• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. Khái niệm về du lịch.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "I. Khái niệm về du lịch. "

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHOA QUẢN TRỊ



GIẢNG VIÊN: PHẠM ĐÌNH SỬU TẬP BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DU LỊCH

2

I. Khái niệm về du lịch.

1. Các khái niệm về du lịch.

1.1 Theo liên hiệp Quốc Tế các tổ chức lữ hành chính thức:

“Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề nghiệp hay một việc kiếm tiền sinh sống”.

(2)

4

I. Khái niệm về du lịch.

1.2 Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch hợp tại Roma – Italia 1963.

“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.

5

I. Khái niệm về du lịch.

1.3 Theo luật du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

I. Khái niệm về du lịch.

1.4 Nhìn từ gốc độ thay đổi không gian của khách du lịch.

“Du lịch là một trong những hình thức chuyến đi tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”.

(3)

7

I. Khái niệm về du lịch.

1.5 Nhìn từ gốc độ kinh tế.

“Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

8

2. Bản chất của du lịch.

2.1 Nhìn từ gốc độ nhu cầu của du khách.

- Là các chuyến đi, khám phá và tìm hiểu vùng đất mới.

- Nghỉ ngơi, giải trí để tái tạo sức lao động.

- Nhu cầu thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có giá trị văn hóa cao.

2. Bản chất của du lịch.

2.2 Nhìn từ gốc độ sản phẩm du lịch.

Là chương trình du lịch với sự tham

gia chủ yếu của tài nguyên du lịch, dịch

vụ du lịch và sự điều hành tổ chức của

con người.

(4)

10

2. Bản chất của du lịch.

2.3 Xét từ gốc độ các quốc sách phát triển du lịch.

- Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch dựa trên nguồn tài nguyên du lịch.

- Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng.

- Xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng.

11

2. Bản chất của du lịch.

2.4 Xét từ gốc độ thị trường du lịch.

- Xác định lượng cầu du lịch.

- Xây dựng chiến lược cho các thị trường du lịch cụ thể.

II. Khái niệm về khách du lịch.

1. Khái niệm khách du lịch theo Luật du lịch Việt Nam.

“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

(5)

13

II. Khái niệm về khách du lịch.

2. Khách thăm viếng: Là một người đi tới một nơi nào đó (khác với nơi họ thường trú) với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lãnh lương từ nơi đó).

14

II. Khái niệm về khách du lịch.

Khách thăm viếng được chia thành hai loại:

+ Khách du lịch: Là khách thăm viếng lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thương xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao.

+ Khách tham quan: Là loại du khách thăm viếng lưu trú lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và không lưu qua đêm.

3. Phân loại khách du lịch.

3.1 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ.

3.1.1 Khách du lịch quốc tế: Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

3.1.2 Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài định cư tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt

(6)

16

3.2.1 Khách du lịch sinh thái. Được chia làm ba loại:

+ Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh:

Thành phần đa số là thanh niên đi du lịch cá nhân hoặc theo nhóm. Thích tổ chức độc lập, ăn uống và nghỉ ngơi tự do, đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm.

+ Khách du lịch sinh thái an nhàn.

Du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên đi du lịch theo đoàn có tổ chức cụ thể và ưa thích thiên nhiên.

+ Khách du lịch sinh thái đặc biệt.

Bao gồm các đối tượng khách thích đi du lịch cá nhân với sở thích tự tổ chức và tự phục vụ chuyến đi của mình.

17

3.2 Phân loại theo loại hình du lịch.

3.2.2 Khách du lịch văn hóa. Chia làm hai loại:

+ Khách du lịch văn hóa đại trà: Gồm mọi lứa tuổi, mọi thành phần du khách.

+ Khách du lịch văn hóa chuyên đề: Thường là các du khách có trình độ hiểu biết về các vấn đề văn hóa, lịch sử, mỹ thuật … với mục đích nghiên cứu là chủ yếu.

III. Các khái niệm khác.

1. Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch nhằm phục vụ du khách trong quá trình đi du lịch.

Công thức: SPDL = TNDL + DVDL

(7)

19

III. Các khái niệm khác.

2. Đơn vị cung ứng du lịch.

“Là một cơ sở kinh doanh cung cấp cho du khách một phần hoặc toàn bộ sản phẩm du lịch”.

Đơn vị cung ứng du lịch bao gồm:

+ Một điểm vui chơi giải trí cung ứng các loại hình và dịch vụ vui chơi giải trí cho du khách.

+ Một khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú và ăn uống.

+ Một nhà hàng chuyên cung cấp dịch vụ ăn uống cho du khách.

+ Một công ty vận chuyển cung ứng các dịch vụ vận chuyển cho du khách.

20

III. Các khái niệm khác.

3. Tài nguyên du lịch.

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

III. Các khái niệm khác.

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.

3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

(8)

22

III. Các khái niệm khác.

3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn:

gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.

23

III. Các khái niệm khác.

4. Chương trình du lịch.

Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.

CTDL = TNDL + DVDL + GB

III. Các khái niệm khác.

5. Tuyến du lịch.

Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

(9)

25

III. Các khái niệm khác.

5.1 Tuyến du lịch quốc gia:

- Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế.

- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.

26

III. Các khái niệm khác.

5.2 Tuyến du lịch địa phương:

- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương.

- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.

III. Các khái niệm khác.

6. Khu du lịch.

Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

(10)

28

6.1 Khu du lịch quốc gia là nơi:

- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.

- Có diện tích tối thiểu là 1000 ha.

- Đảo đảm phục vụ ít nhất 1.000.000 lượt khách DL một năm.

- Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

29

III. Các khái niệm khác.

6.1 Khu du lịch quốc gia là nơi:

- Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch.

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác.

Khu du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận

III. Các khái niệm khác.

6.2 Khu du lịch địa phương là nơi:

- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.

- Có diện tích tối thiểu là 200 ha.

- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.

- Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, thông qua quá trình tìm hiểu các thông tin thứ cấp về hoạt động kinh doanh của công ty Eagle Tourist, cũng như xử lý, phân tích các dữ liệu sơ

Đồng thời dựa trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý cho chính doanh nghiệp lữ hành Vietravel và có thể áp dụng thêm ở các mô hình lữ hành khác nhằm tăng tính hiệu quả

Từ việc xác định nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm tour du lịch nội địa của du khách tại Công ty cổ phần Truyền

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của du khách đối với sản phẩm tour du lịch Huế 1 ngày tại Công

Thứ nhất đề tài luận văn trước hết đã hệ thống hóa được các vấn đề về lý luận và thực tiễn về quyết định lựa chọn chương trình du lịch, trong đó đã làm rõ được tâm lý

Câu 2 (trang 50 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự tôn trọng, giữ vệ sinh khi đi tham quan..

Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện Dự án Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển

Trao đổi thông tin là gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin từ bên gửi 3./ Các bước trong hoạt động thông tin của con người:. * Quá trình hoạt