• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
123
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ NGỌC LAN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(2)

LÊ THỊ NGỌC LAN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn này là trung thực và chưa được sửdụng để bảo vệmộthọcvịnào. Tôi cũngxin camđoan mọisựgiúp đỡcho việcthực hiện luậnvănđãđược cảmơn và các thông tin trích dẫn đãđược chỉrõ nguồngốc.

Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 HỌC VIÊN

Lê Thị Ngọc Lan

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Lời Cảm Ơn

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.

Nhân đây tôi xin được bày tỏlòng cảm ơn chân thành của mình:

Tôi xin bày tỏ sựcảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại Học Kinh tếHuế đã giúpđỡ, tạo điều kiện và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.

Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới HĐND, Uỷ ban nhân dân huyện Bố Trạch và các phòng ban, đơn vị: Phòng Tài chính - Kế hoạch; Chi cục thuế huyện; Chi cục Thống kê; Kho bạc Nhà nước huyện Bố Trạch đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt để tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu đềtài khoa học này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.

Phan Văn Hòa là thầy giáo hướng dẫn khoa học cho tôi. Thầy rất quan tâm, tận tình hường dẫn, có những góp ý quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên

Lê Thị Ngọc Lan

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸKHOA HỌCKINH TẾ Họ và tên học viên: LÊ THỊ NGỌC LAN

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. PHANVĂN HÒA

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Mục đích và đối tượngnghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước cấp huyệnvà phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách NN tạiPhòng Tài chính–Kế hoạch huyệnBố Trạch giai đoạn 2015 – 2017. Từ đó đềxuất các giải phápcụ thể nhằm hoàn thiệncông tác quản lý thu ngân sách nhà nước tạiPhòng Tài chính–Kế hoạch huyện Bố Trạch đến năm 2025. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính –Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

làm luận văn của mình.

-Đối tượng nghiên cứu:Là nhữngvấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tạiPhòng Tài chính–Kế hoạchhuyện Bố Trạch.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra,thu thập số liệu, phương pháp phân tổ thống kê.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: gồm các phương pháp như: thống kê mô tả, phương pháp so sánh, tổng hợp phân tích.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về thu ngân sách, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN tại Phòng Tài chính –Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2017, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tácquản lý thuNSNN tạiPhòng Tài chính –Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tới năm 2025.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTN-NQD Công thương nghiệp – ngoài quốc doanh

ĐVT Đơn vị tính

GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND Hội đồng nhân dân Huyện Huyện Bố Trạch

KH Kế hoạch

KT-XH Kinh tế - xã hội NS Ngân sách

NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương QLNN Quản lý nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TC Tài chính

Tr.đ Triệu đồng TW Trung ương

UBMTTQ Uỷ ban mặt trậnTổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân

USD Đô la Mỹ

KBNN Kho bạc Nhà nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN...ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸKHOA HỌCKINH TẾ...iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT... iv

MỤC LỤC... v

DANH MỤC CÁC BẢNG...viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ... ix

MỞ ĐẦU... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 2

4. Phương pháp nghiên cứu... 2

5. Kết cấu của luận văn... 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN... 4

1.1. Lý luận về ngân sách nhà nước và thu ngân sách nhà nước... 4

1.1.1. Ngân sách Nhà nước... 4

1.1.2. Thu ngân sách nhà nước... 7

1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước... 15

1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước huyện... 16

1.2.1. Khái niệm... 16

1.2.2. Quy định phân cấp nguồn thu của ngân sách huyện... 17

1.2.3. Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước huyện... 18

1.2.4. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước huyện... 19

1.2.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước huyện... 21

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước huyện... 26

1.3. Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước huyện... 29

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương... 29

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.3.2. Một số bài học kinhnghiệm rút ra cho huyện Bố Trạch... 32

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH... 34

2.1. Tình hình cơ bản củaPhòng Tài chính–Kế hoạch huyện Bố Trạch... 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ... 34

2.1.2. Tổ chức bộmáy quản lý... 35

2.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2015- 2017 ... 39

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN tạiPhòng Tài chính–Kế hoạch huyện... 39

2.2.2. Thực trạng công tác lập dự toánthu ngân sách huyện... 40

2.2.2. Thực hiện dự toán thu ngân sách huyện... 45

2.2.3. Thực trạng côngtác quyết toán thu ngân sách... 56

2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát thu ngân sách nhà nước... 58

2.3. Đánh giá của các đối tượng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính–Kế hoạch huyện... 59

2.3.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra... 60

2.3.2. Ý kiến đánh giá và nhận định của các đối tượng được điều tra... 61

2.4. Đánh giá chung về quản lý thu ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình... 65

2.4.1. Kết quả đạt được... 65

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ... 67

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ... 78

3.1. Quan điểm về quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện... 78

3.1.1. Quan điểm chung... 78

3.1.2. Quan điểm cụ thể... 78

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tạiPhòng Tài chính–

Kế hoạch huyện Bố Trạch... 79

3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy quản lý thu NSNN huyện... 79

3.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu... 81

3.2.3. Nhóm giải pháp về công tác lập dự toán và chấp hành dự toán thu NSNN... 85

3.2.4. Nhóm giải pháp về thanh, kiểm tra việc thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nước huyện... 94

KẾT LUẬN... 97

1. Kết luận... 97

2. Kiến nghị... 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 101 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬNXÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa NS tỉnh, huyện thời kỳ 2017-2020 ... 41

Bảng 2.2. Tỷ lệ phân chia nguồn thu NS huyện thời kỳ 2017-2020 ... 42

Bảng 2.3. Tình hình dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Bố Trạch... 44

qua 3 năm 2015-2017 ... 44

Bảng 2.4. Kết quả thu NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017 ... 46

Bảng 2.5. Kết quả thu NSNN của các xã, thị trấn thuộc huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017... 47

Bảng 2.6. Kết quả thu NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017 ... 50

Bảng 2.7. Kết quả quyết toán thu NSNN các xã, thị trấn giai đoạn 2015-2017... 57

Bảng 2.8. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát thu ngân sách giai đoạn 2015- 2017 ... 59

Bảng 2.9. Đặc điểm cơ bản của đối tượng điều tra... 60

Bảng 2.10. Đánh giá của các cán bộ quản lý thu ngân sách về một số căn cứ trong việc lập và giao dự toán... 61

Bảng 2.11. Đánh giá của cán bộ quản lý thu ngân sách về mức độ rõ ràng,đầy đủ, phù hợp với thực tế địa phương trong công tác lập dự toán... 63

Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý thu ngân sách về chức năng giám sát của HĐND các cấp... 63

Bảng 2.13. Đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thu ngân sách ... 64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu hệ thống Ngân sách Nhà Nước... 5 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máycủaPhòng Tài chính–Kế hoạch... 37 Sơ đồ 2.2. Tổ chức, quản lý NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch... 40

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Vì vậy, NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước.

Thu NSNN là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác điều hành và quản lý thu chi ngân sách. Tăng cường quản lý thu ngân sách nhằm động viên đầy đủ, hợp lý các nguồn thu vào NSNN là yêu cầu hàng đầu đối với các cấp ngân sách, tạo nguồn lực tài chính để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinhtế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Bố Trạch là huyện có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập. Cùng với tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Bố Trạch dần dần thay đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhất là chú trọng phát triển các khu du lịch và hệ thống du lịch điểm đến... Bên cạnh sự hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách cấp trên cần phải có nguồn lực từ ngân sách địa phương.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý tốt nguồn thu, tăng nguồn thu NSNN một cách bền vững trong năm nay và những năm tới. Vì vậy, công tác quản lý thu NSNN huyện trong thời gian qua đãđược tăng cường thực hiện.

Tuy nhiên, hiệu quả quản lý chưa cao từ khâu lập dự toán đến khâu quyết toán thu NSNN, nhiều nguồn lực tài chính chưa được động viên đầy đủ và kịp thời vào ngân sách, thu ngân sách chưa bao quát hết nguồn thu, tình trạng thất thu vẫn còn xảy ra, chính quyền cấp xã và một số đơn vị có liên quan còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và xem đó là nhiệm vụ của riêng ngành thuế. Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế.

Trước tình hình đó, yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

nước huyện và đề ra giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện thựcsự trở nên bức thiết hơn.

Nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đó, vấn đề Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nướctại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bìnhđãđược chọn làm đề tài luận văn.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 – 2017, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính –Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bìnhđến năm 2025.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu Ngân sách nhà nướccấp huyện;

- Phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách NN tại Phòng Tài chính–Kế hoạch huyệnBố Trạch giai đoạn 2015 – 2017;

- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tạiPhòng Tài chính–Kế hoạch huyện Bố Trạch đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu:Là nhữngvấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý thu ngân sáchnhà nướctạiPhòng Tài chính–Kế hoạchhuyện Bố Trạch.

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Bố Trạch.

Phạm vi thời gian: Tài liệu tổng quan thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2015đến năm 2017 từ những tài liệu đã công bố, điều tra năm 2017, đề xuất giải pháp đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

+ Niên giám thông kê huyện Bố Trạch; UBND huyện Bố Trạch, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Bố Trạch và các cơ quan ban ngành các cấp có liên quan.

+ Thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, Internet...

- Số liệu sơ cấp: Điều tra các đối tượng liên quan đến quá trình nộp ngân sách: Cán bộ thu quản lý NS, người dân và các doanh nghiệp để làm rõđánh giá các đối tượng này trong quá trình nộp ngân sách tại địa phương. Tác giả sử dụng phương phápchọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần 100 cán bộ thutừ lãnh đạo và cán bộ quản lý công tác thu của các đơn vị Chi cục thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN huyện và 50 người nộp thuế là các giám đốc Công ty TNHH và người dân nộpthuếvào NSNNđược phỏng vấn trực tiếp qua bảng hỏi.

4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Để mô tả thực trạng công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình theo các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp phân tổthốngkê.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.

-Phương pháp so sánh, tổng hợp phân tích: So sánh, phân tích, đánh giá thực trạng và tìm nguyên nhânảnhhưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong quá trình phân tích, tính toán tác giả tổng hợp bằng Excel.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương chính như sau:

Chương 1:Cơ sởlý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sáchnhà nước.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính–Kế hoạchhuyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tạiPhòng Tài chính–Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Lý luận về ngân sáchnhà nướcvà thu ngân sách nhà nước 1.1.1. Ngân sáchNhà nước

1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Theo Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/06/2015 “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”[36].

NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huyđộng được để thực hiện mục tiêu KT-XH. NSNN được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua.

1.1.1.2. Hệ thống ngân sách nhà nước

Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp NS gắn bó hữu cơ với nhau, có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của từng cấp NS.

Tổ chức hệ thống NSNN luôn gắn liền với việc tổ chức bộ máy Nhànước và vai trò, vị trí bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trên cơ sở hiến pháp, mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng, cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùng của đất nước.Sựra đờicủahệthống chính quyền Nhà nướclà tiền đề đểtổchứchệ thống NSNN nhiềucấp. Cơ cấu NSNN được mô tả theo sơ đồ sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Nguồn: TheoLuật NgânsáchNhà nước Sơ đồ 1.1. Cơ cấu hệ thống Ngân sách Nhà Nước

NSNN bao gồm NS Trung ương và ngân sách địa phương (NSĐP). NSĐP gồm NS của các cấp chính quyền địa phương. NSĐP là t9hực hiện cân đối các khoảnthu và các khoản chi củaNhànước tại địa phương,cùng NS Trungươngthực hiện vai trò của NSNN, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Thông qua việc huy động các khoản thuế theo pháp luật và sử dụng các nguồn quỹ NS, thực hiện phân bổ chi tiêu, NSĐP góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế của địa phương, định hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, vùng lãnh thổ.

Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương thì NSĐP bao gồm:

NS tỉnh, NS huyện và NS xã.

Trong đó, NS huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là NS huyện) là một bộ phận của NSĐP; dự toán thu, chi NS huyện được lập theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước ở cấp huyện bao gồm nhiệm vụ của cấp huyệnvà nhiệmvụ điềuhành kinh tếxã hộicủa địa phươngdo huyệnquản lý. Theo đó, chính quyền cấp huyện phải chấp hành các quy định của hiến pháp, pháp luật và sáng tạo trong việc khai thác các thế mạnh trên địa bàn huyện để tăng nguồn thu, bảo đảmchi và thựchiệncânđốiNS củacấphuyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

1.1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước

NSNN có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo các chi tiêu của nhà nước, giúp Nhà nước có đủ sức mạnh để làm chủ và điều tiết thị trường, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; NSNN là công cụ có tác động mạnh mẽ đến công cuộc đổi mới của một quốc gia, đưa quốc gia đó nhanh chóng tiến tới các mục tiêu đã hoạch định,thểhiện nhưsau:

a. Về kinhtế

NSNN giữ vai trò điều chỉnh nền kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, lãnh thổ,hạnchếnhữngkhuyếttậtcủa cơchếthị trường, chống độcquyền, chống liên kết nâng giáhoặccạnh tranh không bìnhđẳng làm tổn hại chung đến nền kinh tế. NSNN còn giành một phần khác đầu tư cho các doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp cần thiết cho dân sinh; NSNN đã đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý để đầu tưcho xây dựng cơsởkếtcấuhạtầng,tạomôitrườngvàđiều kiệnthuậnlợicho sựhình thành các doanh nghiệp thuộccác ngành then chốt,các tập đoànkinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ra đời và phát triển. Các chính sách thuế cũng là mộtcông cụ sắc bén để định hướng đầu tư nó có tác dụngkiềmchếhoặc kíchthích sảnxuấtkinh doanh, xuấtkhẩu hay nhậpkhẩu, có tác động đến tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế và đưa nên kinh tế phát triển theo định hướng của Nhà nước.

b. Về xã hội

Kinh phí củaNSNNđượccấp phát chotấtcả cáclĩnh vực điều chỉnh của Nhà nước. Khối lượng và kếtquả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này cũng quyết định mức độ thành công của các chính sách xã hội. Trong giải quyết các vấn đề xã hội, Nhànước cũng sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh, các loại thuế trực thu và gián thu ngoài mục đíchtrên cũngcó tác dụng hướngdẫntiêu dùng hợplý.

Kinh phí của NSNN được chi cho các sự nghiệp quan trọng của Nhà nước như sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp khoa học... về hình thức là chi tiêu dùng nhưng thực chất là đầu tư lâu dài đảm bảo cho xã hội phát triển trong tương lai, ngang tầm của yêu cầu hội nhập và phát triển, vì vậyNSNN có vai tròđối với xã hội rất lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Như vậy, NSNN là công cụ rất quan trọng để tác động vào nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và công bằng xã hội, là hình thức cơ bản để hình thành và sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung nhằm mở rộng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. NS được dùng để khuyến khích sử dụng hợp lý tài nguyên trong tất cả các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất xã hội, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường. NSNN được sử dụng không chỉ nhằm đảm bảo sự tăng trưởng về của cải vật chất mà còn cả sự phát triển về mặt văn hóa- xã hội.

c. Về thị trường

NSNN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và hạn chế lạm phát. Chính việc sử dụng nguồn quỹ tài chính, những chính sách chi tiêu tài chính trong từng thời điểm giúp cho việc hạn chế lượng tiền mặt lưu thông góp phần kiềm chế lạm phát. Để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả Nhà nước thường sử dụng các biện pháp: tạo lập các quỹ dự trữ về hàng hóa và tài chính tạo lập và sử dụngquỹQuốc gia hỗ trợ việc làm…

1.1.2. Thu ngân sách nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm

Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước. Xét về hình thức, thu NSNN là một hoạt động, là quá trình của nhiều hành vi, hành động của Nhà nước. Xét về nội dung, thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các quyền lực có được của mìnhđể động viên, phân phối một bộ phận của cải của xã hội dưới dạng tiền tệ về tay Nhà nước nhằm hình thành nên quỹ NSNN [3].

1.1.2.2. Đặc điểm

- Thu NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nước (mà chủ yếu là quyền lực chính trị).

- Thu NSNN được xác lập trên cơ sở luật định và vừa mang tính chất bắt buộc, vừa không mang tính chất bắt buộc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Nguồn tài chính chủ yếu của thu NSNN là thu nhập của các thể nhân và pháp nhân, được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước dưới nhiều hình thức, nhưng chủ yếu là thuế.

- Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và các phạm trù: Giá cả, thu nhập, lãi suất...

- Thu NSNN gắn liền với hoạt động của Nhà nước. Nhà nước đề ra chủ trương, phương hướng, mục tiêu thu NSNN trong một thời kỳ nhất định, xác định rõ thu ở đâu? Lĩnh vực nào là chủ yếu? Hình thức nào là tốt nhất?...Xác định rõ tỷ lệ thu hoặc một con số thu cụ thể nào đó. Từ đó Nhà nước đề ra cơ chế chính sách, luật lệ về thu NSNN nhằm đạt được phương hướng mục tiêu đề ra. Đồng thời Nhà nước tổ chức bộ máy thu, tổ chức thu và đảm bảo các điều kiện chocông tác thu.

Tóm lại, thu NSNN thực chất là sự phân chia nguồn tài chính Quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nước nhằm giải quyết hài hoà các mặt lợi ích kinh tế. Sự phân chia đó là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước, cũng như thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.Đối tượng phân chia là thu nhập xã hội-đây là kết quả lao động sản xuất trong nước tạo ra dưới hình thức tiền tệ.

1.1.2.3. Nguồn thu ngân sách

Để tồn tại và phát triển, Nhà nước cần tập trung vào tay mình lượng của cải vật chất dưới dạng tiền tệ nhất định. Nhưng lấy nó ở đâu? Từ nguồn nào?

Nguồn thu của NSNN là nơi cung cấp số thu cho NSNN thông qua quá trình tác động vào đối tượng thu để điều tiết một phần của cải về cho Nhà nước. Có rất nhiều loại nguồn thu.

- Nếu căn cứ vào sự biểu hiện của nguồn thu, ta có thể chia ra nguồn thu trực tiếp và nguồn thu tiềm năng.

Nguồn thu trực tiếp là nguồn thu đã thể hiện bằng tiền, chỉ cần có một số tác động nào đó thì sẽ thu được một phần về cho ngân sách Nhà nước. Ở những biểu hiện cụ thể, thì đó là tiền lương, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập doanh nghiệp, vốn, thu nhập cá nhân...vv. Ở tầm vĩ mô thì nguồn thu thể hiện qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặctổng sản phẩm quốc dân (GNP). Thông thường chúng ta hay dùng GDP.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Nguồn thu tiềm năng là những nguồn thu chưa thể hiện bằng tiền, nhưng có khả năng thành tiền trong một thời gian gần. Đó là đất đai, tài nguyên, khoáng sản...

Nguồn thu trực tiếp cho phép xác định thu ngân sách Nhà nước trong hiện tại, còn nguồn thu tiềm năng cho phép xác định khả năng thu ngân sách Nhà nước trong tương lai.

- Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng các nguồn thu và tính toán mức bội chi ngân sách, chúng ta có thể phân chia thành nguồn thu trong cân đối và thu ngoài cân đối ngân sách.

Thu trong cân đối ngân sách là các khoản thu được đưa vào công thức xác định mức bội chi ngân sách. Đây chính là nội dung kinh tế của bội chi ngân sách.

Thu trong cân đối ngân sách được hiểu bao gồm cáckhoản thu vào quỹ ngân sách mà khoản thu đó không kèm theo, không làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp.

-Ngoài ra, căn cứ vào nơi phát sinh nguồn thu người ta có thể chia ra:

Nguồn thu trong nước và nguồn thu ngoài nước, nguồn thu theo lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...), nguồn thu theo thành phần kinh tế.

Trong quá trình thu, Nhà nước tập trung được một lượng tiền nhất định vào NSNN. Kết quả thu được đó, được gọi là thu nhập NSNN. Thu nhập NSNN (hay còn gọi là số thu NSNN) là mục tiêu của quá trình thu và nó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Như vậy, giữa nguồn thu NSNN và thu nhập của NSNN có mối quan hệ biện chứng. Nguồn thu thể hiện khả năng, còn thu nhập của NSNN thể hiện thực hiện một phần của khả năng. Mối quan hệ đó thường được biểu hiện bằng tỷ lệ động viên của NSNN hay tỷ lệ thu NSNN và được tính bằng công thức:

Số thu NSNN

Tỷ lệ thu NSNN = x 100 (%)

GDP

Tỷ lệ thu NSNN có một ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những nói lên rằng Nhà nước cần thu như thế nào để đảm bảo chi tiêu, mà Nhà nước còn sử dụng nó như thế nào trong phân phối thu nhập, điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.1.2.4. Các hình thức thu ngân sách nhà nước

Để biến nguồn thu NS thành thu nhập của NSNN cần phải có các hình thức thu thích hợp. Những hình thức đó được coi như những công cụ, phương tiện biến nguồn thu thành thu nhập của NSNN. Hình thức thu ngân sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Trong những cơ chế quản lý kinh tế khác nhau thì cơ cấu các hình thức thu cũng khác nhau.

Hiện nay có những hình thức thu cơ bản sau đây:

- Thu thuế: Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của Nhà nước nhằm động viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc chi tiêu hàng hoá dịch vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Việc thu thuế bao giờ cũng được thể chế bằng hệ thống pháp luật.

- Thu phí và lệ phí: Trong điều kiện kinh tế thị trường, đối với hàng hoá dịch vụ tư nhân, khi người dân muốn nhận một sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào đó thì buộc họ phải đưa ra một lượng giá trị tương đương để trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Còn khi thụ hưởng hàng hoá dịch vụ công cộng thì việc trả các chi phí phức tạp hơn. Lệ phí là khoản thu phát sinh ở các cơ quan của bộ máy chính quyền Nhà nước có cung cấp dịch vụ công cộng về hành chính, pháp lý cho dân chúng. Lệ phí thường là khoản thu nhỏ, rải rác, lẻ tẻ, chủ yếu phát sinh ở các địa phương.

Thu phí và lệ phí nhằm tạo nên thu nhập, bù đắp chi tiêu của Nhà nước ở các lĩnh vực tạo ra hàng hoá dịch vụ công cộng, hành chính, pháp lý, góp phần thực hiện công bằng xã hội khi hưởng thụ các hàng hoá dịch vụ công cộng của dân chúng. Đồng thời, qua việc thu phí và lệ phí, Nhà nước thực hiện việc quản lý và kiểm soát có hiệu quả hơn các hoạt động xã hội trong khuôn khổ pháp luật, giúp cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng xã hội.

- Ngoài những khoản thu thường xuyên, chúng ta còn có những khoản thu không thường xuyên, bao gồm: Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước (như thu hồi vốn, chia lãi góp vốn, thu hồi tiền vay, phụ thu, thu chênh lệch giá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

vv....); thu sự nghiệp; thu hồi quỹ dự trữ Nhànước; thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất; các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tiền bán tài sản, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; các di sản Nhà nước được hưởng; Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản đóng góp thường mang tính chất nhân đạo; thu tiền kết dư ngân sách năm trước; Thu tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu; Thu viện trợ bằng tiền,bằng hiện vật của Chính phủ các nước, các tổ chức và các cá nhân nước ngoài; Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách và các khoản huy động vốn đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các khoản thu khác theo pháp luật quy định: Là những khoản thu không quy định ở trên, như: Thu về hợp tác lao động với nước ngoài, thu hồi tiền thừa năm trước...

1.1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước

Như đã phân tích ở trên, nguồn thu NSNN là tổng thu nhập quốc nội. Nhưng số thu NSNN lại đặc trưng bởi tỷ lệ động viên nguồn thu. Đó là nội dung chính của thu NSNN là xác định mức động viên và các lĩnh vực cần động viên. Việc xác định đúng đắn mức động viên và các lĩnh vực động viên không những ảnh hưởng đến số thu NSNN mà còn có tácđộng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Mức động viên và các lĩnh vực động viên của thu NSNN chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Song trong thực tế những nhân tố chủyếu sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN:

a. Tăng trưởng kinh tế

Thu NSNN được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nước, từ mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất và lưu thông. Do đó, thu NSNN luôn gắn chặt với kết quả của hoạt độngkinh tế trong nước.

Kết quả của các hoạt động kinh tế trong nước được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu như: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế... Đó là các nhân tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN. Ngoài ra sự vận động của các phạm trù kinh tế như giá cả, thu nhập, lãi suất...cũng có tác động đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

thu NSNN. Chúng vừa có tác động đến sự tăng giảm mức động viên của NSNN vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công cụ thu của NSNN để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội chophù hợp.

Như vậy, trong tổng thu của NSNN phải coi trọng nguồn thu trong nước là chủ yếu, mà quan trọng hơn cả là nguồn của cải mới được sáng tạo ra trong các ngành sản xuất. Ngày nay, cùng với các hoạt động sản xuất vật chất, các hoạt động dịch vụ cũng là nơi tạo ra nguồn thu chủ yếu của NSNN. Do đó, để tăng thu cho NSNN, về lâu dài, con đường chủ yếu là nâng cao trình độ phát triển, tìm cách mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.

Đối với công tác thu NSNN của một tỉnh, huyện, nhân tố quyết định tới nguồn thu NSNN trên địa bàn cơ bản vẫn là thực trạng phát triển kinh tế trong phạm vi lãnh thổ. Tuy nhiên, khác với NSNN, nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh còn chịu sự tác động của phạm vi địa giới. Vì vậy, khi xem xét tác động của nhân tố tăng trưởng nền kinh tế trên địa bàn tỉnh tới nguồn thu NSNN phải loại bỏ các tác nhân đó.

Có thể khẳng định, nhân tố tăng trưởng vừa là nguồn để thu NSNN lại vừa là đối tượng tác động của các chính sách thu.

b. Hệ thống pháp luật và các chính sách trong lĩnh vực thu

Nếu như kết quả hoạt động của nền kinh tế tạo ra nguồn thu cho ngân sách thì hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về nguồn thu và tổ chức thu chính là căn cứ, là quy định để chúng ta biết thu như thế nào, thu những gì ở nguồn thu ấy.

Thu ngân sách có thể lấy từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức nhưng nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiện tính cưỡng chế và mang tính không hoàn trả là chủ yếu. Do đó, các luật lệ, chính sách do Nhà nước quy định về nguồn thu và tổ chức quản lý thu là căn cứ cho quá trình động viên vào ngân sách. Các quy định nguồn thu bao gồm các luật thuế, các quy định về phí, lệ phí, về bán tài nguyên, tài sản quốc gia, về các DNNN….

Yêu cầu đối với các chính sách huy động nguồn thu ngân sách là phải đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc dân vào tay Nhà nước để trang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

trải các khoản chi phí cần thiết cho việc vận hành bộ máy cũng như thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn thu ngày càng lớn. Đặc biệt, coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, điều tiết thu nhập giữa các thành phần trong nền kinh tế. Trước những yêu cầu đó, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thu ngân sách được xây dựng dựa trên nhữngtiêu chí nhất định:

Thứ nhất, đó là nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Tuỳ thuộc chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhận, quy mô hệ thống bộ máy Nhà nước, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, quan điểm phát triển… mà hình thành nên nhu cầu chi tiêu thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và chi cho các vấn đề xã hội của mỗi quốc gia.

Thứ hai, đó là khả năng tạo ra nguồn thu ngân sách của nền kinh tế. Khả năng này thể hiện thông qua: GDP của nền kinh tế, GDP/người, tỉ lệ tiết kiệm...

Thứ ba, đó là căn cứ trên quan điểm của Nhà nước về công bằng xã hội. Như đã nói, một trong những chức năng chủ yếu của thu NSNN là phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư thông qua bộ máy quyền lực của Nhà nước. Sự phân phối đó là cần thiết cả về khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội. Chính vì vậy, huy động nguồn tài chính vào ngân sách phải luôn coi trọng khía cạnh công bằng xã hội. Đối với mỗi quốc gia, quan điểm về sự công bằng xã hội có những khác biệt nhất định, cho nên tuỳ thuộc vào những quan điểm riêng đó mà cơ chế chính sách thu cũng có những nét đặc trưng riêng.

Có thể khẳng định kết quả thu NSNN phụ thuộc rất lớn vào hệ thống pháp lý trong lĩnh vực thu. Đây là nhân tố mang tính chủ quan vì Nhà nước là chủ thể ra các quyết định này, vừa mang tính khách quan vì hệ thống pháp luật được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của nền kinh tế.

c. Tổ chức, quản lý thực hiện thu ngân sách

Cách thức tổ chức thực hiện, phân cấp, quản lý thu ngân sách chính là trả lời cho câu hỏi thu như thế nào. Đó là quá trình thực hiện, cụ thể hoá các cơ chế chính sách thu đối với nền kinh tế. Quá trình này quyết định số thu thực tế mà NSNN huy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

động được, đồng thời cho phép nhìn nhận lại các chủ trương chính sách thu ngân sách, từ đó có những điều chỉnh, biện pháp thu phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến kết quả thực tế thu ngân sách.

Việc xây dựng bộ máy thu NSNN phải căn cứ vào sự hình thành hệ thống các cấp chính quyền và quá trình thực hiện phân cấp quản lý KTXH các cơ quan Nhà nước. Để đảm bảo công tác thu đạt hiệu quả cao, tổ chức bộ máy thu phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định:

Thứ nhất, phải đảm bảo thống nhất, tập trung dân chủ. Yêu cầu này đòi hỏi việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý thu ngân sách phải rõ ràng, mang lại hiệu quả cao nhất. Chính quyền các cấp có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra giám sát, điều chỉnh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ thu ngân sách.

Thứ hai, tổ chức quản lý thu theo phân cấp chính quyền đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của từng địa phương, đồng thời nâng cao hiệu quả thu nhờ hiểu biết sát thực tình hình kinh tế trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó. Một cách tổ chức khoa học, sự phân cấp phù hợp sẽ là tiền đề đảm bảo hiệu quả công tác thu. Điều đó cũng đồng nghĩa việc tổ chức quản lý quyết định đến kết quả thu có đúng như mong đợi hay không.

Yếu tố công nghệ kĩ thuật, phương tiện thông tin phục vụ cho việc quản lý thu, giám sát, thanh tra kiểm tra cũng tác động không nhỏ tới kết quả thu ngân sách.

Tuy cơ chế chính sách thu là tương đối ổn định nhưng tình hình kinh tế xã hội lại vận động và biến đổi hàng ngày. Trong hoàn cảnh đó, kĩ thuật công nghệ đóng vai trò quan trọng giúp việc quản lý thu theo sát thực tế.

Ngoài ra, trong công tác tổ chức quản lý thu ngân sách còn phải tính đến nhân tố con người. Để thực hiện tốt công việc của mình cán bộ làm công tác thu ngân sách cần phải có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức bởi dù có cơ chế chính sách tốt, có cách thức tổ chức phù hợp nhưng nếu cán bộ không hội đủ chuyên môn công tác thu cũng không thể hoàn thành tốt được. Hơn nữa lợi ích cá nhân có thể là động cơ thúc đẩy các hành vi vi phạm pháp luật, để cán bộ thu bắt tay

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

với đối tượng thu dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế… gây thất thu NSNN, bởi vậy yêu cầu người làm công tác thu ngân sách phải có phẩm chất đạo đức tốt.

Quá trình thu vừa là hiện thực hoá các cơ chế chính sách huy động nguồn lực tài chính vào NSNN, vừa là sự kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chính sách đó và thông qua những nảy sinh trong thực tiễn mà có những gợi mở để hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực thu. Vì vậy, phương thức quản lý và quá trình tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định tới kết quả thu ngân sách và ngân sáchđịa phương.

1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 1.1.3.1. Khái niệm

Phân cấp quản lý NSNN là xácđịnh phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp ngân sách trong việc quản lý NSNN, phân chia các nguồn thu, nhiệm vụchi NSNN từng cấp đểthực hiện chức năng, nhiệm vụcấp đó.

Phân cấp quản lý NSNN được xem như là một trong những biện pháp quản lý NSNN. Thực chất của việc phân cấp quản lý NSNN là việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý hoạt động của NSNN cho các cấp chính quyền nhằm làm cho hoạt động của NSNN được lành mạnh và đạt hiệu quảcao. Phân cấp quản lý thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ.

Tư tưởng chỉ đạo trong phân cấp quản lý NSNN theo Luật NSNN là phân định cụ thểnhiệm vụthu chi cho NS mỗi cấp [36].

Trong đó nội dung chính vềphân cấp quản lý thu NSNN: Tập trung đại bộphận nguồn thu lớn,ổn định cho NSTW, đồng thời tạo cho NSĐP có nguồn thu gắn với địa bàn. Trên tinh thần đó, nguồn thu được chia thành 3 loại:

- Các khoản thu NSTW hưởng 100%;

- Các khoản thu NSĐP hưởng 100%;

- Các khoản thu điều tiết theo tỷlệphần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

1.1.3.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Thứnhất, phù hợp với phân cấp quản lý KTXH, quốc phòng, an ninh và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Thứhai,đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và vị trí độc lập của NSĐP trong hệ thống NSNN thống nhất.

Thứba,phân định cụthểnguồn thu, nhiệm vụchi của từng cấp ngân sách; làm rõ nguồn thu và nhiệm vụchi nào gắn với ngân sách trung ương, nguồn thu và nhiệm vụchi nào gắn với ngân sách các cấpở địa phương; từ đó làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương, nhất là các cấp cơ sởchủ động thực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, hạn chếtình trạng trông chờ,ỷlại của ngân sách cấp dưới và bao biện từngân sách cấp trên.

Thứ tư,đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách nhà nước.

Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo yêu cầu cân đối phát triển chung của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng lãnh thổ. Yêu cầu của nguyên tắc này xuất phát từ các vùng, các địa phương trong một quốc gia có những đặc điểm tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Nếu một hệ thống ngân sách Nhà nước được phân cấp đơn giản, áp dụng như nhau cho tất cả các địa phương rất có thể dẫn tới những bất công bằng, tạo ra những khoảng cách lớn về sự phát triển giữa các địa phương. Những vùng đô thị hoặc những vùng có tiềm năng thế mạnh lớn ngày càng được phát triển; ngược lại những vùng nông thôn, miền núi không có các tiềm năng, thế mạnh, sẽ bị tụt hậu.

1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước huyện 1.2.1. Khái niệm

Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lýbằng một hệ thống phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng phục vụ cho lợi ích của con người. Quản lý là hoạt động có mục đích của chủ thể tuân theo những nguyên tắc nhất định và là quá trình thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng liên kết hữu cơ với nhau từ dự đoán - kế hoạch hóa - tổ chức thực hiện - động viên phối hợp - điều chỉnh - hạch toán - kiểm tra[30].

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Quản lý thu NSNN huyện là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN huyện nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước và đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội của huyện[30].

Quản lý thu NSNN huyện phải được thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình NS (từ khâu Lập dự toán NS huyện - Chấp hành NS huyện - Quyết toán NS huyện);

phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện và quản lý thu NSNN huyện [36].

1.2.2. Quy định phân cấp nguồn thu của ngân sách huyện

1.2.2.1. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp huyện, quận

Theo quy định của Luật NSNN, huyện (quận) là một cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương và là một cấp ngân sách hoàn chỉnh thuộc ngân sách nhà nước. Ủy ban nhân dân cấp huyện là người điều hành ngân sách cấp mình.

- Nguồn thu 100% của huyện bao gồm: Thuế môn bài; các khoản phí, lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý; tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị do cấp huyện quản lý; viện trợ không hoàn lại của pháp luật; đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện; thu kết dư ngân sách cấp huyện; bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế tài nguyên; lệ phí trước bạ; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước và một số khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phân chia với ngân sách cấp tỉnh theo tỷ lệ phần trăm khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà đất phát sinh trên địa bàn do HĐND tỉnh quyết định nhưng không dưới 50% [36].

1.2.2.2. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp xã

Theo quy định của Luật, ngân sách cấp xã có các nguồn thu sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

- Nguồn thu 100% gồm: Thuế môn bài thu từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ; các khoản phí, lệ phí và đóng góp thu cho ngân sách xã theo quy định của pháp luật; thu hoa lợi công sản khác; tiền thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý; các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn; viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhânở trong và ngoài nước trực tiếp cho các xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; thu kết dư ngân sách xã, thị trấn; bổ sung từ ngân sách cấp trên; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Nguồn thu điều tiết gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng sản xuất trong nước. Tỷ lệ phân chia các nguồn thu này do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không dưới80% [36].

1.2.3. Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước huyện

Quản lý thu NSNN đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện:

Thứ nhất, quản lý thu NSNN là công cụ quản lý của chính quyền nhà nước cấp huyện, để kiểm soát, điều tiết các hoạt động SXKD của các thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn huyện nhằm động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý.

Thứ hai, quản lý thu NSNN là công cụ động viên, huy động các nguồn lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ NSNN huyện. Huy động các nguồn tài chính cần thiết vào nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu dưới bất kỳ chế độ nào, đó là đòi hỏi tất yếu của mọi nhà nước. Nhà nước muốn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải có nguồn tài chính. Nguồn tài chính mà Nhà nước có được đại bộ phận do quản lý tốt nguồn thu ngân sách mang lại.

Thứ ba, quản lý thu NSNN là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của huyện để có thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý thu hợp lý. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền Nhà nước cấp huyện trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Thứ tư, quản lý thu ngân sách góp phần tạo môi trường bìnhđẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình SXKD. Với hình thức thu và mức thu thích hợp kèm với các chế độ miễn giảm công bằng, thu NSNN có tác động trực tiếp đến quá trình SXKD của cơ sở. Với sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ góp phần tạo nên môi trường kinh tế thuận lợi đối với quá trình SXKD. Đồng thời nó là công cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của chính quyền nhà nước cấp huyện đối với toàn bộ hoạt động SXKD trên địa bàn huyện.

Thứ năm, quản lý thu ngân sách có vai trò tác động đến sản lượng và sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế. Việc tăng mức thuế quá mức thường dẫn tới giảm sản lượng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế.

Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lượng cân bằng. Trong nền kinh tế thị trường, người ta sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô sản lượng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

1.2.4. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước huyện

Theo Điều8 Luật NSNN năm 2015 thì NSNNđược quảnlý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Để phát huy vai trò, chức năng của NSNN trong đời sống KT - XH, trong quản lý thu NSNN phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn.

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN nói chung và quản lý thu NSNN nói riêng. Nội dung của nguyên tắc này là: Mọi khoản thu phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN và quyết toán rành mạch. Chỉ có kế hoạch thu NSNN đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch các khoản thu.

Nguyên tắc quản lý này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập quỹ đen, điều này có nghĩa rằng mọi khoản thu của NSNN đề phải đưa vào kế hoạch NS

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

để Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân phê chuẩn, nếu không phê chuẩn sẽ không có căn cứ đầy đủ và không có giá trị.

- Nguyên tắc thống nhất

Nguyên tắc thống nhất trong quản lý thu NSNN bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường sức mạnh vật chất của Nhà nước, biểu hiện đó là thông qua hoạt động thu ngân sách.

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới, mọi khoản thu đều tuân thủ theo Luật NSNN; Thông qua quản lý thu NSNN, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện thu NSNN; Tất cả các khâu trong chu trình thu NSNN khi triển khai thực hiện phải đạt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực, ở Trung ương là Quốc hội, ở địa phương là Hội đồng nhân dân; Hoạt động thu NSNN phải có sự thống nhất với hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia. Hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia là nền tảng của hoạt động thu NSNN. Hoạt động thu NSNN phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính chất kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xã hội.

- Nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch

Thể hiện tập trung dân chủ trước hết là việc ban hành các quy định của pháp luật để điều chỉnh về quản lý thu NSNN do cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân quyết định, đó là Quốc hội, nó còn thể hiện trong việc phân cấp ngân sách của trung ương và địa phương, các cấp ngân sách độc lập tương đối với nhau. Việc quản lý thu ngân sách từng cấp được áp dụng phù hợp theo nhiệm vụ, yêu cầu và phù hợp từng cấp quản lý và đúng theo quy định của pháp luật về NSNN.

Công khai, minh bạch là nguyên tắc có tính chi phối và ngự trị trong tất cả các hoạt động về NSNN, thể hiện ở những khâu: Lập dự toán, phê duyệt dự toán, quyết toán, chế độ kiểm toán và công tác thanh tra, kiểm tra. Tất cả đều được sự giám sát kiểm tra của nhân dân thông qua cơ quan đại diện đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

- Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước

NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển. Cơ chế cân đối NSNN này tạo thế chủ động rất lớn cho Chính phủ cho phép giải quyết trước hết các nhu cầu cấp bách để ổn định đời sống và trật tự xã hội, hơn nữa nó cũng vạch ra một ranh giới rõ ràng về phạm vi tiêu dùng nằm trong giới hạn các khoản thu nhập do nềnkinh tế tạo ra.

NS huyện được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu. Trong dự toán NS huyện luôn có sự cân bằng giữa thu và chi vì NS huyện nếu thu cố định không đủ thì có thu điều tiết, nếu thu điều tiết không đủ thì có bổ sung NSNN của cấp trên để cân đối thu chi. Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khâu lập dự toán phải cân đối thu, chi; trong quá trình chấp hành NS cũng thường xuyên thiết lập lại quan hệ thu, chi bằng các biện pháp hữu hiệu; trong quyết toán phải thuyết minh rõ các yếu tố giúp cho thu, chi cân đối.

- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác

Rõ ràng về phương pháp tính toán xác định các khoản thu, rõ ràng về phương pháp tính toán xây dựng dự toán và quyết toán; các số liệu thu phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế, xã hội; theo đúng mức tiền đã thu nộp hoặc đầu tư và có đầy đủ cơ sở chứng minh từng nghiệp vụ thu NSNN. Tất cả các yếu tố trên sẽ hợp thành sự rõ ràng, trung thực, chính xác của các nội dung liên quan đến quản lý NSNN nói chung và thu NSNN nói riêng. Mỗi khi tính rõ ràng, trung thực, chính xác được thực hiện tốt thì việc công khai, minh bạch NSNN mới có giá trị.

1.2.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước huyện

Là việc quản lý toàn bộ các khoản thu NSNN huyện hàng năm qua các khâu:

Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra thu NSNN huyện.

1.2.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN cấp huyện

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

chức bộ máy và các mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách.

Nếu bộ máy hoạt động phân cấp, phân nhiệm không rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.

1.2.5.2. Lập dự toán thu ngân sách huyện

Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán thu ngân sách là nhằm tính toán đúng đắn thu ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu thu của ngân sách trong kỳ kế hoạch.

- Yêu cầu đối với lập dự toán thu ngân sách huyện:

Phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật NSNN.

Dự toán thu phải tổng hợp theo từng lĩnh vực và chi tiết đến từng sắc thuế, từng khoản thu.

Dự toán phải lập đúng nội dung, biểu mẫu, thời gian quy định

Dự toán thu ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh, giải trình cụ thể.

Dự toán thu phải đảm báo cân bằng với dự toán chi

-Căn cứ lập dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm của huyện

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh hàng năm của huyện; Chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch, của các ngành, đơn vị khác có liên quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Lập dự toán thu ngân sách phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là cơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn thu cho ngân sách.

Lập dự toán thu NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.

Lập dự toán thu ngân sách phải dựa trên các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu ngân sách; Các quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý thu ngân sách.

Phân cấp nguồn thu (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các kho

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động đầu tư XDCB là đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện; không được kéo dài thời gian

Có thể hiểu, quản lý NSX là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối với

- Thu thập số liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hoá các văn bản, chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước, của Tỉnh và từ các

Từ những vấn đề trên, khái niệm QLNN về đất đai của CQH được tác giả đề xuất: QLNN về đất đai của CQH là sự phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao của

Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Quản lý tài chính bệnh viện công là sự tác động lên các đối tượng và hoạt động tài chính thông qua quá

Chính vì vậy công tác kiểm tra là vô cùng quan trọng để xác định xem việc kê khai đối tượng, quỹ lương của đơn vị SDLĐ, việc trích nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ có

Tuy nhiên, chi thường xuyên thường được quản lý theo nội dung chi vì nhà nước đã ban hành một hệ thống định mức chi đối với các hoạt động không thường xuyên: Chế độ

Quản lý khai thuế tại cơ quan Hải quan là quá trình công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra các tiêu chí khai báo liên quan