• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình"

Copied!
132
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ NHƯ HOÀI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NÝỚC TẠI

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH,

TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ NHƯ HOÀI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NÝỚC TẠI

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH,

TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHÙNG THỊ HỒNG HÀ

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn

Đỗ Như Hoài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đềtài.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnPGS.TS. Phùng Thị Hồng đã nhiệt tình dành nhiều thời gian và công sức, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Huế cùng toàn thể quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnhđạo, các bộ phận chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, các Phòng, ban, đơn vị cấp huyện và các xã, thị trấn thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bìnhđã nhiệt tình giúpđỡ, cộng tác và cung cấp những tài liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.

Cám ơn sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên, nhiệt tình giúpđỡ của các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp tiếp tục giúp đỡ, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn

Đỗ Như Hoài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

Họ và tên học viên:ĐỖ NHƯ HOÀI

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học:PGS. TS. PHÙNG THỊ HỒNG HÀ

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Chi ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng của chính sách tài chính quốc gia, trong bối cảnh nguồn thu NSNN là có hạn. Phòng Tài chính– Kế hoạch huyện Bố Trạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong điều hành, quản lý chi NSNN, mà cụ thể là công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN. Xuất phát từthực tế đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính –Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”làm luận văn của mình.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: gồm các phương pháp như: thống kê mô tả, phân tổ thống kê, phương pháp sơ đồ, phương pháp so sánh, kiểm định Cronbach’s Alpha, kiểm định Independent Samples T-test.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về chi ngân sách và lập dự toán, chấp hành, quyết toán chi NSNN cấp huyện, phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng Tài chính–Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng Tài chính–Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tới năm 2020.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐND: Hội đồng nhân dân

KBNN: Kho bạc nhà nước

KT-XH: Kinh tế- xã hội

NSĐP: Ngân sách địa phương

NSNN: Ngân sách nhà nước

NSX: Ngân sách xã

NS huyện: Ngân sách huyện

QT: Quyết toán

TC-KH: Tài chính–Kế hoạch

UBND: Ủy ban nhân dân

XDCB: Xây dựng cơ bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ... iii

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC CÁC BẢNG... viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ... ix

PHẦN 1. MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết củađề tài ...1

3. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu luận văn...4

PHẦN2. NỘIDUNG NGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCẤP HUYỆN...5

1.1. Tổng quan chi NSNN và chi NSNN cấp huyện...5

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm...5

1.1.2. Bản chất chi NSNN ...7

1.1.3. Chức năng của chi NSNN ...8

1.1.4. Vai trò của chi NSNN ...9

1.1.5. Nội dung chi NSNN và chi NSNN cấp huyện ...10

1.2. Nội dung công tác lập dựtoán, chấp hành và quyết toán chi NSNN cấp huyện ...12

1.2.1. Lập dự toán chi NSNN cấp huyện...12

1.2.2. Chấphành dự toán chi NSNN...17

1.2.3. Quyết toán chi NSNN...21

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến lập dựtoán, chấp hành và quyết toán chi NSNN ....23

1.3.1. Chính sách, chế độ của Nhà nước...23

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.3.2. Hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật...24

1.3.3. Định hướng phát triển KT-XH của địa phương...25

1.3.4. Tổ chức bộ máy và sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan ...25

1.3.5. Trìnhđộ của đội ngũ cán bộ...26

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra cho huyện BốTrạch ....27

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địaphương...27

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình...30

2.1. Khái quát vềPhòng TC-KH huyện BốTrạch ...32

2.1.1. Vịtrí, chức năng, nhiệm vụ...32

2.1.2. Cơ cấu tổchức, phân công nhiệm vụtừng phần hành ...34

2.1.3. Đội ngũ cán bộ...37

2.2. Mô hình quản lý chi NSNN tại huyện BốTrạch...38

2.3. Thực trạng công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện BốTrạch giai đoạn 2014-2016...40

2.3.1. Công tác lập và phân bổdựtoán chi NSNN ...40

2.3.2. Chấp hành dựtoán chi NSNN...50

2.3.3. Quyết toán chi NSNN ...57

2.4. Đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức vềcông tác lập dựtoán, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSNN cấp huyện tại Phòng TC-KH huyện BốTrạch ...63

2.4.1. Giới thiệu về mẫu điều tra...63

2.4.2. Kiểm định độ tin cậy hệ số Cronbach ‘s Alpha...64

2.4.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát đối với quá trình lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện Bố Trạch bằng phương pháp kiểm định Independent Samples T- Test...64

2.5. Đánh giá chung thực trạng lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình...69

2.5.1. Những kết quả đạt được ...69

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế...72

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế...75

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI

CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN...79

BỐ TRẠCH, QUẢNG BÌNH ...79

3.1. Căncứ đềxuất giải pháp ...79

3.1.1. Nguyên tắc lập dựtoán, chấp hành và quyết toán chi NSNN...79

3.1.2. Thực trạng công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng Tài chính–Kế hoạchhuyện Bố Trạch...80

3.2. Một sốgiải pháp hoàn thiện công tác lập dựtoán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình...82

3.2.1. Hoàn thiện chu trình lập dựtoán, chấp hành và quyết toán chi NSNN ...82

3.2.2. Xây dựng hệ thống định mức phân bổ, định mức chi NSNN cho các xã, thị trấn và các đơn vịcấp huyện ...87

3.2.3. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Phòng TC-KH, Chi cục Thuế, KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn...88

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và đội ngũ cán bộ làm công tác tài chínhở huyện...89

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...92

1. Kết luận ...92

2. Kiến nghị...93

2.1. Đối với Trung ương...93

2.2. Đối với Tỉnh Quảng Bình ...94

2.3. Đối với huyện Bố Trạch...94

DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO...95

PHỤ LỤC...97 QUYẾT ĐỊNHHỘI ĐỒNG CHẤM LUẬNVĂN

BIỂNBẢNNHẬNXÉT LUẬNVĂN THẠCSĨCỦA ỦYVIÊN PHẢNBIỆN BIÊN BẢNCỦAHỘI ĐỒNG CHẤM LUẬNVĂN THẠCSĨKINH TẾ BẢNGIẢITRÌNH CHỈNH SỬALUẬNVĂN

XÁC NHẬNHOÀN THIỆNLUẬNVĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ Phòng TC–KH huyện Bố Trạch 2014-2017 ...37 Bảng 2.2. Dự toán chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2014- 2016 ...42 Bảng 2.3. Tổng hợp phân bổ dự toán chi ngân sách cấp huyện 2014- 2016 ...46 Bảng2.4. So sánh số dự toán chi NSNN huyện Bố Trạch trước và sau khi thẩm định, thảo luận của Phòng TC-KH và các ban, ngành liên quan 2014 - 2016...48 Bảng 2.5. Chi đầu tư XDCB huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 - 2016 ...52 Bảng 2.6. Chi thường xuyên ngân sách huyện Bố Trạch 2014- 2016...53 Bảng 2.7. So sánh dự toán và thực hiện chi NSNN chi tiết theo nội dung chi:...54 Bảng 2.8. Bổ sung ngoài dự toán chi NSNN giai đoạn 2014-2016...56 Bảng 2.9. Cân đối nguồn thu thực hiện tăng chi NSNN năm 2014-2016 ...57 Bảng 2.10. Quyết toán chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB huyện Bố Trạch giai đoạn 2014- 2016...62 Bảng 2.11. Giới thiệu về mẫu điều tra...64 Bảng 2.12. Kết quả kiểm định Independent Samples T–Test về Luật NS, các chính sách, chế độ và các định mức KT-KT được sử dụng để lập dự toán ...65 Bảng 2.13. Kết quả kiểm định về kế hoạch phát triển KT-XH, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan và trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ tài chính ...67 Bảng 2.14. Kết quả kiểm định Independent Samples T–Test đánh giá chung về công tác lập dựtoán, chấp hành và quyết toán chi NSNN...69

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Phòng TC-KH huyện Bố Trạch...34

Sơ đồ 2.2. Mối liên hệ các cơ quan quản lý chi ngân sách...39

Sơ đồ 2.3. Quy trình lập dự toán NSNN hàng năm tại huyện Bố Trạch...41

Sơ đồ 2.4. Quy trình chấp hành chi NSNN tại huyện Bố Trạch...50

Sơ đồ 2.5. Quy trình quyết toán chi NSNNhuyện Bố Trạch...58

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bất kỳ nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển phải có nguồn lực và quản lý tốt nguồn lực của mình, một trong những nguồn lực quan trọng, đó là ngân sách nhà nước (NSNN). Đối với nước ta, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì NSNN càng có vai trò quan trọng hơn, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Trong khi nguồn thu NSNN là có hạn thì việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN từ Trung ương đến địa phương có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của đất nước.

Kể từ khi ra đời năm 1996, Luật ngân sách đã giúp công tác quản lý ngân sách được thống nhất và chặt chẽ hơn. Việc kiểm soát thu chi ngân sách cũng được cải thiện một cách rõ rệt, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý chi tiêu công. Với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay, chúng ta cần thiết phải tập trung toàn bộ mọi nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bốicảnh nguồn lực ngân sách là có hạn, tình trạng nợcôngđã tiệmcậnngưỡng cho phép, bộichi ngân sách không thểtiếptục duy trìở mứccao, quản lý chi ngân sách được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, giúp tiết kiệm nguồn lực để đầu tư phát triển.

Phòng Tài chính –Kế hoạch(TC-KH) huyện Bố Trạch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân(UBND) huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản. Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, Phòng TC-KH huyện Bố Trạch đã giúp công tác quản lý, điều hành mà cụ thể là lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sáchđóng vai trò quan trọng trong quản lý NSNN, có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triểnkinh tế- xã hội (KT-XH)của huyện nhà. Tuy nhiên, vẫn còn mộtsố tồn tại, hạn chế, như: cơ cấu chi NSNN chưa thật phù hợp; phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, manh mún, chưa gắn kết với các kế hoạch trung hạn; chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

NSNN còn thất thoát, lãng phí; một số khoản chi NSNN chưa phát huy hiệu quả, chưa thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triểnKT-XH của địa phương.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạchhuyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”làm luận văn của mình.

3. Mụctiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chiNSNN tạiPhòng TC-KH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

3.2. Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chi ngân sách và lập dự toán, chấp hành và quyết toán chiNSNN cấp huyện.

+ Đánh giá thực trạng công tác và lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện Bố Trạch trong giai đoạn năm 2014 - 2016.

+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện Bố Trạch trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Là những vấn đề liên quan đến công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN.

- Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Tại Phòng TC-KH, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Thời gian: Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 - 2016 và đưa ra những định hướng trong thời gian 2018 –2020.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng TC-KH huyện Bố Trạch; Kho bạc nhà nước huyện Bố Trạch, báo cáo KT- XH, các báo cáo thu, chi ngân sách và các quy định liên quan.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn các cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện thông qua phiếu điều tra.

Cơ cấu mẫu điều tra cụ thể như sau:

Vị trí công tác Số lượng phiếu % 1.Cơ quan quản lý nhà nướcvề

ngân sách 25 25

2.Đơnvị sử dụng ngân sách 75 75

Tổng cộng 100 100

4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để xác định các đặc trưng về mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN thông qua các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh…. chi ngân sách nhà nước ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Phương pháp so sánh để phân tích sự khác biệtcác chỉ tiêu theo thời gian, so sánh giữa dự toán với thực hiện chấp hành chi NSNN, giữa dự toán và quyết toán chi NSNN…

Phương pháp sơ đồ dùng để mô tả trực quan về các vấn đề nghiên cứu như quy trình lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN, mô tả cơ cấu tổ chức Phòng TC-KH,…

Phương pháp kiểm định cronbach’s alpha dùng để đo lường độ tin cậy của biến khảo sát điều tra, kiểm định Independent samples T-test dùng để đánh giá sự khác biệt giữa giá trị trung bình giữa hai nhóm đối tượng điều tra. Sửdụng các biến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

số là các vấn đề liên quan đến công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN, đề tài đi sâu phân tích đánh giá của đối tượng điều tra về thực trạng quy trình thực hiện cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này tại Phòng Tài chính - KếhoạchhuyệnBốTrạch, từ đó đềxuất giải pháp hoàn thiện.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSNN.

Chương 2: Thực trạng lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện Bố Trạch.

Chương 3: Giảipháp hoàn thiện công táclập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tạiPhòng TC-KH huyện Bố Trạch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CẤP HUYỆN

1.1. Tổng quan chiNSNN và chi NSNN cấp huyện 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm

NSNN là một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự ra đời của Nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hóa tiền tệ. Nói một cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa tiền tệ như những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN. Luật NSNN năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.(điều 4)[11]

Như vậy, đứng trên quan điểm của các nhà quản lý ngân sách ta có thể hiểu chi NSNN (hay chi tiêu công) là những khoản chi tiêu do chính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích, chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất nghiệp hay nói cách khác:

"chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước” [12].

Chi NSNN là các quan hệ tài chính tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo trangtrảicho các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước.

Chi NSNN là sự kết hợp hài hoà giữa quá trình phân phối quỹ NSNN để hình thành các quỹ tài chính của các cơ quan, đơn vị và quá trình quản lý, sử dụng chi tiêu các quỹ này đúng mục đích, kế hoạch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Chi NSNN cấp huyện là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách cấp huyện để đảm bảo sự ổn định, phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện. Chi NSNN cấp huyện không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc cụ thể thuộc chức năng của chính quyền cấp huyện.

Chi NSNN có các đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Bản chất của Nhà nước và các chức năng, nhiệm vụ chính trị,kinh tế,xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ quyết định tính chất, nội dung, quy mô của chi NSNN. Hay nói cách khác chi NSNN gắn chặt với quyền lực Nhà nước.

- Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định nội dung, cơ cấu, quymô và mức độ các khoản chi NSNN. Ở Việt Nam đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Chính vì vậy các khoản chi NSNN mang tính pháp lý cao.

- Hiệu quả các khoản chi NSNN thường được xem xét trên tầm vĩ mô dựa vào mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước mà các khoản chi đó đảm nhiệm.

- Các khoản chi NSNN không mang tính bồi hoàn trực tiếp. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng, các hoạt động kinh doanh.

- Các khoản chi NSNN gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và các phạm trù khác thuộc lĩnh vực tiền tệ. Đặc điểm này cho thấy chính sách quản lý, điều hành các khoản chi NSNN cũng như kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa rất quan trọng đối với chính sách tài khoá, tiền tệ nói riêng và nền kinh tế tài chính nói chung.

- Chi NSNN liên quan đến rất nhiều chủ thể kinh tế, diễn ra liên tục trên diện rộng toàn Quốc gia và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Do đó quản lý, kiểm soát chi NSNN là công việc có tính khá phức tạp.

- Chi NSNN cấp huyện chỉ là một cấp trung gian trong chi ngân sách địa phương. Đặc điểm này là do vị trí NSNN cấp huyện trong cơ cấu hệ thống NSNN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

quy định, NSNN cấp huyện không phải là toàn bộ ngân sách địa phương mà chỉ là một bộ phận trong ngân sách địa phương, nhưng NSNN cấp huyện lại là bộ phận trung gian trong ngân sách địa phương, tức là trung gian giữa ngân sách tỉnh và ngân sách xã, dođó chi ngân sách huyện có mối quan hệ chặt chẽ với chi ngân sách tỉnh và chi ngân sách xã.Đây là đặc điểm riêng có của chi NSNN cấp huyện.

1.1.2. Bản chất chiNSNN

Bản chất của chi ngân sách là những quan hệ kinh tế diễn ra trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức giá trị gắn với việc sử dụng quỹ NSNN một cách có kế hoạch nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Nhà nước và duy trì sự tồn tại của Nhà nước.

Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn chặt với quyền lựckinh tế, chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Nói một cách cụ thể hơn, quyền lực của Nhà nước và các chức năng của nó là những nhân tố trực tiếp quyết định mức chi, nội dung và cơ cấu chi của NSNN.

Xét về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hoá- xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Chi NSNN có quan hệ chặt chẽ với thu NSNN. Thu NSNN để đảm bảo nhu cầu chi NSNN, ngược lại sử dụng vốn ngân sách để chi tiêu cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện để tăng nhanh thu nhập của ngân sách. Do vậy, việc sử dụng vốn, chi tiêu ngân sách một cách có hiệu quả, tiết kiệm luôn luôn được Nhà nước quan tâm.

Chi NSNN gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Điều này chứng tỏ các khoản chi của NSNN có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia.

Chi NSNN cấp huyện gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội mà chính quyền cấp huyện đảm nhiệm trong từng thời kỳ, thúc đẩy phát triển KT-

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

XH của huyện, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo hướng hiện đại, hợp lý, thực hiện công bằng xã hội, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. [6]

1.1.3. Chức năng của chi NSNN

Do tính đặc thù của chi NSNN là luôn gắn liền với Nhà nước và việc phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế cũng như phát huy tác dụng xã hội trên các khía cạnh cụ thể.

Chi NSNN có ba chức năng gồm: Phân bổ nguồn lực, tái phân phối thu nhập, điều chỉnh và kiểm soát.

- Chức năng phân bổ nguồn lực:Chức năng phân bổ nguồn lực của chi NSNN là chức năng mà nhờ vào đó nguồn lực NSNN thuộc quyền chi phối của Nhà nước được tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cân nhắc theo những tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao tính hiệu quảKT-XH của việc sử dụng các nguồn lực đó và bảo đảm cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã định của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng phân bổ là NSNN được tạo lập, được phân phối và sử dụng.

Khi sự phân bổ đạt đến tối ưu sẽ thúc đẩy hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế xã hội bằng việc tính toán, sắp xếp các tỷ lệ cân đối quan trọng trong phân bổ.

- Chức năng phân phối thu nhập:Chức năng phân phối thu nhập là chức năng mà nhờ vào đó chi NSNN được sử dụng vào việc phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng trong phân phối. Công bằng trong phân phối biểu hiện trên hai khía cạnh là công bằng về kinh tế và công bằng về xã hội. Trong chức năng này, chủ thể phân phối là Nhà nước trên tư cách là người có quyền lực chính trị, cònđối tượng phân phối là NSNN đã thuộc sở hữu Nhà nước hoặc đang là thu nhập của các pháp nhân, thể nhân trong xã hội.

- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát: Để quản lý một cách hữu hiệu các hoạt động KT-XH thì việc tiến hành điều chỉnh và kiểm soát thường xuyên là cần thiết và khách quan. Với tư cách là một bộ phận của NSNN, chi NSNN cũng là một công cụ quản lý trong tay Nhà nước và thực hiện chức năng điều chỉnh và kiểm soát như một sứ mệnh xã hội tất yếu. [8]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.1.4. Vai trò của chiNSNN

Vai trò của chi NSNN được xem xét trên hai khía cạnh: Là công cụ đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước và là công cụ của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường.

Chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của một quốc gia, thể hiện những điểm chính như sau:

Thứ nhất: Chi ngân sách là phương tiện tài chính cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước được thể hiện qua lương, phụ cấp của công chức, viên chức nhà nước, các khoản chi tiêu xây dựng cơ sở vật chất, chi cho quản lý hành chính, chi mua sắm thiết bị cho công sở.

Sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước là điều kiện đầu tiên và là tiền đề cho việc thực hiện các chức năng khác bởi vì bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào, chi ngân sách trước tiên cung cấp nguồn tài chính để đảm bảo bộ máy nhà nước tồn tại, hoạt động, từ đó mà thực hiện được chức năng quản lý hành chính, xã hội .

Thứ hai: chi ngân sách là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tài khóa để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Chính sách tài khóa quốc gia có 3 công cụ quan trọng: Thu NSNN, chi NSNN và nợ công. Vì thế, chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong quản lý điều hành kinh tế vĩ mô. Trong cơ chế thị trường, thông qua chi ngân sách, Nhà nước can thiệp vào thị trường, hạn chế, khắc phục những khiếm khuyết, mặt trái của nền kinh tế thị trường như:

+ Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội diễn ra nhanh chóng, để hạn chế sự phân hoá đó, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, Nhà nước thông qua chi NSNN cung cấp các dịch vụ công mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả, chất lượng không cao.

+ Thông qua chi ngân sách, Nhà nước thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế trên mọi phương diện như: cơ cấu lại vùng kinh tế, thành phần kinh tế, ngành kinh tế, nguồn vốn đầu tư, doanh nghiệp, hàng hoá...

+ Chi NSNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích đầu tư. Nhà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

nước tập trung chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, trợ giá, hỗ trợ bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất hàng nông sản...để thu hút các thành phần kinh tế cùng đầu tư.

+ Trong trường hợp nền kinh tế tăng trưởng chậm, thông qua công cụ chi ngân sách, Nhà nước kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng bằng cách ưu tiên ngân sách đầu tư cho các công trình, dự án, tăng chi tiêu của Bộ máy hành chính Nhà nước.

+ Trong trường hợp nền kinh tế lạm phát cao, cùng với chính sách tiền tệ, Nhà nước thông qua chính sách tài khóa sửdụng các công cụ thu NSNN, chi NSNN, nợ công góp phần điều tiết nền kinh tế, kiềm chế lạm phát.[8]

1.1.5. Nội dung chiNSNN và chi NSNN cấp huyện

Bản chất của chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước. Nội dung chi NSNN được thể hiện ở mục đích của việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN.

Như vậy, nội dung tổng quát của chi NSNN gồm hai nội dung: Trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước và đảm bảo thực hiện các chức năng kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, cách phân loại nội dung chi tiêu NSNN theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử dụng phổ biến. Đây cũng là cách phân loại quan trọng nhất, nó trình bày nội dung chi tiêu của Chính phủ để qua đó người ta có thể nhận rõ và phân tích đánh giá những chính sách, chương trình của Chính phủ thông qua các kinh phí để thực hiện các chương trình chínhsách đó.

Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung sau đây:

*Chi thường xuyên: là nhiệm vụ chi củaNSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển KT- XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Về nguyên tắc, các khoản chi này phải được bảo đảm bằng các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của NSNN.

Chi thường xuyên bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Chi cho các cơ quan Nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước.

- Chi cho quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội để bảo vệ chủ quyền Quốc gia.

- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo; chi sự nghiệp y tế, văn hoá, xã hội, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công nghệ, môi trườngvà các sự nghiệp khác; chi cho chương trình mục tiêu về y tế, giáo dục, đào tạo, văn hoá xã hội

- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật

- Chi các khoản khác.

* Chi đầu tư phát triển: Là các khoản chi để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà nước nhằm thựchiện mục tiêuổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, baogồm:

-Chi đầu tư xây dựng các công trình, dự án, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

- Chi mua sắm máy móc, thiết bị.

- Chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị.

- Chi cho việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào các công ty, góp vốn vào các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Các chi phí chuyển nhượng đầu tư.

- Những chi phí đầu tư liên quan đến sự tài trợ của nhà nước dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc trợ cấp cho những pháp nhân kinh tế công hay tư để thực hiện các nhiệm vụ đồng loại với các nhiệm vụ nêu trên, nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.

* Chi khác bao gồm:Chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước; chi bổ sung ngân sách cấp dưới; chi viện trợ;chi cho vay; chi trả nợ gốcvà lãi các khoản vay của chính phủ.

NSNN cấp huyện cũng là một bộ phận trong NSNN, nên ngoại trừ các nội dung:

chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ, chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước, chi viện trợ, cho vay và chi trả nợ gốc và lãi vay của chính phủ và UBND cấp tỉnh là không thuộc nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện thì các nội dung còn lại đãđược đề cập trên đây đều

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

là những nội dung mà chi NSNN cấp huyện thực hiện.[11].

1.2. Nội dung công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN cấp huyện 1.2.1. Lập dự toán chi NSNN cấp huyện

Dự toán NSNN là bản dựtrù các khoản thu, chingân sách theo các chỉ tiêu xác định trong một năm, được các cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quyết định và làcăncứ để thực hiện thu, chingân sách.

Lập dự toán chi NSNN là quá trìnhđánh giá, phân tích nhu cầu chi trên cơ sở cân đối nguồn thu để từ đó xác định các chỉ tiêu, cơ cấu chi cho phù hợp.

Lập và phân bổ dự toán chi NSNN là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu, nhu cầu chi của địa phương trong một năm ngân sách phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng – an ninh của địa phương, phân cấp nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp huyện, các chính sách, chế độ quy định, định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi ngân sách, tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách cấp huyện năm hiện hành và năm trước

1.2.1.1.Căn cứ lập dự toán ngân sách:

Dự toán chi ngân sách được lập căn cứ theo quy định của Luật NSNN, các Thông tư hướng dẫn lập dự toán hàng năm, định mức phân bổ ngân sách do Trung ương và địa phương ban hành, các chỉ tiêu như biên chế, số giường bệnh, số học sinh, dân số, các chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức của chế độ tài chính hiện hành như: chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị, tập huấn, tiêu chuẩn định mức trang thiết bị phương tiện làm việc các tiêu chuẩn định mức chuyên ngành, định mức duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông, thủy lợi, các nội dung chương trình mục tiêu kế hoạch đồ án được phê duyệt. Cụ thể, lập dự toán căn cứ vào:

Nhiệm vụ phát triểnKT-XH và bảo đảm quốc phòng - an ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện KT-XH và tự nhiên của từng vùng như: dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về KT-XH do cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, từng địa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

phương và đơn vị;

Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các văn bản này thì phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành trước thời điểm lập dự toánNSNNhàng năm. Trong đó:

Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đãđược cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện;

Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quy định. Căn cứ vào các tiêu chí về các lĩnh vực hoạt động hành chính thường xuyên, cần thiết để phục vụ cho hoạt động của bộ máy hành chính của các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép để đưa ra định mức về chi NSNN phù hợp với yêu cầu thực tế để các chủ thể quản lý cấp trên xem xét, phân tích đánh giá giao lại dự toán cho đơn vị ngay từ đầu năm.

Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

Những quy định về phân cấp quản lý KT-XH, phân cấp quản lý ngân sách.

Đối với dự toán ngân sách chính quyền địa phương các cấp, việc lập dự toán trong kỳ ổn định ngân sách căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên đã được giao; đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào chế độ phân cấp ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách của từng địa phương.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và dự toán NSNN năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lập dự toán ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

sáchở các cấp địa phương.

Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo.

Tình hình thực hiện dự toán ngân sách một số năm trước và một số năm gần kề.

1.2.1.2. Yêu cầu đối với lập dự toánchi ngân sách cấp huyện:

Dự toán chi NSNN cấp huyện phải cân đối với nguồn thu NSNN cấp huyện, phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ.

Dự toán chi NSNN của các cấp chính quyền, của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn quy định tại Thông tư hướng dẫncủa Bộ Tài chính.

Dự toánchi NSNN phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.

1.2.1.3. Quy trình lập dự toán chi NSNN:

Trên cơ sở dự toán do UBND cấp dưới và dự toán của các đơn vị dự toán cùng cấp lập, các chủ thể quản lý phân tích, đánh giá, kiểm tra một cách toàn diện về trình tự lập dự toán chi NSNN. Việc áp dụng các định mức phân bổ, việc tính toán từ nhiệm vụ chính trị được giao để xây dựng các đầu việc phục vụ cho nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền giao, tính toán hợp lý các khoản dự phòng chi, các khoản phân bổ cho các đơn vị trực thuộc.

Việc xem xét thẩm định dự toán của các đơn vị là kiểm soát tuân thủ và cắt giảm những nội dung chưa thực sự cần thiết, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụcủa cấp trên giao, trên nguyên tắc vừa đảm bảo hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, vừa tiết kiệm thiết thực.

Các cơ quan tham gia trong công tác quản lý lập dự toán tại địa phương là HĐND, UBNDvà cơ quan Tài chính các cấp, cơ quan dự toán.

Phòng TC-KH đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán, thẩm định dự toán của các đơn vị dự toán của cấp mình và UBND cấp dưới, nhằm kiểm tra tính tuân thủ trong việc lập dự toán. Kiểm tra nguồn để bố trí cân đối và đúng mục đích, đúng mục tiêu. Cơ sở để thẩm tra là nhiệm vụ hàng năm được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị, các tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

chuẩn định mức của chế độ tài chính hiện hành, cơ sở tính toán và thuyết minh của các đơn vị. Đồng thời, Phòng TC-KH làcơ quan chuyên môn, có trách nhiệm tham mưu chính cho UBND huyện trong việc lập dự toán chi NS huyện, lập phương án phân bổ dự toán NS của cấp mình trình HĐND cùng cấp quyết định; lập dự toán điều chỉnh ngân sách cấp huyện trong trường hợp cần thiết.

Quy trình lập dự toán gồm các bước sau:

Bước 1: Ban hành hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán NSNN

Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách là số thu, chi NSNN được cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cấp ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ để xây dựng dự toánNSNN hằng năm và kế hoạch tài chính–NSNN03 năm.

Hàng năm, để lập và phân bổ dự toán ngân sách cho năm sau, căn cứ vào Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán và thông báo số kiểm tradự toán của SởTài chính, căn cứ Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của địa phương,Phòng TC-KH xây dựng hướng dẫn lập dự toán thu NSNN, chi NSĐP và thông báo số kiểm tra cho các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện và UBND các xã, thị trấn; Lấy ý kiến tham gia của các bộ phận chuyên quản đối với dự thảo văn bản hướng dẫn và số kiểm tra; Hoàn chỉnh văn bản báo cáo Chủ tịch UBNDhuyệnxem xét, ký ban hành trước ngày 1/7 hàng năm.

Bước 2: Lập dự toán và tổng hợp dự toán NSĐP

Các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị, UBND xã, thị trấnlập dựtoán ngân sách của đơn vịgửi vềPhòng TC-KH (chậm nhất ngày 10/7 hàng năm).

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN tiến hành xây dựng các nội dung công việc cụ thể, rà soát lại với mức kinh phí được giao để xác định công việc, cân nhắc quy mô, thời gian… nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xác định chi cho hoạt động bộ máy, chi cho con người, sau đó sẽ tiếp tục bố trí phần kinh phí còn lại cho công việc, cho chi khác và một phần cho các mục tiêu như đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc, nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Trên cơ sở các chế độ, tiêu chuẩn định mức hiện hành, Phòng TC-KH có trách

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

nhiệm thẩm tra dự toán của ngân sách cấp dưới và các đơn vị dự toán, trong đó tập trung thẩm tra nguồn cân đối ngân sách địa phương được chi. Kinh phí cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đảm bảo xã hội, dự phòng chi phải đảm bảo theo đúng tỷ lệ chi trong cơ cấu chi ngân sách do Trung ương và Tỉnh quy định. Sau khi đã rà soát, thẩm tra dự toán và phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cùng cấp và ngân sách cấp dưới, Phòng TC-KH tổng hợp dự toán ngân sách địa phương theo mẫu biểu hướng dẫn củaSởTài chính.

Phòng TC-KH thống nhất với Chi cục Thuế báo cáo Chủ tịch huyện, Thường trực HĐND dự toán ngân sách địa phương năm dự toán (trước ngày 20/7).

Bước 3: Thảo luận dự toán với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư

Theo thời gian thông báo của Sở Tài chính, Phòng TC-KH, Chi cục Thuế, và UBND huyệnthảo luận dự toán ngân sách vớiSở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tưvào năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, những năm tiếp theo, nếu thảo luận thì UBND huyệnphải có đăng ký vớicác Sở.

Bước 4:Phân bổ dự toán ngân sách địa phương (hoàn thành trước 25/10)

Căn cứ dự toán các ban ngành, các đơn vị (đơn vị dự toán cấp I), UBND xã, thị trấn; kết quả thảo luận dự toán với Sở Tài chính; căn cứ chế độ chi tiêu hiện hành, định mức chi do UBND tỉnh quyết định, Phòng TC-KH tổ chức thảo luận dự toán thu, chi ngân sách với các ban ngành, các đơn vị, UBNDxã, thị trấn.

Bước 5: Tổng hợp dự toán NSĐP (hoàn thành trước ngày 31/10)

- Phòng TC-KH phối hợp với Chi Cục Thuế, các bộ phận chuyên quản tổng hợp kết quả thảo luận dự toán, cân đối ngân sách, huyện, xã báo cáo Chủ tịch UBND huyện theo mẫu biểu quy định của Bộ Tài chính, các loại báo cáo theo yêu cầu của HĐND, UBNDhuyện.

- Chủ tịch UBND huyện xem xét chuẩn bị báo cáo Ban Kinh tế ngân sách và Thường trực HĐND huyện.

- Phòng TC-KH hoàn thiện phương án phân bổ dự toán theo yêu cầu của Chủ tịch UBNDhuyện.

Bước 6: Xem xét, báo cáo UBND huyện để trình Thường trực HĐND huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

(trước 15/11)

Phòng TC-KH, Chi cục Thuế tổ chức báo cáo UBND huyện, Thường trực HĐND huyện (có sự tham gia của Ban Kinh tế ngân sách của HĐND huyện) toàn bộ dự toán thu, chi ngân sách năm dự toán, thuyết minh căn cứ lập và phân bổ dự toán.

Bước 7: Điều chỉnh phương án phân bổ dự toán ngân sách (trước 25/11)

Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của Sở Tài chính, Phòng TC-KH trao đổi với các bộ phận chuyên quản, tiếp nhận phương án thu ngân sách của Chi cục Thuế, tổng hợp, điều chỉnh phương án phân bổ dự toán (Nếu số liệu giao dự toán thu, chi ngân sách do Sở Tài chính giao chưa thống nhất với phương án phân bổ của địa phương) và báo cáo UBNDhuyện.

UBND huyệnxem xét và trình HĐNDhuyện thông qua dự toán ngân sách cho năm sau tại kỳ họp HĐND cuối năm.

Bước 8: Chuẩn bị các biểu mẫu giao dự toán

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND, phòng TC-KH chuẩn bị các biểu mẫu giao dự toán theo quy định gửiUBND huyện.

Bước 9: Công khai dự toán (chậm nhất sau 60 ngày HĐND huyện ban hành Nghị quyết về dự toán ngân sách)

Sau khi UBND huyện quyết định giao dự toán thu, chi NSNN của huyện, Phòng TC-KH xây dựng biểu mẫu công khai dự toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và UBND huyệnquyết định công khai dự toán ngân sáchhuyện.

1.2.2. Chấp hành dự toán chiNSNN

Chấp hành chi NSNN chính là thực hiện dự toán NSNN đãđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, hay nói cách khác là giai đoạn thực hiện các chỉ tiêu thu, chi tài chính trong dự toán NSNN. Chấp hành chi NSNN là khâu cốt yếu mang tính quyết định đối với một chu trình ngân sách, nếu khâu lập dự toán chi NSNN có tốt thì cũng đang là dự toán, chúng có phục vụ tốt quá trình phát triển KT-XH của địa phương hay không thì lại tùy thuộc vào hoạt động chấp hành dự toán chi NSNN.

Tham gia vào quá trình chấp hành chi ngân sách cấp huyện có các cơ quan:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

+ Phòng TC-KH: Tham gia với chức năng tham mưu cho chính quyền nhà nước cấp huyện trong quản lý và điều hành NSNN. Phòng TC-KH có trách nhiệm cân đối nguồn đáp ứng nhu cầu chi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sáchở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Kho bạc Nhà nước: Thực hiện kiểm soát các khoản chi theo các chế độ, tiêu chuẩn điều kiện, thủ tục quy định. Trường hợp không đủ điều kiện, có quyền từ chối cấp phát thanh toán các khoản chi đó.

+ Đơn vị sử dụng NSNN: Thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN là người có quyền quyết định, chuẩn chi các khoản chi NSNN theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Có trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản tiết kiệm, có hiệu quả.

Nguyên tắc và nội dung của chấp hành chi ngân sách cấp huyện như sau:

+ Nguyên tắc: Đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi của các đơn vị sử dụng NSNN theo tiến độ và dự toán được duyệt, các khoản chi NSNN phải được thanh toán trực tiếp cho người được hưởng; Mọi khoản chi NSNN phải được kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán chi trả.

+ Nội dung chấp hành chi NSNN: Nội dung chính của quy trình chấp hành NSNN là việc bố trí kinh phí kịp thời đáp ứng nhu cầu chi của các đơn vị sử dụng ngân sách theo dự toán đãđược duyệt sao cho tiết kiệm và đạt hiệuquả cao. Các cơ quan được pháp luật quy định có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi NSNN theo đúng dự toán và đúng chế độ.

Các đơn vị sử dụng ngân sách chỉ được cấp phát kinh phí NSNN khi có đủ điều kiện:

+ Đã có trong dự toán NSNN được giao, trừ các trườnghợp chi từ nguồn tăng thu so với dự toán và dự phòng ngân sách.Đối với những khoản chi không có trong dự toán thì đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xin bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán.

+Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp cóthẩm quyền quy định: Dựa vào

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

định mức là căn cứ có tính chất quan trọng chấp hành dự toán chi NSNN. Hầu hết nhu cầu chi NSNN đã có định mức, tiêu chuẩn đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xem xét và thông qua. Đó là căn cứ mang tính pháp lý cho tổ chức chấp hành dự toán chi. Tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý của các khoản chi NSNN được duyệt dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ chi NSNN có hiệu lực và khả thi. Để đảm bảo điều này, nhà nước cần phải có chính sách, chế độ phù hợp và thường xuyên rà soát để điềuchỉnh đáp ứng yêu cầu củathực tiễn.

+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định. Có chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Nhiệm vụ kinh tế thực tế phát sinh.

Trong tài khoản tại Kho bạc còn số dư.

Trường hợp đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo đúng quy định của pháp luật.

Các khoản chi có tính chất thường xuyên, khoản chi có tính thời vụ hoặc chi phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán đượcgiao.

Các hình thức cấp phát thanh toán như sau:

Theo Luật NSNN và các văn bản dưới Luật hướng dẫn thực hiện Luật NSNN thì phương thức cấp phát NSNN được cơ quan Tài chính thực hiện theo phương thức đó là:

+ Phương thức cấp phát theo dự toán: phương thức này được áp dụng cho các khoản chi thường xuyên và được áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công, các tổ chức chính trị- xã hội.

Dựa trên dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định giao và phân bổ, Phòng TC-KH tiến hành nhập dự toán vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (gọi tắt là Tamis)để các chủ đầu tư và đơn vịdự toán thực hiện chi theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Đối với hình thức cấp phát này, Phòng TC-KH không kiểm soát từng khoản chi ngân sách cụ thể của đơn vị sử dụng ngân sách, mà trách nhiệm kiểm soát được chuyển cho kho bạc nhà nước.

Điều kiện để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán là các đơn vị dự

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

toán phải có dự toán năm được cơ quan có thẩm quyền giao và phân bổ dự toán. Theo phương thức này, cơ quan KBNN chủ động hơn trong công tác chi trả, thanh toán các khoản chiNSNN cho các đơn vị dự toán.KBNN chỉ căn cứ nội dung đã có trong dự toán và các điều kiện khác theo luật định để thanh toán chi trả cho các đơn vị sử dụngNSNN hoặc chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá và dịch vụ, giảm được phiền hà, thủ tục hành chính cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình chấp hành NSNN là khâu đột phá trong quá trình thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý Tài chính công.

+ Phương thức cấp phát bằng lệnh chi tiền: được áp dụng khi cấp NSNN cho các tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức KT-XH ít có quan hệ với ngân sách, hay nói cách khác là có quan hệ với ngân sách không thường xuyên; chi trả nợ, viện trợ, cấp bổ sung cân đối ngân sáchvà một số khoản chi đặc biệt khác.

Theo phương thức này, Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện xuất quỹNSNN theo lệnh của cơ quan Tài chính, cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm về sự quyết định của mình trước cơ quan pháp luật Nhà nước.

Khi đến thời điểm thực hiện khoản chi, hoặc khi có yêu cầu của đơn vị thụ hưởng ngân sách, Phòng TC-KH chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát NSNN theo chế độ quy định sau đó lập lệnh chi tiền chuyển sang cho KBNN. KBNN xuất quỹ NSNN và thanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của Phòng TC-KH.

+ Phương thức cấp phát bằng hình thức ghi thu - ghi chi: là việc cơ quan Tài chính thực hiện ra lệnh thu một khoản thu phát sinh tại một đơn vị hoặc một dự án công trình vào ngân sách, đồng thời ra lệnh chi một số tiền đúng bằng số tiền vừa thu cho đơn vị hoặc dự án, công trìnhđó.

Tuỳ theo tính chất công việc hoặc đơn vị thụ hưởng mà cơ quan Tài chính quy định trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan tham gia vào việc chấp hành chi NSNN, nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc thực hiện, đồng thời tổ chức cấp phát thanh toán theo hình thức phù hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Kết thúc quá trình chấp hành chi NSNN là việc các khoản chi đã được bố trí trong dự toán được thực hiện chi trả theo các mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra. Các khoản chi này đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức và theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước, đạt hiệu quả và tiết kiệm nhất.

1.2.3. Quyết toán chi NSNN

Quyết toán chi NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình chi ngân sách phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập dự toán và chấp hành chi NSNN. Quyết toán chi NSNN được thực hiện tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập dự toán cũng nhưchấp hành ngân sách ở những chu trình tiếp theo.

Đối với NSNN cấp huyện, thông qua quyết toán, toàn bộ kết quả hoạt động thu, chi ngân sách cấp huyện trong một năm sẽ được đánh giá, tổng hợp.

Nội dung của công tác quyết toán chi NSNN bao gồm: kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, phân tích số liệu kế toán và lập, gửi các báo cáo quyết toán. Để thực hiện tốt công tác này, các đơn vị phải thực hiện đánh giá lại tình hình thực hiện dự toán, các nhiệm vụ được giao, xác định số thực chi, số kinh phí còn lại phải thu hồi để nộp NSNN, số kinh phí được chuyển sang năm sauchi tiếp (đối với các trường hợp có quy định). Trên cơ sở phân tích đánh giá việc lập, chấp hành dự toán có thể rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho chu trình quản lý của niên độ ngân sách năm sau, nội dung cụ thể gồm: lập, xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán và thanh tra, kiểm toán tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị.

Nội dung thực hiện trong khâu này là thực hiện công tác khóa sổ, đối chiếu, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán. Tổng hợp, kiểm tra việc khóa sổ và lập báo cáo quyết toán chi ngân sách, xem xét cơ sở hình thành, tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán, đối chiếu số liệu với KBNN. Sự phù hợp giữa số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp và với nguồn kinh phí. Sự phù hợp giữa số liệu theo tiểu mục, mục, khoản, loại, chương và ngành với số liệu tổng hợp, các biểu mẫu và phụ lục thuyết minh theo quy định, so sánh giữa số liệu dự toán với số liệu thực hiện,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

nguyên nhân tăng, giảm, loại trừ những khoản chi bất hợp lý, không đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ tài chính hiện hành.

Trong quá trình quyết toán các khoản chi NSNN phải chủ ý đảm bảo các nguyên tắc sau:

Lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ tài chính quy định.

Số liệu trong báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực, có chứng từ đầy đủ hợp lệ chứng minh nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo đúng mục lục NSNN. Các khoản chi không nằm trong dự toán đã được phê duyệt thì khôngđược quyết toán.

Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu trách nhiệm về những khoản chi, không đúng tiêu chuẩn, định mức của chế độ tài chính hiện hành và việc hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ.

Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp và của ngân sách các cấp chính quyền trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của KBNN đồng cấp về tổng số và chi tiết phải được kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán.

Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu.

Cấp dưới không tổng hợp quyết toán các khoản kinh phí ủy quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình.

Để công tác quyết toán được tiến hành thuận lợi thì các nguyên tắc trên cần phải được tuân thủ và đây là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác và khách quan.

Việc xét duyệt và thẩm định quyết toán chi NSNN được thực hiện từ dưới lên (từ các đơn vị sử dụng trực tiếp thực hiện thu chi NSNN). Trình tự xét duyệt và thẩm định được thực hiện như sau:

Đối với quyết toán chi ngân sách xã, thị trấn: Cán bộ Tài chính – kế toán xã,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

thị trấntổng hợp chi quản lý nhà nước ở cấp xã vào quyết toán chi ngân sách cấp xã trình UBND xã phê duyệt. UBND xã trình HĐND xã, thị trấn thảo luận và phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng TC-KH huyện.

Phòng TC-KH huyện dựa trên báo cáo quyết toán chi ngân sách xã, tiến hành kiểm tra toàn bộ sổ sách, chứng từ kế toán các xã, thị trấn gửi lên, tiến hành thẩm định quyết toán ngân sách xã.

Đối với các đơn vị cấp huyện: Cán bộ tài chính –kế toán của đơn vị lập báo cáo quyết toán theo các mẫu biểu quy định của Bộ Tài chính, tập hợp toàn bộ chứng từ, sổ sách nộp về Phòng Tài chính –Kế hoạch. Phòng TC-KH tiến hành thẩm định quyết toán ngân sách của các đơn vị, nếu phát hiện sai sót, yêu cầu các đơn vị chỉnh sửa,bổ sung.

Phòng TC-KH sau khi thẩm định quyết toán ngân sách xã, thị trấn và các đơn vị, tiến hành lập quyết toán chi NSNN cấp huyện, tổng hợp lập báo cáo quyết toán trên địa bàn huyện,báo cáo UBND huyện trình HĐND huyện và Sở Tài chính.

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN 1.3.1. Chính sách, chế độ của Nhà nước

Do tính đặc thù của chi NSNN là luôn gắn liền với Nhà nước, do đó, chính sách, chế độ của Nhà nước là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chiNSNN.

Hệ thống pháp luật, chính sách, văn bản của nhà nước về quản lý chi ngân sách bao gồm các văn bản pháp luật quy định về tổ chức, bộ máy quản lý ngân sách, các quy định về

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân

Xây dựng hoạt động cụ thể, phân công các nhiệm vụ, trách nhiệm cho các Vụ, Cục, Tổng cục và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, KBNN huyện Hải Lăng chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư trên địa bàn huyện, phòng tài chính

Biểu đồ 2.2 cho thấy 47,6% cán bộ cho rằng, công tác quản lý chương trình gặp khó khăn lớn nhất là công tác huy động vốn, do là một huyện thuần nông nên ngân sách của

Giai đoạn I: Chuẩn bị dự toán - Bước 1: Xác định mục tiêu chung cho toàn Công ty - Bước 2: Chuẩn bị nhân sự cho việc lập dự toán - Bước 3: Soạn thảo các biểu mẫu - Bước 4: Đánh giá

Công tác lập dự toán chi ngân sách ñầu năm còn chưa sát thực tế, số liệu còn chưa chính xác, chậm so với quy ñịnh và chưa ñầy ñủ nội dung; chi chưa thực sự phù hợp với tốc ñộ phát triển

Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình quản lý chi ngân sách huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Qua phân tích những tồn tại và nguyên nhân, từ thực tiễn điều hành NSNN tại địa phương