• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

Ngày soạn: 08 /01/ 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 01 năm 2021 Tập đọc

CHUYỆN BỐN MÙA

I MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa, xuân hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

2, Kỹ năng:Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu 3, Thái độ:Ham thích tìm hiểu khoa học và tự nhiên.

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

* BVMT: Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh vẽ SGK, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở học kì 2 của học sinh

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- Hướng dẫn HS quan sát tranh + Giới thiệu bài

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: Giới thiệu giọng đọc toàn bài

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7) - Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai) - Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c.Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

- HS thực hiện theo yêu cầu - HS khác nhận xét.

- Quan sát tranh và trả lời

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu - vườn bưởi, rước, tựu trường.

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu: 3 đoạn - HS nghe

(2)

+ Có em /mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/có giấc ngủ ấm trong chăn.//

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2,3 tương tự

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12) - Gọi HS đọc đoạn 1

- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ nói rõ đặc điểm của mỗi người?

- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông?

- Các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không?

=>GV ghi từ: đâm chồi nảy lộc - Mùa xuân có gì hay như lời bà Đất?

- Theo em, lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không?

- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm sẽ trả lời một mùa trên giấy khổ lớn.

- GV nhận xét

- Theo em, em thích nhất mùa nào?Vì sao?

?Nêu ý nghĩa của bài văn?

4. Luyện đọc lại (18)

- GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc - Chia nhóm 3. HD đọc trong nhóm - Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét – tuyên dương.

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- 1 HS đọc

- Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ,thu, đông .

- Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi, nảy lộc .

- Vào xuân tiết trời ấm áp,có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.

- Xuân làm cho cây lá tươi tốt.

- Không khác nhau vì cả hai đều nói về điều hay của mùa xuân, xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.

- Các nhóm trả lời trên giấy khổ lớn, đại diện các nhóm lên bảng trình bày

- Cả lớp nhận xét - HS nêu nhiều ý kiến

- Ca ngợi 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống….

(3)

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này?

- Liên hệ: Địa phương em có mấy mùa?- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài, ghi nhớ nội dung và chuẩn bị bài: Thư Trung Thu

- Thực hành đọc giữa các nhóm(3p).

- 2 nhóm thi đọc theo vai

- HS nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.

- HS trả lời - HS nghe.

___________________________________________

Toán

TỔNG CỦA NHIỀU SỐ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nhận biết tổng của nhiều số. Biết cách tính tổng của nhiều số.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính tổng của nhiều số.

3, Thái độ: Có ý thức tự giác học tập. Áp dụng tính toán trong thực tế

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng biểu diễn toán.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV yêu cầu HS lên bảng: Tính 2 + 5 =

3 + 12 + 14 = B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

2. Giới thiệu tổng của nhiều số, cách tính: (12)

+ GV viết 2+3+4=?

- GV yêu cầu HS đọc phép tính trên - GV yêu cầu HS tính tổng 2+3+4

- GV yêu cầu HS báo cáo và phải nêu được cách làm.

- Tổng của 2,3,4 bằng mấy?

- Vậy 2cộng 3 cộng 4 bằng mấy?

- GV giới thiệu cách đặt tính rồi tính - GV giới thiệu cách viết theo cột dọc:

(SGK)

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- 2,3 HS đọc

- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp.

- HS nêu kết quả và cách làm.

- bằng 9

- 2cộng 3 bằng 5, 5 cộng 4 bằng 9.

- HS quan sát, lắng nghe.

(4)

- GV hướng dẫn cách tính từ phải sang trái + GV viết 12+34+40=?

- HS đọc phép tính

- HS nêu các thành phần trong phép cộng?

- HS nêu cách đặt, thực hiện tính - GV yêu cầu HS đặt tính, tính

- GV nhận xét và nêu lại cách thực hiện tính

- GV lưu ý cách cộng có nhớ sang hàng chục như cộng tổng hai số đã học.

+ 15+46+29+8=?

- Tương tự như trên

- GV lưu ý Số hạng thứ 4.

3.Thực hành:

Bài 1: Tính: (6) - HS đọc yêu cầu bài

- GV yêu cầu HS tự làm bài

- GV yêu cầu HS báo cáo và nêu cách làm:

- Tổng của 8+7+5 bằng bao nhiêu?

- Gv lưu ý: Tổng của nhiều số hạng giống nhau:

Bài 2: (6)

- Bài tập yêu cầu gì?

- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính - HS báo cáo kết quả và nêu cách tính - Gọi Hs nhận xét

- GV nhận xét và chốt bài tập: Thực hiện từ phải sang trái, ghi kết quả thẳng cột....

- Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì?

Bài 3:(6)

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn: Để làm đúng bài tập các em cần quan sát kỹ hình vẽ minh hoạ, điền các số còn thiếu vào chỗ trống, sau đó thực hiện tính.

- Yêu cầu HS làm bài

- Khi thực hiện tính phép tính có các đơn vị đo đại lượng ta cần làm ntn?

3.Củng cố – dặn dò: (4)

- HS thực hiện tương tự như trên.

- HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài cá nhân

- HS báo cáo kết quả bài làm và nêu cách làm

8 + 7 + 5 = 20 6 + 6 + 6 + 6 = 24 3 + 6 + 5 = 14 7 + 3 + 8 = 18 - Nhận xét

- Bài tập yêu cầu :Tính

- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm nháp.

34 33 21 88

15 15 15 15 60

24 24 24 24 96

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài cá nhân và báo cáo kết quả

a)12kg + 12kg + 12kg = 36kg b) 5l + 5l + 5l + 5l + 5l = 25l

* HS NK làm thêm ý b - HS nhận xét, nêu cách tính:

- Khi thực hiện tính tổng các số đo đại lượng, ta tính bình thường sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính được.

- HS trả lời

(5)

- Kết quả của 12 + 8 + 9 là :

A. 27 B. 28 C. 29 - Nhận xét tiết học

- Về học và làm bài, chuần bị bài sau: Phép nhân

- Lắng nghe

_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Đạo đức

TRẢ LẠI CỦA RƠI (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết khi nhặt được của rơi cẩn tìm cách trả lại cho người mất.

2. Kỹ năng:Biết trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.

3. Thái độ:Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân(thật thà)

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh sách giáo khoa phóng to.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bai cũ (5)

? Vì sao phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

2. Hoạt động 1: (10) Diễn tiểu phẩm.

-GV yêu cầu 1 nhóm HS chuẩn bị trước tiểu phẩm lên trình bày trước lớp.

-Nêu câu hỏi: Hai bạn HS phải làm gì bây giờ?

-Nhận xét cách giải quyết tình huống của các nhóm.

-Đưa ra đáp án đúng: Ở trong tình huống này, hai bạn HS nên trả lại cho người phụ nữ. Nếu không kịp đưa ngay cho người phụ nữ thì hai bạn có thể đứng chờ hoặc đưa cho bác bán hàng, nhờ bác trả lại cho người phụ nữ.

- 2HS trả lời - Nhận xét

- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.

- Một nhóm HS trình bày tiểu phẩm Nội dung: Hai bạn HS vào cửa hàng mua sách báo. Một người phụ nữ sau khi mua, đánh rơi ví tiền. Trong lúc đó sạp báo lại rất đông khách, chẳng ai để ý đến hai bạn cả.

- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách giải quyết tình huống và chuẩn bị sắm vai.

- Một vài nhóm HS lên sắm vai.

-Các nhóm trao đổi, nhận xét,bổ sung

(6)

=>Kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần trả lại cho người mất.

3. Hoạt động 2: (10) Nhận xét hoạt động.

-Phát phiếu cho các nhóm HS.

-GV nhận xét các ý kiến của HS.

=>Kết luận: Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất. Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niềm vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho chính bản thân mình.

4. Hoạt động 3: (10) Trò chơi “Nếu … thì”

-GV phổ biến luật chơi:

-GV phát cho 2 dãy các mảnh bìa ghi sẵn các câu; nhiệm vụ của các đội phải tìm được các cặp tương ứng để ghép thành các câu đúng.

C. Củng cố - dặn dò (4)

? Khi nhặt được của rơi em sẽ làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Về đọc bài và chuẩn bị bài: Trả lại của rơi (Tiết 2)

- Các nhóm HS nhận phiếu, thảo luận cùng làm phiếu.

PHIẾU HỌC TẬP

- Đánh dấu x vào ô trước ý kiến em cho là đúng (giải thích).

a,Trả lại của rơi là thật thà, tốt bụng.

b,Trả lại của rơi là ngốc nghếch.

c, Chỉ trả lại của rơi khi món đồ đó có giá trị.

d, Trả lại của rơi sẽ mang lại niềm vui cho người mất và cho chính bản thân mình.

e, Không cần trả lại của rơi.

- Các nhóm HS trình bày kết quả và có kèm giải thích.

-Các nhóm trao đổi,nhận xét, bổ sung

+ Hai dãy chia làm 2 đội. Dãy 3 làm Ban giám khảo

-HS hai dãy tham gia trò chơi

- Trả lời - HS nghe

_________________________________________________

Ngày soạn: 09 /01/ 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 01 năm 2021 Toán

PHÉP NHÂN

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau. Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân. Biết đọc, viết ký hiệu của phép nhân.

2, Kĩ năng: Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng 3, Thái độ: Ham học hỏi, tính chính xác, yêu thích học toán.

(7)

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ hộp đồ dùng dạy toán.( Dùng thẻ 2 chấm tròn)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng: Tính 3+6+5= 36 7+3+8= +20 9 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân (12)

- GV cùng HS thao tác trên tấm bìa có 2 chấm tròn:

- GV thao tác và yêu cầu HS lấy:

+ Lấy ra 1tấm bìa có 2 chấm tròn

? Tấm bìa có mấy chấm tròn?

+ Lấy ra 5 tấm bìa như thế

- GV nêu bài toán: “Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn?”

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc đọc lại phép tính cộng trên.

- 2 cộng 2 cộng 2 cộng 2 cộng 2 cộng là tổng của mấy số hạng?

- Hãy so sánh các số hạng trong tổng với nhau?

=> Như vậy tổng trên là tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng đều bằng 2, tổng này còn được gọi là phép nhân 2 nhân 5 và được viết là 2x5. Kết quả của tổng cũng chính là kế quả của phép nhân nên ta có 2nhân 5 bằng 10.(GV viết bảng)

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- HS lấy ra và để trên mặt bàn.

- Tấm bài có 2 chấm tròn

- HS cũng lấy ra 5 tấm bìa như thế.

- Có 10 chấm tròn.

- Ta tính tổng 2+2+2+2+2=10.

- HS đọc theo yêu cầu.

- Là tổng của 5 số hạng.

- Các số hạng trong tổng này bằng nhau và đều bằng 2.

2+2+2+2+2=10 2x5=10

(8)

- GV yêu cầu HS đọc

- GV giới thiệu: Dấu “x” gọi là dấu nhân (Viết trong một ly)

- Gv yêu cầu HS so sánh phép nhân với phép cộng:

- 2 là gì trong tổng 2+2+2+2+2?

- 5 là gì trong tổng 2+2+2+2+2?

=> GV giảng: Chỉ có tổng các số hạng bằng nhau chúng ta mới chuyển được thành phép nhân. Khi chuyển một tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng bằng 2 thành phép nhân thì ta được phép nhân 2x5. Kết quả của phép nhân chính là kết quả của tổng.

* GVứng dụng bài mới:

- GV yêu cầu HS tính: 4+4+4=?

- 1HS lên bảng, dưới lớp làm nháp.

- Nhận xét 3. Luyện tập Bài 1(6)

? Đề bài yêu cầu gì?

- Gv yêu cầu HS đọc bài mẫu.

-Vì sao từ phép tính 4 + 4 = 8 ta lại chuyển được thành phép nhân 4 x 2 = 8?

- HS tự làm các phần còn lại.

- Chữa bài, yêu cầu HS giải thích các phần.

-Vì sao lại chuyển phép cộng 4 + 4 thành phép nhân ?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Viết phép nhân theo mẫu:

a. 4 + 4 + 4 + 4 +4 = 20 4 x 5 = 20

- Cho HS làm bài vào phiếu bài tập - Nhận xét chữa bài

- Trong phần c) 10 được lấy mấy lần?

Bài 3 (6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- 3,4 HS đọc nối tiếp.

- 2 là một số hạng của tổng.

- 5 là số các số hạng của tổng.

4+4+4=12 4x3=12

- Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.

4 + 4 = 8 4 x 2 = 8

- Vì tổng 4 + 4 là tổng của 2 số hạng, các số hạng đều là 4. Như vậy 4 được lấy 2 lần nên ta có phép nhân 4 x 2 = 8.

- 2HS làm bảng, lớp làm VBT

5 + 5 + 5 = 15 3 + 3 + 3 + 3 = 12 5 x 3 = 15 3 x 4 = 12

- Nhận xét

- Viết phép nhân theo mẫu - 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 9 x 3 = 27

10 x 5 = 50

- HS giải thích cách làm.

- Nhận xét

(9)

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Những tổng như thế nào thì có thể chuyển thành phép nhân?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Thừa số-Tích

- HS quan sát hình và làm bài.

a) 5 x 2 = 10 b) 4 x 3 = 12 - Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

_____________________________

Kể chuyện

CHUYỆN BỐN MÙA

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1(BT1);

biết kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện( BT2). HS NK thực hiện được BT3.

2, Kĩ năng: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, biết thay đổi lời kể với điệu bộ nét mặt phù hợp với nội dung câu chuyện. Biết nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.

3, Thái độ: HS ham thích kể chuyện

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

* BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

-Mời 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện “Tìm ngọc” và trả lời câu hỏi về nội dung chuyện.

- Câu chuyện này nói về điều gì?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện

a)Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

(10)

- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện đã học .

- GV lần lượt treo từng tranh và hỏi nội

- Mỗi HS kể một đoạn - HS khác nhận xét

- Nghe

- 1 em đọc yêu cầu của bài - HS quan sát tranh trên slide

(10)

dung từng tranh .

- GV hướng dẫn HS kể lại đoạn 1 câu chuyện dựa theo tranh

- GV đưa slide 4 tranh trong SGK, đọc lời yêu cầu bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh.

- GV yêu cầu HS kể theo tranh

(GV khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên, tránh đọc thuộc lòng theo SGK ) - GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay, đúng

b. Kể toàn bộ câu chuyện: (20)

- Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm.

Sau đó 2, 3 em kể lại toàn bộ câu chuyện - GV mời đại diện các nhóm thi kể lại toàn bộ câu chuyện .

- GV nhận xét.

- GV mời HS đứng lên nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai.

- GV yêu cầu chọn mỗi nhóm 1 đại diện, để nhập lại kể toàn bộ câu chuyện. Đại diện nhóm nào nhập vai tốt thì nhóm ấy thắng. Tất cả các bạn còn lại là Ban giám khảo

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nhập vai, kể hay nhất .

- Mỗi mùa xuân hạ thu đông đều có vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. chúng ta cầncó ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng tươi đẹp.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Câu chuyện nói nên điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể cho người thân nghe. Chuẩn bị:Ông Mạnh thắng Thần Gió

- 2,3 HS kể đoạn 1 câu chuyện trước lớp

-Từng HS kể lại đoạn 1 trong nhóm - HS nhận xét .

- HS hoạt động theo nhóm. Từng em kể đoạn 2 trong nhóm.

- 2 em nối tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện

- Các nhóm nhận xét, bổ sung . - Đại diện các nhóm trình bày . - HS nhận xét .

-Dựng lại câu chuyện theo vai là kể lại toàn bộ câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình.

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện nhập vai kể lại toàn bộ câu chuyện

- HS nhận xét

- Trả lời - HS nghe

____________________________________________

Chính tả

CHUYỆN BỐN MÙA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép lại chính xác đoạn viết chuyện bốn mùa. Trình bày đúng đoạn văn xuôi. Biết viết hoa đúng các tên riêng. Làm đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn: l/n; dấu hỏi/ dấu ngã.

(11)

2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng viết, tư thế ngồi, chữ viết cho HS.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế, rèn luyện viết chữ và trình bày bài.

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêucầu HS lên bảng viết: nối nghiệp, nông gia, cây lúa

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8) - Gv đọc mẫu đoạn viết

- Gọi HS đọc lại

- Đoạn chép này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa?

- Bà Đất nói gì?

- Đoạn chép này có những tên riêng nào?

- Những tên riêng ấy phải viết thế nào?

- Yêu cầu HS viết chữ khó: Xuân, Hạ, Thu, Đông, tựu trường, ghét, nảy lộc, ấp ủ.

- Gạch chân những chữ dễ viết sai trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nghe câu dài, cụm từ dài để viết bài.

- Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8) Bài 2:

- 2HS viết bảng, dưới lớp viết bảng con

- Nhận xét

- 2,3 HS đọc lại đoạn viết.

- Lời bà Đất.

- Bà Đất khen mỗi nàng tiên mỗi người mỗi vẻ, đều có ích, đều đáng yêu.

- Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Viết hoa chữ cái đầu.

- Bảng lớp / bảng con - HS nhận xét.

- HS nhìn và viết bài vào vở.

-

Soát lỗi

- HS đọc

(12)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Từ nào sau đây viết đúng chính tả ? A. Ná lúa B Lá lúa C. Lá núa - Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau:

- 2HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm VBT

+ Mồng một lưỡi trai. Mồng hai lá lúa

+ Đêm tháng năm chưa nằm đã ....

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT +nàng tiên, là, nảy lộc, nói, nắng....

- Nhận xét - Trả lời - HS nghe

--- Ngày soạn: 10 /01/ 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 01 năm 2021 Toán

THỪA SỐ - TÍCH

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức:Biết thừa số, tích. Biết viết tổng các số hạng bằng nhau đưới dạng tích và ngược lại.

2, Kĩ năng: Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.

3, Thái độ: Giáo dục HS ham thích học toán

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng: Chuyển phép cộng thành phép nhân

2 + 2 + 2 + 2=

7 + 7 + 7 + 7=

3 + 3 + 3 + 3=

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(13)

2. Nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. (10)

- GV viết: 2 x 5 = 10 lên bảng, HS đọc.

- GV nêu: Trong phép nhân: “ Hai nhân năm bằng mười, 2 được gọi là thừa số (gắn tấm bìa ngay dưới số 2), 5 cũng gọi là thừa số( làm tương tự như với số 2), 10 gọi là tích (Gắn tấm bìa có ghi chữ tích).

- GV chỉ vào từng số và yêu cầu HS nêu lại tên gọi của từng thành phần trong phép tính nhân.

*Lưu ý HS: 10 gọi là tích, 2 x 5 cũng gọi là tích.

2 x 5 = 10 Thừa số Thừa số Tích 3. Luyện tập

Bài 1(7)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV viết lên bảng 3+3+3+3 và yêu cầu HS đọc

- Tổng trên có mấy số hạng? Mỗi số hạng bằng bao nhiêu?

- Hãy viết tích tương ứng với tổng trên.

- 3 nhân 4 bằng bao nhiêu?

- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vở.

- HS báo cáo kết quả

- GV nhận xét và chốt lời giải đúng

- Hãy nêu các thành phần của phép nhân trên?

Bài 2 (7)

- Bài toán này là bài toán ngược so với Bài 1

- GV viết lên bảng 6x2, yêu cầu HS đọc.

- 6 nhân 2 còn có nghĩa là gì?

- Vậy 6x2 tương ứng với tổng nào?

- 6 công 6 cộng bằng mấy?

- Vậy 6 nhân 2 bằng mấy?

- Gv yêu cầu 2HS làm bảng phụ, dưới lớp làm vở.

- GV cùng HS chữa bài

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

- Hãy nêu các thành phần của phép nhân

- HS đọc nối tiếp theo bàn

- HS quan sát thao tác của GV và nhẩm theo.

- HS nối tiếp nêu các thành phần theo chỉ dẫn của GV.

- Viết các tổng dưới dạng tích - HS đọc nối tiếp phép tính trên - Đây là của 4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 3.

- HS viết: 3x4

- 3x4=12, vì 3+3+3+3=12, nên 3x4=12

- HS tự làm các phần còn lại.

2 x 4 = 8 10 x 3 = 30

- HS nêu các thành phần của phép nhân - Nhận xét

- 1HS nêu yêu cầu.

- HS đọc nối tiếp theo bàn.

- 6 được lấy 2 lần - 6+6

- 6 cộng 6 bằng 12 - 6 nhân 2 bằng 12.

- HS tự làm các phần còn lại - HS báo cáo, chữa bài.

3 + 3 + 3 + 3 = 12 vậy 3 x 4 = 12 4 + 4 + 4 = 12 vậy 4 x 3 = 12

(14)

trên?

Bài 3 (6)

- Yêu cầu HS viết phép nhân có thừa số là 8 và 2, tích là 16.

- GV nhân xét và chốt kết quả:

- Đọc tên thành phần trong phép nhân của bài?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Em hãy nêu các thành phần trong phép nhân?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Bảng nhân 2

- HS nhận xét.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm và chữa bài.

4 x 3 = 12 10 x 2 = 20 5 x 4 = 20 - HS nhận xét.

- Trả lời - Lắng nghe

________________________________________________________________

Tập đọc

THƯ TRUNG THU

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức:Hiểu nội dung: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi và học thuộc lòng đoạn thơ trong bài).

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lý.

3, Thái độ: Kính yêu Bác Hồ, có ý thức học tập

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

ANQP:Kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Tự nhận thức.

- Xác định giá trị bản thân.

- Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS đọc bài: Chuyện bốn mùa và trả lời các câu hỏi:

- Mùa xuân có gì hay như lời bà Đất?

- Theo em, lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không?

- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?

- GV nhận xét

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

(15)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - GV giới thiệu bài học

2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4)

- GV mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc b. Đọc từng câu (6)

- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu GV nghe, lưu ý các từ ngữ HS dễ đọc sai lẫn.

- HD phát âm: nă, nhiều lắm, trả lời, ngoan ngoãn

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c.Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài được chia làm mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu +Ai yêu/ các nhi đồng/

Bằng/ Bác Hồ Chí Minh?//

- Gọi HS đọc từng đoạn

- GV gọi HS đọc mục 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, tương tự

- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài (6) - Cho HS đọc đoạn 1.

- Mỗi tết Trung thu, Bác Hồ nhớ đến ai?

- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi?

- Câu thơ của Bác là một câu hỏi (Ai yêu các nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh?.) - Câu hỏi đó nói lên điều gì?

=> GV giới thiệu tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi.

- Bác khuyên các em làm những điều gì?

- HS nghe

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ GV đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc)

- 1,2 HS đọc lại các từ khó - 2 đoạn

- HS đọc tiếp nối đoạn - Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Bác nhớ tới các cháu nhi đồng.

- “Ai yêu các nhi đồng/Bằng Bác Hồ Chí Minh?/ Tính các cháu ngoan ngoãn, / Mặt các cháu xinh xinh”

- Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ/Bác Hồ yêu nhi đồng nhất, không ai yêu bằng …

- HS quan sát lắng nghe

- Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi

(16)

- Kết thúc lá thư, bác viết lời chào các cháu như thế nào?

=>GV giảng: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bài thơ nào, lá thư nào Bác viết cho thiếu nhi cũng tràn đầy tình cảm yêu thương, ….

- Qua bài thơ này chúng ta cảm nhận được điều gì?

4. Luyện đọc lại (8)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc lại bài - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

- GV nhận xét khen ngợi những HS đọc hay tốt

C. Củng cố (5)

ANQP:Kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu

- Qua câu chuyện em cảm nhận được gì ở Bác Hồ kính yêu của chúng ta?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Ông Mạnh thắng Thần Gió

đua học thành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình, để tham gia kháng chiến và gìn giữ hoà bình, để xứng đáng là cháu của Bác.

- “Hôn các cháu / Hồ Chí Minh”

- HS lắng nghe

- Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ với các em.

- Các nhóm thi đọc thuộc lòng - Nhận xét

- HS trả lời - Lắng nghe

________________________________________

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa. Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa, phù hợp với từng mùa trong năm. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ khi nào?

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ chỉ các mùa, đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ khi nào?

3, Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức sử dụng đúng từ ngữ khi nói và viết 4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ(5)

(17)

- Nêu 3 từ có nghĩa trái ngược nhau?

- HS đặt câu theo mẫu Ai thế nào?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1: (10)

- Em hãy kể tên các tháng trong năm.

- Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào và kết thúc vào tháng nào?

- Cả lớp nhận xét, ghi lên bảng theo 4 cột.

+ Tháng giêng Tháng tư Tháng bảy Tháng mười

+ Tháng hai Tháng năm Tháng tám Tháng mười một

+ Tháng ba Tháng sáu Tháng chín Tháng mười hai.

*Chú ý : Không gọi tháng giêng và tháng một vì tháng 1 là tháng mười một âm lịch.

Không gọi tháng tư là tháng bốn. Không gọi tháng bảy là tháng bẩy. Tháng mười hai còn gọi là tháng chạp.

+ Cách chia mùa như trên chỉ là cách chia theo lịch. Trên thực tế, thời tiết mỗi vùng một khác. Ví dụ ở miền Nam nước ta chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

=>Gv kết luận: Giúp HS biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa.

Bài tập 2 (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu BT2, cả lớp đọc thầm

- Nhắc HS: mỗi ý nói về điều hay của mỗi mùa. Các em hãy xếp mỗi ý đó vào bảng cho đúng lời bà Đất.

- Phát bút dạ và giấy khổ to đã viết sẵn nội dung cho 3, 4 HS làm bài. Cả lớp làm bài vào vở BT.

- Sau khi HS làm xong cho HS dán giấy khổ to lên bảng.

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Ghi đầu bài vào vở.

- 1,2 HS đọc yêu cầu bài.

- Các nhóm trao đổi và cử đại diện lên trình bày.

- Các nhóm khác cho ý kiến.

- HS đọc lại thứ tự các tháng.

- Đại diện các nhóm nói tên tháng bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa.

- Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời bà Đất trong bài Chuyện bốn mùa.

a. Cho trái ngọt, hoa thơm.

b. Làm cho cây lá tươi tốt.

c. Nhắcc học sinh nhớ ngày tựu trường.

d. Ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi, nảy lộc.

e. Làm cho trời xanh cao.

(18)

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Mùa xuân

Mùa hạ Mùa thu

Mùa đông

b a c, e d

=> Xếp được các ý theo lời của bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm.

Bài tập 3: (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi.

- GV cho từng cặp HS thực hành hỏi – đáp.

- GV khuyến khích HS trả lời theo nhiều cách khác nhau.

- Yêu cầu HS viết vào tập ít nhất 1 câu hỏi - câu đáp.

* Ví dụ:

+ Khi nào học sinh tựu trường? – Học sinh tựu trường vào cuối tháng tám.

+ Mẹ thường khen em khi nào? – Mẹ thường khen em khi em chăm học . … ) C. Củng cố - dặn dò (4)

?Một năm có mấy mùa? Kể tên các mùa?

-GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau:

- HS làm bài vào vở, một số HS làm vào giấy khổ to.

- Cả lớp nhận xét.

- Trả lời các câu hỏi sau.

- HS thực hành theo cặp.

+HS câu hỏi: Khi nào HS được nghỉ hè?

+ HS trả lời: Đầu tháng sáu, học sinh được nghỉ hè./ Học sinh được nghỉ hè vào đầu tháng sáu.

- Trả lời - Lắng nghe

_______________________________________

Ngày soạn: 11 /01/ 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 01 năm 2021 Toán

BẢNG NHÂN 2

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Lập bảng nhân 2. Nhớ được bảng nhân 2. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2). Biết đếm thêm 2.

2, Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng bảng nhân 2 vào làm các bài tậ 3, Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(19)

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

-Yêu cầu HS lên bảng Viết các thừa số thành tích và tổng

9+9+9=

2+2+2+2=

10+10+10=

5x2 = 2x5=

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Giới thiệu bảng nhân 2 (10) - Thao tác trên đồ dùng trực quan - Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?

- Ta lấy 1 tấm bìa tức là ta lấy mấy chấm tròn?

- Hai chấm tròn được lấy mấy lần?

- GV: 2 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 2x1=2, ta viếtt:

2x1 =2 (Hai nhân một bằng hai).

* GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn lên bảng rồi hỏi:

- 2 chấm tròn được lấy mấy lần?

- Vậy 2 được lấy mấy lần?

- Hãy lập phép nhân tương ứng với 2 được lấy 2 lần?

- Để tìm được tích của 2x2 ta làm như thế nào?

- Gv: 2 được lấy 2 lần, và viết được:

2 x 2 = 2 + 2 = 4 như vậy 2 x 2 = 4.

- Tương tự như 2 x 2 = 4,GV hướng dẫn HS đọc tiếp 2 x 3 =6; …; 2 x 10 = 20.

- Yêu cầu HS nhận xét về 2 tích liên tiếp nhau thì hơn kém nhau mấy đơn vị?

* Học thuộc bảng nhân 2:

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn

- Ta lấy 1 tấm bìa, tức là 2 (chấm tròn)

- được lấy 1 lần

- HS đọc nối tiếp 2x1=2

- 2 chấm tròn được lấy 2 lần.

- 2 được lấy 2 lần - Đó là phép tính 2x2

- Ta chuyển từ tích sang tổng 2x2=2+2=4, vậy 2x2=4

- Lần lượt HS đọc tiếp: 2 x3 = 6;

2x4 =8; 2 x 5 =10; 2x 6 =12;

2 x 7 =14;2x8 =16; 2 x 9 = 18;

2 x 10 = 20.

- HS khác nhận xét.

- Hai tích liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 2 đơn vị.

(20)

- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 2 bằng cách xóa dần bảng.

3. Luyện tập Bài 1(7)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Cho HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài

- Dựa vào đâu để làm được bài tập này?

Bài 2 (7)

- Cho HS nêu yêu cầu bài.

- Có tất cả mấy con gà?

- Mỗi con gà có bao nhiêu chân?

- Vậy để biết 6 con gà có bao nhiêu chân ta làm như thế nào?

- Yêu cầu làm bảng phụ, lớp làm VBT - Nêu thành phần trong phép nhân 2 x 6?

Bài 3: (6)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?

- Tiếp sau số 2 là số nào?

- 2 cộng thêm mấy thì bằng 4?

- Tiếp sau số 4 là số nào?

- 4 cộng thêm mấy thì bằng 6?

- Gv giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 2.

- Yêu cầu HS tự điền vào các ô còn lại.

- Chữa bài

- GV yêu cầu HS đọc lại dãy số xuôi ->

ngược.

C. Củng cố - dặn dò (4) - Đọc bảng nhân 2?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập

- HS luyện đọc thuộc bảng nhân 2.

- HS xung phong đọc cá nhân.

- Cả lớp nhận xét

- 1 em đọc yêu cầu của bài - HS làm VBT

- Lần lượt đọc kết quả - Đổi chéo vở kiểm tra

2 x 2 = 4 2 x 8 = 16 2 x 7 = 14 2 x 4 = 8 2 x 10 = 20 2 x 5 = 10 2 x 6 = 12 2 x 1 = 2 2 x 9 = 18 - Nhận xét

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS đọc đề bài.

- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.

Bài giải

Số chân của 6 con gà là:

2 x 6 = 12 (chân).

Đáp số: 12 chân - Nhận xét

- Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống.

- Là số 2 - số 4

- 2cộng thêm 2 bằng 4 - là số 6

- 4 cộng thêm 2 thì bằng 6

- HS tự điền vào các ô trống còn lại - HS báo cáo kết quả.

- Trả lời - Lắng nghe

_____________________________________________

Tập viết

(21)

CHỮ HOA P

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức:Biết viết các chữ hoa P theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng:

Phong cảnh hấp dẫn theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ P, bảng phụ.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa Ô, Ơn - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- GV đưa lần lượt chữ mẫu P treo lên bảng - Chữ hoa P cỡ vừa cao mấy li?

- Chữ hoa P gồm mấy nét?

- Có nét gì giống chữ đã học?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB trên ĐK6, viết nét móc ngược trái như nét 1 của chữ hoa B, DB trên ĐK2 + Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong, DB ở giữa ĐK4 và ĐK5.

- GV viết chữ P trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái P - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa cụm từ: Phong cảnh hấp dẫn - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Cụm từ ứng dụng có nghĩa là gì?

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li - Gồm 2nét

+ Nét 1: giống chữ B

+ Nét 2: là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết bảng con

- HS đọc cụm từ ứng dụng - HS nhận xét

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Nêu cách đặt dấu thanh

(22)

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

? Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

*Nét cuối của chữ P nối sang chữ h.

+ Nối nét: Liền mạch.

- Hướng dẫn viết chữ Phong vào bảng con:

- GV yêu cầu HS viết chữ Phong bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa P?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa Q

- HS tập viết chữ Phong 2, 3 lượt.

- HS theo dõi và viết bài - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

__________________________________________

Chính tả- Nghe viết THƯ TRUNG THU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe-viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh hưởng phát âm của HS: l/n; dấu hỏi/dấu ngã.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng viết: lưỡi trai, lá lúa, nằm, năm

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8)

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

(23)

- GV treo bảng phụ.

- GV đọc toàn bộ đoạn viết.

- Nội dung bài thơ nói lên điều gì?

- Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào?

- Những chữ nào trong bài thơ phải viết hoa? Vì sao?

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

ngoan ngoãn, tuổi, tuỳ, gìn giữ..

-GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (13)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HD HS làm bài tập chính tả (8) Bài 2

- Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

Bài 3

- Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

C. Củng cố - dặn dò (5)

-Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. Cuộn len B. Cuộn nen C. Cuốn len - Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau.

- 2-3 HS đọc đoạn lại. Cả lớp đọc thầm.

- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, bác mong thiếu nhi cố gắng học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình đề tham gia kháng chiến, gìn giữ hoà bình, xứng đáng là cháu Bác Hồ.

- Bác, các cháu.

- Các chữ qui định ở đầu dòng thơ, chữ Bác phải viết hoa để tỏ lòng tôn kính, 3 chữ Hồ Chí minh phải viết hoa vì là tên riêng chỉ người.

- HS viết bảng con.

- HS nhận xét.

- HS nghe, viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở (cuối bài)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc bài làm.

a) Chiếc lá, quả na, cuộn len, cái nón.

b) Cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, con muỗi.

- Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc bài làm.

a) lặng lẽ, nặng nề, lo lắng, đói no b) thi đỗ, đổ rác, giả vờ, giã gạo.

- Nhận xét - Trả lời - HS nghe

(24)

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

_______________________________________

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ Chủ điểm Mừng Đảng, mừng xuân I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

a. Kiến thức :

- Cung cấp cho học sinh hiểu biết về ngày tết truyền thống.

- Giúp HS hiểu thêm về các đặc điểm và phong tục tập quán ở quê hương vào ngày tết.

b. Kỹ năng:

- Giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp và ứng xử.

- Hình thành cho HS khả năng sáng tạo, rèn luyện sự khéo léo.

c. Thái độ:

- Giúp HS biết kính trọng, yêu quý tôn trọng gia đình

- Biết yêu quý và trân trọng giữ gìn phong tục truyền thống ở quê hương vào ngày tết.

II. Chuẩn bị hoạt động:

- Hệ thống câu hỏi chơi trò chơi hái lộc đầu xuân - Lì xì

III. Tiến hành hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. khởi động: 3’

- Xin nhiệt liệt chào đón các thầy cô giáo và các bạn học sinh đến dự tiết sinh hoạt chủ đề với lớp 2D -Trường Tiểu học Hồng Thái Đông. Thay mặt tập thể lớp 2D xin kính chúc các thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe, chúc tiết sinh hoạt của chúng ta thành công tốt đẹp.

- Sau đây cô xin mời các bạn đứng lên, chúng ta cùng khởi động bằng một bài hát đó là bài “Sắp đến Tết rồi”.

- Bạn nào cho cô biết trong bài hát vừa rồi nhắc đến điều gì?

- GV giới thiệu: Mùa Xuân đem đến cho vạn vật một sức sống mới, những niềm vui đoàn tụ, khởi đầu những khát khao, hy vọng - thậm chí cả những mơ ước được chiến thắng và thay đổi số phận! Mùa Xuân khiến vạn vật sinh sôi, cây lá đâm chồi nảy lộc, ngàn hoa đua nhau khoe sắc đưa hương và con người tràn đầy nhựa sống. trong tinh thần hân hoan vui vẻ của ngày Tết, hôm nay cô trò chúng mình sẽ cùng nhau sinh hoạt lớp theo chủ điểm

- HS hát, vận động theo nhạc

- Nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

(25)

“Ngày Tết quê em”.

Cô xin thông qua nội dung tiết sinh hoạt lớp như sau:

1. Sơ kết hoạt động tuần 19

2. Phương hướng hoạt động tuần 20

3. Sinh hoạt theo chủ điểm “Ngày Tết quê em”.

Sau đây cô xin mời lớp phó học tập lên điều hành sinh hoạt lớp.

2. Sinh hoạt lớp (10’)

- Lớp phó học tập điều hành sinh hoạt lớp

- GV nhận xét tuyên dương HS, phát động thi đua tuần sau.

Cô cảm ơn các con. Cô nhất trí với phần báo cáo của các con. Cô cũng đồng ý với những bạn được lớp đề nghị tuyên dương.

Cô còn tuyên dương thêm bạn …. Đã nhặt được …… và trả lại bạn …...

Cô đề nghị cả lớp tuyên dương các bạn nào. (gv tặng quà cho hs)

Cô thấy trong tuần vừa rồi các con học tập rất tốt, có ý thức giữ gìn vệ sinh. Nhưng bên cạnh đó còn những tồn tại nhỏ: còn quên sách quên vở, nói chuyện riêng trong lớp. Cô mong trong tuần tới các con sẽ cố gắng hơn để hạn chế những tồn tại nhỏ đó nhé.

*Phương hướng:

1. Chấp hành tốt an toàn giao thông đội mũ bảo hiểm khi đến trường.

2. Làm bài tập đầy đủ và hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.

3. Các con thự hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp để phòng chống các dịch bệnh đặc biệt là dịch Covid 19 nhé.

Cuối cùng cô muốn căn dặn: các con tiếp tục duy trì tốt mọi nề nếp của trường, lớp, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được

- 3 tổ trưởng báo cáo - Lớp phó báo cáo

- Lớp trưởng nhận xét, tổng hợp ý kiến

- Đề nghị tuyên dương HS.

- Nêu phương hướng tuần sau

- Lớp trưởng tổ chức lấy ý kiến phát biểu của các bạn (3 ý kiến).

- HS lắng nghe

(26)

giao. Sẽ rất khó khăn, nhưng mọi vấn đề đều có thể thay đổi được nếu các con cố gắng.

3. Sinh hoạt chủ điểm tháng: Mừng Đảng, mừng xuân

Hoạt động 1: Khám phá: Trò chơi hái lộc đầu xuân (8’)

Tết là ngày đoàn tụ, là ngày tạ ơn và là ngày của hi vọng. Hằng năm mỗi khi tết đến xuân về thì dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu mọi người cũng trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Trong ngày tết có nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trên tinh thần đó, tiết sinh hoạt hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau sinh hoạt theo chủ điểm Ngày tết quê em

- Gv cho HS xem video giới thiệu về ngày Tết.

Các con vừa được xem một đoạn video ngắn giới thiệu về ngày tết cổ truyền. để kiểm tra xem các con đã quan sát và lắng nghe được gì trong video vừa rồi cô trò mình sẽ cùng nhau tham gia trò chơi nhỏ mang tên hái lộc đầu xuân. Các con sẽ chọn những phong lì xì, bên trong phong lì xì sẽ có câu hỏi và món quà. Nếu các con trả lời đúng câu hỏi các con sẽ dành được phần quà trong lì xì. Các con đã nắm rõ luật chơi chưa?

- Chúng ta bắt đầu trò chơi.

- Trò chơi hái lộc trả lời câu hỏi:

+ Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.

+ Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là gì ?

+ Khoảng khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác gọi là gì?

+ Nghi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch gọi là gì?

+ Bánh chưng hình gì và tượng trưng cho cái gì?

- HS theo dõi

- HS chọn lì xì để trả lời câu hỏi - Chúc tết

- Chúc tết

- Người xông nhà - Giao thừa

- Tết ông Công, ông Táo

- Hình vuông, tượng trưng cho đất - Hoa đào

- Hoa mai - Lì xì

(27)

+ Hoa tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc?

+ Loài hoa nào tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam?

+ Vào ngày Tết, trẻ em thích nhất điều gì?

Hoạt động 2: Trải nghiệm, kết nối cảm xúc: (10’)

- Vừa rồi các con đã được tìm hiểu về phong tục ngày Tết quê hương và chắc chắn các con sẽ rất hào hứng đến với hoạt động tiếp theo sau một thời gian miệt mài chuẩn bị các nhóm đang rất nóng lòng muốn được thể hiện những cảm xúc của mình về chủ điểm Ngày Tết quê em bằng rất nhiều những hình thức trải nghiệm khác nhau.

GV chia lớp làm 3 nhóm ( mỗi tổ làm 1 nhóm)

- Giao nhiệm vụ từng nhóm:

+ Nhóm 1: Hát hoặc múa về ngày Tết + Nhóm 2: Kể chuyện hoặc đọc thơ về ngày tết

+ Nhóm 3: Thuyết trình tranh vẽ.

Hoạt động 3: Tổng kết và trao thưởng Các con ạ sau một thời gian ngắn các con đã được trải nghiệm, thể hiện những tình cảm, cảm xúc của từng người về ngày tết cổ truyền bằng những cách rất riếng và chắc chắn các bạn sẽ rất háo hức chờ đón kết quả chung cuộc của ngày hôm nay. Cô rất vui mừng thông báo

+Giải sáng tạo nhất: Dành cho phần thuyết trình tranh của tổ 3

+ Giải thưởng tự tin Nhất: dành cho phần đọc thơ của tổ 2

+ Giải thưởng Họa my vàng: dành cho bạn thể hiện bài hát của tổ 1.

*Kết thúc: Các con ạ, vừa rồi cô thấy bạn Tùng đã thuyết trình bức tranh rất ý nghĩa, để có được cuộc sống yên bình ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ công lao của các anh bộ đội đã hi sinh trong chiến tranh, và trong hòa bình các anh bộ đội cũng vẫn vững tay sung để bảo vệ bình

-Hs nói theo ý hiểu

(28)

yên cho Tổ quốc, vậy các con sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với các chú bộ đội?

- GV nhận xét, tuyên dương HS

--- Phòng học trải nghiệm

TIẾT 14: SÁNG TẠO VÀ LẬP TRÌNH VỆ TINH (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển Robot Vệ tinh.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng lập trình, kết nối điều khiển robot theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lập trình robot.

II. CHUẨN BỊ:

- Robot Wedo.

- Máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ( 3')

- Nhắc lại nội quy lớp học?

- GV nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

2. Bài mới ( 30')

* Hoạt động 1. Giới thiệu bài

Trong giờ học trước các con đã được học cách lập trình Rôbotvệ tinh.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập trình - Gv chia nhóm học sinh và phát máy tính bảng cho các nhóm.

-Hướng dẫn HS kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm

Bước 1: Tìm hiểu về các khối lệnh - Có mấy khối lệnh?

- Nêu tác dụng của từng khối lệnh màu xanh lá?

- GV phân tích thuộc tính của các khối chức năng

+ Khối điều khiển tốc độ động cơ có giá trị là 1

- 1 HS nhắc lại.

- HS cả lớp theo dõi và nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS nhận nhóm và nhận máy tính bảng của nhóm.

- Các nhóm lắng nghe, ghi nhớ và làm theo hướng dẫn của GV - HS trả lời

- Có 3 khối lệnh:

- Dùng để điều chỉnh tốc độ động cơ.

(29)

(quay chậm)

+ Khối điều khiển chiều quay của động cơ (có mũi tên quay ngược chiều kim đồng hồ): động cơ quay ngược chiều kim đồng hồ.

+ Khối động cơ có biểu tượng đồng hồ cát: thời gian thực hiện hành động của động cơ.

+ Bắt đầu chạy chương trình: Động cơ chạy với tốc độ là 1 theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trong thời gian 3s.

Bước 2: Điều khiển vệ tinh di chuyển theo chiều cùng chiều kim đồng hồ trong 5s.

+ Giáo viên đưa ra yêu cầu: Điều khiển vệ tinh di chuyển theo chiều ngược chiều kim đồng hồ trong 7s với tốc độ có giá trị là 4.

- Nhận xét.

* Hoạt động 3: Trưng bày, vận hành vệ tinh.

- Giáo viên đánh giá phần trình diễn của các nhóm.

Hoạt động 4: Sắp xếp, dọn dẹp

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tháo các chi tiết lắp ghép và bỏ vào hộp đựng theo các nhóm chi tiết như ban đầu.

3. Tổng kết ( 2')

- Dùng để điều chỉnh động cơ quay ngược chiều kim đồng hồ.

- Dùng để điều chỉnh thời gian thực hiện hoạt động của động cơ.

+ Các nhóm thực hiện tạo chương trình và chạy thử nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Các nhóm trình bày lại chức năng của các khối và mô tả hoạt động của chương trình.

+ Các nhóm thực hiện việc tạo chương trình và chạy thử nghiệm: nếu vệ tinh di chuyển theo chiều ngược chiều kim đồng hồ trong 7s với tốc độ có giá trị là 4 thì thực hiện báo cáo.

+ Các nhóm trình bày cách thức làm vệ tinh di chuyển theo chiều ngược chiều kim đồng hồ trong 7s với tốc độ có giá trị là 4.

- Trưng bày và vận hành máy quạt

- Nhận xét

- Chụp ảnh hoặc quay video phần trình diễn mô hình vệ tinh vừa vận hành.

- Các nhóm tháo các chi tiết lắp ghép và bỏ vào hộp đựng theo các nhóm chi tiết như ban đầu.

- Lắng nghe, thực hiện

(30)

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

--- Ngày soạn: 12 /01/ 2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 01 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng nhân 2. Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số

2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2). Biết thừa số, tích.

3, Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

-Yêu cầu HS lên bảng đọc bảng nhân 2 2 x 4= 2 x 7 = 2 x 9 = - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv viết bảng: 2

---

x3

--->

- Ta cần điền mấy vào ô trống? Vì sao?

- Tương tự các phần sau HS tự làm.

- Dựa vào đâu để làm bài tập này?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV viết lên bảng: 2cm x 3 =

+GV nhắc HS thực hiện nhân số bình thường rồi ghi đơn vị đo đại lượng vào sau kết quả.

- Kiểm tra một số bài làm của HS.

- Khi thực hiện nhân số với số kèm theo

- 3HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Nghe và phân tích đề toán

- Điền số thích hợp vào ô trống.

- Điền 6 vào ô trống vì 2 nhân 3 bằng 6.

- HS làm VBT

- Dựa vào bảng nhân 2 - Nhận xét

- HS đọc

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bảng, lớp làm VBT - HS đổi chéo bài kiểm tra.

2 cm x 5 = 10 cm 2 kg x 4 = 8 kg - HS nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. *

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ... - Cảm phục

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực

Giúp HS phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ..

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.. -  HS cẩn thận,