• Không có kết quả nào được tìm thấy

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(Trích) - O Hen-ri –

= = = = = = = = = =

Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen-ri.

- Rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

I.

Tìm hiểu chú thích

- O Hen-ri (1862-1910), là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.

- Tác phẩm chính: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang,…

- Đoạn trích là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

II. Đọc - Hiểu văn bản

1. Chiếc lá cuối cùng - Kiệt tác của cụ Bơ-men - Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân.

- Họ nhìn nhau một lát, không nói năng gì.

- Chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.

=> Thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men, tác giả muốn nói tới một vấn đề có ý nghĩa lớn: Mục đích của nghệ thuật là vì con người, vì sự sống của con người. Đây là một kiệt tác vì nó mang lại niềm tin yêu vào cuộc sống và đã cứu sống một con người.

2. Tình thương yêu của Xiu

- Ngạc nhiên khi nhìn chiếc lá thường xuân vẫn bám trên tường sau trận mưa vùi dập.

- Khuôn mặt hốc hác. Em hãy nghĩ đến chị nếu không còn muốn nghĩ đến mình nữa.

- Xiu tới bên giường Giôn-xi. Chị ôm lấy cả người Giôn-xi.

=> Trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương.

3. Diễn biến tâm trạng Giôn-xi

- Chiếc lá cuối cùng … nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó em sẽ chết . => Thể chất, tinh thần suy sụp. Trạng thái chán nản, bi quan.

- Chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó… muốn chết là một tội.

- Một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.

=> Khát vọng sống lạc quan, yêu đời.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật : Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết hợp kết câu đảo ngược tình huống.

2. Nội dung : Truyện gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình thương yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ.

(2)

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

= = = = = = = = = =

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Nhận diện được bố cục các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy.

I. Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

VD: Văn bản: “Món quà sinh nhật”

+ Mở bài: Từ đầu … bày la liệt trên bàn: Giới thiệu chng quang cảnh của buổi sinh nhật.

+ Thân bài: Tiếp theo … chỉ gật đầu không nói: Diễn biến (Kết hợp miêu tả, biểu cảm kể về món quà sinh nhật độc đáo của bạn).

+ Kết bài: Phần còn lại: Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.

(3)

2. Dàn ý của một bài văn tự sự

a. Mở bài

+ Giới thiệu chung sự vật, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.

b. Thân bài

+ Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định .

+ Kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả

c. Kết bài

+ Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.

- Ghi nhớ SGK/95.

II. Luyện tập

1. Lập dàn ý cho bài văn “Cô bé bán diêm”

a. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh giữa đêm giao thừa. Gia cảnh của cô bé.

b. Thân bài:

- Lúc đầu không bán được diêm + Sợ không dám về nhà

+ Tìm chỗ tránh rét + Bị rét cóng

- Sau đó quẹt từng que diêm để sưởi ấm, mộng tưởng qua những lần quẹt diêm:

+ Lần 1: thấy lò sưởi + Lần 2: ngỗng quay + Lần 3: cây thông noel + Lần 4: bà đang mỉm cười

+ Lần 5: quẹt hết các que diêm còn lại, níu giữ bà.

=> HS tìm gạch chân những chi tiết miêu tả biểu cảm c. Kết bài: Cô bé đã chết, trên môi nở nụ cười hạnh phúc.

(4)

NỘI DUNG ÔN TẬP KHẢO SÁT GIỮA HKI – NGỮ VĂN 8

I. NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP

1. Tiếng Việt

Từ tượng hình, từ tượng thanh, Trợ từ, thán từ, Tình thái từ 2. V ăn

Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc 3. Tập làm văn

Tính thống nhất chủ đề văn bản, Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự II. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 2: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

A. Tức nước vỡ bờ.

B. Tôi đi học.

C. Trong lòng mẹ.

D. Lão Hạc.

Câu 3: Câu văn "Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?

A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.

B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.

C. Cậu bé quá hồi hộp.

(5)

D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.

Câu 5: Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện "Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm.

B. Tự sự.

C. Thuyết minh.

D. Miêu tả.

Câu 7: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí B. Hồi kí

C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết

Câu 8: Văn bản : “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

A. Tự sự B. Miêu tả.

C. Biểu cảm D. Cả A, B, C

Câu 10: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm

C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình

(6)

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

A. Chương V B. Chương IV C. Chương VI D. Chương X

Câu 12: Khuynh hướng sáng tác văn học chủ yếu của Ngô Tất Tố là gì?

A. Dân chủ, tiến bộ

B. Chuyên viết về nông thôn

C. Chuyên viết về những cuộc kháng chiến cam go D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 13: Đọan trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương thứ bao nhiêu của tác phẩm “Tắt đèn”?

A. Chương XVIII B. Chương VII C. Chương XVI D. Chương XVII

Câu 14: Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

(7)

Câu 15: Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?

A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.

B. Không dùng cách nào trong ba cách trên.

C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.

D. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.

Câu 16: Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?

A. Chị Dậu vẫn thiết tha.

B. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.

C. Chị Dậu run run.

D. Chị Dậu nghiến hai hàm răng.

Câu 18: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với các sáng tác về nội dung chủ yếu nào?

A. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

B. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 19: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?

A. Truyện vừa B. Truyện ngắn C. Truyện dài D. Tiểu thuyết

(8)

Câu 20: Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người B. Phẩm chất cao quý của người nông dân

C. Số phận đau thương của người nông dân D. Cả ba ý kiến trên đều đúng

Câu 22: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?

A. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.

B. Lão Hạc ăn phải bả chó.

C. Lão Hạc rất thương con.

D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người.

Câu 23: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?

A. Móm mém.

B. Vui vẻ.

C. Xót xa.

D. Ái ngại.

Câu 25: Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?

A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình D. Kết hợp cả 3 ý kiến trên

Câu 26: Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?

(9)

A. Vì muốn làm giàu.

B. Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ.

C. Vì không lấy được người mình yêu.

D. Vì nghèo túng quá.

Câu 27: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

A. Miêu tả và nghị luận.

B. Nghị luận và biểu cảm.

C. Tự sự và miêu tả.

D. Tự sự và nghị luận.

Câu 29: Tìm từ tượng hình trong các câu văn trên:

A. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.

B. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm C. chỏng quèo, rón rén, soàn soạt

D. soàn soạt, bịch, bốp

Câu 30: Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?

A. Dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy B. gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống C. Thể trạng của những người bị mắc nghiện D. Gầy và cao

Câu 31: Trợ từ là gì?

(10)

A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

Câu 32: Cho câu sau:

Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ!

(Nam Cao)

Câu trên có mấy trợ từ?

A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm

Câu 33: Thán từ là gì?

A. Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

B. Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

D. Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép.

Câu 34: Tình thái từ là gì?

(11)

A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

B. Là những từ được thêm vào câu để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói và người viết.

C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

D. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến từ ngữ đó.

Câu 35: Tình thái từ trong câu "Thầy mệt ạ?" biểu thị điều gì?

A. Nghi vấn, kính trọng.

B. Nghi vấn, bình thường.

C. Cảm thán, bình thường.

D. Cầu khiến, kính trọng.

Câu 36: Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ nghi vấn?

A. Em xin chào bác nhé!

B. Thế nó cho bắt à?

C. Xin hãy đợi tôi với!

D. Tôi không dám đâu ạ!

Câu 37: Có bao nhiêu loại tình thái từ?

A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại

(12)

Câu 39: Từ ”đi” trong câu: ”Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”

thuộc dạng nào dưới đây?

A. Tình thái từ cảm thán biểu thị sự thuyết phục B. Tình thái từ cầu khiến tỏ ý thách thức

C. Tình thái từ cầu khiến yêu cầu người khác làm việc gì đó cho mình D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm

Câu 40: Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn?

A. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết B. Dùng câu nối

C. Dùng các quan hệ từ D. Câu A và B đúng

Câu 43: Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật

Câu 44: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được đặt ở vị trí như thế nào?

A. Đứng riêng lẻ, không liên quan đến các yếu tố tự sự B. Được đan xen vào các yếu tố tự sự

C. Luôn đứng sau để bổ sung nội dung, ý nghĩa cho các yếu tố tự sự D. Luôn đứng trước các yếu tố tự sự

(13)

Câu 45: Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ còn lại yếu tố tự sự thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ như thế nào?

A. Trở nên rất khô khan, thiếu sinh động, tình cảm

B. Tính cách của nhân vật không được thể hiện cụ thể rõ nét.

C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

Câu 46: Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.

A. Đúng B. Sai

Câu 47: Quê gốc của nhà văn Ngô Tất Tố?

A. Bắc Ninh B. Hà Nội C. Hà Nam D. Thái Bình

Câu 48: Nhà văn Ngô Tất Tố từng làm những công việc gì?

A. Khảo cứu triết học, văn học cổ B. Làm báo

C. Viết văn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 49: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?

A. Người mẹ

(14)

B. Người thầy giáo C. Ông đốc

D. Nhân vật “tôi”

Câu 50: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?

A. Nhan đề của văn bản

B. Quan hệ giữa các phần của văn bản C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản D. Cả ba yếu tố trên

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

không? Nếu còn tồn tại thì có đặc điểm gì không? Nếu còn tồn tại thì có đặc điểm gì khác? Nếu không còn tồn tại thì điều gì ở khác? Nếu không còn tồn tại thì điều gì ở

Câu hỏi: Nêu các bước làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.. Kiểm tra

phượng vĩ Phân loại các từ chỉ sự vật ở bài 2 theo các nhóm:.. Nhóm từ nào sau đây là từ chỉ

Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau

Bài 3: Ngắt đoạn văn sau thành bốn câu rồi viết lại cho đúng

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

Khi đi tới làng Gióng, một em bé đã lên ba mà không biết nói, biết cười, biết đi, tự nhiên cất tiếng nói bảo mẹ ra mời sứ giả vào.. Chú bé ấy