho HS làm BT nhanh, GV phát phiếu học tập cho cả lớp.

=> GV kết luận.

- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức trong sáng, tốt đẹp, cần thiết cho mọi người, nó được thể hiện bằng việc làm cụ thể.

- Qua phần thảo luận, chúng ta rút ra khái niệm về chí công vô tư và ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.

………

………

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

- Mục đích: HS hiểu được thế nào là chí công vô tư, ý nghĩa của chí công vô tư chí công vô tư.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật: hỏi trả lời - Thời gian: 20 phút

II/ Nội dung bài học

(4)

- Cách thức tiến hành:

? Chí công vô tư là gì?

HS: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người

? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?

? Tìm những tấm gương chí công vô tư mà em biết trong cuộc sống, trong sách báo? Hoặc ngược lại?

Chí công vô tư Không chí công vô tư - Làm giàu bằng sức

lực lao động chính đáng của mình

- Hiến đất để xây dựng những công trình phúc lợi công cộng

- Dạy học miễn phí cho các trẻ em nghèo

- Chiếm đoạt tài sản của nhà nước

- Lấy đất công bán thu lợi riêng

-Trù dập những người phê phán mình

- Những việc làm chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, trong đó có lợi ích riêng của mỗi người. nếu ai cũng chỉ nghĩ và hành động vì lợi ích riêng của mình thì ko những lợi ích của tập thể ko có mà lợi ích riêng của mỗi người sẽ không được bảo đảm, sẽ có những va chạm đổ vỡ đáng tiếc xảy ra, xã hội sẽ rối loạn

- Tìm những hành vi trái với phẩm chất chí công vô tư? (Thiên vị trong công việc – sống ích kỉ – tham lam vụ lợi – che khuyết điểm của bản thân, của sếp-

1.Thế nào là chí công vô tư - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người - Thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư

- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh.

- Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy quí trọng

(5)

trù dập người ngay thẳng khi họ nói lên khuyết điểm của mình…)

? Chúng ta cần phải rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào?

-> HS trả lời

-> GV nhận xét, bổ sung.

-> Để rèn luyện đức tính chí công vô tư, chúng ta cần có nhận thức đúng để phân biệt những hành vi chí công vô tư và không chí công vô tư.

- HS đọc câu nói của Bác “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”

- Liên hệ việc lớp, việc trường.

HS có thể rèn luyện trong những việc làm cụ thể hàng ngày của bản thân như tích cực tham gia hoạt động tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét đánh giá người khác

Tình huống: Được sự phân công của GVCN, Tuấn đi kiểm tra sự chuẩn bị bài của các bạn trong lớp.

Nam là bạn thân với Tuấn không làm bài tập nhưng Tuấn báo với cô là Nam làm đầy đủ bài tập.

- Em hãy nhận xét hành vi của Tuấn?

- Nếu ở cương vị Tuấn em sẽ xử sự ra sao?

( Hành vi của Tuấn là thiếu trung thực và không chí công vô tư, chỉ vì xuất phát từ tình cảm riêng, việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải

- Em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Nam, sau đó gặp Nam để giải thích lý do để bạn hiểu và thông cảm đồng thời em tìm hiểu nguyên nhân vì sao Nam không làm bài tập, góp ý và động viên bạn cố gắng sửa chữa thiếu sót)

GV chốt ý: Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, chúng ta cần có những con người có đức tính chí công vô tư có như vậy tài sản của nhà nước, của nhân dân và sức lao động của con người mới được nâng niu, giữ gìn bảo vệ, không bị thất thoát, hư hỏng, không bị lợi dụng.

HS chúng ta cần học tập noi gương thế hệ ông cha có phẩm chất chí công vô tư. quyết tâm rèn luyện đức tính chí công vô tư để xứng đáng là cháu ngoan

3. Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào

- Ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư.

- Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

(6)

Bác Hồ.

……….

……….

* Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập

- Phương pháp: Vấn đáp, lấy ví dụ, thảo luận nhóm...

- Kĩ thuật: hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút - Thời gian: 10 phút

- Cách thức tiến hành:

- GV cho hs làm bài tập 1,2,3 SGK trang 5,6.

- GV đưa ra tình huống lồng ghép giáo dục môi trường: Ông Minh là tổ trưởng dân phố, nhưng vợ ông lại buôn bán lấn chiếm mặt đường và thường xuyên đổ nước thải ra đường. Ông Minh vẫn làm lơ trước những việc làm của vợ mình. Em nghĩ ntn về

việc làm của vợ chồng ông Minh?

Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận (2’) Từ tình huống trên đại diện nhóm trả lời

+ Vợ ông Minh buôn bán lấn chiếm mặt đường là vi phạm luật an toàn giao thông

+ Việc bà Minh đổ nước thải ra đường dễ gây ra tai nạn giao thông và làm ô nhiễm môi trường

+ Ông Minh làm ngơ trước việc làm sai trái của vợ chúng tỏ ông là người thiếu đức tính chí công vô tư

III/ Bài tập

Bài 1:

Hành vi chí công vô tư: d, e Bài 2: Tán thành d, đ

Bài 3: Không đồng tình các việc làm trên

a - Ông Ba sai, nhưng vì nể ko dám chỉ ra cái sai của ông Ba như vậy mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với cái sai của ông Ba

b, c - Ý kiến Trung đúng, hành vi Trang đúng -> mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, như vậy mới là người thấu tình đạt lí chí công vô tư

4. Củng cố (2p)

Thế nào là chí công vô tư?

Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chí công vô tư?

(7)

Tục ngữ:

- Nhất bên trọng, nhất bên khinh.

- Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

- Luật pháp bất vị thân.

- Chí công vô tư vì dân phục vụ Ca dao:

“Trống chùa ai vỗ thì thùng

Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”.

“Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.

5.Hướng dẫn về nhà (3p)

1. Học thuộc phần “Nội dung bài học”

+ Thế nào là chí công vô tư + Biểu hiện của chí công vô tư + Ý nghĩa của chí công vô tư

2. Làm bài tập SGK, làm bài tập trong sách tình huống.

3. Chuẩn bị bài mới

- Nghiên cứu phần đặt vấn đề và nội dung bài học theo câu hỏi gợi ý sgk - Tổ một sắm vai qua câu chuyện 1 “một người mẹ”;

- Tổ 2 câu chuyện 2;

- Tổ 3và 4 tìm những câu câu chuyện, hình ảnh liên quan đến bài tự chủ.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương chí công, vô tư của Bác :. + Trong công việc, Bác luôn công bằng

- GV cho học sinh đọc câu chuyện Việc chi tiêu của Bác Hồ - Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện việc chi tiêu hợp lý của Bác Hồ. - Vì sao Bác luôn

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Nhóm 1: Từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi Nhóm 2: Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ... 1 Sắp xếp các từ dưới đây vào hai

Đây chính là những luận điểm mà Hồ Chí Minh đã dày công tìm kiếm, học hỏi để làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn tự do, là điều kiện tiên

* Giáo dục TTHCM: Qua câu chuyện qua suối,giúp HS hiểu được tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với mọi người.Từ đó rút ra bài học cho bản thân:Cần quan tâm

Các câu truyện Trầu, cau và bánh chưng, bánh giầy cho ta biết con người thời Văn Lang đã có những tục lệ gì?. Tục ăn trầu,