• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LỊCH SỬ 6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LỊCH SỬ 6"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LỊCH SỬ LỚP 6

Chủ đề : THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Nội dung 1: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG VÀ CUỘC KHÁNG

CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Biết được công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập của Hai Bà Trưng. Ý nghĩa của những việc làm đó.

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: công việc chuẩn bị, sự ủng hộ của nhân dân, diễn biến, kết quả.

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán ( thời gian, những trận đánh chính, kết quả)

- Tự hào tinh thần bất khuất của dân tộc, mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá sựu kiện lịch sử.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

- Trưng Trắc được suy tôn làm vua( Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công.

- Ý nghĩa việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua

- Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ, xá thuế 2 năm liền cho dân.

2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (42- 43) đã diến ra như thế nào?

- Dựa vào lược đồ nêu những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.( thời gian; những trận đánh chính; ý nghĩa cuộc khởi nghĩa)

- Nhận xét tinh thần đấu tranh lực lượng nghĩa quân của Hai Bà Trưng.

III. LUYỆN TẬP/BÀI TẬP

- Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành độc lập có ý nghĩa và tác dụng như thế nào đối với tình hình lúc bấy giờ?

- Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán?

- Vì sao nhân dân ta tôn thờ Hai Bà Trưng? Để ghi nhớ công ơn của Hai Bà Trưng nhân dân ta đã làm gì?

- Nhận xét về lực lượng và sự chuẩn bị của nhà Hán khi sang xâm lược nước ta?

IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Chủ đề vừa học:

- Bám sát các câu hỏi phần luyện tập để trả lời.

(2)

- Sưu tầm những câu thơ, ca dao ca ngợi công ơn của Hai Bà Trưng hay những câu chuyện liên quan đến Hai Bà Trưng.

2. Chủ đề sắp học: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÍ NAM ĐẾ (GIỮA THẾ KỈ I-GIỮA THẾ KỈ VI)

- Trong các thế kỉ I-VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc với nước ta có gì thay đổi?

- Những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội và văn hóa của nước ta ở các thế kỉ I- VI

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?

Nội dung 2: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÍ NAM ĐẾ (GIỮA THẾ KỈ I-GIỮA THẾ KỈ VI)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Biết được chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc với nhân dân ta sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng ra sao.

- Những chuyển biến mới về kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I-VI.

- Sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc ( chữ Hán, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) và cuộc đấu tranh giữ gìn văn hoá dân tộc ( tiếng nói, phong tục, tập quán).

- Nét chính về nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

- Có thái độ căm ghét sự áp bức, bóc lột và thấy được tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân để thoát khỏi những tai họa đó.

- Bồi đắp lòng tự hào dân tộc về văn hóa truyền thống của dân tộc, lòng biết ơn và tự hào về Bà Triệu.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận thức sự kiện lịch sử thông qua sơ đồ, tranh ảnh.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI

(3)

- Nội dung chủ yếu các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta .

- Nhận xét những chính sách thống trị của nhà Hán.

2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI có gì thay đổi?

- Nhận biết những biểu hiện thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI ( nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp)

- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công không bị sung vào cống nạp mà được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

3. Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta các thế kỉ I – VI.

- Nhận biết được sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc.

- Quan sát sơ đồ phân hóa xã hội trong sách giáo khoa và phân tích sơ đồ.

- Nêu những chính sách về văn hóa của các triều đại phong kiến đối với nhân dân ta là gì? Mục đích của những chính sách đó.

- Hình thành khái niệm “ đồng hóa”

4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Vì sao cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ?

- Trình bày diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

- Nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại?

C. LUYỆN TẬP/BÀI TẬP

Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?

- Nêu những chính sách về văn hóa của các triều đại phong kiến đối với nhân dân ta là gì? Mục đích của những chính sách đó?

- Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên?

- Qua hai cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu đã học, em có cảm nghĩ gì về tinh thần đấu tranh của phụ nữ Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung trong thời kì bị phong kiến phương Bắc đô hộ?

(4)

IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Chủ đề vừa học:

- Vì sao nói: “chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong các thế kỉ I-VI rất nham hiểm, tàn bạo?”

- Sưu tầm những câu chuyện, ca dao về Bà Triệu.

2. Chủ đề sắp học: Nội dung 3: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542-602)

- Chính sách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta như thế nào? So sánh với các triều đại trước?

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

- Sau khi khởi nghĩa thắng lợi Lý Bí đã làm gì?

- Trình bày diễn biến chính hai giai đoạn của cuộc kháng chiến chống quân Lương?

- Nhà nước Vạn Xuân đã kết thúc như thế nào?

………..&&&………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 1: Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhân dân ta cực nhục là:.. -Chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính

1/ Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu. Chính trị: trực tiếp cai trị đến huyện, chia nước

☐ Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán..

Bài 3 trang 18 SGK Lịch sử 4: Em hãy kẻ và điền vào bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến

Câu 2 trang 51 SBT Lịch Sử 6: Dựa vào thông tin trong cột A, em hãy đánh dấu (X) vào cột B các chính sách thể hiện chính sách đồng hoá về văn hoá của chính quyền đô

Câu hỏi trang 81 SGK Lịch Sử 6: Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa với dân tộc Việt Nam..

CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI BÁC THUỘC Câu 1 trang 28 SBT Lịch Sử 6: Các

Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Nêu một số nét trong chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người