• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ"

Copied!
95
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

---***---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

NGUYỄN THỊQUỲNH NHI

Niên khóa: 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

---***---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Ths. Nguyễn Như Phương Anh Lớp: K49B KDTM

Niên khóa: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân khác nhau.

Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô của Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo những điều kiện và hỗ trợ tốt nhất để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Quảng Trị đã giúp đỡ, cung cấp những tư liệu và tạo điều kiện một cách tốt nhất trong thời gian tôi thực tập tại Ngân hàng.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Như Phương Anh, người cô đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt.Kính chúc ban lãnh đạo, các anh (chị), cô (chú) phòng Tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Quảng Trị dồi dào sức khỏe, công tác tốt, đưa ngân hàng ngày càng phát triển!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng Trị, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh Nhi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA

1 NHTM Ngân hàng thương mại

2 TMCP Thương mại cổ phần

3 VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 4 NHCT Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

5 CN Chi nhánh

6 NH Ngân hàng

7 BGĐ Ban giám đốc

8 DN Doanh nghiệp

9 KH Khách hàng

10 TSBĐ Tài sản bảo đảm 11 CBTD Cán bộ tíndụng 12 NHNN Ngân hàng nhà nước 13 RRTD Rủi ro tín dụng 14 HĐTD Hoạt động tín dụng 15 TSCĐ Tài sản cố định 16 KPT Khoản phải thu 17 HTK Hàng tồn kho 18 XLRR Xử lý rủi ro

19 XHTD Xếp hạng tín dụng 20 BCTC Báo cáo tài chính 21 DNL Doanh nghiệp lớn

22 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 23 KHCN Khách hàng cá nhân

24 CBQHKH Cán bộ quan hệ khách hàng 25 VCSH Vốn chủ sở hữu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình huyđộng vốn của VietinBank Quảng Trị(2016 - 2018) ...27

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của VietinBank Quảng Trị (2016 - 2018)...28

Bảng 2.3:Kết quảhoạt động kinh doanh của VietinBank Quảng Trị(2016–2018)....29

Bảng 2.4. Kết quả dư nợcho vay tại VietinBank Quảng Trị giai đoạn 2016–2018 ...30

Bảng 2.5: Dư nợtheo kỳhạn tại VietinBank Quảng Trị giai đoạn 2016–2018...31

Bảng 2.6:Dư nợtheo loại hình khách hàng tại VietinBank Quảng Trị(2016 -2018)...32

Bảng 2.7. Cơ cấu tổng thu, chi và lợi nhuận giai đoạn 2016 - 2018 ...33

Bảng 2.8: Phân loại khách hàng DN và cá nhân theo kết quảchấm điểm ...36

Bảng 2.9: Giới hạn theo danh mục tín dụng...38

Bảng 2.10: Giới hạn cho một sốcác chỉtiêu...39

Bảng 2.11: Thực trạng chi dựphòng rủi ro ...40

Bảng 2.12: Chất lượng hoạt động tín dụng tại VietinBank Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2018 ...42

Bảng 2.13: Đặc điểm mẫu điều tra cán bộtín dụng ...43

Bảng 2.14: Đánh giá của cán bộtín dụng vềnhân tố “ Nguyên nhân khách quan”...46

Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ tín dụng về nhân tố “ Nguyên nhân từ phía khách hàng”...48

Bảng 2.16: Đánh giá của cán bộ tín dụng về nhân tố “ Nguyên nhân từ phía ngân hàng”...50

Bảng 2.17: Đánh giá của cán bộ tín dụng về nhân tố “ Nguyên nhân từ tài sản đảm bảo”...52

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤCSƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1 Phân loại RRTD ...7 Sơ đồ1.2: Quy trình quản trị RRTD ...14 Sơ đồ1.3: Mô hình nghiên cứu đềxuất ...24

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơcấu dư nợtheo kỳhạn tại VietinBank Quảng Trị(2016–2018) ...31

Biểu đồ2.2: Giới tính cán bộtín dụng ...44

Biểu đồ2.3: Nhóm tuổi cán bộtín dụng ...44

Biểu đồ 2.4: Nhóm chuyên ngành đào tạo ...45

Biểu đồ2.5: Thời gian công tác ...45

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài: ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu: ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...2

4. Phương pháp nghiên cứu: ...3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...4

1.1.Cơ sởlý luận:...4

1.1.1.Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại: ...4

1.1.1.1.Khái niệm của tín dụng ngân hàng:...4

1.1.1.1.1.Khái niệm: ...4

1.1.1.1.2.Các hình thức tín dụng ngân hàng:...5

1.1.1.2.Khái niệm rủi ro tín dụng ...6

1.1.1.3.1.Căn cứvào nguyên nhân phát sinh rủi ro ...7

1.1.1.3.2Căn cứvào khả năng trảnợcủa khách hàng: ...8

1.1.1.4.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: ...9

1.1.1.4.1.Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh: ...9

1.1.1.4.2.Nguyên nhân từphía khách hàng: ...9

1.1.1.4.3.Nguyên nhân từphía ngân hàng:...9

1.1.1.4.4.Nguyên nhân từtài sản bảo đảm: ...10

1.1.1.5.Hậu quảcủa rủi ro tín dụng: ...10

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

1.1.1.5.2.Đối với nền kinh tế: ...10

1.1.1.6.Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng:...11

1.1.1.6.1.Các dấu hiệu tài chính: ...11

1.1.1.6.2.Các dấu hiệu phi tài chính: ...11

1.1.1.6.3.Các dấu hiệu khác:...12

1.1.2.Sựcần thiết của quản trịrủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: ...12

1.1.3.Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại:...13

1.1.3.1.Khái niệm, mục tiêu quản trịrủi ro tín dụng: ...13

1.1.3.1.1.Khái niệm quản trịrủi ro tín dụng:...13

1.1.3.1.2.Mục tiêu quản trịrủi ro tín dụng: ...13

1.1.3.2.Nội dung quản trịrủi ro tín dụng của ngân hàng: ...14

1.1.3.2.1.Nhận biết rủi ro tín dụng: ...14

1.1.3.2.2.Đo lường rủi ro tín dụng:...14

1.1.3.2.3.Xửlý giảm thiểu rủi ro tín dụng:...16

1.1.3.2.4.Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng: ...17

1.1.3.3.Một sốmô hình quản trịrủi ro tín dụng: ...18

1.1.3.3.1.Mô hình quản trịRRTD tập trung: ...18

1.1.3.3.2.Mô hình quản trịrủi ro tín dụng phân tán: ...19

1.1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trịrủi ro tín dụng: ...19

1.1.3.4.1.Các nhân tốbên trong:...19

1.1.3.4.2.Các nhân tốbên ngoài: ...20

1.2.Cơ sởthực tiễn vềquản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam hiện nay và Quảng Trị: ...21

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ...25

2.1.Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị:...25

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank- Chi nhánh Quảng Trị:...25

2.1.2.Cơ cấu tổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

chức bộmáy quản lý RRTD tại VietinBank - CN Quảng Trị: ...26
(10)

2.1.3.Tình hình hoạtđộng kinh doanh của VietinBank –Chi nhánh Quảng Trị: ...27

2.1.3.1.Tình hình huyđộng vốn: ...27

2.1.3.2.Tình hình cho vay:...28

2.1.3.3.Kết quảhoạt động kinh doanh:...29

2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng- và quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2018:...30

2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng: ...30

2.2.1.1.Tăng trưởng dư nợ:...30

2.2.1.2.Dư nợtheo kỳhạn: ...31

2.2.1.3.Dư nợtheo loại hình khách hàng: ...32

2.2.1.4.Kết quảhoạt động tín dụng: ...33

2.2.2.Thực trạng công tác quản trịrủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị:...33

2.2.2.1.Tình hình thực hiện các nội dung quản trị RRTD tại VietinBank Quảng Trị:..33

2.2.2.2.Tác động của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị đến chất lượng tín dụng giai đoạn 2016–2018: ...42

2.3.Đánh giá khảo sát ý kiến của CBTD vềnguyên nhân RRTD tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Trị: ...43

2.3.1.Kêt quả khảo sát ý kiến của cán bộtín dụng vềcác nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng: ...43

2.3.2. Kết quả đánh giá của cán bộ tín dụng tại Vietinbank –Chi nhánh Quảng Trị về công tác quản trịrủi ro tín dụng: ...46

2.4.Đánh giá chung công tác quản trịRRTD tại VietinBank Chi nhánh Quảng Trị: ...53

2.4.1.Kết quả đạt được trong công tác quản trịrủi ro tín dụng: ...53

2.4.2.Những hạn chếtrong quản trịrủi ro tín dụng:...54

2.4.2.1.Vềmục tiêu chiến lược:...54

2.4.2.2.Vềcông tác thẩm định tín dụng: ...54

2.4.2.3.Vềcông tác quản lý, giám sát và xửlý khoản vay:...54

2.4.2.4.Về công tác định giá/đánh giá TSBĐ:...55

2.4.2.5.Vềxử lý TSBĐ, nợxấu: ...55

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

2.4.3.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại

VietinBank Quảng Trịtrong thời gian qua: ...55

2.4.3.1.Nguyên nhân chủquan từphía ngân hàng: ...55

2.4.3.2.Nguyên nhân từphía khách hàng: ...56

2.4.3.3.Nguyên nhân khách quan từbên ngoài: ...57

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ...58

3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank Chi nhánh Quảng Trị: ...58

3.1.1. Định hướng phát triển tín dụng của VietinBank và VietinBank Quảng Trị: ...58

3.1.2. Định hướng vềhoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank Chi nhánh Quảng Trị:...59

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị: ...60

3.2.1. Nhóm giải pháp chính: ...60

3.2.1.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng để phòng ngừa rủi ro: ...60

3.2.1.2. Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro: ...66

3.2.2. Nhóm giải pháp phụtrợkhác: ...69

3.2.2.1. Xây dựng văn hóa quản trịrủi ro tín dụng: ...69

3.2.2.2. Đầu tư trang thiết bị công nghệthông tin hiện đại:...69

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...70

1.Kết luận: ...70

2.Kiến nghị: ...71

2.1. Kiến nghịvới Ngân hàng Nhà nước:...71

2.2. Kiến nghịvới Vietinbank: ...72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đềtài:

Ngân hàng thương mại là một trong những TCTD đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ với các sản phẩm kinh doanh chính là huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính. Trong đó, hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủyếu cho các ngân hàng thương mại là cấp tín dụng, song với việc tối đa hóa lợi nhuận thì hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thểtránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng và xảy ra do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan và hậu quả của rủi ro tín dụng thường gây ra những ảnh hưởng xấu đối với ngân hàng, ví dụ như: tăng thêm chi phí ngân hàng, giảm thu nhập, làm xấu đi tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng. Nếu rủi ro ở mức độlớn sẽlàm phát sinh những rủi ro mới như rủi ro mất khả năng thanh toán, có thể làm cho ngân hàng đến bờ vực phá sản, hoặc tạo nên hiệu ứng dây chuyền bất lợi trong lĩnh vực ngân hàng.

Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một chính sách quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra. Từ xưa đến nay, công việc quản trị rủi ro vẫn luôn gắn chặt trong tất cả các hoạt động của ngân hàng ở các cấp độ khác nhau. Khi hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phát triển thì yêu cầu tăng cường quản trị rủi ro là yêu cầu mà các ngân hàng buộc phải thực hiện nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường toàn cầu.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất ở Việt Nam. Như nhiều NHTM khác, hoạt động cho vay không chỉ là dịch vụ căn bản tạo ra khối lượng tài sản lớn trong tổng tài sản có mà còn là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Trong tổng các nguồn thu, thì thu nhập từlãi cho vay và các loại phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay thường chiếm từ70% - 80% . Bên cạnh những đóng góp to lớn đó, hoạt động cho vay cũng là mảng hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và là nguyên nhân chính của mọi sự đổ vỡngân hàng. Vì vậy, quản trị rủi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Xuất phát từthực trạng hoạt động cho vay và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, em đã chọn đề tài Gii pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Thương mại Cphần Công Thương Việt Nam CN Qung Tr

” làm đề tài nghiên cứu thực tập với mong muốn đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ở VietinBank Quảng Trị nói riêng và hệ thống NHTM nói chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Khóa luận sẽ làm sáng tỏ những vấn đề sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị để đánh giá được tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng này

Trên cơ sở phân tích thực trạng trên, định hướng công tác quản trị rủi ro trong thời gian tới và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàngThương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam –Chi nhánh Quảng Trị.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:

-Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Quảng Trị.

-Đối tượng điều tra: Cán bộ tín dụng của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Quảng Trị.

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Quảng Trị.

- Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam– Chi nhánh

Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

- Về thời gian:

+ Thu thập thông tin và dữ liệuthứ cấp trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018.

+ Thu thập thông tin và dữliệu sơ cấp trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018.

4.Phương pháp nghiên cứu:

Đểnắm được một cách đầy đủ về thực trạng, tôi tiến hành thực hiện cuộc khảo sát sau:

- Sử dụng bảng hỏi về các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –Chi nhánh Quảng Trị.

- Phỏng vấn, thảo luận một số nhà quản lý, cán bộ tín dụng làm việc lâu năm tại Vietinbank chi nhánh Quảng Trị như: Phó giám đốc, Trưởng phòng tín dụng, các cán bộ tín dụng để đúc kết.

- Có được những thông tin đầy đủ, xác thực và trọng yếu.

-Trao đổi kinhnghiệm kỹ năng với các cán bộ tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Quảng Trị.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: được sử dụng để xây dựng khung phân tích cho đề tài. Phương pháp thu thập, điều tra, phân tích số liệu: Được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu. Và các phương pháp được sử dụng như : phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp,… đề tài cũng sửdụng và vận dụng các lý thuyết cơ bản, các lý luận khoa học vềrủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

Kết cấu của đềtài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục viết tắt, bảng, biểu, nội dung chính của đề tài được kết cấu gồm ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận vềrủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Công Thương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Trị.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Công Thương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞLÝ LUẬN VỀRỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Cơ sởlý luận:

1.1.1.Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại:

1.1.1.1.Khái niệm của tín dụng ngân hàng:

1.1.1.1.1.Khái niệm:

Tín dụng nói chung được định nghĩa là quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị( dưới hình thức giá trị hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.

Có nhiều loại tín dụng, như là tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và tín dụng ngân hàng. Nguyễn Văn Tiến (2010, tr. 350) đãđưa ra khái niệm: “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”

Nếu xem xét ở một góc độ đẹp hơn thì, “Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản( hàng hóa hoặc tiền) giữa bên đi vay( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) và ngân hàng. Trong đó, ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạnphải thanh toán”.

Từ những căn cứ trên ta thấy: bản chất của tín dụng là một giao dịch về tiền và tài sản trên cơ sở có hoàn trả. Thực chất của tín dụng là sự vay mượn dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Trong đó sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn đểphân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Đối tượng hoạt động tín dụng là vốn, vốn ở đây có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: vốn tiền tệ, hàng hóa hay vàng bạc. Trong đó vốn tiền tệ là đối tượng phổ biến nhất trong hoạt động tín dụng.

1.1.1.1.2.Các hình thức tín dụng ngân hàng:

Trong quản lý tín dụng các nhà kinh tế thường dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại:

Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được sử dụng để vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.

- Tín dụng trung hạn

Là loại tín dụng từ 1 đến 5 năm, nó được dùng để cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Tín dụng dài hạn

Là loạt tín dụng có thời hạn trên 5 năm, nó được dùng để đầu tư cho xây dựng cơ bản

Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động

Là loại tíndụng được cấp phát để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế.

- Tín dụng vốn cố định

Là loại tín dụng được cấp phát để hình thành tài sản cố định.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa

Là loại cấp phát tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.

- Tín dụng tiêu dùng

Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ sử dụng vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu diễn mua bán chịu hàng hóa.

- Tín dụng ngân hàng

Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và các cá nhân.

- Tín dụng nhà nước

Là quan hệ tín dụng giữa một bên là nhà nước với một bên là phần còn lại của nền kinh tế và nhà nước là người đi vay.

- Tín dụng thuê mua

Là quan hệ tín dụng giữa các công ty tài chính với người sản xuất kinh doanh được thể hiện dưới hình thức cho thuê tài sản cố định.

Bảolãnh:

Là cam kết của ngân hàng dướihình thức thư bảo lãnh về việcthực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.

1.1.1.2.Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo khoản 1, điều 2 Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 04/06/2014 quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTDđược định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

1.1.1.3.Phân loại rủi ro tín dụng

Xây dựng các tiêu chí phân loại RRTD có ý nghĩa rất lớn trong việc thiết lập chính sách, quy trình và mô hình tổ chức quản trị tín dụng. Phân loại RRTD giúp nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt được rủi ro phát sinh trong từng giai đoạn cấp tín dụng. [2, tr.162- tr.165]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Sơ đồ 1.1 Phân loại RRTD

1.1.1.3.1.Căn cứvào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh

là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch được chia thành 3 loại: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả đểra quyết định cho vay.

- Rủi ro bảo đảm: phát sinh từcác tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trịcủa tài sản đảm bảo.

RỦI RO TÍN DỤNG

Nguyên nhân phát sinh Khả năng trảnợ

Rủi ro đọng vốn

Rủi ro giao dịch

Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro danh

mục

Rủi ro lựa chọn

Rủi ro bảo đảm

Rủi ro nghiệp

vụ

Rủi ro nội

tại

Rủi ro tập

trung

Rủi ro không giới hạn ở họat động cho

vay

Rủi ro mất khả năng chi trả

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cảviệc sửdụng hệthống xếp hạng rủi ro và kỹthuật xửlý các khoản cho vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chếtrong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục đƣợc phân chia thành 2 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

- Rủi ro nội tại : xuất phát từcác yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sửdụng vốn của khách hàng vay vốn.

- Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do sự yếu kém của cán bộ, nhân viên tín dụng ngân hàng trong quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủhoặc không hoạt động hoặc do các sựkiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.

1.1.1.3.2Căn cứvào khả năng trảnợcủa khách hàng:

Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân

hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.

Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh

nghiệp đi vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp để thu nợ.

Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác

mang tính chất tín dụng của ngân hàng như: bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.1.1.4.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Do đó ngân hàng cần xác định những nguyên nhân cụ thể, cách thức gây ra rủi ro tín dụng để có biện pháp hạn chế, nâng cao hiệu quả quản trị RRTD.

1.1.1.4.1.Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh:

- Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng

-Tác động của môi trường kinh tế vĩ mô: lạm phát, suy thoái, kinh tế.

-Thông tin đầu vào trong công tác thẩm định còn thiếu và mức độ tin cậy chưa cao.

- Thiếu cơ sở tham chiếu khi định giá tài sản đảm bảo. Tính thanh khoản của tài sản thấp.

1.1.1.4.2.Nguyên nhân từphía khách hàng:

- Khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, sửdụng vốn vay sai mục đích.

- Hoạt động kinh doanh của DN thua lỗliên tục, hàng hóa không tiêu thụ được.

- Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh không bắt kịp thay đổi của thị trường.

- Do vấn đề đạo đức kinh doanh của KH như KH chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, nhất là giấy tờ TSBĐ và tư cách pháp nhân.

1.1.1.4.3.Nguyên nhân từphía ngân hàng:

- Chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, không phù hợp với nền kinh tế, quy chế tín dụng không chặt chẽ để KH lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- CBTD không chấp hành đúng quy trình tín dụng như: không đánh giá đầy đủ chính xác KH trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu TSBĐ, cho vay vượt tỷ lệ an toàn.

- CBTD không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về việc sử dụng vốn vay và tình hình kinh doanh của KH.

- CBTD vi phạm đạo đức kinh doanh, trìnhđộ nghiệp vụ còn yếu kém.

- Ngoài ra còn do việc áp dụng các công cụ phòng chống RRTD của ngân hàng chưa được hiệuquả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.1.1.4.4.Nguyên nhân từtài sản bảo đảm:

- TSBĐ khó định giá, điều này do đặc tính của tài sản, do tài sản không phổ biến trên thị trường hoặc giá trị tài sản biến động quá nhanh …

-TSBĐ có tính khả mại thấp, đặc biệt với các tài sản chuyên dụng, đặc chủng.

- Giá trị TSBĐ biến động theo chiều hướng bất lợi hoặc thay đổi hiện trạng.

- Phát sinh tranh chấp về pháp lý, dẫn tới khó khăn trong việc xử lý tài sản.

Tóm lại, HĐTD của ngân hàng luôn chứa đựng tiềm ẩn rủi ro, nguồn phát sinh có thể do tác động thiên tai, cơ chế chính sách, sự biến động kinh tế chính trị hay do sự yếu kém của KH về năng lực quản lý, khả năng tài chính, thậm chí là sự lừa gạt của KH... và chính sự yếu kém của bản thân NH trong việc sàng lọc thông tin, chọn lọc KH và công tác theo dõi, kiểm soát khoản vay. Những rủi ro này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng một cơ chế và chính sách quản lý rủi ro thích hợp trong từng thời kỳ.

1.1.1.5.Hậu quảcủa rủi ro tín dụng:

RRTD cóảnh hưởng rất lớn tác động đếncảNH và nền kinh tế.

1.1.1.5.1.Đối với ngân hàng:

- Khi gặp RRTD, ngân hàng không thu được khoản tiền gốc và lãi tín dụng nhưng vẫn phải trả gốc và lãi cho khoản vốn huy động đến hạn, điều này làm cho NH rơi vào tình trạng mất cân đối trong việc thu chi và rủi ro thanh toán.

- Chi phí gia tăng do phải trích lập dựphòng RRTD, làm cho kết quảkinh doanh giảm sút. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏthì ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro( ghi vào chi phí) và bằng vốn tựcó; nếu rủi ro xảy raởquy mô lớn và kéo dài, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản.

1.1.1.5.2.Đối với nền kinh tế:

- Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệthống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế, do đó, RRTD có thể gây ra hậu quả đối với hệthống tài chính quốc gia.

- Hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên lý“ đi vay để cho vay” , do đó, chỉ cần người gửi tiền mất niềm tin vào một NH, họ tiến hành rút tiền ồ ạt, tạo hiệu ứng tâm lý rút tiền ở NH khác, hậu quả có thể khiến có hệ thống ngân hàng sụp đổ

hoàn toàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- RRTD có thểkhiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tếchậm lại, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, xã hội mấtổn định, chất lượng cuộc sống giảm sút.

1.1.1.6.Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng:

Để nhận biết rủi ro cần xem xét đến các dấu hiệu của RRTD, trên cơ sở đó để phân tích rủi ro, đánh giá và nhận biết rõ bản chất của RRTD, các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động các nhân tố đó đến RRTD của ngân hàng. Các ngân hàng thường nhận dạng RRTD thông qua các dấu hiệu sau:

1.1.1.6.1.Các dấu hiệu tài chính:

- Các chỉ số thanh khoản cho thấy dấu hiệu suy yếu: các chỉ số thanh khoản phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của đơn vị. Các chỉ số thanh khoản cao cho thấy đơn vị có khả năng thanh toán các khoản nợ tốt, tuy nhiên nếu các chỉ số thanh khoản quá cao lại cho thấy đơn vị đang lãng phí nguồn lực của mình. Để xem xét khả năng thanh khoản của KH, thường xem xét tới các chỉ số sau: hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thì.

- Các chỉ số khả năng sinh lời là các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của đơn vị. Thông qua các chỉ số này có thểthấy được đơn vị đang hoạt động có hiệu quả, có đạt được lợi nhuận tốt hay không. Các chỉ số khả năng sinh lời của đơn vị có thể được tính toán dựa trên các chỉ số sau: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu( ROS), tỷ suất lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh.

1.1.1.6.2.Các dấu hiệu phi tài chính:

Ngoài các thông tin tài chính, các thông tin phi tài chính cũng là dấu hiệu cảnh báo về RRTD cho các ngân hàng. Khi dự đoán đến khả năng xảy ra của RRTD, ngân hàng cần xem xét các dấu hiệu sau: giảm sút mạnh số dư tiền gửi; công nợ gia tăng;

mức độ vay thường xuyên; yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến; chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao; có sự thay đổi về cơ cấu ngân sách trong hệ thống quản trị; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành; ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành động nhất thời; thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên; tranh chấp trong quá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.1.1.6.3.Các dấu hiệu khác:

Các dấu hiệu khác có thể được sử dụng bao gồm: chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãn nộp báo cáo; khả năng tiền mặt giảm hoặc cố tình làm đẹp bằng TSCĐ vô hình; phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán kéo dài; kết quả kinh doanh lỗ; sự xuống cấp của đơn vị kinh doanh; hàng tồn kho tăng do không bán được, hư hỏng, lạc hậu; có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt…

(Nguồn: PGS. TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Lao động - Xã hội.)

1.1.2.Sựcần thiết của quản trịrủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại:

Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng mang lại trên 90% tổng thu nhập của mỗi NH. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này, NH cũng có thể phải chịu nhiều tổn thất do RRTD gây ra. Ở mức độ thấp, RRTD làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các NH. Còn nếu RRTD không được kiểm soát tốt làm cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Theo nghiên cứu của Corsetti (1998), một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM tăng cao. Ngay trước khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM Thái Lan là 13%, Indonesia là 13%, Phillipines là 14%, Malaysia là 10%. Chưa hết, RRTD lại một lần nữa gây nên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2007 –2009, với điểm xuất phát là sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, trong thời gian gần đây số lượng khủng hoảng trung bình mỗi năm ngày càng tăng với hậu quả ngày càng nặng nề hơn. Điều này chứng tỏ xu hướng kinh doanh NH đang ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Nguyên nhân của thực tế này là do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và đề caocạnh tranhngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng này đã chứng tỏ hiệu quả nhất định của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế cũng như các DN phát triển và hoàn thiện, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại thể hiện mức độ rủi ro tăng lên, khi mà các NH phảicạnh tranhgay gắt với nhau làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống, họ buộc phải mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm về lợi nhuận, đồng thời điều này cũng làm giảm khả năng bù đắp rủi ro nội tại của chính họ. Mặt khác, hội nhập kinh tế còn làm xuất hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

nhiều nguy cơ rủi ro mới. Các sản phẩm dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ như thẻtín dụng, tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng…luôn chứa đựng những rủi ro mới.

Như vậy, có thể thấy RRTD ngày càng đe dọa sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Riêng đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh không ổn định, thị trường tài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp…thì nhu cầu phải quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM một cách hiệu quảcàng trởnên cấp thiết. Do đó, quản trị RRTD là ưu tiên số1 đối với các NHTM nói chung và đối với VietinBank CN Quảng Trị nói riêng.

(Nguồn:https://luanvanaz.com/su-can-thiet-cua-cong-tac-quan-tri-rui-ro-tin-dung.html

https://luanvanaz.com/tag/rui-ro-tin-dung/page/2 GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.)

1.1.3.Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại:

1.1.3.1.Khái niệm, mục tiêu quản trịrủi ro tín dụng:

1.1.3.1.1.Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng:

Quản trị rủi ro là một quá trình mang tính chủ động, chiến lược, và tích hợp bao gồm cả đo lường và giảm thiểu rủi ro, với mục tiêu cơ bản là tối đa hóa giá trị của một ngân hàng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phá sản.

Quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức, triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận được.

1.1.3.1.2.Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng:

Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là một công việc quan trọng trong quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quản trị RRTD là quá trình nhận diện, đo lường và đánh giá rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng. Mỗi khi các rủi ro được xác định, nhà quản lý rủi ro sẽ thiết lập các biện pháp thích hợp để kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động của rủi ro đến hoạt động của ngân hàng. Mục đích chủ yếu của quản lý RRTD là giúp ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro chấp nhận được.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

1.1.3.2.Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng:

Sơ đồ1.2: Quy trình quản trị RRTD

Theo sơ đồ, mặc dù quy trình quản trị rủi ro được phân thành 4 giai đoạn, nhưng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệgắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kínđể đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đãđề ra. Cụthểcác giai đoạn như sau:

1.1.3.2.1.Nhận biết rủi ro tín dụng:

Thực tế cho thấy, thất bại trong kinh doanh thường là một quá trình thường có những dấu hiệu báo trước. Do đó, để hạn chế và chủ động kiểm soát các khoản tín dụng có vấn đề, ngân hàng phải tiến hàng nhận diện được RRTD. Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vayđể thống kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng.

1.1.3.2.2.Đo lường rủi ro tín dụng:

Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độrủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như đểtrích lập dựphòng rủi ro.

Nhận biết rủi ro tín dụng

Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng

Xửlý giảm thiểu rủi ro tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Có rất nhiều mô hình khác nhau vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại được sử dụng đan xen để đo lường rủi ro tài chính nói chung và RRTD nói riêng.

Một sốmô hình được các ngân hàng sửdụng phổbiến để đo lường RRTD gồm:

a. Mô hìnhđiểm sốZ (Z Score):

Đây là mô hình do E.L.Altman phát minh và được dùng làm công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng. Đại lượng Z được tính toán dựa trên 5 chỉsốtài chính X1,X2,X3,X4,X5kết hợp với trọng sốthểhiện tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó, Altman đã xây dựng mô hìnhđiểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó:

X1 = Vốn lưu động ròng /Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữlại /Tổng tài sản

X3 = Lợi nhuận trước thuếvà lãi /Tổng tài sản X4 = Vốn chủsởhữu /Tổng nợ

X5 = Doanh thu thuần /Tổng tài sản

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ làm căn cứ xếp khách hàng vào nhóm nợ có nguy cơ vỡ nợ cao.

+ Nếu Z > 2,99: doanh nghiệp nẳm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phásản.

+ Nếu 1,8 < Z < 2,99: doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản, chưa xác định được.

+ Nếu Z < 1,8: doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao, có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

b. Mô hình CreditMetrics:

Việc xây dựng mô hình CreditMetricsđược thực hiện qua ba bước:

Bước 1: Tính toán sựbiến động giá trịthị trường của khoản vay.

Bước 2: So sánh với giá trung bình của khoản vay.

Bước 3: Tính giá trị chịu rủi ro( VaR tín dụng) dựa trên giả định phân phối chuẩn hoặc phân phối thực.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

c. Mô hình quản lý danh mục đầu tư của KMV:

Các bước trong mô hình KMVđểtính toán rủi ro của một khoản vay bao gồm:

Bước 1:Xác định giá trịthị trường và mức độbiến động của giá trịtài sản công ty.

Bước 2: Xác định khoảng cách giữa giá trị kỳ vọng tài sản công ty đến giá trị ngưỡng vỡnợ( DD).

Bước 3: Chuyển giá trị DD thành EDF( tần suất vỡnợ kỳvọng) dựa trên dữliệu lịch sửvềvay nợvà phát hành trái phiếu của một mẫu gồm nhiều công ty.

1.1.3.2.3.Xửlý giảm thiểu rủi ro tín dụng:

Các biện pháp xử lý giảm thiểu RRTD rất đa dạng và phong phú, có một số biện pháp cụthể đó là:

Biện pháp truyền thống giảm thiểu RRTD:

- Biện pháp khai thác nợ:

Tùy thuộc vào mức độnghiêm trọng, thiện chí trảnợ và triển vọng phục hồi của con nợ, ngân hàng có thể sử dụng những biện pháp linh hoạt để khai thác nợ, có thể nêu ra như: Tựvấn khách hàng, sát nhập, gọi vốn bổsung, cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường thu hồi các KPT, giảm thiểu HTK, cơ cấu lại nợ, biện pháp cho vay nuôi nợ( cho vay thêm, cho vay bổsung), yêu cầu bổ sung TSBĐ, cửcán bộ đại diện của ngân hàng tham gia quản lý DN.

- Biện pháp thanh lý nợ:

Nếu khả năng thu hồi khoản nợ không hoặc KH có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật còn hoặc KH không có thiện chí trả nợ thì NH phải thanh lý tín dụng theo pháp luật.

+ Biện pháp xửlý TSBĐ chủ yếu: trực tiếp bán TSBĐ cho người mua, NH dùng biện pháp xiết nợ, bán đấu giá TSBĐ, phán quyết của tòa án vềphát mại TSBĐ

+ Biện pháp phá sản doanh nghiệp: Theo luật nếu con nợ không trảnhững khoản nợ theo thời gian quy định( thường là 30 ngày trở lên) thì chủ nợ có quyền gửi tòa án nói là con nợ phá sản. Khi đã tuyên bố phá sản, thì mọi khoản nợ của con nợ coi như đến hạn và đều phải được thanh lý.

+ Bù đắp tổn thất trong thanh lý tín dụng: NH thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng dự phòng đối với các khoản nợ theo quy định của NHNN. Việc trích
(28)

lập dựphòng sẽlàm giảm lợi nhuận của NH (do khoản trích lập được tính vào chi phí, khoản đầu tư không sinh lợi, bị đưa vào quỹ phong tỏa của NHNN) nhưng mặt khác nó giúp NH ý thức được việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ hơn.

Biện pháp phái sinh tín dụng:

Phái sinh tín dụng là một công cụ tài chính cho phép chuyển giao RRTD từ bên này sang bên khác mà không nhất thiết phải chuyển giao tài sản liên quan.Phái sinh tín đụng bao gồm các công cụ: Hoán đổi RRTD, hoán đổi toàn bộ thu nhập, quyền chọn hoán đổi RRTD, chứng chỉliên kết tín dụng, nghĩa vụ nợ có bảo đảm.

Biện pháp bán nợ để tăng nguốn vốn và giảm rủi ro:

Việc NH cho vay chuyển quyền sở hữu khoản nợ, tức quyền được đòi nợ cho một người khác để thu hồi vốn trước khi hợp đồng tín dụng đến hạn được gọi là bán nợ. Bán nợxuất phát từmột sốyêu cầu trong quản trị kinh doanh như: tăng vốn đầu tư mới, tái cấu trúc danh mục tín dụng, cải thiện khả năng thanh khoản, hạn chếrủi ro và tăng thu nhập. Có 3 phương thức bán nợ chủ yếu gồm: Tham dự nợ, chuyển nhượng nợ, bán nợcó kỳhạn.

Biện pháp chứng khoán hóa:

Việc phát hành các chứng khoán có tính khảmại được bảo đảm không phải bằng khả năng thanh toán của chủthểphát hành, mà bằng các nguồn thu dựkiến có được từ tài sản đặc biệt gọi là chứng khoán hóa. Công nghệ chứng khoán hóa hấp dẫn nhiều NH bởi vì thông qua đó ngân hàng có thểgiảm thiểu RRTD, quay vòng vốn, tăng sự linh hoạt từ những khoản vay, đáp ứng được yêu cầu vốn của NHTM. Ở các NH sử dụng ba phương thức chứng khoán hóa cơ bản, đó là: phương thức tạo chứng khoán có tài sản cầm cốbằng các chứng khoán tái chế,phương thức tạo chứng khoán thông qua trung gian, phương thức tạo chứng khoán có tài sản thế chấp không thông qua trung gian.

1.1.3.2.4.Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng:

Kiểm tra, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng là giai đoạn cuối cùng của công tác quản trị rủi ro ngân hàng. Để phối hợp giữa việc thực hiện những mục tiêu của ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

kiểm tra và quy chếvề chính sách kiểm tra rủi ro. Việc thực hiện giám sát các chương trình kiểm tra rủi ro cho thấy: để nâng cao tính hiệu quảcủa các chương trình kiểm tra rủi ro đòi hỏi việc xây dựng những tiêu chuẩn đối với các chương trình này, trong đó bao gồm việc lựa chọn và phân tích thông tin.

1.1.3.3.Một sốmô hình quản trị rủi ro tín dụng:

Mô hình quản trị RRTD là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát RRTD nhằm khống chế RRTD trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của TCTD.

Hiện nay, các NHTM đang áp dụng hai mô hình quản trị RRTD chính đó là mô hình quản trị RRTD tập trung và mô hình quản trị RRTD phân tán.

1.1.3.3.1.Mô hình quản trị RRTD tập trung:

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 khối( 3chức năng): quản trị rủi ro, kinh doanh và xử lý nội bộ. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

- Khối kinhdoanh: gồm các bộ phận có chức năng kinh doanh, đưa ra các quyết định có rủi ro( gồm cả quyết định tín dụng), giao dịch trực tiếp với KH. Khối kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các chính sách, quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng.

- Khối quản lý rủi ro: gồm các bộ phân có chức năng quản lý rủi ro của ngân hàng thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro; quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuất hạn mức rủi rỏ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Khối xửlý nội bộ: gồm các bộphận có chức năng kiểm soát hồ sơ pháp lý của KH và thiết lập hồ sơ tín dụng; kiểm soát điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân;

thông báo nhắc nhở lịch trả nợ gốc và lãi; cập nhật, lưu trữ hồ sơ tín dụng và quản lý hồ sơ TSBĐ.

Sự tách biệt giữa 3 chức năng này nhằm mục đích chính là tăng cường chuyên môn hóa cao đối với từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng, đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụgiữa các khâu, qua đó giảm thiểu RRTD cũng như rủi ro hoạt động

đối với ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

1.1.3.3.2.Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán:

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản tín dụng.

Cơ cấu tổ chức của mô hình quản trị RRTD phân tán gọn nhẹ, đơn giản hơn so với mô hình quản trị RRTD tập trung. Do đó, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Với những đặc điểm này mà mô hình phân tán hoàn toàn phù hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ.

Mô hình phân tán cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu; việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

So sánh hai mô hình trên, đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mô hình mà các NHTM nên áp dụng là mô hình quản trịrủi ro tập trung.

1.1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng:

1.1.3.4.1.Các nhân tốbên trong:

- Nhân sự: là nhân tốtrung tâm, quan trọng trong mọi hoạt động và trong HĐTD cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tếngày càng phát triển, hệthống ngân hàng ngày càng hiện đại đòi hỏi nhân sựphải có trình độ, khả năng tư duy, nhạy cảm và có đạo đức nghề nghiệp và đây cũng là những nhân tố quyết định đến hiệu quả quản lý RRTD.

- Công tác quản lý, tổchức, kiểm soát nội bộ: Nếu công tác quản lý và tổchức được tiến hành chặt chẽ, khoa học; các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động thì HĐTD sẽ diễn ra một cách lành mạnh, hiệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

xử lý các khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát nội bộ cũng hướng cho các cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, quy chế và đúng pháp luật, nắm rõ được thông tin về những khoản vay, tránh tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích.

- Cơ sở dữ liệu: là nguồn thông tin quý giá tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong việc thiết lập các hệthống XHTD của KH. Nếu luồng thông tin đầu vào tốt, chuẩn xác thì các quyết định đưa ra không bị sai lầm, chất lượng tín dụng được cải thiện, hiệu quảcông tác quản trịrủi ro được nâng cao giúp NH tránh được sựlựa chọn đối nghịch.

Tuy nhiên, việc thu thập cơ sở dữ liệu là một công việc không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

- Nguồn lực tài chính của ngân hàng: Mọi tổ chức đều cần một nguồn lực tài chính đủmạnh đểcó thểtiến hành tốt các hoạt động của mình. Với NHTM, nguồn lực tài chính cho phép NH đảm bảo hoạt động thanh toán luôn trong tình trạng ổn định, kiểm soát được. Bên cạnh đó, để có được cơ sởdữliệu tốt, áp dụng được các khoa học công nghệ, các mô hình đo lường hiện đại… thì đòi hỏi NH phải có nguồn lực tài chính to lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu trên

1.1.3.4.2.Các nhân tốbên ngoài:

- Môi trường kinh tế: Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ bao gồm các chính sách vềtài chính tiền tệ, kinh tế, kinh tế đối ngoại... Chỉ cần Chính phủ thay đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và người chịu tác động trực tiếp là NHTM do hoạt động kinh doanh của các NH luôn gắn bó mật thiết với hoạt động kinh doanh của các DN. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tếvĩ mô đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽgóp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các DN làm ăn có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽkìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các DN gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản.

- Môi trường chính trị: Những thay đổi về chính trị rất có thể dẫn đến sự biến động cán cân thương mại quốc tế, tỷgiá hối đoái, giá các đồng tiền làm biến động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, mức lãi suất thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

trường, mức cung cầu tiền tệ... trực tiếpảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN và người chịu tác động là các NHTM.

- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp, các văn bản của nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của NH. Do vậy, môi trường pháp lýảnh hưởng không ít đến hiệu quảquản trị RRTD của các NHTM. Hành lang pháp lý rộng hay hẹp đồng nghĩa với khả năng tự chủcủa NH cao hay thấp.

(Nguồn:https://tailieu.vn/tag/yeu-to-anh-huong-rui-ro-tin-dung.html, GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.)

1.2.Cơ sởthực tiễn vềquản trịrủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam hiện nay và Quảng Trị:

Cơ sởthực tiễn vềquản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam hiện nay:

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, cơ bản mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Thực tếthời gian qua cho thấy, thu nhập của ngân hàng chủyếu từtín dụng, chiếm 70-80% doanh thu trởlên.

Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi sự thiếu minh bạch và không đầy đủ về hệ thống thông tin, dự báo nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng chưa chính xác, cách xử lý RRTD chưa thực sự hiệu quả, trình độ quản trị rủi rocòn nhiều hạn chế, cán bộ ngân hàng chưa có tính chuyện nghiệp cao…

Trong bối cảnh, nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn; thách thức, rủi ro trong kinh doanh có xu hướng tăng cao và phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động của DN và khách hàng cá nhân. Vì mục tiêu lợi nhuận, các DN và khách hàng cá nhân có thể sử dụng nguồn vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích, thiếu quản lý nguồn vốn vay... dẫn đến thiệt hại không chỉ cho họ mà còn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. RRTD không chỉ là nguy cơ cá biệt của mỗi NHTM mà còn là, mối quan tâm của hệ thống ngân hàng trong phạm vi mỗi quốc gia và toàn cầu, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế.

Nhìn lại hoạt động quản trị RRTD của các NHTM đối với DN thời gian qua, có thểthấy một sốkết quảsau:

- Sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực của chất lượng nợ và cơ cấu tín

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

chuyên trách quản lý nợ có vấn đề từ trụ sở chính đến các chi nhánh. Nợ nhóm 2, nợ xấu được kiểm soát tốt, điều này cho thấy các biện pháp quản trị RRTD của các NHTM đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trước khi thực hiện tái cơ cấu các TCTD theo đềán phê duyệt của Chính phủ, NHNN. Các NHTM đã triển khai các giải pháp như: kiểm soát chặt chẽ dư nợcho vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán, nâng dần tỷlệcho vay có bảo đảm ...

- Hệ thống khuôn khổ cơ chế được xây dựng, chính sách tín dụng khá đồng bộ:

Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệthống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệtín dụngở bất cứchi nhánh nào cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau.

- Quản lý RRTD đã dần theo hướng áp dụng thông lệquốc tế: Theo chủ trương của Chính phủ về việc ứng dụng Hiệp ước quốc tế Basel trong hệ thống NHTM Việt Nam (Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủban hành về việc phê duyệt đề án phát triển Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020), đến hết năm 2016, Việt Nam thực hiện áp dụng hoàn chỉnh các chuẩn mực quốc tếBasel I và dần dần việcứng dụng Basel II, Basel III.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động đo lường rủi ro. Hiện nay, hầu hết các NHTM đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trong đó, phương pháp chấm điểm trong hệthống xếp hạng tín dụng nội bộcủa BIDV, VCB, Vietinbank là phương pháp rất phổbiến trên thếgiới, được các tổ chức định hạng quốc tế như S&P, Moody’s... sử dụng. Việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộcác chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng này đã sử dụng chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính, được phân tổ đến theo từng cấp. Các chỉtiêu này có mối quan hệvới nhau, bổsung lẫn nhau và được lượng hóa tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá...

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát: Các NHTM hiện đang có xu hướng thay đổi mô hình kiểm soát của mình, từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

mô hình kiểm soát đơn sang mô hình kiểm
(34)

soát kép, với sự tham gia giám sát của các cổ đông, nhà đầu tư và giám sát của thị trường. Với mô hình, các NHTM sẽ có cách đánh giá khách quan hơn vềnhững rủi ro có thểxảy đến,để từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp hạn chếsựphát sinh nợxấu.

Tháng 12/2017, Ủy ban Basel công bố văn bản “Basel III: Hoàn thiện các cải cách sau khủng hoảng”, với việc cải cách một số tiêu chuẩn đểthực hiện tính vốn đối với các loại rủi ro như RRTD, rủi ro điều chỉnh định giá tín dụng hay rủi ro hoạt động.

Ủy ban Basel đã đưa ra một tiêu chuẩn hoàn toàn mới khi yêu cầu thực hiện tính vốn cho rủi ro hoạt động - phương pháp tiêu chuẩn (SMA), có hiệu lực từngày 1/1/2022 đối với các ngân hàng quốc tế.

Cơ sở thực tiễn vềquản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Quảng Trị:

Các ngân hàng thương mại tại Quảng Trị phần lớn nhiều ngân hàng đã chuyển đổi mô hình tổchức bộ máy tín dụng trong toàn hệthống với các chức năng độc lập, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, vừa đảm bảo tính chuyên ng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy nhiên, việc huy động vốn của các ngân hàng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền kinh tế cũng tiến hành hoạt

Các cán bộ tín dụng của MB và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các NHTM, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ

Trong cuộc CMCN 4.0, các ngân hàng thương mại chịu sự tác động trực tiếp của các công nghệ nền tảng lên hoạt động kinh doanh và quản trị, đòi hỏi phải thay

Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của Vietinbank Bình Định nói riêng, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp tăng cường huy động

Kế hoạch kinh doanh năm 2012 Cùng với sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Đồ Sơn cũng có những định hướng chung nhất với hệ

Ngân hàng Sài Gòn Công thương- Chi nhánh Hải Phòng cần phải thực hiện tốt các biện pháp để khắc phục những tồn tại trong công tác huy động vốn của ngân hàng nhằm tăng trưởng lượng vốn

Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường của Ngân hàng TMCP Quân độiTrong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và khu